TrưỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng bài kiểm tra chủ nghĩa xã HỘi khoa học gvhd: Trương Trần Hoàng Phúc svth: Nhóm 5


Sự biến đổi có tính qui luật của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH



tải về 127.44 Kb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2022
Kích127.44 Kb.
#53902
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
CNXHKH NHÓM 27 - TỔ 5
CÔNG CHÚNG NỘI BỘ

1.2. Sự biến đổi có tính qui luật của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH


Cơ cấu xã hội – giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thường xuyên có những biến đổi mang tính quy luật:

  • Một là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

  • Hai là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi phức tạp, đa dạng, làm xuất hiện tầng lớp xã hội mới

  • Ba là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng xã hội dẫn đến sự xích lại gần nhau

Liên hệ ở Việt Nam
Từ khi cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là sau hơn 30 năm đổi mới, cơ cấu xã hội - giai cấp có những biến đổi sau:

  • Một là, sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa mang tính quy luật phổ biến, vừa mang tính đặc thù của Việt Nam. Sự biến đổi mang tính quy luật bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu kinh tế. Từ Đại hội VI (1986), dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nước ta đã dịch chuyển theo hướng tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Sự biến đổi trên đã hình thành nên một cơ cấu xã hội - giai cấp đa dạng. Sự biến đổi đa dạng, phức tạp của cơ cấu xã hội - giai cấp Việt Nam diễn ra trong nội bộ từng giai cấp, có sự chuyển hóa lẫn nhau, xuất hiện các tầng lớp xã hội mới. Đó cũng là một trong những yếu tố có tác động trở lại làm cho nền kinh tế đất nước phát triển trở nên năng động, đa dạng hơn và trở thành động lực góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.

  • Hai là, trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội ngày càng được khẳng định.

Giai cấp công nhân có vai trò quan trọng đặc biệt, là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam và là lực lượng nòng cốt trong liên minh công - nông - trí. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân biến đổi nhanh cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, sự phân hóa giàu nghèo trong bộ công nhân cũng ngày càng rõ nét. Một bộ phận công nhân thu nhập thấp, giác ngộ ý thức chính trị giai cấp chưa cao và còn nhiều khó khăn về mọi mặt sự tồn tại.
Giai cấp nông dân có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc phòng. Trong thời kỳ quá độ, giai cấp nông dân có xu hướng giảm dần trong tỷ lệ cơ cấu xã hội - giai cấp. Ở các vùng nông thôn, số lượng nông dân chuyển từ lao động nông nghiệp sang lao động trong các khu công nghiệp ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, trong giai cấp nông dân cũng xuất hiện những chủ trang trại và những nông dân đi làm thuê do mất đất… và sự phân hóa giàu nghèo cũng được thể hiện rõ rệt.
Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nền kinh tế tri thức phát triển mạnh, càng ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Họ mang lại những tri thức khoa học, những sản phẩm tinh thần phục vụ và định hướng cho nhận thức và hành động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực. Xây dựng đội ngũ trí thức sẽ góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc…
Phụ nữ là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, luôn phát huy truyền thống “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”. Ngoài việc đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái, họ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Trong số các đại biểu quốc hội Việt Nam, phụ nữ chiếm 27,3% và được Liên Hiệp Quốc đánh giá là “Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới”.
Đội ngũ thanh niên mang trong mình sứ mệnh của chủ nhân tương lai của đất nước như Bác Hồ đã viết: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị tương lai đó”.
Tóm lại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cần phải có những giải pháp xác thực, đồng bộ và tác động tích cực để giai cấp, tầng lớp có thể khẳng định vị trí xứng đáng và phát huy hiệu quả vai trò của mình trong cơ cấu xã hội và trong sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

tải về 127.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương