TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên bùi thị Ánh dưƠng nghiên cứu sử DỤng liều kế nhiệt huỳnh quang (tld) ĐỂ Đo liều bức xạ gamma trong môi trưỜNG


Các phương pháp xác định liều bức xạ trong tự nhiên



tải về 0.55 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.55 Mb.
#30382
1   2   3   4   5   6   7

Các phương pháp xác định liều bức xạ trong tự nhiên


Đo suất liều bức xạ tự nhiên trong môi trường có thể được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau, việc lựa chọn tùy thuộc vào các mục đích ứng dụng cụ thể. Các phương pháp xác định liều bức xạ trong tự nhiên có thể được phân ra thành hai phương pháp :

  • Đo tức thời bằng các thiết bị đo chủ động (active detectors).

  • Đo tích lũy bằng các thiết bị đo thụ động ( passive detectors).

Thiết bị đo chủ động là các thiết bị cho phép xác định suất liều bức xạ tại một thời điểm nhất định. Thông thường các máy đo liều xách tay thường hay được sử dụng để xác định liều bức xạ trong tự nhiên bởi ưu điểm của chúng là thiết bị đơn giản, gọn nhẹ dễ sử dụng và có thể đưa ra suất liều ngay tại thời điểm đo. Tuy nhiên độ chính xác của phép đo tùy thuộc vào từng loại thiết bị khác nhau và phụ thuộc vào một số yếu tố của môi trường.

Phương pháp đo thụ động bằng cách sử dụng các liều kế nhiệt huỳnh quang, liều kế phim để đo tại thực địa. Phương pháp này cho phép đánh giá suất liều bức xạ trong một khoảng thời gian tương đối dài (1- 6 tháng). Hiện nay kỹ thuật nhiệt huỳnh quang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực đo liều môi trường và đo liều cá nhân cho nhân viên bức xạ bởi một số ưu điểm sau :



  • Vật liệu nhiệt huỳnh quang được chế tạo với kích thước vật lý nhỏ thuận tiện cho việc sử dụng, không cần dây cáp nối, dễ dàng vận chuyển, đặt trong các hộp nhỏ hoặc bình chứa, có thể gửi qua đường bưu điện [1].

  • Vật liệu phát huỳnh quang có sẵn phong phú, đa dạng tạo nên những đầu nhạy tương đương với các tổ chức trong cơ thể và có độ nhạy chọn lọc đối với các loại bức xạ khác nhau, thích hợp với việc kiểm tra phông và đo liều tai nạn.

  • Dải liều đo được rất rộng từ khoảng 10-6 đến khoảng 107 Gy[1].

  • Có khả năng lưu trữ và bảo vệ thông tin được lâu, không bị ảnh hưởng bởi suất liều chiếu xạ cao tới xấp xỉ 109Gy/s, ít phụ thuộc vào môi trường, độ ẩm.

  • Có thể sử dụng nhiều lần, thích hợp với chương trình tự động hóa

  • Các vật liệu nhiệt huỳnh quang có sẵn để sử dụng.

Nhờ có những ưu điểm quan trọng như vậy nên các liều kế nhiệt huỳnh quang đã cạnh tranh rất hiệu quả với những phương pháp truyền thống như phương pháp ion hóa và nhũ tương ảnh trong nhiều lĩnh vực (ví dụ trong kiểm tra liều lượng cá nhân, xác định liều lượng trong y học hạt nhân,, đo kiểm tra liều môi trường. Tuy nhiên hệ máy đọc liều huỳnh quang có nhược điểm quan trọng là khá đắt tiền.

    1. Nhiệt huỳnh quang và đặc trưng của liều kế nhiệt huỳnh quang

      1. Nhiệt huỳnh quang

Nhiệt huỳnh quang là hiện tượng các chất cách điện (điện môi) hoặc chất bán dẫn điện phát ra ánh sáng khi bị nung nóng nếu như trước đó các vật liệu này đã được chiếu xạ bởi các bức xạ ion hóa như: bức X, bức xạ anpha, bức xạ beta, bức xạ gamma...

Như vậy, đối với vật liệu nhiệt phát quang ta cần lưu ý những điều sau:



  • Vật liệu phải là chất điện môi hay bán dẫn.

  • Vật liệu đã có khoảng thời gian hấp thụ năng lượng trong quá trình được phơi chiếu bởi bức xạ ion hóa.

  • Nhiệt chỉ đóng vai trò kích thích chứ không phải là nguyên nhân chính gây sự phát quang.

  • Các vật liệu này sau khi đã được kích thích nhiệt để phát quang thì khi nâng nhiệt một lần nữa cũng sẽ không phát quang, do electron đã thoát ra khỏi bẫy. Nếu muốn phát quang thì vật liệu cần chiếu xạ lần nữa. Mô hình cấu trúc các vùng hoạt động năng lượng của hiện tượng nhiệt huỳnh quang.

Hiện tượng phát quang xảy ra là do chúng ta đã cung cấp năng lượng cho các electron dưới dạng nhiệt làm cho các điện tử này thoát khỏi hố bẫy và chuyển dịch về mức cơ bản cùng với đó là phát ra những phôtôn ánh sáng trong miền khả kiến.
      1. Một số liều kế nhiệt phát quang sử dụng trong đo liều bức xạ ion hóa


Nói chung, trong các loại vật liệu nhiệt huỳnh quang đang được sử dụng phổ biến, có thể phân chia thành 2 loại [1]:

  • Liều kế tương đương mô: là loại liều kế có nguyên tử số hiệu dụng Zeff gần với nguyên tử số hiệu dụng của mô sinh học có giá trị vào cỡ 7,4.

  • Liều kế không tương đương mô: là loại liều kế có nguyên tử số hiệu dụng Zeff khác nhiều so với Zeff của mô.

Đặc trung chủ yếu của một số vật liệu nhiệt huỳnh quang được chỉ trong Bảng 1.11

Bảng 1. 11 Các đặc trưng của một số vật liệu nhiệt huỳnh quang

Vật liệu nhiệt huỳnh quang

LiF:Mg,Ti

(TLD-100)



CaSO4:Dy

LiF:Mg,Cu,P

(Bắc Kinh)



Độ nhạy nhiệt huỳnh quang tương đối

1

30

30 (vùng tích hợp)

40 (chiều cao đỉnh)



Bước sóng cực đại phát ra

425nm

480, 570nm

380nm

Ngưỡng dò với nhiệt độ qui ước

50nGy

1mGy – 30Gy

0,1mGy – 12Gy

Đáp ứng năng lượng

1,3 keV

10 -12 keV

0,8keV

Vùng tuyến tính

50mGy – 3mGy

10 – 20

0,8keV

Đỉnh cong

210

220

210

Tiền chiếu xạ

4000C --1h

4000C --1h

2400C – 10 phút

Xử lí nhiệt

800C – 24h







Vật liệu nhiệt huỳnh quang LiF:Mg,Ti có độ nhạy nhiệt huỳnh cao tương đối cao, có số nguyên tử hiệu dụng gần tương đương với mô, hệ số suy giảm tín hiệu thấp cho nên vật liệu này phù hợp với việc sử dụng để đo liều lượng bức xạ trong y tế và môi trường.

      1. Một số đặc trưng của vật liệu nhiệt huỳnh quang LiF:Mg,Ti (ký hiệu thương phẩm là TLD-100)

Vật liệu LiF có số nguyên tử hiệu dụng Zeff= 8.14 gần tương đương với mô. Chúng có dải liều rộng từ vài mR đến 2.105 R và ít phụ thuộc vào năng lượng ( < 10KeV- vài MeV), fading không đáng kể cỡ 5% trên năm [12].

Trên đường cong nhiệt phát quang của LiF : Mg :Ti (LiF 100) có ít nhất là 6 đỉnh trong khoảng nhiệt độ từ nhiệt độ phòng đến 3000C Trong đó: Đỉnh 1 (60o C), đỉnh 2 (120o C), đỉnh 3 (1700C), đỉnh 4 (1900C), đỉnh 5 (2100C), đỉnh 6 (2850C). Đỉnh chính của đường cong nhiệt phát quang là 190oC và 210 oC tương ứng với đỉnh 4 và 5.




Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương