TrưỜng đẠi học kinh tế ĐẠi họC ĐÀ NẴng khoa quản trị kinh doanh giáo trình khởi sự kinh doanh


Sau khi học xong chương này học viên có thể



tải về 1.37 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/34
Chuyển đổi dữ liệu21.04.2024
Kích1.37 Mb.
#57308
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34
Hướng-dẫn-lập-kế-hoạch-tài-chính

Sau khi học xong chương này học viên có thể:
- Mô tả tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính đối với thành công của doanh 
nghiệp khởi nghiệp; 
- Vận dụng kiến thức về tài chính để lập các báo cáo tài chính thiết yếu; 
- Tính toán được các tiêu chí đánh giá về mặt tài chính liên quan đến quyết định 
đầu tư 
- Nhận biết và lựa chọn được những phương pháp phù hợp có thể sử dụng để định 
giá doanh nghiệp khởi nghiệp. 


1. VAI TRÒ, MỤC TIÊU VÀ CÁC LOẠI KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 
1.1. Vai trò của hoạch định tài chính trong khởi nghiệp
Trong kinh doanh, tiền mặt được ví như dòng máu nuôi sống doanh nghiệp. Nếu không có đủ 
tiền mặt, một doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ không thể cầm cự để vượt qua giai đoạn khó khăn 
ban đầu. Ngay cả những dự án kinh doanh tồn tại được cũng có thể gặp phải những rắc rối về 
tiền mặt, gây hậu quả nghiêm trọng cho dự án và và cho nhà sáng lập. Do đó các kế hoạch tài 
chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp các nhà khởi nghiệp vận hành doanh 
nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp.
Đối với dự án khởi nghiệp, lập kế hoạch tài chính thường bao gồm việc lập báo cáo tài chính 
hàng tháng trong vòng 3-5 năm đầu tiên và tập trung vào nhu cầu tiền mặt của một dự án kinh 
doanh. Báo cáo tài chính ngắn hạn này sẽ trả lời cho câu hỏi liệu dự án kinh doanh dự kiến sẽ 
thu được khoản tiền mặt cần thiết để đáp ứng các nghĩa vụ sắp tới của nó không? Trong giai 
đoạn đầu, mọi dự án khởi nghiệp đều quan tâm đến dòng tiền. Liệu có đủ tiền mặt để duy trì 
hoạt động của doan nghiệp không?
Các kế hoạch tài chính có đặc trưng cơ bản là được trình bày bằng đơn vị đo lường chung là 
tiền tệ. Vì vậy, hệ thống kế hoạch tài chính đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc lập kế 
hoạch và kiểm soát của các doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh ở chương 5 đã xác định mục 
tiêu và những hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu khởi nghiệp. Mọi hoạt động đều 
cần phải sử dụng các nguồn lực chung của doanh nghiệp. Hoạch định tài chính sẽ cụ thể hoá 
các kế hoạch ở chương 5 thành các dòng tiền thông qua hệ thống các ngân sách, từ đó tính 
được nguồn vốn cần thiết, dự toán doanh số, lợi nhuận cũng như ước lượng về hiệu quả của dự 
án khởi nghiệp. 
Từ kế hoạch kinh doanh ở chương 5, mọi phương án kế hoạch về sản xuất, nhân sự, 
marketing… sẽ được cụ thể hoá thành dòng tiền. Cần chi bao nhiêu tiền? thu được bao nhiêu 
tiền? Khi nào? Quy trình lập kế hoạch tài chính có thể thực hiện theo tiến trình Hình 7.1. 



tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương