TRƯỜng đẠi học luật hà NỘi khoa pháp luật thưƠng mại quốc tế BỘ MÔn pháp luật thưƠng mại hàng hoá VÀ DỊch vụ quốc tế



tải về 231.33 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích231.33 Kb.
#30074
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ QUỐC TẾ







HÀ NỘI - 2014

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

BT

Bài tập

CAND

Công an nhân dân

CTQG

Chính trị quốc gia

GV

Giảng viên

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

LVN

Làm việc nhóm

NC

Nghiên cứu

TC

Tín chỉ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ QUỐC TẾ
Hệ đào tạo: Cử nhân luật thương mại quốc tế (chính quy)

Tên môn học: Tập quán thương mại quốc tế

Số tín chỉ: 02

Loại môn học: Bắt buộc



1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN

1. ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền – Phụ trách Bộ môn

Tel: 04.37731787

E-mail: pltmhhdvqt@gmail.com



2. ThS. Tào Thị Huệ - GV

Tel: 04.37731787

E-mail: pltmhhdvqt@gmail.com

3. ThS. Trần Trọng Thắng - GV

Tel: 04.37731787

E-mail: pltmhhdvqt@gmail.com

4. PGS.TS. Nông Quốc Bình - Phó Trưởng Khoa pháp luật quốc tế

Tel: 04.37731787

E-mail: pltmhhdvqt@gmail.com

5. TS. Nguyễn Bá Bình – Trưởng Bộ môn pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Tel: 04.37731787

E-mail: pltmhhdvqt@gmail.com

6. TS. Nguyễn Thanh Tâm – Trưởng Bộ môn pháp luật thương mại đa phương và đầu tư quốc tế

Tel: 04.37731787

E-mail: pltmhhdvqt@gmail.com

7. ThS. Nguyễn Quỳnh Trang – Phó Trưởng Bộ môn pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Tel: 04.37731787

E-mail: pltmhhdvqt@gmail.com

8. ThS. Trương Thị Thúy Bình – Khoa pháp luật thương mại quốc tế

Tel: 04.37731787

E-mail: pltmhhdvqt@gmail.com

9. ThS. Phạm Thanh Hằng – Khoa pháp luật thương mại quốc tế

Tel: 04.37731787

E-mail: pltmhhdvqt@gmail.com

10. Lê Đình Quyết – Khoa pháp luật thương mại quốc tế

Tel: 04.37731787

E-mail: pltmhhdvqt@gmail.com

11. ThS. Nguyễn Thị Anh Thơ – Khoa pháp luật thương mại quốc tế

Tel: 04.37731787

E-mail: pltmhhdvqt@gmail.com

Văn phòng Bộ môn pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế (môn Tập quán thương mại quốc tế)

Phòng A.307, Nhà A - Trường Đại học Luật Hà Nội

Số 87, đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 04.37731787

E-mail: pltmhhdvqt@gmail.com

Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ).



2. CÁC MÔN HỌC TIÊN QUYẾT

  • Luật thương mại Việt Nam 2;

  • Luật quốc tế.

3. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC

Tập quán thương mại quốc tế là môn học nghiên cứu những quy tắc điều chỉnh mối quan hệ pháp lí giữa các quốc gia và hoạt động thương mại của các thương nhân.

Mục đích của môn học này là cung cấp cho sinh viên những kiến thức pháp lí cơ bản về tập quán thương mại quốc tế, nhằm giúp sinh viên nghiên cứu chuyên sâu vào những lĩnh vực cụ thể của thương mại quốc tế. Đồng thời môn học giúp cho sinh viên nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và vận dụng để giải quyết các tình huống cụ thể có liên quan trong lĩnh vực tập quán thương mại quốc tế.

Nội dung môn học được tóm tắt như sau:

1) Tổng quan về tập quán thương mại quốc tế

2) Mối quan hệ giữa tập quán thương mại với các loại nguồn luật thương mại quốc tế khác

3) Lex Mercatoria

4) Tập quán quốc tế trong thanh toán quốc tế

5) Các điều kiện giao hàng theo INCOTERMS

4. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA MÔN HỌC

Vấn đề 1. Tổng quan về tập quán thương mại quốc tế

1.1. Khái niệm tập quán thương mại quốc tế

1.2. Lịch sử hình thành tập quán thương mại quốc tế

1.3. Phân loại tập quán thương mại quốc tế

1.4. Giá trị pháp lí của tập quán thương mại quốc tế

Vấn đề 2. Tập quán thương mại quốc tế trong hệ thống các nguồn luật thương mại quốc tế khác

2.1. Vị trí, vai trò của tập quán thương mại quốc tế trong hệ thống các loại nguồn luật thương mại quốc tế

2.2. Việc công nhận tập quán thương mại quốc tế tại các nước theo hệ thống Common Law

2.3. Việc công nhận tập quán thương mại quốc tế tại các nước theo hệ thống Civil Law



Vấn đề 3. Lex Mercatoria

3.1. Tổng quan về Lex Mercatoria

3.2. CISG và Lex Mercatoria

3.3. Unidroit và Lex Mercatoria

3.4. Trọng tài thương mại quốc tế và Lex Mercatoria

Vấn đề 4. Tập quán quốc tế trong thanh toán quốc tế

4.1. Tổng quan về các tập quán quốc tế trong thanh toán quốc tế

4.2. Bộ quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ số 600 (UCP 600)

4.3. Các quy tắc thống nhất về nhờ thu của ICC số 522

4.4. Các quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo thư tín dụng của ICC số 525 (URR 525)

4.5. Quy tắc thống nhất về bảo đảm hợp đồng của ICC số 325

4.6. Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu

4.7. Quy tắc thống nhất về thư tín dự phòng



Vấn đề 5. Các điều kiện giao hàng theo INCOTERMS

5.1. Tổng quan về các điều kiện giao hàng theo INCOTERMS 2010

5.2. Những nội dung pháp lí cơ bản của các điều kiện giao hàng theo INCOTERMS 2010

5.3. Những vấn đề cần lưu ý đối với thương nhân khi lựa chọn các điều kiện giao hàng theo INCOTERMS



5. MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC

5.1. Về kiến thức

    • Nắm được những vấn đề chung về tập quán thương mại quốc tế, vai trò và vị trí của tập quán thương mại quốc tế trong hệ thống các loại nguồn của luật thương mại quốc tế;

    • Nắm được nội dung cơ bản về Lex Mercatoria;

    • Nắm được, hiểu rõ và phân tích được các điều kiện giao hàng theo INCOTERMS;

    • Nắm được nội dung các quy định cơ bản về tập quán quốc tế trong thanh toán quốc tế.

5.2. Về kĩ năng

    • Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá vấn đề về tập quán thương mại quốc tế;

    • Bước đầu hình thành kĩ năng phân tích những vấn đề pháp lí quốc tế và pháp luật của Việt Nam về tập quán thương mại quốc tế;

    • Vận dụng kiến thức đã học để xử lí tình huống cụ thể về tập quán thương mại quốc tế;

    • Phát triển khả năng truy cập nguồn thông tin tư liệu điện tử trên mạng Internet.

5.3. Về thái độ

    • Tự tin trong việc thực hành nghề nghiệp về tập quán thương mại quốc tế;

    • Tích cực, chủ động tìm hiểu vấn đề pháp lí điều chỉnh trong lĩnh vực tập quán thương mại quốc tế;

    • Có tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập.

5.4. Các mục tiêu khác

    • Phát triển kĩ năng cộng tác, LVN;

    • Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;

    • Trau dồi, phát triển năng lực phân tích.

6. MỤC TIÊU NHẬN THỨC CHI TIẾT

Mục tiêu

Vấn đề


Bậc 1


Bậc 2


Bậc 3

1.

Tổng quan về tập quán thương mại quốc tế



1A1. Nêu được khái niệm tập quán thương mại quốc tế.

1A2. Nêu được lịch sử hình thành tập quán thương mại quốc tế.

1A3. Nêu được trường hợp áp dụng tập quán thương mại quốc tế.

1A4. Nêu tên được hai loại tập quán thương mại quốc tế.

1B1. Phân tích được khái niệm tập quán thương mại quốc tế.

1B2. Phân tích được vai trò của tập quán thương mại quốc tế.

1B3. Phân tích được trường hợp áp dụng tập quán thương mại quốc tế theo pháp luật của một số quốc gia.

1C1. Bình luận được vai trò của tập quán thương mại quốc tế trong việc phát triển các nguồn luật khác.


2.

Tập quán thương mại quốc tế trong hệ thống các nguồn luật thương mại quốc tế khác



2A1. Trình bày được vị trí, vai trò của tập quán thương mại quốc tế với các loại nguồn luật thương mại quốc tế khác.

2A2. Trình bày được việc công nhận tập quán thương mại quốc tế tại một số quốc gia theo hệ thống Common Law.

2A3. Trình bày được việc công nhận tập quán thương mại quốc tế tại các nước theo hệ thống Civil Law.

2A4. Nêu tên được một án lệ liên quan tới việc công nhận tập quán thương mại quốc tế như một loại nguồn của luật thương mại quốc tế.

2B1. Phân tích được vị trí, vai trò của tập quán thương mại quốc tế với các loại nguồn luật thương mại quốc tế khác. 2B2. Phân tích được việc công nhận tập quán thương mại quốc tế tại một số quốc gia theo hệ thống Common Law. 2B3. Phân tích được việc công nhận tập quán thương mại quốc tế tại các nước theo hệ thống Civil Law.

2B4. Phân tích được một án lệ liên quan tới việc công nhận tập quán thương mại quốc tế như một loại nguồn của luật thương mại quốc tế.

2C1. Đánh giá được vị trí của tập quán thương mại quốc tế trong hệ thống nguồn luật thương mại quốc tế.

3.

Lex Mercatoria



3A1. Nêu được khái niệm Lex Mercatoria.

3A2. Trình bày được lịch sử hình thành và phát triển của Lex Mercatoria.

3A3. Trình bày được đặc điểm của Lex Mercatoria.

3A4. Nêu được mối quan hệ giữa CISG và Lex Mercatoria.

3A5. Nêu được mối quan hệ giữa Unidroit và Lex Mercatoria.

3A6. Nêu được mối quan hệ giữa trọng tài thương mại quốc tế và Lex Mercatoria.

3B1. Phân tích được khái niệm Lex Mercatoria.

3B2. Phân tích được các đặc điểm của Lex Mercatoria.

3B3. Phân tích được mối quan hệ giữa CISG và Lex Mercatoria.

3B4. Phân tích được mối quan hệ giữa Unidroit và Lex Mercatoria.

3B5. Phân tích được mối quan hệ giữa trọng tài thương mại quốc tế và Lex Mercatoria.



3C1. Bình luận được mối quan hệ của Lex Mercatoria với các tập quán thương mại quốc tế khác.



4.

Tập quán quốc tế trong thanh toán quốc tế



4A1. Trình bày được khái quát về các tập quán quốc tế trong thanh toán quốc tế.

4A2. Trình bày được khái quát về các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong UCP 600.

4A3. Trình bày được phạm vi áp dụng và giá trị pháp lí của UCP 600.

4A4. Trình bày được nội dung pháp lí cơ bản UCP 600.

4A5. Nêu được những điểm mới của UCP 600 so với UCP 500.

4A6. Nêu được những nội dung pháp lí cơ bản các quy tắc về nhờ thu của ICC số 522.

4A7. Nêu được những nội dung pháp lí cơ bản của URR 525.

4B1. Phân tích được phạm vi áp dụng và giá trị pháp lí của UCP 600.

4B2. Phân tích được nội dung pháp lí cơ bản UCP 600.

4B3. Phân tích được những điểm mới của UCP 600 so với UCP 500.

4B4. Phân tích được những quy tắc thống nhất về nhờ thu của ICC số 522.

4B5. Phân tích được những nội dung pháp lí cơ bản của URR 525.

4C1. Bình luận được về vai trò của UCP 600 trong thực tiễn thanh toán quốc tế.



5.

Các điều kiện giao hàng theo INCOTERMS



5A1. Nêu được lịch sử ra đời của các bản INCOTERMS.

5A2. Trình bày được mục đích và cấu tạo của INCOTERMS 2010.

5A3. Trình bày được giá trị pháp lí của INCOTERMS.

5A4. Nêu được nội dung của hai điều khoản FOB INCOTERMS 2010 và FOB Hoa Kỳ.

5A5. Nêu được tên của 2 điều kiện mới trong INCOTERMS 2010 so với INCOTERMS 2000.

5A6. Nêu được nội dung 11 điều kiện của INCOTERMS 2010.

5A7. Nêu được giá trị pháp lí của INCOTERMS.

5B1. Phân tích được nội dung 11 điều kiện của INCOTERMS 2010.

5B2. Phân tích được những điểm mới cơ bản của INCOTERMS 2010 so với INCOTERMS 2000.

5B3. Phân tích được trường hợp áp dụng các điều kiện INCOTERMS 2010 đối với các phương thức vận tải khác nhau.

5B4. Phân biệt được FOB INCOTERMS 2010 và FOB Hoa Kỳ.


5C1. Bình luận được vai trò của INCOTERMS 2010 trong thương mại quốc tế.


7. TỔNG HỢP MỤC TIÊU NHẬN THỨC

Mục tiêu

Vấn đề

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Tổng

Vấn đề 1

4

3

1

8

Vấn đề 2

4

4

1

9

Vấn đề 3

6

5

1

12

Vấn đề 4

7

5

1

13

Vấn đề 5

7

4

1

12

Tổng

28

21

5

54

8. HỌC LIỆU

A. GIÁO TRÌNH



  1. Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012 (Giáo trình song ngữ Anh-Việt do EU tài trợ trong khuôn khổ dự án EU-Việt Nam MUTRAP III, download miễn phí từ các đường link http://intertradelaw.hlu.edu.vn/files/Giao%20trinh%20Luat%20Thuong%20mai%20quoc%20te.pdf; http://www.mutrap.org.vn/en/library/Lists/Announcements/DispForm.aspx?ID=37&Source=http%3A%2F%2Fwww.mutrap.org.vn%2Fen%2Flibrary%2Fdefault.aspx; http://www.mutrap.org.vn/thu_vien/Lists/Announcements/DispForm.aspx?ID=31&Source=http%3A%2F%2Fwww.mutrap.org.vn%2Fthu_vien%2Fdefault.aspx).

  2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2013.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO BẮT BUỘC

* Sách

  1. Raj Bhala, Luật thương mại quốc tế - Những vấn đề lí luận và thực tiễn (sách dịch), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.

* Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam

  1. Bộ luật dân sự năm 2005.

  2. Luật thương mại năm 2005.

  3. Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.

  4. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

  5. Pháp lệnh ngoại hối năm 2005.

  6. Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

* Điều ước quốc tế và các tài liệu khác

  1. Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

  2. Công ước Roma năm 1980 về luật áp dụng đối với quan hệ nghĩa vụ hợp đồng.

  3. Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.

  4. ISBP 681 2007 ICC.

  5. Luật mẫu của UNCITRAL năm 1985 về trọng tài quốc tế.

  6. PICC 2010.

  7. UCP 600.

  8. ICC URC 522.

  9. ICC URR 525.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO TỰ CHỌN

  1. Bernard Audit, The Vienna Sales Convention and the Lex Mercatoria, Juris Publishing, 1998, p. 173 - 194.

  2. Charles L. Denison, The New Law Merchant From a Legal and Arbitral Perspective the Eason Weinmann Center for Comparative Law, Tulane University School of Law, November 10, 1989.

  3. Gesa Baron and Bonn Edinburgh, Do the UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts form a new lex mercatoria, link: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/baron.html

  4. Howarth, Richard J, Lex Mercatoria: can general principles of law govern international commercial contracts?, CanterLawRw 2, 10 Canterbury Law Review 36, 2004.

  5. Mary Ann Glendon, Paolo G. Carozza, Colin B. Picker, Comparative Legal Traditions in a Nutshell, Third edition, Thomson West, 2008.

  6. Nguyễn Quỳnh Trang, Lex Mercatoria trong trọng tài thương mại quốc tế, Hội thảo khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013.

  7. Nguyễn Thị Quy, Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C, Nxb. Lí luận chính trị, Hà Nội, 2006.

  8. Ngô Huy Cương, “Cụ thể hoá quan điểm về tập quán pháp theo Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ chính trị”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 3+4 (164+165), tháng 2/2010.

  9. Pryles, Michael, Application of the Lex Mercatoriain International Commercial Arbitration, UNSWLawJl 17, 31(1) University of New South Wales Law Journal 319, 2008.

* Các website

      1. http://www.intertradelaw.hlu.edu.vn

      2. http://www.austlii.edu.au

      3. http://www.mof.gov.vn

      4. http://www.mofa.gov.vn

      5. http://www.moit.gov.vn

      6. http://www.mutrap.org.vn

      7. http://www.nciec.gov.vn

      8. http://www.sbv.gov.vn

      9. http://www.trans-lex.org

      10. http://www.unidroit.org

      11. http://www.worldtradelaw.net

9. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY-HỌC

9.1. Lịch trình chung

Tuần

Vấn đề

Hình thức tổ chức dạy học

Tổng

giờ TC

Lí thuyết

Seminar

LVN

Tự NC

Kiểm tra đánh giá

1

1 +2

2

(4)


(2)

(2)

- Nhận BT lớn

- Nhận BT nhóm số 1 và BT nhóm số 2



6

2

3

2

(4)

(2)

(2)

Nộp BT nhóm số 1

6

3

4

2

(4)

(2)

(2)

- Thuyết trình BT nhóm số 1 

6

4

4

2

(4)

(2)

(2)




6

5

5

2

(4)


(2)

(2)

- Nộp BT nhóm số 2

- Thuyết trình BT nhóm số 2

- Nộp BT lớn


6

Tổng số giờ TC

10

10

5

5




30

9.2. Lịch trình chi tiết

Tuần 1: Vấn đề 1 + 2

Hình thức

tổ chức

dạy-học

Số giờ TC

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết



2 giờ TC



- Giới thiệu đề cương môn học tập quán thương mại quốc tế:

+ Giới thiệu chính sách đối với người học;

+ Giới thiệu tài liệu cần thiết cho môn học;

+ Giới thiệu các hình thức kiểm tra đánh giá.

- Giới thiệu:

+ Khái quát chung về tập quán thương mại quốc tế;

+ Mối quan hệ giữa tập quán thương mại quốc tế với các loại nguồn khác của luật thương mại quốc tế

* Nhận BT lớn.

* Nhận BT nhóm số 1 và BT nhóm số 2.


* Nghiên cứu đề cương môn học tập quán thương mại quốc tế.

* Những đề xuất, nguyện vọng.



* Đọc:

- Chương 1 Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012.

- Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2013.

- Tài liệu khác.



Seminar 1


1 giờ TC


- Thảo luận giá trị pháp lí của tập quán thương mại quốc tế.


* Đọc:

- Chương 1 Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012.

- Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2013.

- Tài liệu khác.



Seminar 2

1 giờ TC


- Thảo luận về mối quan hệ giữa tập quán thương mại quốc tế với các loại nguồn khác của luật thương mại quốc tế.

* Đọc:

- Chương 1 Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012.

- Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2013.

- Tài liệu khác.



LVN

1 giờ TC


- Các nhóm làm quen với cách làm việc của từng thành viên, thảo luận, tìm cách giải quyết BT nhóm.

- Đọc tài liệu.

- Lập dàn ý vấn đề cần thảo luận.

- Chuẩn bị nội dung thảo luận.

- Đưa ra quan điểm cá nhân.



Tự NC


1 giờ TC

Sự phát triển của tập quán thương mại quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

- Đọc tài liệu.


Tư vấn

    • Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

    • Thời gian: 8h30 - 10h30 thứ hai hàng tuần

    • Địa điểm: Văn phòng Bộ môn pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế (nhà A, tầng 3, phòng 307)

KTĐG

Nhận BT lớn, BT nhóm số 1 và BT nhóm số 2 vào giờ lí thuyết


Tuần 2: Vấn đề 3

Hình thức

tổ chức

dạy-học

Số giờ TC

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết


2 giờ TC


- Giới thiệu về Lex Mercatoria:

+ Tổng quan về Lex Mercatoria;

+ CISG và Lex Mercatoria;

+ Unidroit và Lex Mercatoria.

+ Trọng tài thương mại quốc tế và Lex Mercatoria.

* Nộp BT nhóm số 1


* Đọc:

- Chương 1 Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012.

- Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2013.

- Tài liệu khác.



Seminar 1


1 giờ TC


- Thảo luận về CISG và Lex Mercatoria.

* Đọc:

- Mục 2, Chương 1 Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012.

- Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2013.

- Tài liệu khác.



Seminar 2



1 giờ TC


- Thảo luận về Trọng tài thương mại quốc tế và Lex Mercatoria.

LVN

1 giờ TC


Thảo luận, giải quyết BT nhóm

- Đọc tài liệu.

- Lập dàn ý vấn đề cần thảo luận.

- Chuẩn bị nội dung thảo luận.

- Đưa ra quan điểm cá nhân.



Tự NC


1 giờ TC


Vai trò của Lex Mercatoria đối với sự phát triển của luật thương mại quốc tế hiện đại

- Đọc tài liệu.


Tư vấn

    • Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

    • Thời gian: 8h30 - 10h30 thứ hai hàng tuần

    • Địa điểm: Văn phòng Bộ môn pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế (nhà A, tầng 3, phòng 307)

KTĐG

Nộp BT nhóm số 1 vào giờ lí thuyết

Tuần 3: Vấn đề 4

Hình thức

tổ chức

dạy-học

Số giờ TC

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết


2 giờ TC


- Giới thiệu về tập quán quốc tế trong thanh toán quốc tế và UCP 600.

* Nộp BT nhóm số 2.

* Đọc:

- Mục 4, Chương 5 Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012.

- Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2013.

- Tài liệu khác.



Seminar 1


1 giờ TC

Thuyết trình BT nhóm số 1.

- Chuẩn bị nội dung thuyết trình.

- Phân công người thuyết trình.

- Đọc các tài liệu liên quan tới buổi thuyết trình.


Seminar 2


1 giờ TC

Thuyết trình BT nhóm số 1.

LVN

1 giờ TC

Thảo luận, giải quyết BT nhóm.

- Đọc tài liệu.

- Chuẩn bị nội dung thảo luận.

- Đưa ra quan điểm cá nhân.


Tự NC

1 giờ TC

Vị trí, vai trò của tập quán quốc tế trong thanh toán quốc tế.

- Đọc tài liệu.

Tư vấn

    • Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

    • Thời gian: 8h30 - 10h30 thứ hai hàng tuần

    • Địa điểm: Văn phòng Bộ môn pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế (nhà A, tầng 3, phòng 307)

KTĐG

- Nộp BT nhóm số 2 vào giờ lí thuyết;

- Thuyết trình BT nhóm số 1 vào giờ seminar 1 + 2.



Tuần 4: Vấn đề 4

Hình thức

tổ chức

dạy-học

Số giờ TC

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết


2 giờ TC

- Giới thiệu về các quy tắc thống nhất về nhờ thu của ICC số 552 và URR 525.

* Đọc:

- Mục 4, Chương 5 Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012.

- Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2013.

- Tài liệu khác.



Seminar 1


1 giờ TC

Thảo luận về UCP 600.

* Đọc:

- Mục 4, Chương 5 Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012.

- Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2013.

- Tài liệu khác.



Seminar 2


1 giờ TC

Thảo luận về các quy tắc thống nhất về nhờ thu của ICC số 552 và URR 525.

* Đọc:

- Mục 4, Chương 5 Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012.

- Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2013.

- Tài liệu khác.



LVN

1 giờ TC

Thảo luận, giải quyết BT nhóm.

- Đọc tài liệu.

- Chuẩn bị nội dung thảo luận.

- Đưa ra quan điểm cá nhân.


Tự NC

2 giờ TC

Thực tiễn áp dụng UCP 600 trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Đọc tài liệu.


Tư vấn

    • Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

    • Thời gian: 8h30 - 10h30 thứ hai hàng tuần

    • Địa điểm: Văn phòng Bộ môn pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế (nhà A, tầng 3, phòng 307)

Tuần 5: Vấn đề 5

Hình thức

tổ chức

dạy-học

Số giờ TC

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết

2 giờ TC

- Giới thiệu về các điều kiện giao hàng theo INCOTERMS


* Đọc:

- Chương 1, Mục 2, Chương 5 Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012.

- Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2013.

- Tài liệu khác.



Seminar 1


1 giờ TC

Thuyết trình BT nhóm số 2.

- Chuẩn bị nội dung thuyết trình.

- Phân công người thuyết trình.

- Đọc các tài liệu liên quan tới buổi thuyết trình.


Seminar 2


1 giờ TC

Thuyết trình BT nhóm số 2.

* Nộp BT lớn.




Tư vấn

    • Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu…

    • Thời gian: 8h30 - 10h30 thứ hai hàng tuần

    • Địa điểm: Văn phòng Bộ môn pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế (nhà A, tầng 3, phòng 307)

KTĐG

- Thuyết trình BT nhóm số 2 vào giờ seminar 1 + 2;

- Nộp BT lớn vào giờ serminar 2.



10. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MÔN HỌC

  • Theo quy chế đào tạo hiện hành.

  • Sinh viên nào làm BT vượt quá số trang quy định bị trừ điểm. Mức trừ điểm: vượt quá mỗi 25% số trang quy định bị trừ 1 điểm (một điểm).

  • BT phải được đánh máy trên khổ giấy A4. Số thứ tự của trang ở giữa trang, phía trên. Cỡ chữ 14, kiểu chữ Times New Roman, dãn dòng 1,5 lines; lề trên 3,5 cm, lề dưới 3 cm, lề trái 3,5 cm, lề phải 2 cm.

  • Khuyến khích sinh viên trao đổi thông tin minh bạch với giáo viên bằng e-mail theo địa chỉ e-mail của Khoa (pltmhhdvqt@gmail.com).

11. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

11.1. Đánh giá thường xuyên

  • Kiểm diện

  • Minh chứng tham gia LVN.

11.2. Đánh giá định kì

Hình thức

Tỉ lệ

BT nhóm số 1

10%

BT nhóm số 2

10%

BT lớn

20%

Thi kết thúc học phần

60%

* BT nhóm

  • Hình thức: Bài luận từ 2 đến 4 trang A4 (kể cả phụ lục, nếu có)

  • Nội dung: Bộ BT của Bộ môn

  • Tiêu chí đánh giá:

1. Xác định đúng các sự kiện pháp luật, các vấn đề pháp luật chủ yếu liên quan đến BT.

2 điểm

2. Xác định chính xác các nguồn luật liên quan; có khả năng tóm tắt và giải thích pháp luật; có khả năng vận dụng các lập luận mang tính học thuyết một cách ngắn gọn, súc tích.

3 điểm

3. Thể hiện ý tưởng rõ ràng, cú pháp rõ ràng; có khả năng trích dẫn nguồn tài liệu; danh mục tài liệu tham khảo đầy đủ.

2 điểm

4. Kĩ năng làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm

3 điểm

Tổng

10 điểm

* BT lớn

  • Hình thức: Viết tiểu luận từ 2 đến 5 trang A4 (kể cả phụ lục, nếu có).

  • Nội dung: Bộ BT của Bộ môn liên quan đến toàn bộ kiến thức trong chương trình.

  • Tiêu chí đánh giá:

1. Xác định đúng các sự kiện pháp luật, các vấn đề pháp luật chủ yếu liên quan đến BT.

3 điểm

2. Xác định chính xác các nguồn luật liên quan; có khả năng tóm tắt và giải thích pháp luật; có khả năng vận dụng các lập luận mang tính học thuyết một cách ngắn gọn, súc tích.

5 điểm

3. Thể hiện ý tưởng rõ ràng, cú pháp rõ ràng; có khả năng trích dẫn nguồn tài liệu; danh mục tài liệu tham khảo đầy đủ.

2 điểm

Tổng

10 điểm

* Thi kết thúc học phần

  • Hình thức: Thi trắc nghiệm, thời gian 60 phút. Chấm bài trên máy.

  • Tổng điểm: 10 điểm.


MỤC LỤC







Trang

1.

Thông tin về giảng viên

3

2.

Môn học tiên quyết

4

3.

Tóm tắt nội dung môn học

4

4.

Nội dung chi tiết của môn học

5

5.

Mục tiêu chung của môn học

6

6.

Mục tiêu nhận thức chi tiết

7

7.

Tổng hợp mục tiêu nhận thức

11

8.

Học liệu

12

9.

Hình thức tổ chức dạy-học

14

10.

Chính sách đối với môn học

22

11.

Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá

22








tải về 231.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương