Trung tâm thông tin và thống kê khoa học và CÔng nghệ SỞ khoa học và CÔng nghệ tp. Hcm


Vắc-xin Zika có thể chống lại tổn thương thần kinh



tải về 1.85 Mb.
trang3/25
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2018
Kích1.85 Mb.
#37552
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25
Vắc-xin Zika có thể chống lại tổn thương thần kinh

Hai loại vắc-xin chống lại virus Zika được phát triển tại Đại học Y khoa Pittsburgh đã thành công với khả năng miễn dịch của chuột con chống lại được vi-rút Zika khi thụ thai chuột mẹ được tiêm vắc-xin.

Khi thử thách với vi-rút Zika trong vòng một tuần sinh nở của chuột, cả hai loại vắc-xin đều bảo vệ chuột con chống lại tổn thương thần kinh tốt hơn so với chuột con không có khả năng miễn dịch từ chuột mẹ. Các kết quả được công bố trên tạp chí CellPress và The Lancet.

Tác giả Andrea Gambotto cho biết: "Chúng tôi không chỉ phát triển loại vắc-xin đầy hứa hẹn mà còn hướng đến tiền lâm sàng và cuối cùng là thử nghiệm lâm sàng trên con người, là loại vắc - xin có giá thành tốt và phân phối tới cho hàng trăm người”.

Zika là một loại vi-rút lây lan chủ yếu qua các vết cắn của muỗi bị nhiễm bệnh thuộc loài muỗi Aedes. Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm, vi-rút có thể truyền sang thai nhi, có thể gây hại cho em bé và gây ra dị tật bẩm sinh thần kinh nghiêm trọng, như đầu nhỏ hoặc đầu nhỏ bất thường.

Một trong hai loại vắc-xin sử dụng “chuỗi vi kim” để cung cấp vắc-xin ngay dưới bề mặt của da thông qua các tinh thể hòa tan nhỏ xíu sau khi được gắn vào da bằng một miếng vá giống như miếng cao dán. Cả hai loại vắc-xin sử dụng các protein trên "vỏ bao", hoặc vỏ bên ngoài của các vi-rút như kháng nguyên đầu tiên của hệ thống miễn dịch để nó nhanh chóng nhận biết và chống lại vi-rút hiện tại. Cách tiếp cận này đã được sử dụng trước đây để phát triển vắc-xin siêu vi trùng West Nile, sốt vàng da và sốt xuất huyết.

Có ba nhóm chuột cái, mỗi nhóm có 5 con chuột, đã được tiêm chủng một trong hai loại vắc-xin hoặc dung dịch nước muối với nhóm kiểm soát không có vắc-xin. Hai tuần sau khi chủng ngừa ban đầu, những con chuột được nhắc lại vắc-xin giống như vắc-xin mà chúng được tiêm chủng ban đầu. Xét nghiệm máu được thực hiện 2 tuần sau đó tại nơi tiêm chủng. Những con chuột đã cho thấy khả năng miễn dịch Zika và 6 tuần sau khi chủng ngừa bằng vắc-xin Zika chuỗi vi kim.

5 tuần sau khi chủng ngừa ban đầu, chuột cái đã giao phối với chuột không được chủng ngừa. Chuột con ra đời không bị đầu nhỏ, chuột mẹ mắc Zika khi mang thai sẽ không thể ảnh hưởng đến chuột con. Vì vậy, các nhà nghiên cứu chờ đợi 1 tuần sau khi chuột con được sinh ra và sau đó cho tiếp xúc với Zika. Tất cả chuột con có mẹ được tiêm chủng với vắc-xin vi-rút adeno Zika và một nửa số chuột con có mẹ được chủng ngừa vắc-xin chuỗi vi kim vẫn tồn tại có nhiễm trùng. Chỉ có 12,5% chuột con có mẹ trong nhóm kiểm soát thì miễn nhiễm.

Hơn nữa, tất cả chuột con ở nhóm kiểm soát cho thấy dấu hiệu tổn thương thần kinh, như mất cân bằng, cơ bắp yếu và bại liệt chân sau. 5 trong 6 nhóm chuột con có chuỗi vi kim cũng cho thấy các vấn đề về thần kinh nhưng không có các triệu chứng nghiêm trọng như nhóm kiểm soát. Không có con nào trong số chuột con có vắc-xin vi-rút adeno cho thấy có vấn đề về thần kinh.

Tiến sĩ Gambotto cho biết: “Mặc dù vắcxin vi-rút adeno Zika chắc chắn sẽ thực hiện tốt hơn trong nghiên cứu này, nó được sử dụng như thuốc chủng ngừa trên chuột để nhanh chóng phát triển và thử nghiệm nếu màng bao protein kháng nguyên hoạt động ở mô hình chuột. Nó không làm việc được trong con người bởi vì chúng ta đã có sẵn vi-rút adeno cảm lạnh vì vậy hệ miễn dịch của chúng ta chỉ đơn giản là vô hiệu hóa vắc-xin và không phát triển kháng thể Zika phù hợp. Chúng tôi quyết định phát triển tiếp với vắc-xin chuỗi vi kim Zika và từ đó nghiên cứu loại vắc-xin thế hệ thứ hai. Nếu được Quốc hội duyệt kinh phí 1,1 triệu đô la cho nghiên cứu phòng chống Zika, chúng tôi có thể thực hiện nghiên cứu ở quy mô lớn hơn, đánh giá và phát triển vắc-xin này cho các thử nghiệm lâm sàng trên con người trong tương lai”.

Theo vista.gov.vn, 11/10/2016
Trở về đầu trang


**************

Phát triển thành công vật liệu Aerogel giúp tái tạo xương





Ảnh minh họa. (Nguồn: coviet.vn)

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Saltillo (ITS) đã phát triển thành công một tế bào đá gốm sinh học (bioceramics) với mật độ điôxít silic (Silica) thấp để tái tạo hoặc thay thế các mô xương.

Nhà nghiên cứu Perla Hernandez Resendiz cho biết tế bào trên là một loại hạt aerogel wollastonite-khoáng chất được sử dụng như một tiền chất hoạt tính sinh học.

Aerogel là một dạng vật liệu gel (một trạng thái, trong đó mạng lưới chất rắn chứa các thành phần chất lỏng kết dính với nhau) “biến thể.”

Điều đó có nghĩa là các thành phần chất lỏng của gel sẽ được thay thế bởi thành phần khí.

Theo kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa một tiền chất giúp phát triển lớp vỏ canxi hidroxiapatita, một hợp chất tương tự như chất khoáng xương, vào vật liệu aerogel.

Đồng thời, các chuyên gia thêm vào một loại vật liệu hoạt tính sinh học gây ra phản ứng sinh học trên giao diện do dự liên kết giữa mô và vật liệu nhờ một lớp carbonated hydroxyapatite (CH).

Vật liệu thu được đã được nghiên cứu thử nghiệm trên tế bào và cho kết quả không gây độc tính đối với tế bào, đặc biệt là tế bào xương.

Ngoài ra, vật liệu mới không gây ra quá trình apoptosis- hiện tượng tế bào chết do các tác nhân nội tại nhằm cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ tính toàn vẹn của cơ thể và đảm bảo sự sống. Như vậy, tế bào vẫn sống cùng với sự hiện diện của vật liệu mới.

Hợp chất trên còn được thử nghiệm hoạt tính sinh học bằng cách nhúng vào một chất lỏng mô phỏng với nồng độ ion sinh lý tương tự như huyết tương ở người để mô tả cấu trúc và hình thái.

Các nhà khoa học kết luận, qua kiểm tra hoạt tính sinh học, vật liệu mới đáp ứng tốt các nghiên cứu sinh lý và đây là bước thành công đầu tiên để đưa vào ứng dụng trên cơ thể người.

Theo vietnamplus.vn, 12/10/2016

Trở về đầu trang


**************

Phương pháp mới trong điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm


1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương