TRƯỜng đẠi học luật hà NỘi khoa pháp luật thưƠng mại quốc tế BỘ MÔn pháp luật thưƠng mại hàng hoá VÀ DỊch vụ quốc tế



tải về 351.12 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích351.12 Kb.
#6567
  1   2   3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ QUỐC TẾ






HÀ NỘI - 2016

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

BT

Bài tập

CAND

Công an nhân dân

CTQG

Chính trị quốc gia

GV

Giảng viên

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

LVN

Làm việc nhóm

NC

Nghiên cứu

TC

Tín chỉ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ QUỐC TẾ
Hệ đào tạo: Cử nhân luật thương mại quốc tế (chính quy)

Tên môn học: Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế

Số tín chỉ: 03

Loại môn học: Bắt buộc


1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN

  1. TS. Nguyễn Thị Thu Hiền – Phó Trưởng Khoa pháp luật thương mại quốc tế, Trưởng Bộ môn

Email: hiennguyen_hlu@yahoo.com

  1. ThS. Tào Thị Huệ - GV

Email: hueqt31a@gmail.com

  1. ThS. Trần Trọng Thắng – GV

Email: tranthanghlu@gmail.com

  1. Hà Thị Phương Trà – GV

Email: tra.law.vn@gmail.com

  1. Trần Thu Yến – GV

Email: tranyenlhp@gmail.com

  1. TS. Nguyễn Thị Tình – Phó Trưởng khoa kinh tế - Luật, Trường Đại học thương mại

Email: pltmhhdvqt@gmail.com

  1. ThS. Đỗ Hồng Quyên – Khoa kinh tế - luật, Trường Đại học thương mại

Email: pltmhhdvqt@gmail.com

Văn phòng Bộ môn pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế:

Phòng A.307, Nhà A - Trường Đại học Luật Hà Nội

Số 87, đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 04.37731787

E-mail: pltmhhdvqt@gmail.com

Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ).



2. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT

  • Luật thương mại Việt Nam (module 2);

  • Luật WTO.

3. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC

Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế là môn học nghiên cứu quan hệ pháp lí giữa các quốc gia và hoạt động thương mại của các thương nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ quốc tế.

Môn học bao gồm 2 phần chính: Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế giữa các quốc gia và pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế có sự tham gia của thương nhân.

Mục đích của môn học này là cung cấp cho sinh viên những kiến thức pháp lí cơ bản về thương mại dịch vụ quốc tế, nhằm giúp sinh viên nghiên cứu chuyên sâu vào những lĩnh vực cụ thể của thương mại quốc tế. Đồng thời, môn học giúp cho sinh viên nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và vận dụng để giải quyết các tình huống cụ thể có liên quan trong lĩnh vực thương mại dịch vụ quốc tế.

Môn học gồm những vấn đề chính sau:

1) Tổng quan về thương mại dịch vụ quốc tế và pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế.

2) Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế trong khuôn khổ WTO.

3) Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế trong khuôn khổ một số liên kết kinh tế khu vực.

4) Pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ song phương giữa Việt Nam với một số đối tác.

5) Tự do hoá thương mại trong một số lĩnh vực dịch vụ cụ thể.



4. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA MÔN HỌC

Vấn đề 1. Tổng quan về thương mại dịch vụ quốc tế và pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế

1.1. Khái quát về thương mại dịch vụ quốc tế



    1. Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế

    2. Tự do hóa thương mại dịch vụ

Vấn đề 2. Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế trong khuôn khổ WTO

    1. Tổng quan về pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế trong khuôn khổ WTO

    2. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và các phụ lục

    3. Các nước đang phát triển và những ưu đãi trong khuôn khổ GATS

    4. Các cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ WTO

Vấn đề 3. Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế trong khuôn khổ một số liên kết kinh tế khu vực

3.1. Tổng quan về hội nhập kinh tế khu vực và pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế trong khuôn khổ các liên kết kinh tế khu vực

3.2. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và các quy định về thương mại dịch vụ quốc tế

3.3. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các quy định về thương mại dịch vụ quốc tế



Vấn đề 4. Pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ song phương giữa Việt Nam với một số đối tác

4.1. Tổng quan về pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ song phương giữa Việt Nam và các đối tác

4.2. Pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ song phương giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu

4.3. Pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ song phương giữa Việt Nam với Hàn Quốc

4.4. Pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ song phương giữa Việt Nam với một số đối tác khác

Vấn đề 5. Tự do hoá thương mại trong một số lĩnh vực dịch vụ cụ thể

5.1. Dịch vụ pháp lí

5.2. Dịch vụ giáo dục

5.3. Dịch vụ phân phối



5. MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC

5.1. Về kiến thức

    • Nắm được những vấn đề chung về thương mại dịch vụ quốc tế và pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế;

    • Nắm được nội dung các quy định cơ bản của WTO về thương mại dịch vụ quốc tế;

    • Nắm được nội dung các quy định cơ bản trong Hiệp định TPP và AFTA về thương mại dịch vụ quốc tế;

    • Nắm được nội dung các quy định cơ bản điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ song phương giữa Việt Nam và một số đối tác;

    • Nắm được nội dung vấn đề tự do hoá thương mại trong một số lĩnh vực dịch vụ cụ thể.

5.2. Về kĩ năng

    • Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá vấn đề về thương mại dịch vụ quốc tế;

    • Bước đầu hình thành kĩ năng phân tích những vấn đề pháp lí quốc tế và pháp luật của Việt Nam về thương mại dịch vụ quốc tế;

    • Vận dụng kiến thức đã học để xử lí tình huống cụ thể trong lĩnh vực thương mại dịch vụ quốc tế;

    • Phát triển khả năng truy cập nguồn thông tin tư liệu điện tử trên mạng Internet.

5.3. Về thái độ

    • Tự tin trong việc thực hành nghề nghiệp về thương mại quốc tế;

    • Tích cực, chủ động tìm hiểu vấn đề pháp lí điều chỉnh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ quốc tế;

    • Có tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập.

5.4. Các mục tiêu khác

    • Phát triển kĩ năng cộng tác, LVN;

    • Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo, khám phá, tìm tòi;

    • Trau dồi, phát triển năng lực phân tích.

6. MỤC TIÊU NHẬN THỨC CHI TIẾT

Mục tiêu

Vấn đề


Bậc 1


Bậc 2


Bậc 3

1.

Tổng quan về thương mại dịch vụ quốc tế và pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế



1A1. Nêu được khái niệm thương mại dịch vụ quốc tế và pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế.

1A2. Nêu được vị trí và vai trò của thương mại dịch vụ quốc tế trong thương mại quốc tế.

1A3. Liệt kê được ít nhất 2 nhóm chủ thể của quan hệ thương mại dịch vụ quốc tế.

1A4. Nêu được ít nhất 2 loại nguồn của pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế. Cho ví dụ.

1A5. Trình bày được những nội dung cơ bản của tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ.

1B1. Phân tích được khái niệm thương mại dịch vụ quốc tế và pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế.

1B2. Phân tích được vị trí và vai trò của thương mại dịch vụ quốc tế trong thương mại quốc tế.

1B3. Phân tích được những nội dung cơ bản của tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ.

1C1. Bình luận được vị trí và vai trò của thương mại dịch vụ trong thương mại quốc tế.

1C2. Bình luận về xu hướng tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ.


2.

Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế trong khuôn khổ WTO




2A1. Trình bày được cấu trúc của GATS.

2A2. Trình bày được lịch sử hình thành và phát triển của GATS.

2A3. Trình bày được phạm vi áp dụng của GATS.

2A4. Liệt kê được bốn phương thức cung ứng dịch vụ theo quy định của GATS.

2A5. Trình bày được khái niệm và đặc điểm của phương thức “cung ứng dịch vụ qua biên giới”. Cho được 01 ví dụ.

2A6. Trình bày được khái niệm và đặc điểm của phương thức “tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài”. Cho được 01 ví dụ.

2A7. Trình bày được khái niệm và đặc điểm của phương thức “hiện diện thương mại”. Cho được 01 ví dụ.

2A8. Trình bày được khái niệm và đặc điểm của phương thức “hiện diện thể nhân”. Cho 01 ví dụ.

2A9. Trình bày được nội dung nguyên tắc mở cửa thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo quy định của GATS.

2A10. Trình bày được cấu trúc và nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ WTO.

2B1. Phân tích được phạm vi áp dụng của GATS.

2B2. Phân tích được lịch sử hình thành và phát triển của GATS.

2B3. So sánh được bốn phương thức cung ứng dịch vụ theo quy định của GATS.

2B4. Phân tích được nội dung nguyên tắc mở cửa thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo quy định của GATS.

2B5. Phân tích được nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ WTO.

2B6. Vận dụng được GATS để giải quyết bài tập tình huống cụ thể.

2C1. Đánh giá được sự thành công và hạn chế của GATS.

2C2. Đưa ra được quan điểm cá nhân về vai trò của GATS đối với sự phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế hiện nay.



3.

Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế trong khuôn khổ các liên kết kinh tế khu vực



3A1. Trình bày được xu thế hội nhập kinh tế khu vực và sự phát triển của thương mại dịch vụ.

3A2. Nêu được tên của ít nhất 2 liên kết kinh tế khu vực và liệt kê được hệ thống các quy định điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế trong khuôn khổ liên kết kinh tế khu vực đó.

3A3. Trình bày được các quy định về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ TPP.

3A4. Trình bày được các quy định về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ AFTA.

3B1. Phân tích được nội dung các quy định về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ TPP.

3B2. Phân tích được nội dung các quy định về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ AFTA.

3C1. Đánh giá được vai trò của pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế trong khuôn khổ các liên kết kinh tế khu vực đối với sự phát triển của thương mại quốc tế hiện nay.

4.

Pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ song phương giữa Việt Nam với một số đối tác



4A1. Trình bày được khái quát quan hệ thương mại dịch vụ song phương hiện nay giữa Việt Nam với các đối tác.

4A2. Nêu được tên của ít nhất 2 đối tác đã từng kí hiệp định thương mại song phương với Việt Nam có các quy định điều chỉnh lĩnh vực thương mại dịch vụ quốc tế.

4A3. Trình bày được nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ song phương giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu.

4A4. Trình bày được nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ song phương giữa Việt Nam với Hàn Quốc.

4A5. Trình bày được nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ song phương giữa Việt Nam với một số đối tác khác.

4B1. Phân tích được nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ song phương giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu.

4B2. Phân tích được nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ song phương giữa Việt Nam với Hàn Quốc.

4B3. Phân tích được nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ song phương giữa Việt Nam với một số đối tác khác.


4C1. Bình luận được về vai trò của các hiệp định thương mại song phương điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế đối với sự phát triển của thương mại quốc tế hiện nay.

4C2. Đánh giá được những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia vào các hiệp định thương mại song phương điều chỉnh lĩnh vực thương mại dịch vụ quốc tế.

5.

Tự do hoá thương mại trong một số lĩnh vực dịch vụ cụ thể



5A1. Liệt kê được ít nhất 3 lĩnh vực thương mại dịch vụ trong thương mại quốc tế.

5A2. Trình bày được nội dung cơ bản của vấn đề tự do hoá thương mại trong lĩnh vực dịch vụ pháp lí.

5A3. Trình bày được nội dung cơ bản của vấn đề tự do hoá thương mại trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục.

5A4. Trình bày được nội dung cơ bản của vấn đề tự do hoá thương mại trong lĩnh vực dịch vụ phân phối.

5B1. Phân tích được nội dung cơ bản của vấn đề tự do hoá thương mại trong lĩnh vực dịch vụ pháp lí. Vận dụng được để giải quyết tình huống cụ thể.

5B2. Phân tích được nội dung cơ bản của vấn đề tự do hoá thương mại trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục. Vận dụng được để giải quyết tình huống cụ thể.

5B3. Phân tích được nội dung cơ bản của vấn đề tự do hoá thương mại trong lĩnh vực dịch vụ phân phối. Vận dụng được để giải quyết tình huống cụ thể.

5C1. Đánh giá được tác động của tự do hoá thương mại đối với sự phát triển của ba lĩnh vực dịch vụ pháp lí, dịch vụ giáo dục và dịch vụ phân phối ở Việt Nam hiện nay.

7. TỔNG HỢP MỤC TIÊU NHẬN THỨC

Mục tiêu

Vấn đề

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Tổng

Vấn đề 1

5

3

2

10

Vấn đề 2

10

6

2

18

Vấn đề 3

4

2

1

7

Vấn đề 4

5

3

2

10

Vấn đề 5

4

3

1

8

Tổng

28

17

8

53

8. HỌC LIỆU

A. GIÁO TRÌNH



  1. Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, (2012) (Giáo trình song ngữ Anh-Việt do EU tài trợ trong khuôn khổ dự án EU-Việt Nam MUTRAP III);

  2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO BẮT BUỘC

* Sách

  1. Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2003, nguồn: www.wto.org.

  2. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II (MUTRAP II), Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội, 2007.

  3. Peter Van den Bossche, The Law and Policy of the World Trade Organization - Text, Cases and Materials, Cambridge University Press, Cambridge, 2nd edn., 2008.

  4. Raj Bhala, Luật thương mại quốc tế - Những vấn đề lí luận và thực tiễn (sách dịch), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.

  5. The World Bank (2008), A hand book of International trade in service, nguồn: http://economics.adelaide.edu.au/downloads/services- workshop/A-Handbook-Of-International-Trade-In-Services.pdf.

  6. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Tổng quan các vấn đề tự do hoá thương mại dịch vụ (sách dịch).

* Văn bản pháp luật Việt Nam

  1. Bộ luật dân sự năm 2005.

  2. Luật đầu tư năm 2005.

  3. Luật đầu tư công năm 2014.

  4. Luật doanh nghiệp năm 2014.

  5. Luật thương mại năm 2005.

  6. Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế ban hành ngày 7/6/2002, có hiệu lực từ ngày 01/9/2002.

  7. Các văn bản khác có liên quan.

* Điều ước quốc tế

  1. Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO và các cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ.

  2. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

  3. Hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ.

  4. Hiệp định Marrakesh 1994 về thành lập Tổ chức thương mại thế giới và GATS.

  5. Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) .

  6. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO TỰ CHỌN

  1. Ban thư kí WTO, Guide to the Uruguay Round Agreements, (1999).

  2. Ban thư ký WTO (1991), Bảng phân loại các ngành dịch vụ trong WTO, MTN.GNS/W/120, nguồn: www.wto.org.

  3. Bộ Tư pháp, International Economic Integration - A Training Guidelines for Judicial Agencies, 2008.

  4. DG Trade (2011), EU-VN Trade Figures, nguồn: http://trungtam wto.vn/sites/default/files/EU-VN%20Trade%20Figures.pdf.

  5. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II (MUTRAP II), Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO: Bình luận của người trong cuộc, nguồn: http://mutrap.org.vn/index.php/vi/explore/tai-lieu-tham-khao/tai-lieu-mutrap-iii/finish/50/435.

  6. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II (MUTRAP II), Cẩm nang cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO, http://mutrap.org.vn/index.php/vi/explore/tai-lieu-tham-khao/tai-lieu-mutrap-iii/finish/56/330.

  7. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II (MUTRAP II) (2007), Báo cáo chính thức về hoạt động “Đánh giá tác động của cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam theo Hiệp định GATS”, nguồn: www.mutrap.org.vn.

  8. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (MUTRAP III) (2010), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, Dự báo tác động tới nền kinh tế Việt Nam, nguồn: www.mutrap.org.vn.

  9. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (MUTRAP III), Báo cáo “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 (CSSSD) và tầm nhìn tới năm 2025”, nguồn:http://www. trungtamwto.vn/sites/default/files/wto/Chien%20luoc%20tong%20the%20phat%20trien%20nganh%20dich%20vu%202020%20va%20tam%20nhin%202025.pdf.

  10. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (MUTRAP III), Báo cáo “Rà soát khuôn khổ pháp lí dịch vụ phân phối ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy định chuyên ngành với cam kết WTO”, nguồn: http://mutrap.org. vn/index.php/vi/explore/tai-lieu-tham-khao/tai-lieu-mutrap-iii/ finish/52/497.

  11. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (MUTRAP III), Báo cáo “Phân loại dịch vụ trong nền kinh tế số và những tác động đến quản lí nhà nước và đàm phán hiệp định thương mại tự do”, nguồn: http://mutrap.org.vn/index.php/vi/explore/tai-lieu-tham-khao/tai-lieu-mutrap-iii/finish/52/499.

  12. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (MUTRAP III), Báo cáo “Đánh giá tác động tổng thể của tự do hoá thương mại dịch vụ đối với nền kinh tế Việt Nam”, nguồn: http://mutrap.org. vn/index.php/vi/explore/tai-lieu-tham-khao/tai-lieu-mutrap-iii/finish/52/498.

  13. Ian F. Fergusson, Bruce Vaughn (2011), The Trans-Pacific Partnership Agreement, nguồn: http://www.fas.org/sgp/crs/row/ R40502.pdf.

  14. J. M. Philippe, E. Laurenza, F. Lupo Pasini, The Free Trade Agreement between Vietnam and the European Union: Quantitative and Qualitative Impact Analysis, MUTRAP Report, Hà Nội, MUTRAP III, 2010.

  15. Jane Drake-Brockman, Sherry Stephenson, Robert Scollay (2010), The TPP - Opportunity for a New Approach to Services Trade and Investment Liberalisation, nguồn: http://www.pecc. org/resources/doc_view/1712-the-tpp--opportunity-for-a-new-approach-to-services-trade-and-investment-liberalisation.

  16. Philip Chang, Guy Karsenty, Aaditya Mattoo, Jürgen Richtering (1998), GATS, the modes of supply and statistics on trade in service, nguồn: http://tradeinservices.mofcom.gov.cn/upload/ 2008/08/14/1218701801547_177757.pdf.

  17. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu, nguồn: http://www. mutrap.org.vn.

  18. Roy (2007), Services Liberalization in the New Generation of Preferential Trade Agreements (PTAs): How Much Further than the GATS?, World Trade Review 6, 155 - 92, nguồn: http://www.bilaterals.org/spip.php?article6189&lang=en.

  19. Sauvé Pierre (2002), Completing the GATS Framework: Addressing Uruguay Round Leftovers, nguồn: http://www.cid. harvard.edu/cidtrade/Papers/Sauve/sauvegats.pdf.

  20. Surya P. Subedi, International Economic Law, University of London Press, London, 2006.

  21. The Vietnam-US Trade Council and Ministry of Trade, The Summary of the Vietnam-US Bilateral Trade Agreement, nguồn: http://www.usvtc.org

  22. The Word Bank (2009), Negotiating Trade in Services: A Practical Guide for Developing Countries, nguồn: http://siteresources. worldbank.org/INTRANETTRADE/Resources/239054-1248204247 129/Negotiating_Trade_in_Services.pdf.

  23. Trans-Pacific Partnership Leaders Statement (2012), nguồn: http://trungtamwto.vn/sites/default/files/tpp/attachments/Trans-Pacific-Partnership-Leadership-Statement.pdf.

  24. Trans-Pacific Partnership Trade Ministers’ Report to Leaders (2012), nguồn: http://trungtamwto.vn/sites/default/files/tpp/ attachments/Trans-Pacific-Partnership-Trade-Ministers-Report-to-Leaders.pdf.

  25. Ủy ban đối ngoại quốc hội (2012), Đàm phán và kí kết Hiệp định thương mại tự do - kinh nghiệm và thực tiễn, nguồn: http://trungtamwto.vn/sukien/hoi-thao-%E2%80%9Cdam-phan-va-ky-ket-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-%E2%80%93-kinh-nghiem-va-thuc-tien%E2%80%9D.

  26. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2004), Các văn kiện cơ bản của Tổ chức thương mại thế giới, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.

  27. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển.

  28. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Các văn kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

  29. Ủy ban tư vấn về chính sách thương mại quốc tế (2012), Kiến nghị chính sách cho Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, nguồn: http://trungtamwto.vn/sites/default/files/ tpp/attachments/Khuyen%20nghi%20Chinh%20sach%20Vietnam%20-%20EU%20FTA-old3.pdf.

  30. WTO (2010), Measuring trade in service, a training module for the World Bank, nguồn: http://www.nscb.gov.ph/events/SITS/ materials/Day%202/Session%20IV/services_training_module_e.pdf.

  31. WTO, Doha Development Agenda (DDA), nguồn: http://www.wto. org/english/tratop_e/dda_e/dda_e.htm#development.

* Website

      1. http://europa.eu

      2. http://www.chinhphu.vn

      3. http://www.mof.gov.vn

      4. http://www.mofa.gov.vn

      5. http://www.moit.gov.vn

      6. http://www.mutrap.org.vn

      7. http://www.nciec.gov.vn

      8. http://www.ustr.gov

      9. http://www.usvtc.org

      10. http://www.worldtradelaw.net

      11. http://www.wto.org


tải về 351.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương