Trung tâm thông tin và thống kê khoa học và CÔng nghệ SỞ khoa học và CÔng nghệ tp. Hcm



tải về 1.85 Mb.
trang8/25
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2018
Kích1.85 Mb.
#37552
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   25
(Ảnh minh họa: Phương Vy/TTXVN)
Một biện pháp điều trị mới cho các bệnh nhân lao kháng thuốc với tỷ lệ thành công đạt tới 82%, đang được coi là "bước đột phá" mang lại nhiều hy vọng.

Kết quả công trình nghiên cứu do các nhà khoa học Hiệp hội quốc tế chống lao và bệnh phổi cùng với Viện Y học nhiệt đới ở Antwerp (Bỉ), Viện khoa học San Raffael ở Milan (Italy) và các nhà nghiên cứu địa phương tiến hành và công bố ngày 26/10 tại một hội nghị quốc tế ở Liverpool, Anh, cho thấy các bệnh nhân tại 9 nước châu Phi đáp ứng rất tốt với quá trình điều trị trong 9 tháng.

Nghiên cứu trên được thực hiện với các bệnh nhân lao tại Benin, Burkina Faso, Rurundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Côte d'Ivoire, Cộng hòa Dân chủ Congo, Niger và Rwanda.

Trong quá trình điều trị, các bệnh nhân được cho sử dụng tất cả 7 loại thuốc, trong đó 3 loại chỉ dùng trong 4 tháng đầu, 4 loại thuốc khác; trong đó có một loại trước kia được dùng để điều trị bệnh phong, được sử dụng trong suốt 9 tháng điều trị.

Một trong các loại thuốc điều trị lao kháng thuốc, Isoniazid, được cho dùng với liều lượng cao gấp đôi so với liều lượng thông thường được sử dụng để điều trị lao không kháng thuốc.

Trong số 1.006 bệnh nhân tham gia cuộc nghiên cứu, tất cả đều kháng loại thuốc điều trị lao rifampicin, 734 bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn và 87 trường hợp khác bắt đầu có hiệu quả. Trong số các bệnh nhân còn lại, 54 người không đáp ứng với điều trị, 49 người không tiếp tục điều trị và 82 người tử vong.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm ngoái, trên thế giới có 10,4 triệu người nhiễm lao và 1,8 triệu người tử vong vì căn bệnh này. Gần nửa triệu người được chẩn đoán mắc lao kháng đa thuốc (MDR-TB), trong đó khoảng một nửa số bệnh nhân ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nga.

Trong 15 năm qua, số người chết vì bệnh lao đã giảm 22%, tuy nhiên căn bệnh này vẫn là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới trong năm 2015.



Theo vietnamplus.vn, 27/10/2016

Trở về đầu trang

**************

Công nghệ mới trong sản xuất khẩu trang có thể lọc và giết chết hơn 99% các loại virus cúm



Một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Manchester, Anh, đã tạo ra công nghệ mới trong sản xuất khẩu trang để lọc và giết chết hơn 99% các loại virus cúm.

Với khả năng xử lý vật liệu rẻ tiền, công nghệ phủ kháng virus được phát triển bởi Đại học Manchester cùng với Công ty Virustatic có nhiều ứng dụng sản phẩm.

Sản phẩm đầu tiên được phát triển bởi Công ty Sterling Materials là mặt nạ kháng virus, nhằm mục đích cung cấp sự bảo vệ chống lại đại dịch cúm và có thể cứu được hàng triệu sinh mạng.

Gọi đại dịch cúm là “một trong những thách thức thiên nhiên nghiêm trọng nhất có khả năng ảnh hưởng đến Anh”, hướng dẫn của Chính phủ Anh tiếp tục nêu rõ đại dịch cúm xuất hiện là kết quả của một loại virus cúm mới khác hoàn toàn với các chủng lưu hành gần đây.

Các điều kiện cho phép một loại virus mới phát triển và lây lan tiếp tục tồn tại, và một số đặc điểm của xã hội hiện đại, chẳng hạn như du lịch hàng không, có thể đẩy nhanh tốc độ lây lan. Các chuyên gia đã cho rằng có xác suất cao để xảy ra đại dịch, mặc dù thời gian và tác động không thể dự đoán.

Nhóm nghiên cứu Đại học Manchester, dẫn đầu bởi giáo sư Sabine Flitsch, tạo ra được một lớp phủ mô phỏng bề mặt của các tế bào trong thực quản và mũi của con người. Phương pháp này nhằm mục đích giữ lại hơn 99% tất cả các loại virus cúm, kể cả các chủng mới của cúm đại dịch nếu tiếp xúc với nó.

Paul Hope, Giám đốc kỹ thuật và phát minh của Virustatic, cho biết: "Các ý tưởng lớn thường không thành hiện thực và khả năng thương mại hóa nghiên cứu là rất khó khăn và chi phí thường vượt quá lợi ích. Tuy nhiên, Virustatic sẽ thực sự là động cơ vượt qua rào cản này bởi vì chúng tôi đã hoàn thiện một phương pháp sử dụng các chất nền rẻ tiền để thực hiện công nghệ của mình, vì vậy Sterling Materials cho phép chúng ta tiếp cận với công nghệ phòng bệnh vô cùng thiết yếu, có chi phí sản xuất thấp”.

Theo vista.gov.vn, 28/10/2016

Trở về đầu trang


**************

Phát triển chiến lược mới chỉnh sửa gen để sửa chữa đột biến



Sử dụng chiến lược chỉnh sửa gen mới, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Yale có thể sửa chữa đột biến gây bệnh thiếu máu địa trung hải (thalassemia), một dạng bệnh thiếu máu. Kỹ thuật này đã sửa chữa các đột biến và làm thuyên giảm bệnh ở chuột. Phát hiện mới có thể dẫn đến các nghiên cứu về liệu pháp gen tương tự để điều trị cho những người bị rối loạn máu di truyền.

Các kỹ thuật chỉnh sửa gen có tiềm năng điều trị các bệnh rối loạn máu do yếu tố di truyền như bệnh thiếu máu địa trung hải và bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, nhưng ứng dụng của các kỹ thuật này chủ yếu chỉ giới hạn ở các tế bào trong phòng thí nghiệm mà chưa được áp dụng cho các động vật sống. Để thực hiện chỉnh sửa gen ở chuột mắc bệnh thiếu máu Địa trung hải, TS. Peter M. Glazer, giáo sư về X-quang trị liệu và di truyền cùng với các cộng sự đã đưa ra một phương pháp thay thế, sử dụng các hạt nano và các đoạn ADN tổng hợp kết hợp với tiêm tĩnh mạch đơn giản theo phương thức mới.

Nhóm nghiên cứu đã xác định được protein có nguồn gốc từ tủy xương, có khả năng kích hoạt các tế bào gốc - tế bào phản ứng tốt nhất với việc chỉnh sửa gen. Họ đã kết hợp protein với các phân tử tổng hợp được gọi là PNAS, mô phỏng ADN và bám vào gen mục tiêu để tạo thành một chuỗi xoắn ba. Như vậy, các quá trình sửa chữa riêng của tế bào tập trung vào đột biến gây bệnh.

Sau đó, các nhà khoa học đã sử dụng các hạt nano do Phòng thí nghiệm của Mark Saltzman, giáo sư kỹ thuật y sinh chế tạo, để vận chuyển PNAs đến đột biến mục tiêu ở chuột. Bước cuối cùng là tiêm tĩnh mạch để cung cấp gói gen chỉnh sửa.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, kỹ thuật đã sửa chữa đột biến hiệu quả đến mức chuột không còn triệu chứng nào của bệnh thiếu máu Địa trung hải. Sau 140 ngày, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra và phát hiện nồng độ hemoglobin ở chuột là bình thường.

Hơn nữa, vì nhóm nghiên cứu sử dụng các mảnh ADN nhỏ được tạo ra bằng phương thức hóa học, nên đã tránh được những tác động ngoài mong đợi mà các kỹ thuật khác như CRISPR có thể gây ra khi biến đổi bộ gen. Nếu chiến lược mới phát huy hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng, thì nó có thể dẫn đến sự phát triển của liệu pháp gen cho bệnh nhân thiếu máu Địa trung hải và bệnh thiếu máu hồng cầu liềm cũng như các rối loạn máu di truyền.

Theo vista.gov.vn, 31/10/2016

Trở về đầu trang


**************

Nhật biến gió bão thành điện năng cho cả nước dùng 50 năm


1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương