Trung tâm quan trắc môi trưỜng và BỆnh thủy sảN


Hoạt động của các Hợp phần



tải về 2.2 Mb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích2.2 Mb.
#33695
1   2   3

Hoạt động của các Hợp phần


Sản xuất cá Chim vây vàng là hoạt động trung tâm của Dự án nhằm phát triển nuôi thương phẩm cá biển có quy mô lớn tại trang trại trình diễn thuộc Hợp phần 1. Ngoài ra một số loài cá khác cũng được nuôi tại trang trại như: cá Giò, cá Song, cá Nhụ...

Hoạt động nghiên cứu và tập huấn trong dự án kết hợp với một số hoạt động đào tạo tập huấn (Hợp phần 2 và Trường nghề Ninh Hòa);

Hoạt động tham quan, tìm hiểu thị trường, công nghệ, thương mại sản phẩm của trang trại (Hợp phần 3)...

Hoạt động của một số dự án thuộc chương trình Nhà nước (KC) và dự án do Bộ NN&PTNT làm chủ quản (Mai Văn Tài, 2016).


    1. Mục tiêu và nội dung của báo cáo EIM 2016

      1. Mục tiêu


Đánh giá được tác động môi trường của hoạt động nuôi cá biển ở trang trại trình diễn vịnh Vân Phong thuộc Hợp phần 1 của Dự án SRV11/0027 giai đoạn từ tháng 1/2016 - 12/2016 và xây dựng kế hoạch quản lý môi trường trong những năm tiếp theo.
      1. Nội dung


Nội dung 1: Đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm của các hoạt động vận hành của Trụ sở tại bán đảo Hòn Khói, Hệ thống nuôi trên vịnh Vân Phong và Khu công trình trên đảo Hòn Lớn.

Nội dung 2: Đánh giá tác động môi trường của hoạt động nuôi cá biển ở trang trại trình diễn nuôi cá biển trên vịnh Vân Phong thuộc Hợp phần 1 của Dự án SRV11/0027.

Nội dung 3: Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường trong những năm tiếp theo

  1. PHƯƠNG PHÁP

    1. Đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm


Đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm của các hoạt động vận hành của Trụ sở tại bán đảo Hòn Khói, hệ thống nuôi Trang trại trình diễn và Khu công trình trên đảo Hòn Lớn.

Phương pháp đánh giá: kế thừa phương pháp đã được sử dụng trong bản báo cáo năm 2014 và 2015. Nhưng do năm 2016 các công việc thi công dự án đã kết thúc, nên bản báo cáo này chỉ đánh việc tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động theo Quyết định 3119 của Bộ NN và PTNT:

- Phỏng vấn người lao động làm việc trong trang trại trình diễn.

- Xem xét sổ nhật ký ghi chép các hoạt động liên quan tới nuôi cá của Trang trại trình diễn, nhật ký tàu thuyền...



- Lập ma trận các tác động tiêu cực, nguồn gây tác động và yêu cầu biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động.
    1. Đánh giá tác động môi trường của nuôi cá biển ở Trang trại trình diễn


Quy trình đánh giá tác động môi trường của hoạt động nuôi cá biển theo phương pháp MOM được thể hiện trong (Hình 2 -3).

(Nguồn: Mai Văn Tài, 2016)

Hình 2‑3: Quy trình đánh giá tác động môi trường theo phương pháp MOM

Phương pháp Mô hình hóa – Trại nuôi – Giám sát Môi trường (Modelling – Ongrowing Fish Farms – Monitoring viết tắt là MOM) là một hệ thống phương pháp đánh giá tác động môi trường nuôi cá biển của Na Uy. MOM có 3 hợp phần chính gồm: Mô hình hóa, mô phỏng các tác động; Tiêu chuẩn chất lượng môi trường; và Giám sát, quan trắc môi trường. Trong đó hợp phần Giám sát, quan trắc môi trường là công cụ chính được sử dụng để đánh giá tác động môi trường trong báo cáo này. Trong hợp phần này, có 3 phương pháp điều tra giám sát môi trường để thực hiện đánh giá các tác động: Trong đó phương pháp điều tra dạng B và C sẽ được sử dụng để đánh giá tác động trong báo cáo này.


      1. Phương pháp điều tra giám sát dạng B


Điều tra đánh giám tác động môi trường dạng B thực hiện tại 03 khu vực khác nhau, số lượng mẫu được trình bày trong (Bảng 2 -1) và sơ đồ thu mẫu Hình 2 -4.

Khu vực bên trong trang trại: Thu 12 mẫu trầm tích ngay dưới đáy các lồng nuôi .

Khu vực trung gian: Xung quanh trang trại cách phía ngoài các lồng nuôi từ 100 – 300 m, thu 10 mẫu trầm tích.

Khu vực ngoài tác động của trang trại: Nằm cách xa trang trại từ 1,2 - 1,6 km về phía lạch Cửa Bé, thu 10 mẫu trầm tích.



Bảng 2‑1: Số lượng mẫu thu theo phương pháp MOM

Vị trí thu mẫu

Điều tra dạng B

Điều tra dạng C

Mẫu trầm tích

Mẫu nước

Mẫu trầm tích

Khu vục bên trong trang trại

12

09

12

Khu vực trung gian (ngoài trang trại)

10

-

-

Khu vực ngoài tác động của trang trại

10

06

06

Hình 2‑4: Sơ đồ thu mẫu theo phương pháp điều tra giám sát dạng B

Tổng số có 32 mẫu trầm tích, mỗi một mẫu thu 02 gầu đáy, gầu thu mẫu là gầu Petersen có kích thước miệng 20,0 cm x 20,0 cm, diện tích miệng gầu là 400cm2 (0,04 m2). Các chỉ tiêu (Bảng 2 -2) sẽ được đánh giá bằng cách cho điểm dựa trên các tiêu chí đã được quy định trong phương pháp điều tra giám sát MOM (ISO/TC 234, 2008).

Bảng 2‑2: Chỉ tiêu đánh giá trầm tích theo điều tra giám sát dạng B



Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị

Phương pháp phân tích

1

Có/không có động vật đáy




Thu mẫu, cố định bằng formol, phân tích tại phòng thí nghiệm

2

pH




Máy đo pH & Thế ôxy hóa khử WTW 315i

3

Thế Ôxy hóa – Khử (ORP)

mV

4

Có/ không có khí




Quan sát trực tiếp và ghi chép ngay tại hiện trường

5

Màu sắc




6

Mùi




7

Độ rắn chắc (độ đồng nhất)




8

Thể tích gầu




9

Độ dày lớp hữu cơ

cm

Phương pháp đánh giá số liệu

Kết quả tính toán sẽ đưa ra các nhận định cho 03 khu vực thu mẫu dựa theo các mức tác động khác nhau như sau:

Có 4 mức để đánh giá tác động:


  • Mức độ tác động 1: Tác động của nuôi cá biển đến môi trường nhỏ so với sức tải môi trường, do vậy sự rủi ro về ô nhiễm môi trường rất nhỏ.

  • Mức độ tác động 2: Có sự tác động nhất định đến môi trường từ nuôi cá biển, nhưng vẫn ở mức vừa phải, chấp nhận được.

  • Mức độ tác động 3: Tác động của nuôi cá biển đến môi trường bằng với giá trị ngưỡng, nếu vượt quá ngưỡng sẽ là điều kiện 4.

  • Mức độ tác động 4: Tác động của nuôi cá biển đến môi trường đã vượt quá ngưỡng, vùng nuôi đã bị khai thác quá mức.
      1. Phương pháp điều tra giám sát dạng C


Điều tra giám sát dạng C (đánh giá hiện trạng môi trường nước và trầm tích) được thực hiện tại hai khu vực khác nhau (Bảng 2 -1 và Hình 2 -5). Tổng số có 15 mẫu nước tầng mặt và 18 mẫu trầm tích. Khu vực bên trong trang trại: Thu 09 mẫu nước bên trong các lồng nuôi cá thương phẩm và 12 mẫu trầm tích ngay bên dưới đáy các lồng nuôi.

Khu vực ngoài tác động của trang trại: Nằm cách xa trang trại từ 1,2 - 1,6 km về phía Lạch Cửa Bé, thu 06 mẫu nước măt và 06 mẫu trầm tích (làm mẫu đối chứng).



Hình 2‑5: Sơ đồ thu mẫu theo phương pháp điều tra đánh giá dạng C

Chỉ tiêu phân tích:


  • Môi trường nước: Phosphate (P-PO4), ammonia tổng số (N-NH4), BOD5, nitrite (N-NO2), nhiệt độ nước, pH, DO và độ muối.

  • Môi trường trầm tích: Nitơ tổng (TN), phốt pho tổng (TP), tổng carbon hữu cơ (TOC), thành phần cơ giới và pH/Eh trầm tích.

  • Động vật đáy cỡ lớn (kích thước lớn hơn 1mm): Định lượng và định danh tới nhóm.

Bảng 2‑3: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và trầm tích

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị

Phương pháp phân tích

I

Mẫu nước







1

Nhiệt độ nước,

oC

Máy đo nhiệt độ và DO – WTW 3310i

2

DO

mg/l




3

Độ mặn



Máy đo độ mặn Atago-Nhật Bản

4

pH




Máy đo pH – WTW 315i

5

Tổng ammonia:

(N-NH4+ và N- NH3)



mg/l

Phương pháp so màu phenate (SMEWW 417C: 1980)

6

Nitrite: N-NO2-

mg/l

Phương pháp so màu Diazotization (SMEWW 419: 1980)

7

Phosphorous (P-PO43-)

mg/l

Phương pháp so màu Acid ascorbic (SMEWW 424F: 1980)

8

BOD5

mg/l

TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003)  mẫu nước không pha loãng

II

Mẫu trầm tích







1

pH




Máy đo pH – WTW 315i

2

Eh

mV

Máy đo Eh – WTW 315i

3

Tổng carbon hữu cơ

(Total Organic Carbon - TOC)



%

Theo phương pháp Walkley – Black

4

Tổng nitơ

(Total Nitrogen - TN)



%

Theo phương pháp Kjeldahl

5

Tổng phốt pho

(Total Phosphorous - TP)



%

Phương pháp so màu (Ascorbic acid)

6

Thành phần cơ học (Cát – Bùn – Sét)

%

TCVN 6862:2012 (ISO 11277:2009)

Phương pháp đánh giá số liệu

Phương pháp đánh giá so sánh: Sử dụng thống kê mô tả và phân tích Anova một nhân tố để so sánh số liệu các chỉ tiêu môi trường nước và trầm tích bên trong trại nuôi với khu vực bên ngoài vùng tác động của trại nuôi. Các chỉ tiêu môi trường cũng được so sánh với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển, so sánh với một số tiêu chuẩn trên thế giới về chất lượng nước trong nuôi cá biển. Các chỉ tiêu hóa học trầm tích dựa vào một số nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như của Việt Nam về môi trường trầm tích biển và nuôi cá biển để so sánh và thảo luận.


    1. Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường trong những năm tiếp theo.


Dựa vào các kết quả giám sát tác động môi trường năm 2016 của trang trại trình diễn nuôi cá biển quy mô công nghiệp tại vịnh Vân Phong, dựa vào khuyến nghị bản ĐTM của Bộ NN&PTNT để xây dựng kế hoạch quản lý môi trường trong những năm tiếp theo.
  1. KẾT QUẢ

    1. Đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm

      1. Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm Trụ sở tại Hòn Khói (Dốc Lết)


Trụ sở tại hòn khói là khu vực hậu cần hỗ trợ cho trang trại trình diễn trong các hoạt động nuôi cá biển, tiếp thị quảng bá công nghệ, sản phẩm, hỗ trợ công tác đào tạo tập huấn.. Cơ sở trên bờ gồm các hạng mục công trình như nhà ở, văn phòng, nhà kho, xưởng sửa chữa, bãi tập kết nguyên vật liệu...Trong quá trình vận hành, một số tác động tiêu cực lên môi trường có thể xảy ra và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu đã được Dự án thực hiện (Bảng 3 -4).

Các hoạt động này có sự sự kế thừa và cải tiến cho phù hợp hơn từ các hoạt động đã được đề cập đến trong báo cáo EIM năm 2014 và 2015. Trong đó theo báo cáo EIM năm 2015, tất cả các kỹ thuật viên và công nhân làm việc trong Hợp phần 1 đã được đào tạo bổ sung về an toàn lao động (ATLĐ) và phòng chống chấy nổ (PCCN) nên việc giám sát và giảm thiểu các tác động môi trường đã được cải thiện hơn trước đó.

Bảng 3‑4: Biện pháp áp dụng để phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường tại Trụ sở trên bờ.

Tác động tiêu cực

Nguồn gây tác động

Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu

Ô nhiễm không khí tiếng ồn và mùi

- Các hoạt động sửa chữa trang thiết bị, chạy máy phát.

- Tàu vận chuyển thức ăn, công nhân đi lại.

- Thức ăn cho cá rơi vãi, cá chết mang từ ngoài trang trại về xử lý.

- Bụi do quá trình làm đập giặt lưới khô



- Định kỳ bảo dưỡng thiết bị, máy móc

- Đăng kiểm lại tàu đúng quy định.

- Quản lý thức ăn, vận chuyển và xử lý cá chết đúng cách.

- Che chắn xung quanh nhà xưởng bằng lưới đen.



Ô nhiễm nước và đất

- Nước thải sinh hoạt hàng ngày của cán bộ, công nhân và của khách

- Nước mưa rửa trôi

- Nguyên, nhiên liệu sử cho CSTB và tập kết để sử dụng ở trang trại trình diễn


- Có nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn.

- Nguyên nhiên vật liệu, Hóa chất thí nghiệm, thuốc phòng trị bệnh cho cá được bảo quản trong kho đúng quy cách.

- Chất thải rắn, dầu mỡ thải được thu gom, xử lý đúng quy định.


Cản trở đi giao thông thủy và bộ, Cản trở dòng chảy.

- Neo đậu tàu thuyền

- Vận chuyển người và nguyên vật liệu, thức ăn từ CSTB ra trang trại trình diễn và ngược lại



- Đỗ phương tiện đúng nơi quy định, neo đậu tàu thuyền chắc chắn.

      1. Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm Khu nhà ở và kho trên đảo Hòn Lớn.


Khu nhà ở và kho xưởng trên đảo Hòn Lớn bắt đầu đưa vào vận hành từ tháng 1/2015 nhằm phục vụ cho hoạt động nuôi cá biển của trang trại trình diễn. Những tác động tiêu cực có thể xảy ra, nguồn gây tác động và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu được thể hiện ở Bảng 3 -5.

Bảng 3‑5: Biện pháp áp dụng để phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường tại Khu nhà ở và kho xưởng trên đảo Hòn Lớn



Tác động tiêu cực

Nguồn gây tác động

Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu

Ô nhiễm không khí, tiếng ồn

- Sửa chữa thiết bị máy móc, chạy máy phát.

- Vận chuyển, bốc xếp nguyên nhiên vật liệu.



- Định kỳ bảo dưỡng thiết bị, máy móc

Che chắn khi Vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa



Ô nhiễm nước và đất

- Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân và của khách

- Nguyên, nhiên liệu sử cho trang trại trình diễn



- Có nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn.

- Nguyên nhiên vật liệu được bảo quản trong kho đúng quy cách.


      1. Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm trang trại trình diễn.


Các hoạt động vận hành Hệ thống nuôi, tác động lên môi trường và biện pháp giảm thiểu tương ứng được thể hiện ở Bảng 3 -6.

Bảng 3‑6: Biện pháp áp dụng để phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ở Trang trại trình diễn



Tác động

tiêu cực

Nguồn gây tác động

Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu

Ô nhiễm không khí tiếng ồn và mùi

- Tàu, ca nô vận chuyển người, hàng hóa, chăm sóc cá hàng ngày;

- Giặt giai, lưới định kỳ;

- Cá chết, thức ăn cho cá rơi vãi.

- Nguồn cá tạp dự trữ tại bè nuôi, từ thuyền bè



- Đăng kiểm tàu, ca nô đúng quy định

- Thức ăn được vận chuyển nguyên bao.

- Lưới được giặt sạch ngay khi còn ướt.

- Cá chết được thu gom vào thùng chuyên dụng có nắp đây, mang vào bờ chôn lấp.



Ô nhiễm nước và trầm tích

- Chất thải sinh hoạt của công nhân trên Nhà bè.

- Phân cá và chất bài tiết từ cá nuôi

- Dầu mỡ từ các hoạt động của tàu thuyền của Dự án

- Hóa chất, thuốc phòng trị bệnh bệnh cho cá



- Có nhà vệ sinh tự hoại trên Nhà bè

- Lặn kiểm tra đánh giá lượng thức ăn, để điều chỉnh phù hợp.

- Sử dụng loại thức có chất lượng tốt (Skretting của Uni-President).

- Sử dụng hóa chất, thuốc phòng trị bệnh cho cá trong danh mục cho phép.



Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học

- Chất thải hữu cơ do các hoạt động của con người và nuôi cá biển tích tụ dưới nền trầm tích làm thay đổi đa dạng sinh học.

- Thức ăn dư thừa, rơi vãi thu hút cá biển đến kiếm mồi xung quanh lồng nuôi;

- Lồng cá nuôi thu hút chim biển đến kiếm mồi.

- Thất thoát cá nuôi ra bên ngoài.

- Phát tán mầm bệnh cá nuôi ra bên ngoài.

- Phát tán mầm bệnh do cá tạp gây ra.



- Quản lý chất thải sinh hoạt

- Kiểm soát chất lượng thức ăn, cho ăn tránh dư thừa.

- Các lồng nuôi được che chắn, có lưới phủ trên mặt lồng, tránh thu hút chim biển đến kiếm mồi, bắt cá;

- Định kỳ thay lưới, lặn kiểm tra lưới lồng hàng ngày.

- Kiểm soát bệnh ngay từ trại giống

- Sử dụng hóa chất, thuốc phòng trị bệnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất và trong danh mục cho phép.


    1. Đánh giá tác động môi trường khu vực trang trại trình diễn

      1. Hiện trạng chất lượng nước khu vực trang trại trình diễn


Bên cạnh nguồn số liệu thu mẫu thực tế, báo cào còn được tham khảo thêm từ nguồn số liệu của dự án trong năm 2016, tổng số có 16 mẫu nước thu bên ngoài khu vực trang trại và 57 mẫu nước thu bên trong lồng nuôi. Kết quả phân tích (Bảng 3 -7Đánh giá tác động môi trường khu vực trang trại trình diễn) cho thấy: Giá trị trung bình của nhiệt độ nước, DO, pH, độ muối, BOD5, N-NH4, P-PO4 N-NH3, N-NO2 và H2S không có sự sai khác nhiều giữa khu vực bên trong trang trại và khu vực ngoài

Bảng 3‑7: Kết quả phân tích mẫu môi trường nước



Khu vực

thu mẫu

Giá trị

Nhiệt

độ

DO

pH

Salt

BOD5

N-NH4

P-PO4

N-NH3

N-NO2

H2S

oC

mg/L






mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

Bên trong

trang trại

(57 mẫu)


Min

27,8

7,2

8,2

33

1,3

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

Max

29,1

8,0

8,6

35

5,1

0,06

0,02

0,00

0,02

0,00

T.Bình

28,3

7,6

8,4

33

1,8

0,01

0,00

0,00

0,00

0,00

Std

±0,3

±0,2

±0,1

±1

±0,8

±0,01

±0,01

±0,00

±0,01

±0,00

Ngoài vùng

tác động của

trang trại

(16 mẫu)



Min

27,9

7,6

8,2

33

1,3

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

Max

28,9

7,9

8,5

35

2,4

0,03

0,01

0,00

0,01

0,00

T.Bình

28,3

7,8

8,4

34

1,7

0,01

0,00

0,00

0,00

0,00

Std

±0,3

±0,1

±0,1

±1

±0,3

±0,01

±0,00

±0,00

±0,01

±0,00

QCVN 10-MT:

2015/BTNMT



-

≥ 5

6,5-8,5

-

-

0,1

0,2




-




ANZECC,

2000


-

> 5,0

6,0-9,0

-

-

< 1,0

<0,05

<0,01

< 0,10




Halmar Halide

và ctv, 2008



28-32

3-5

-

29-33

-

0,12-0,5

-




-




Ghi chú:

-QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển. Bảng 1: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước biển vùng biển ven bờ. Cột Giá trị giới hạn vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh.

-ANZECC: Tiêu chuẩn môi trường nuôi thủy sản nước mặn của Australian và New Zealand.

-Dấu (-): Không quy định.

vùng tác động của trang trại. Các giá trị phân tích đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 10-MT:2015/BTNMT ), tiêu chuẩn môi trường nuôi thủy sản nước mặn của Australia và Newzeland (ANZECC, 2000) và theo Halmar Halide và ctv (2008) tiêu chuẩn chất lượng nước cho nuôi cá biển. Chỉ tiêu BOD5, N-NH3 và N-NO2 đều có giá trị rất thấp không ảnh hưởng xấu tới môi trường nuôi. Kết quả phân tích Anova cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa (P > 0,05) của các chỉ tiêu phân tích giữa hai khu vực thu mẫu giám sát nói trên.

Nhìn chung chất lượng môi trường nước vịnh Vân Phong vẫn giữ được sự trong sạch, so với các năm trước đây các chỉ tiêu phân tích trong báo cáo này chưa có sự thay đổi nhiều. Chẳng hạn chất lượng môi trường nước vịnh Vân Phong năm 2012: pH từ 7,05 – 8,10, DO từ 4,96 – 7,51, N-NH4 từ 0,003 – 0,011 mg/l, N-NO2 từ 0,0001 – 0,0056 mg/l, P-PO4 từ vết – 0,005 và BOD5 từ 0,47 – 2,36 mg/l (Doan Van Dau, 2012). Hay các công bố trước đó của Pham Van Thom, Le Thi Vinh (2000), Pham Van Thom (1998) cụ thể: pH dao động từ 7,55 – 8,37, trung bình 8,07; DO từ 5,32 mg/l – 7,14 mg/l, trung bình 6,24 mg/l; P-PO4 từ 0,0005 mg/l – 0,04 mg/l, trung bình 0,007 mg/l và BOD5 từ 0,34 mg/l – 2,11 mg/l, trung bình 1,3 mg/l.


      1. Hiện trạng chất lượng trầm tích khu vực trang trại trình diễn


Bảng 3‑8: Kết quả phân tích mẫu môi trường trầm tích.

Khu vực thu mẫu

Giá trị

pH

Eh

TOC

TN

TP

Thành phần cơ học

Cát

Bùn

Sét

Kết cấu




mV

%

%

%

%

%

%

Bên trong trang trại (32 mẫu)

Min

7,4

-89,0

0,39

0,15

0,025

22,7

64,5

2,8

Bùn-cát

Max

8,3

-25,0

1,05

0,39

0,061

29,9

73,6

7,3

T.Bình

7,9

-51,3

0,74

0,29

0,037

26,1

68,8

5,0

Std

0,2

11,7

0,20

0,07

0,008

2,3

2,7

1,2

Ngoài vùng tác động của trang trại (16 mẫu)

Min

7,7

-59,0

0,03

0,02

0,004

22,7

64,1

2,8

Bùn-cát

Max

8,1

-39,0

0,27

0,09

0,016

32,0

73,6

5,6

T.Bình

8,0

-49,9

0,13

0,05

0,011

27,0

68,6

4,3

Std

0,1

5,3

0,06

0,02

0,004

3,0

3,3

1,0

Báo cáo cũng kết hợp tham khảo nguồn số liệu của dự án năm 2016, tổng cộng có 32 mẫu trầm tích bên trong trang trại và 16 mẫu bên ngoài vùng tác động của trang trại, kết quả phân tích được thể hiện trong (Bảng 3 -8)

pH trầm tích khu vực trang trại dao động từ 7,4 – 8,3, trung bình 7,9 ± 0,2. Thế ôxy hóa – khử từ (-89,0) mV – (-25,0) mV, trung bình (- 51,3) ± 11,7 mV. Khu vực bên ngoài tác động của trang trại, pH dao động từ từ 7,7 – 8,1, trung bình 8,0 ± 0,1. Thế ôxy – hóa khử từ (-59,0) mV – (-39,0) mV, trung bình (-49,9) ± 5,3 mV. Nhìn chung pH và thế ôxy hóa – khử cả hai khu vực đều không ảnh hưởng xấu tới môi trường nuôi trồng thủy sản.

Nghiên cứu của Matijević (2009) về đặc điểm hóa học trầm tích vùng biển Adriatic (Địa Trung Hải) cho thấy, không có sự khác biệt rõ ràng về giá trị thế ôxy hóa khử (Eh) giữa khu vực lồng nuôi cá biển và đối chứng. Thế ôxy hóa – khử có giá trị từ 0 mV đến (-185) mV) tương ứng với nồng độ cao của sulfide (H2S). Theo công bố của Colman & Holland (2000) trong điều kiện thế ôxy hóa – khử có giá trị từ 0 – (-150 mV) môi trường chuyển từ dạng ôxi hóa xang dạng khử. Do tầng trầm tích nằm sâu trong nước biển, thiếu ô xy nên điều kiện môi trường trong lớp trầm tích các mẫu thu ở trang trại cũng như khu vực bên ngoài đều thể hiện môi trường khử nhưng vẫn ở mức nhẹ.

Kết quả phân tích Anova cho thấy không só sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05) của pH và thế ôxy hóa – khử giữa hai khu vực thu mẫu.

Thành phần cơ học trầm tích: Cả hai khu vực thu mẫu đều có kết cất thành phần chính là Bùn-cát, có màu nâu sáng. Trong đó tỷ lệ Bùn (limon) có giá trị cao nhất, tiếp đến là Cát và thấp nhất là Sét (Bảng 3 -8).

Các kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Phạm Bá Trung và ctv (2014), theo đó khu vực vụng Cổ Cò – Lạch Cửa Bé có độ sâu lớn nhất là 34m, địa hình bằng phẳng được phủ bởi bùn cát và bùn sét. Theo Trần Thanh Thản (2012), trầm tích tầng mặt vịnh Vân Phong tương đối đa dạng, song ưu thế thuộc về các trầm tích hạt mịn - bùn sét và bùn sét cát.

Khu vực bên trong trang trại: Tổng các bon hữu cơ (TOC) dao động từ 0,39 – 1,04 %, trung bình 0,69 ± 0,21%. Tổng ni tơ (TN) từ 0,15 – 0,38 %, trung bình 0,28 ± 0,07 %. Tổng phốt pho (TP) từ 0,025 – 0,044 %, trung bình 0,033 ± 0,001%.

Khu vực bên ngoài tác động của trang trại: TOC dao động từ 0,00 – 0,06 %, trung bình 0,02 ± 0,03%. TN từ 0,03 – 0,07 %, trung bình 0,05 ± 0,01 %. TP từ 0,011 – 0,006 %, trung bình 0,009 ± 0,002 % (Bảng 3 -8).

Kết quả phân tích Anova cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05) của ba chỉ tiêu TOC, TN và TP giữa hai khu vực nói trên. TOC (F = 139,4; Fcrit = 4,05), TN (F = 182,2; Fcrit = 4,05) và TP (F = 170,1; Fcrit = 4,05). Điều đó cho thấy có sự tích tụ vật chất hữu cơ ở khu vực trầm tích dưới đáy lồng nuôi (bên trong trang trại) so với khu vực bên ngoài, nơi không chịu tác động ảnh hưởng của hoạt động nuôi. Tuy nhiên sự tích tụ vật chất hữu cơ vẫn còn ở mức thấp. Các chỉ tiêu mẫu trầm tích khu vực bên trong trang trại nói trên có giá trị cũng gần tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Long và ctv (2006). Theo đó khu vực gần phía ngoài bán đảo hòn khói hàm lượng TOC dao động từ 0,54 - 1,15 %, TN từ 0,11 - 0,18 %. Khu vực bên ngoài Lạch Cửa Bé TOC từ 0,04 – 0,94 % và TN từ 0,02 – 0,13 %.

Tổng carbon hữu cơ (TOC) trong lớp bề mặt cao cho thấy chúng có nguồn gốc từ bên ngoài được bổ sung và tích tụ lên trầm tích (Hargrave và ctv, 1997). Carroll và ctv (2003) nghiên cứu về nuôi cá hồi tại Na Uy đã kết luận rằng chỉ khoảng 10 % trong số 168 mẫu nghiên cứu, TOC tăng lên do quá trình tự nhiên. Sara và ctv (2004) công bố 47,9% TOC trong chất hữu cơ trầm tích ở biển Địa Trung Hải có nguồn gốc từ hoạt động nuôi cá biển.

Ni tơ trong trầm tích thường được sử dụng như một chỉ thị để đánh giá sự tích tụ vật chất hữu cơ, thực tế Ni tơ trong trầm tích chủ yếu có nguồn gốc từ bên ngoài, không phải từ lắng đọng tự nhiên (Telfer và Robinson 2003). Crawford và ctv (2002) cho rằng nitơ trong trầm tích là chỉ thị thích hợp để đánh giá các trầm tích bị tác động mạnh bởi trang trại nuôi cá hồi.

Huang và ctv (2001) cho biết: TOC, TN và TP có giá trị cao nhất trong trầm tích trang trại nuôi cá biển, tiếp theo là khu vực nuôi động vật thân mềm và nhỏ nhất là khu vực không chịu tác động của nuôi biển. TOC dao động từ 0,96 % - 2,22 %, TN từ 0,06 % – 0,38 % và TP từ 0,03 % - 0,32 % đã bị coi là ô nhiễm chất hữu cơ.

Động vật đáy: Cả ba khu vực đều định danh được 03 nhóm gồm: Nhóm giun nhiều tơ (Polychaeta), nhóm giáp xác (Crustacera) và nhóm da gai (Ophiuoridea). Trong đó nhóm giun nhiều tơ chiếm số lượng lớn nhất, sau đó là nhóm giáp xác và nhóm da gai, không phát hiện được nhóm thân mềm. Mật độ động vật đáy thấp, khu vực trang trại trình diễn dao động từ 25 – 125 cá thể/m2, trung gian từ 25 – 100 cá thể/m2 và khu vực ngoài vùng tác động từ 25 – 100 cá thể/m2. Theo Phan Thị Kim Hồng và ctv (2014) động vật đáy vịnh Vân Phong có sự khác nhau lớn theo không gian, vùng dưới triều đáy mềm có mật độ dao động từ 283 – 5.408 cá thể/m2. Vùng ven bờ phía nam vịnh có sinh vật lượng cao hơn nhiều so với vùng gần cửa vịnh.

      1. Kết quả đánh giá tác động môi trường khu vực trang trại trình diễn


Kết quả đánh giá tác động môi trường tại 3 khu vực gồm: khu vực trang trại trình diễn, khu vực trung gian và khu vực ngoài vùng tác động của trang trại được thể hiện trong Bảng 3 -9.

Theo đó đối với thông số nhóm I (động vật đáy) cả 3 khu vực nói trên đều có mức độ tác động loại “A”, mức độ tác động môi trường nằm trong giới hạn cho phép, do đó khu vực Trang trại trình diễn vẫn có thể duy trì hoạt động nuôi.

Đối với thông số nhóm I, chỉ có 2 trường hợp đánh giá: Loại thứ nhất là mức độ tác động loại “A”, tác động môi trường ở mức độ trong giới hạn cho phép. Điều kiện là có quá ½ số mẫu trầm tích (trong tổng số ít nhất 10 mẫu thu) phát hiện được động vật đáy và chúng không thuộc nhóm giun nhiều tơ (Polychaeta). Loại thứ hai là mức độ tác động loại “0”, tác động môi trường đã quá giới hạn cho phép. Điều kiện là có chưa đến ½ số mẫu trầm tích phát hiện được động vật đáy và chúng không thuộc nhóm giun nhiều tơ. Nhóm giun nhiều tơ thường có số lượng chiếm ưu thế trong trầm tích biển, nhưng chúng không được tính toán khi tiến hành đánh giá tác động môi trường, bởi nhóm này tồn tại được trong điều kiện giàu chất hữu cơ và yếm khí (ISO/TC 234, 2008).

Bảng 3‑9: Kết quả đánh giá tác động môi trường



Nhóm

Thông số

Tác động

Khu vực đánh giá

Trang trại

trình diễn

Khu vực

trung gian

Ngoài vùng

tác độngcủa

trang trại

I

Động vật

Chỉ số

<0,5

<0,5

<0,5

Mức độ tác động

A

A

A

II

pH/Eh

Chỉ số

1,17

1,10

1,00

Mức độ tác động

2

2

1

III

Cơ học và Cảm quan

Chỉ số

1,25

0,86

0,84

Mức độ tác động

2

1

1

Trung bình nhóm II & III

Chỉ số

1,21

0,98

0,92

Mức độ tác động

2

1

1

MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG

2

1

1

Đối với thông số nhóm II (pH/Eh) và III (Cơ học, cảm quan), kết hợp với thông số nhóm I (Động vật đáy) kết quả đánh giá tổng hợp cho ra kết quả như sau:

Khu vực trang trại trình diễn có mức tác động môi trường ở “ Mức độ tác động 2”, đã có sự tác động nhất định đến môi trường từ hoạt động nuôi cá biển, nhưng vẫn ở mức vừa phải và chấp nhận được (ISO/TC 234, 2008).

Khu vực trung gian và khu vực nằm ngoài tác động của trang trại trình diễn có kết quả đánh giá là “Mức độ tác động 1”, mức độ tác động nhỏ hơn so với sức tải môi trường, do vậy sự rủi ro về ô nhiễm môi trường rất nhỏ. Hoạt động nuôi cá biển tại Trang trại trình diễn hiện tại mới chỉ có tác động nhỏ tới môi trường trầm tích dưới đáy các lồng nuôi, chưa có tác động ảnh hưởng tới khu vực xung quanh.

Nuôi cá biển quy mô công nghiệp tại trang trại trình diễn, sử dụng lượng rất lớn thức ăn gồm cả thức ăn công nghiệp và thức ăn là cá tạp. Thải lượng gồm thức ăn dư thừa và phân của cá xuống đáy biển rất lớn. Thông thường trầm tích đáy khu vực lồng nuôi sẽ bị tác động rất lớn. Tuy nhiên do trang tại mới đi vào hoạt động (2013) kết hợp với vị trí xây dựng nằm trong lạch Cổ Cò có độ sâu lớn. Theo Trần Thanh Thản (2012), địa hình đáy biển vịnh Vân Phong có độ sâu từ 20 - 30 m, lạch Cổ Cò từ 15 m đến 20m. Theo Phạm Tiến Đạt (2009), vụng Cổ Cò - lạch Cửa Bé nằm giữa đảo Hòn Lớn và bán đảo Hòn Gốm có độ sâu < 25m, vận tốc dòng chảy thường dưới 30 cm/s, trong những trường hợp gió mạnh (bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc mạnh) tốc độ dòng có thể đạt trên 40cm/s với tốc độ gió 20m/s. Do nằm trên dòng chảy chính có tốc độ dòng chảy mạnh nên thủy triều đã góp phần phát tán bớt các vật chất lắng đọng, tích tụ dưới đáy lồng nuôi.


    1. Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường trong những năm tiếp theo


Từ kết quả giám sát, đánh giá tác động môi trường, dựa theo khuyến nghị của bản ĐTM được Bộ NN&PTNT phê duyệt theo Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2013, hoạt động giám sát môi trường trang trại trình diễn nuôi cá biển quy mô công nghiệp tại vịnh Vân Phong, Khánh Hòa phải được thực hiện thường xuyên và hàng năm phải có báo cáo đánh giá.

Đối với các cơ sở đặt trên bờ: Trụ sở tại bán đảo Hòn Khói, Khu công trình trên đảo Hòn Lớn cần phải tiếp tục duy trì các hoạt động như đang thực hiện, nhằm tuân thủ các yêu cầu phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm theo đúng với yêu cầu trong mục II (Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với dự án) theo Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN.

Đối với Trang trại trình diễn: cần thiết phải duy trì thực hiện báo cáo đánh giá giám sát môi trường IEM hàng năm. Do trang trại đã hoạt động được trên 3 năm nên sự tích tụ vật chất hữu cơ ở tầng đáy trầm tích đã bị ảnh hưởng, làm biến đổi thành phần cơ học, hóa học và sinh vật học của trầm tích nên thời điểm thực hiện giám sát có thể thực hiện vào bất cứ thời gian nào trong năm, tùy thuộc vào điều kiện nhân lực và tài chính của trang trại. Tuy nhiên nên thực hiện đúng vời thời điểm đã được khuyến nghị trong bản ĐTM.

Trang trại cần duy trì việc quan trắc môi trường nước hàng ngày đối với các chỉ tiêu: Nhiệt độ nước, Độ muối, DO và độ trong. Duy trì việc ghi chép nhật ký thường xuyên về các yếu tố kỹ thuật nuôi như trang trại vẫn đang thực hiện (số lượng cá chết hàng ngày, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh...)

Định kỳ (có thể 1 lần/ tháng) kiểm tra mẫu cá hoặc thu mẫu cá, cố định và gửi tới các phòng thử nghiệm để phân tích phát hiện bệnh kịp thời, giúp cho công tác phòng ngừa dịch bệnh cá nuôi tốt hơn.

Đối với các trường hợp bất thường: sự cố về môi trường hay dịch bệnh cá nuôi, Trang trại cần chủ động thu mẫu cá, mẫu môi trường nước, cố định, bảo quản ngay tại hiện trường. Đồng thời liên hệ với các đối tác để gửi mẫu đi phân tích tìm nguyên nhân. Trường hợp cần thiết có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia qua đường điện thoại hoặc thư điện tử về phương pháp thu, bảo quản mẫu, kiểm tra phân tích mẫu.



  1. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

    1. Kết luận


1. Các cơ sở của Hợp phần 1 dự án SRV-11/0027: Trụ sở trên bờ tại bán đảo Hòn Khói (Dốc Lết), Khu nhà ở và kho trên đảo Hòn Lớn và Trang trại trình diễn đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường không khí, tiếng ồn, mùi, ô nhiễm môi trường nước, đất, trầm tích. Tuân thủ yêu cầu phòng ngừa và giảm thiểu tác động ảnh hưởng tới giao thông, dòng chảy và đa dạng sinh học.

2. Môi trường nước khu vực Trang trại trình diễn: Nhiệt độ nước, DO, pH, độ muối, BOD5, N-NH4, P-PO4 và N-NO2 đều có giá trị phù hợp với nuôi cá biển, nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 10-MT:2015/BTNMT), tiêu chuẩn Australia và Newzeland (ANZECC, 2000). Môi trường trầm tích: có sự tích tụ vật chất hữu cơ (TOC, TN, TP), tuy nhiên sự tích tụ vẫn còn ở mức thấp.

3. Khu vực Trang trại trình diễn nuôi cá biển đã có sự tác động nhất định đến môi trường nhưng tác động ở mức thấp và chấp nhân được “Mức độ tác động 2”. Khu vực xung quanh trang trại chưa bị tác động “Mức độ tác động 1” nhỏ hơn so với sức tải môi trường. Do vậy nuôi cá biển ở Trang trại trình diễn vẫn được tiếp tục triển khai.

    1. Đề nghị


Hợp phần 1 của dự án cần duy trì, kiểm tra thường xuyên công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực nhà xưởng và trang trại theo khuyến cáo của báo cáo ĐTM của Bộ NN&PTNT được phê duyệt theo Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2013.

Duy trì quan trắc thường xuyên, hàng ngày các chỉ tiêu môi trường nước: độ mặn, DO, nhiệt độ nước, độ trong. Ghi chép hàng ngày về tình trạng sức khỏe cá, số lượng cá chết và biện pháp xử lý cá chết.



Giữa hai kỳ giám sát đánh giá tác động môi trường theo quy định trong bản ĐTM, Trang trại cần thực hiện một đợt đánh giá giám sát giữa kỳ bằng hình thức thu mẫu trầm tích ngay dưới mỗi lồng nuôi để quan sát và ghi chép các đặc điểm về: Màu sắc, mùi, khí, độ rắn chắc/lỏng, độ dày lớp hữu cơ lắng đọng (phân thải), kiểu trầm tích (bùn/sét/cát/vỏ nhuyễn thể). Những số liệu này sẽ được bổ sung vào báo cáo định kỳ hàng năm.

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. ANZECC, 2000. Australian Water Quality Guidelines for Fresh and Marine Waters. https://www.environment.gov.au/system/files/resources/53cda9ea-7ec2-49d4-af29-d1dde09e96ef/files/nwqms-guidelines-4-vol1.pdf.

  2. Carroll, M., Cromey, C.J., Karakassis, Y., Pearson, T., Thetmeyer, H., White,P., 2004. Development of monitoring guidelines and modelling tools for environmental effects from Mediterranean aquaculture. Newsletter 6 – July 2004. Report of a trial testing the semi-quantitative faunal analysis technique in fish farming sites in the western Mediterranean. Akvaplan-niva, Tromsø, Norway.

  3. Crawford, C., Macdonald, C. and Mitchell, I. 2002. Evaluation of techniques for environmental monitoring of salmon farms in Tasmania. Tasmanian Aquaculture and Fisheries Institute, University of Tasmania, Australia.

  4. Doan Van Dau, 2012. Background information for Hon Mun marine protected area. Hon Mun marine protected area pilot project. Biodiversity Report No.10

  5. Hargrave, B.T., Philips, G.A., Doucette, L.I., White, M.J., Milligan, T.G., Wildish, D.J. and Cranston, R.E. 1997. Assessing benthic impacts of organic enrichment from marine aquaculture. Water, Air and Soil Pollution 99.

  6. Hoàng Văn Long, Nguyễn Quốc Hưng, Đào Văn Hưng, 2006. Đặc điểm và mối quan hệ không gian của một số thành phần trầm tích cơ bản ở thềm trong thuộc vùng biển Nha Trang. Tạp chí Địa chất số 297.

  7. Huang Xiao-ping, Guo Fang, Huang Liang-min. 2010. Distribution characteristics and pollution of nitrogen and phosphorus in core sediments of marine culture area in Dapeng Cove. Journal of Tropical Oceanography. Vol. 29(1).

  8. ISO/TC 234, 2008. Fisheries and Aquaculture. Preliminary new work item proposal: Environmental monitoring of marine fish farms.

  9. Mai Văn Tài, 2016. Báo cáo Giám sát Tác động Môi trường của Trang trại nuôi cá lồng biển quy mô công nghiệp tại Vân Phong, Khánh Hòa năm 2015.

  10. Mai Văn Tài, 2015. Báo cáo Giám sát Tác động Môi trường của Trang trại nuôi cá lồng biển quy mô công nghiệp tại Vân Phong, Khánh Hòa năm 2014.

  11. Matijević, S., Kušpilić, G., Morović, M., Grbec, B., Bogner, D., Skejić, S., and Veža, J., 2009. Physical and chemical properties of the water column and sediments at sea bass/sea bream farm in the middle Adriatic (Maslinova Bay). Actaadriat., 50(1).

  12. Niels Svennevig, 2015. Kế hoạch kinh doanh của trang trại nuôi cá lồng biển của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1. Hợp phần 1 dự án SRV-11/0027.

  13. Phạm Bá Trung, Nguyễn Đình Đàn, Trần Văn Bình, Trịnh Minh Cường, 2014. Đặc điểm địa hình đáy và trầm tích tầng mặt vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Tuyển tập nghiên cứu biển, tập 20.

  14. Phạm Văn Thơm, 1998. Đặc điểm Hóa môi trường vịnh Vân Phong-Bến Gỏi. Tuyển tập NCB. Tập 8.

  15. Pham Van Thom, Le Thi Vinh 2000. Environmental quality of coastal waters in Southern central and Esat – south Viet Nam – Occurence of red tide phenomena. In Collection of Marine Reasearch works, 2000.

  16. Phan Thị Kim Hồng, Hứa Thái Tuyến, Nguyễn An Khang, Đào Tấn Học, 2014. Động vật đáy vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Tuyển tập nghiên cứu biển, 2014, tập 20.

  17. QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển (National technical regulation on marine water quality). Giá trị giới hạn - Vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh

  18. Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN. Quyết định về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nâng cao năng lực, nghiên cứu, đào tạo và khuyến ngư cho Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Pha 3: Nâng cao năng lực nghề nuôi cá biển Việt Nam”.

  19. Sara, G., Scilipoti, D., Mazzola, A., and Modica A. 2004. Effect of fish farming waste to sedimentary and particulate organic matter in southern Mediterranean are (Gulf of Castellammare, Sicily): a multiple stable isotope study. Aquaculture, in press.

  20. Telfer, T. and Robinson, K. 2003. Environmental quality and carrying capacity for aquaculture in Mulory Bay Co. Dongegal. Environmental Services, Institute of Aquaculture, University of Sterling, Sterling , FK9 4LA, UK. http://www.marine.ie.

  21. Trần Thanh Thản, 2012. Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và cảnh quan khu vực vịnh Vân Phong phục vụ ứng cứu sự cố tràn dầu. Luận văn Thạc sỹ sinh học. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học khoa học tự nhiên.


PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Kết quả phân tích môi trường nước (Điều tra khảo sát dạng C)



hiệu

Nhiệt

độ

DO

pH

Độ

muối

BOD5

N-NH4

P-PO4

N-NO2

Vị trí thu

oC

mg/L






mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

VP01

27,8

7,6

8,29

33

1,67

0,00

0,01

0,00

Lồng cá Nhụ

VP02

28,3

7,9

8,34

33

1,59

0,02

0,00

0,00

Lồng cá Chim TP(2)

VP03

28,4

7,7

8,30

33

1,62

0,00

0,00

0,00

Lồng cá Chim TP(5)

VP04

28,2

7,8

8,39

33

1,79

0,01

0,01

0,00

Lồng cá Chim TP(3)

VP05

28,2

7,5

8,22

33

1,81

0,01

0,01

0,00

Lồng cá Giò

VP06

28,1

7,6

8,45

33

1,63

0,00

0,00

0,00

Lồng cá Chim TP(4)

VP07

28,2

7,7

8,37

33

1,78

0,01

0,01

0,00

Lồng cá Giò

VP08

28,1

7,7

8,37

33

1,91

0,00

0,00

0,00

Lồng cá Chim TP(1)

VP09

27,9

7,5

8,36

33

1,87

0,03

0,00

0,01

Lồng cá Giò

DC01

28,3

7,6

8,32

33

1,73

0,00

0,00

0,00

Ngoài vùng

tác động của



trang trại



DC02

28,0

7,8

8,16

33

1,72

0,01

0,00

0,00

DC03

28,1

7,9

8,36

33

1,57

0,00

0,00

0,00

DC04

28,2

7,7

8,33

33

1,46

0,01

0,00

0,01

DC05

28,1

7,9

8,21

33

1,54

0,00

0,00

0,01

DC06

27,9

7,6

8,38

33

1,95

0,01

0,01

0,00

Phụ lục 2: Kết quả phân tích môi trường trầm tích (Điều tra khảo sát dạng C)



hiệu

pH

Eh

TOC

TN

TP

Thành phần cơ giới

Vị trí thu




mV

%

%

%

Cát %

Bùn%

Sét%

VP01

8,01

-51

0,66

0,36

0,034

26,2

68,2

5,6

Lồng cá Nhụ

VP02

7,63

-49

0,81

0,34

0,037

25,7

68,8

5,5

Lồng cá Chim TP(2)

VP03

7,96

-51

0,78

0,25

0,031

28,7

66,3

5,0

Lồng cá Chim TP(5)

VP04

7,83

-50

0,51

0,29

0,029

25,2

71,0

3,7

Lồng cá Chim TP(3)

VP05

7,98

-48

1,04

0,38

0,044

24,8

72,4

2,9

Lồng cá Giò

VP06

7,43

-46

0,51

0,34

0,031

28,7

66,3

5,0

Lồng cá Chim TP(4)

VP07

7,45

-36

0,99

0,30

0,029

29,9

64,5

5,6

Lồng cá Giò

VP08

7,84

-43

0,87

0,31

0,032

23,9

68,8

7,3

Lồng cá Chim TP(1)

VP09

7,37

-37

0,72

0,20

0,035

23,9

71,6

4,6

Lồng cá Giò

VP10

7,76

-49

0,54

0,27

0,038

29,7

64,9

5,4

Lồng vuông cá bố mẹ

VP11

7,98

-25

0,39

0,15

0,028

-

-

-

Phía Tây trang trại

VP12

8,03

-31

0,45

0,16

0,025

-

-

-

Phía Đông trang trại

DC1

8,05

-48

0,27

0,06

0,011

23,9

71,6

4,6

Ngoài vùng

tác động của



trang trại



DC2

7,96

-49

0,18

0,07

0,010

27,9

67,3

4,8

DC3

7,82

-51

0,15

0,04

0,006

28,0

66,4

5,6

DC4

8,02

-49

0,09

0,05

0,008

24,8

72,4

2,9

DC5

7,93

-48

0,12

0,06

0,011

32,0

64,1

3,9

DC6

7,69

-48

0,18

0,03

0,011

23,9

71,6

4,6



Phụ lục 3: Kết quả phân tích mẫu Động vật đáy (Điều tra khảo sát dạng B)

Bên trong trang trại

Khu vực trung gian

Ngoài vùng tác động



hiệu

Nhóm

Mật

độ



hiệu

Nhóm

Mật

độ



hiệu

Nhóm

Mật

độ

ct/m2

ct/m2

ct/m2

VP1

Polychaeta

75

TG1

Polychaeta

50

DC1

Polychaeta

100

Crustacea

50

Crustacea

25

Crustacea

25

VP2

Crustacea

25

TG2

Polychaeta

125

DC2

Polychaeta

75

Ophiuoridea

25

TG3

Polychaeta

100

Crustacea

50

VP3

Polychaeta

100

Crustacea

25

DC3

Polychaeta

125

VP4

Polychaeta

75

TG4

Polychaeta

175

Crustacea

25

Crustacea

25

Crustacea

25

DC4

Polychaeta

50

VP5

Polychaeta

100

TG5

Polychaeta

75

Crustacea

25

Crustacea

25

Crustacea

25

DC5

Polychaeta

75

VP6

Polychaeta

125

TG6

Polychaeta

125

Ophiuroidae

25

Crustacea

50

Crustacea

25

DC6

Polychaeta

125

VP7

Polychaeta

75

TG7

Polychaeta

75

DC7

Polychaeta

50

Ophiuoridea

25

TG8

Polychaeta

100

Crustacea

25

VP8

Polychaeta

100

Crustacea

25

DC8

Polychaeta

75

Crustacea

50

TG9

Polychaeta

175

Crustacea

50

VP9

Polychaeta

150

TG10

Polychaeta

125

DC9

Polychaeta

100

VP10

Polychaeta

75

Ophiuroidae

50

DC10

Polychaeta

175

Crustacea

50



















VP11

Polychaeta

125



















VP12

Polychaeta

175



















Ghi chú: Diện tích miệng gầu Peter sen = 0,04m2 (0,2m x 0,2m)

Phụ lục 4: Kết quả điều tra khảo sát Trang trại trình diễn (dạng B)

Nhóm

Thông số

Điểm số

VP

01

VP

02

VP

03

VP

04

VP

05

VP

06

VP

07

VP

08

VP

09

VP

10

VP

11

VP

12

Chỉ số

I

Động vật

Có (0)/Không (1)

0

0

1

0

0

0

0

0

1

0

1

1

<0,5

Điều kiện (nhóm I)




A

II

Eh

Eh

-51

-69

-51

-50

-58

-46

-56

-43

-37

-49

-25

-31




pH

pH

7,87

7,53

7,96

7,83

7,35

7,73

7,75

8,02

7,97

8,06

7,98

8,03




pH/Eh

 

1

2

1

1

2

1

1

1

1

1

1

1

1,17

Điều kiện (mẫu)








































Điều kiện (nhóm II)

2




III

Khí ga

Có (4)/Không (0)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0




Màu sắc

Sáng/Xám (0)

0




0

0

0

0




0




0

0

0




Nâu/Đen (2)




2







2




2



















Mùi

Không (0)

0




0

0

0

0




0




0

0

0




Hôi (2)










2







2



















Thối (4)




4







4

























Độ rắn chắc mẫu

trầm tích



Cứng (0)








































Mềm (2)

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2




Lỏng (4)








































Thể tích chứa

mẫu của gầu thu



V<1/4 (0)








































1/4








































V>= 3/4 (2)

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2




Độ dày lớp hữu cơ trên bề mặt trầm tích

t<2cm (0)

0




0

0




0

0

0

0

0

0

0




2=




1







1

























t>=8 (2)








































 Cộng

4

11

4

6

11

4

8

4

4

4

4

4




 Hiệu chỉnh (x0,22)

0,88

2,42

0,88

1,32

2,42

0,88

1,76

0,88

0,88

0,88

0,88

0,88

1,25

 Điều kiện (mẫu)

1

2

1

2

2

1

2

1

1

1

1

1




Điều kiện (nhóm III)

2




II & III

Trung bình (nhóm II và III)

0,94

2,21

0,94

1,16

2,21

0,94

1,38

0,94

0,94

0,94

0,94

0,94

1,21

Điều kiện (mẫu)

1

2

1

2

2

1

2

1

1

1

1

1




Điều kiện (nhóm II và III)

2




MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI TRANG TRẠI TRÌNH DIỄN

2

Phụ lục 5: Kết quả điều tra khảo sát Khu vực trung gian (dạng B)

Nhóm

Thông số

Điểm số

TG01

TG02

TG03

TG04

TG05

TG06

TG07

TG08

TG09

TG10

Chỉ số

I

Động vật

Có (0)/Không (1)

0

1

0

0

0

0

1

0

0

1

<0,5

Điều kiện (nhóm I)




A

II

Eh

Eh

-37

-46

-35

-31

-58

-42

-36

-33

-27

-39




pH

pH

7,87

7,67

7,87

7,92

7,35

7,82

7,92

7,83

7,94

7,85




pH/Eh

 

1

1

1

1

2

1

1

1

1

1




Điều kiện (mẫu)































1,1

Điều kiện (nhóm II)

2




III

Khí ga

Có (4)/Không (0)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0




Màu sắc

Sáng/Xám (0)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0




Nâu/Đen (2)


































Mùi

Không (0)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0




Hôi (2)


































Thối (4)


































Độ rắn chắc mẫu

trầm tích



Cứng (0)


































Mềm (2)

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2




Lỏng (4)


































Thể tích chứa

mẫu của gầu thu



V<1/4 (0)


































1/4







1

























V>= 3/4 (2)

2

2




2

2

2

2

2

2

2




Độ dày lớp hữu cơ trên bề mặt trầm tích

t<2cm (0)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0




2=


































t>=8 (2)


































 Cộng

4

4

3

4

4

4

4

4

4

4




 Hiệu chỉnh (x0,22)

0,88

0,88

0,66

0,88

0,88

0,88

0,88

0,88

0,88

0,88

0,86

 Điều kiện (mẫu)

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1




Điều kiện (nhóm III)

1




II & III

Trung bình (nhóm II và III)

0,94

0,94

0,94

0,94

1,44

0,94

0,94

0,94

0,94

0,94

0,98

Điều kiện (mẫu)

1

1

1

1

2

1

1

1

1

1




Điều kiện (nhóm II và III)

1




MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC TRUNG GIAN

1


Phụ lục 6: Kết quả điều tra khảo sát Khu vực bên ngoài vùng tác động (dạng B)

Nhóm

Thông số

Điểm số

DC01

DC02

DC03

DC04

DC05

DC06

DC07

DC08

DC09

DC10

Chỉ số

I

Động vật

Có (0)/Không (1)

0

0

0

0

1

1

0

0

1

1

<0,5

Điều kiện (nhóm I)































A

II

Eh

Eh

-38

-32

-29

-23

-35

-33

-42

-31

-27

-34




pH

pH

7,74

7,96

7,82

7,84

7,93

7,69

7,79

7,82

7,79

7,68




pH/Eh

 

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1,0

Điều kiện (mẫu)


































Điều kiện (nhóm II)

 1




III

Khí ga

Có (4)/Không (0)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0




Màu sắc

Sáng/Xám (0)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0




Nâu/Đen (2)


































Mùi

Không (0)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0




Hôi (2)


































Thối (4)


































Độ rắn chắc mẫu

trầm tích



Cứng (0)


































Mềm (2)

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2




Lỏng (4)


































Thể tích chứa

mẫu của gầu thu



V<1/4 (0)


































1/4













1










1







V>= 3/4 (2)

2

2

2

2




2

2

2




2




Độ dày lớp hữu cơ trên bề mặt trầm tích

t<2cm (0)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0




2=


































t>=8 (2)


































 Cộng

4

4

4

4

3

4

4

4

3

4




 Hiệu chỉnh (x0,22)

0,88

0,88

0,88

0,88

0,66

0,88

0,88

0,88

0,66

0,88

0,84

 Điều kiện (mẫu)

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1




Điều kiện (nhóm III)

1




II & III

Trung bình (nhóm II và III)

0,94

0,94

0,94

0,94

0,83

0,94

0,94

0,94

0,83

0,94

0,92

Điều kiện (mẫu)

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1




Điều kiện (nhóm II và III)

1




MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGOÀI VÙNG ẢNH HƯỞNG CỦA TRANG TRẠI

1


Phụ lục 7: Số liệu môi trường nước lồng nuôi trang trại trình diễn (nguồn Dự án).

Tháng



hiệu

Nhiệt

độ

DO

pH

Độ

muối

BOD5

N-NH4

P-PO4

N-NH3

N-NO2

H2S

oC

mg/L






mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

4

VPM-1

28,2

7,6

8,38

34




0,01

0,00

0,00

0,01

0,00

4

VPM-2

28,3

7,3

8,46

34




0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

4

VPM-3

28,5

7,8

8,42

35




0,02

0,00

0,00

0,00

0,00

4

VPM-4

28,2

7,5

8,48

34




0,00

0,00

0,00

0,01

0,00

4

VPM-5

28,4

7,2

8,36

34




0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

4

VPM-6

28,2

7,7

8,43

34




0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

4

VPM-7

28,2

7,5

8,40

35




0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

4

VPM-8

28,4

7,6

8,47

34




0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

4

VPM-9

28,3

7,5

8,36

34




0,01

0,00

0,00

0,01

0,00

7

VPM-1

28,8

7,5

8,60

33

1,7

0,02

0,01

0,00

0,00

0,00

7

VPM-2

29,0

8

8,51

34

1,5

0,01

0,00

0,00

0,02

0,00

7

VPM-3

28,9

7,8

8,37

33

2,1

0,02

0,00

0,00

0,00

0,00

7

VPM-4

29,1

7,9

8,44

33

1,9

0,03

0,02

0,00

0,00

0,00

7

VPM-5

28,8

7,8

8,48

33

1,7

0,02

0,02

0,00

0,01

0,00

7

VPM-6

28,7

7,3

8,37

34

2,1

0,02

0,01

0,00

0,01

0,00

7

VPM-7

28,8

7,6

8,26

34

1,7

0,03

0,02

0,00

0,01

0,00

7

VPM-8

28,8

7,5

8,34

33

1,5

0,03

0,00

0,00

0,00

0,00

7

VPM-9

28,9

7,2

8,45

33

1,5

0,02

0,01

0,00

0,00

0,00

7

VPM-10

28,8

7,6

8,32

33

1,7

0,01

0,00

0,00

0,01

0,00

7

VPM-11

28,9

7,7

8,4

33

1,6

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

7

VPM-12

28,9

7,9

8,36

33

1,7

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

7

VPM-13

28,8

7,6

8,35

33

1,7

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

7

VPM-14

28,9

7,8

8,29

33

1,6

0,01

0,00

0,00

0,00

0,00

7

VPM-15

28,8

7,5

8,31

33

1,9

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

9

VPM-1

28,1

7,5

8,60

33

1,6

0,02

0,01

0,00

0,00

0,00

9

VPM-2

28,1

8

8,51

34

1,4

0,01

0,01

0,00

0,01

0,00

9

VPM-3

27,9

7,8

8,37

33

2,1

0,02

0,00

0,00

0,00

0,00

9

VPM-4

28,0

7,9

8,44

33

1,9

0,01

0,00

0,00

0,00

0,00

9

VPM-5

28,0

7,8

8,48

33

1,6

0,00

0,00

0,00

0,01

0,00

9

VPM-6

27,8

7,4

8,37

33

1,5

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

9

VPM-7

28,3

7,8

8,41

33

1,4

0,01

0,00

0,00

0,00

0,00

9

VPM-8

28,4

7,6

8,35

33

1,7

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

9

VPM-9

28,2

7,7

8,52

33

1,5

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

9

VPM-10

28,2

7,2

8,27

33

1,7

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

9

VPM-11

28,1

7,6

8,49

33

1,5

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

9

VPM-12

28,2

7,5

8,43

33

1,7

0,01

0,00

0,00

0,00

0,00

9

VPM-13

28,1

7,8

8,56

33

1,4

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

9

VPM-14

27,9

7,6

8,47

33

1,6

0,00

0,00

0,00

0,01

0,00

9

VPM-15

28,3

7,3

8,36

33

1,7

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

12

VPM-1

28,1

7,5

8,21

34

5,3

0,06

0,00

0,00

0,01

0,00

12

VPM-2

28,3

8,0

8,27

34

4,7

0,05

0,02

0,00

0,01

0,00

12

VPM-3

28,0

7,8

8,24

33

4,5

0,05

0,01

0,00

0,01

0,00

12

VPM-4

28,2

7,9

8,25

34

1,5

0,01

0,00

0,00

0,00

0,00

12

VPM-5

27,9

7,8

8,16

34

1,7

0,00

0,01

0,00

0,00

0,00

12

VPM-6

28,1

7,5

8,40

33

1,6

0,02

0,01

0,00

0,01

0,00

12

VPM-7

28,0

7,9

8,31

33

1,9

0,01

0,01

0,00

0,01

0,00

12

VPM-8

28,2

7,6

8,17

33

1,7

0,02

0,00

0,00

0,00

0,00

12

VPM-9

28,1

7,4

8,24

33

1,9

0,02

0,01

0,00

0,00

0,00

7

DCM-1

28,7

7,8

8,45

33

1,9

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

7

DCM-2

28,7

7,9

8,36

34

1,5

0,01

0,00

0,00

0,00

0,00

7

DCM-3

28,8

7,7

8,42

35

1,7

0,03

0,00

0,00

0,00

0,00

7

DCM-4

28,7

7,9

8,41

34

1,7

0,00

0,00

0,00

0,01

0,00

7

DCM-5

28,9

7,6

8,38

34

2,1

0,01

0,01

0,00

0,01

0,00

9

DCM-1

28,0

7,8

8,45

35

2,1

0,01

0,00

0,00

0,00

0,00

9

DCM-2

28,1

7,9

8,36

34

1,9

0,00

0,01

0,00

0,00

0,00

9

DCM-3

28,2

7,7

8,42

35

1,4

0,02

0,00

0,00

0,01

0,00

9

DCM-4

28,1

7,9

8,41

34

1,6

0,00

0,00

0,00

0,01

0,00

9

DCM-5

27,9

7,6

8,38

34

2,0

0,01

0,01

0,00

0,00

0,00







tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương