Trận đấu kinh tế giữa người dân và chuyên gia



tải về 157.94 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích157.94 Kb.
#30967
1   2   3

Chú thích: (a) Collard, Tim, 2009, Chinese princelings: the cover-up gets more difficult, The Telegraph, UK, 10/08/2009.

 

Niềm tin vào con người Việt

Tác giả: Alan Phan

Bài đã được xuất bản.: 30/11/2010 04:00 GMT+7



http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-11-29-niem-tin-vao-con-nguoi-viet

Trong dòng đời, đối diện những thử thách khó khăn, chính con người "lì" như tôi cũng nhiều lúc muốn buông thả. Nhưng nhìn những tấm gương như chị Gấm, tôi thấy mình không có quyền bỏ cuộc.

Năm 1983, trong một dịp về thăm nhà ở California, tôi đang loay hoay sửa lại hệ thống tưới nước cho khu vườn trước nhà, áo quần mặt mày lem luốc như một anh lao công Mỹ chính hiệu; thì một người phụ nữ lạ mặt xuất hiện ngoài cổng, cao tiếng, "Ông Tổng; Ông Tổng". Đã lâu lắm tôi mới nghe lại danh từ này.

Ngạc nhiên, tôi ra mở cửa mời khách vào nhà. Chị giải thích, "Con là nhân viên cắt thịt của nhà máy Dona Foods ở Biên Hòa ngày xưa. Chắc ông không nhớ?" Tôi lắc đầu. Nhà máy có hơn 3.000 nhân viên, ngoài các cán bộ trong ban quản lý, tôi thực sự không biết ai. Chị đưa ra tấm thẻ ID cũ của công ty, đã bạc màu, nhưng vẫn còn nhận rõ tên Dương Thị Gấm, với tấm hình đen trắng ngày xưa rất quê mùa, có cả tên và chức vụ của anh quản lý trong khu vực sản xuất.

Chị tiếp tục kể, "Sau khi chính quyền tiếp thu, con làm thêm 4 tháng rồi bị cho nghỉ vì nhà máy không đủ nguyên liệu để điều hành. Con lên thành phố làm ô sin cho một gia đình vừa ở ngoài Bắc vô. Sau 1 năm, ông chủ được thăng chức điều về Hà Nội. Vì con làm việc tốt, ông đem con đi luôn và con ở ngoài đó đến 2 năm. Trong thời gian làm thuê, có ông nhân viên ngoại giao người Đức cạnh nhà. Ông ta lớn tuổi, nhưng ngỏ ý muốn cưới con và đem về Đức khi mãn nhiệm. Muốn giúp gia đình nên con đồng ý, dù con chỉ mới 22 tuổi trong khi ông ta đã hơn 60." Tôi nhìn chị kỹ hơn. Năm 1975, chị mới 19, thì năm nay, có lẽ chị chỉ mới 27, nhưng xem chị già và phong trần nhiều. Chị thuộc loại đàn bà xấu, dưới trung bình, lại thêm đôi chân bị khập khễnh. Có lẽ những bệnh tật, bất hạnh và mặc cảm đã làm chị già trước tuổi?

"Con theo chồng về Đức được 3 năm thì phải bỏ trốn, rồi ly hôn, vì ông này mỗi lần say rượu là đánh đập con tàn nhẫn. Con phải vào nhà thương cả chục lần mỗi năm. Không có tiền bạc hay của cải, làm bồi bàn khổ cực, nên con nghe lời rủ rê của bạn bè chạy qua Mỹ tìm đường sống. Con đến Los Angeles được 6 tháng nay." Đại khái, chị đang làm nhân viên thoa bóp (masseuse) cho một tiệm trên San Bernadino. Thu nhập cũng tạm đủ sống, nhưng có cơ hội, người chủ muốn sang tiệm, nên chị tìm cách mua lại.


Một góc khu chợ của người Việt tại Đông Âu.

"Con dành dụm được hơn 12 ngàn đô la, nhưng còn thiếu 5 ngàn nữa. Nghe tin ông Tổng ở đây, con hy vọng ông giúp cho con số tiền này để con có cơ hội vươn lên".

Tôi đính chính với chị, tôi đã hết là ông Tổng, hiện nay chỉ là một nhân viên xoàng của một ngân hàng nhỏ ở Wal Street, sống đời trung lưu bình dị như triệu người Mỹ khác. Nhưng may cho chị là hôm ấy, gần ngày Giáng Sinh, tôi thấy rộng lượng và nhất là vừa nhận được tấm chi phiếu khá lớn của ngân hàng cho tiền thưởng cuối năm. Tôi cho chị mượn 5 ngàn và thực sự, không nghĩ rằng mình sẽ thấy lại số tiền này, như nhiều trường hợp vẫn luôn xảy ra với bà con bạn bè.

Nhưng chỉ 6 tháng sau, chị lại tìm đến nhà trả lại số tiền 5 ngàn và còn muốn đưa thêm 3 ngàn tiền lãi. Tôi không có nhà, vợ tôi chỉ nhận lại 5 ngàn không lấy lãi và chúng tôi đều đồng ý là số tiến 5 ngàn khứ hồi này quả là chuyện thần thoại của Hollywood. Chị còn khoe với vợ tôi là đã mua thêm 1 tiệm massage khác.

Bẵng đi 5 năm, tôi không gặp lại chị và cũng không liên lạc gì. Tình cờ, tôi và bạn bè vào một quán ăn khá sang trọng ở Bolsa (quận Cam) và người chủ tiệm đứng đón tiếp chúng tôi là chị Gấm ngày nào. Chị huyên thuyên câu chuyện, "Làm massage có tiền nhưng nhức đầu với nhân viên, khách hàng và cơ quan công lực, nên con bán hết 5 tiệm và quay ra kinh doanh nhà hàng. Ngoài tiệm này, con còn 2 tiệm nữa ở khu phố Tàu và khu đại học UCLA." Chị cũng khác hẳn lúc xưa. Áo quần thời trang bảnh bao, ăn nói lịch thiệp hơn, cư xử đúng như một bà chủ, và chiếc xe Mercedes đời mới đậu ngay cạnh cửa nói lên sự "thành công" của chị.

Sau bữa ăn miễn phí, tôi cũng không liên lạc gì với chị, vì công việc làm ăn của tôi lúc này đem tôi đi khắp thế giới, không mấy khi về lại California. Cho đến năm 1997, khi tôi đi dự một hội thảo và triển lãm về ngành ngân hàng ở Chicago, chị lại xuất hiện. Tôi đang nghiêm túc ngồi trên bàn làm phối hợp viên (moderator), còn chị thì tươi cười chào tôi trong bộ âu phục của một nhân viên cao cấp (executive), với một thẻ bài đeo trên người có tên rất Mỹ là Christina Spencer. Trong bữa ăn chiều sau hội thảo, chị đưa tấm hình chồng chị và đứa con đã lên 3, rồi tiếp tục, "Trong khi kinh doanh, con đi học thêm vào buổi tối và cuối tuần, cuối cùng cũng lấy được mảnh bằng Cử nhân (Bachelor) về Tài chính (Finance). Sau đó con đi làm cho Wells Fargo (ngân hàng lớn ở California), gặp chồng con là Phó Giám Đốc R&D cho Xerox nên đời sống hai đứa cũng tốt đẹp. Chúng con đang sống ở Palo Alto (một khu giàu của Bắc California cạnh đại học Stanford)". Một nhân công nghèo hèn, thất học với một nhan sắc kém cỏi, lại gặp nhiều gian truân, chị đã lên tới đỉnh sung túc của một xã hội có sự cạnh tranh khắc nghiệt giữa nhiều loại dân tứ xứ. Tôi nhìn lại chị thêm lần nữa, một biểu tượng đáng khâm phục cho ý chí cầu tiến và sự hy sinh vô bờ để đạt đến giấc mộng của mình.

Dĩ nhiên là chị không nói ra, nhưng tôi tin là trong cuộc hành trình 22 năm vừa qua của chị, đã không thiếu những tình huống hiểm nghèo, cay đắng và tuyệt vọng chị phải đối diện. Sức mạnh nội tại nào đã giúp chị vượt qua và bay cao mới thực sự là "cú đấm thép" mà cộng động chúng ta hay bàn luận.

Không thiếu những trường hợp như chị trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Rời quê hương với hai bàn tay trắng, thiếu sót mọi kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ trên xứ người, những người Việt như chị đã vượt lên mọi rào cản, trở ngại để dành cho mình một chỗ đứng dưới ánh mặt trời (a place in the sun).

Tôi cũng còn nhớ một buổi sáng mùa đông nào, khoảng 1990, mấy người bạn đưa tôi đi thăm Chợ Vòm ở Moscow nơi phần lớn người Việt tụ tập mua hàng sỉ để đem về các tỉnh thành xa xôi ở Nga để bán lẻ lại. Tôi đã ái ngại nhìn những thùng đồ nặng trĩu trên đôi vai gầy yếu mỏng manh của vài thiếu nữ Việt Nam, quẩy gánh đi đến các trạm xe lửa, để tải hàng về những nơi như Siberia, Kazakhstan...chỉ nghe tên là đã lạnh run người. Họ là những biểu tượng đẹp nhất của tinh thần và sức sống Việt.

Dĩ nhiên là tôi cũng đã từng gặp những người Việt "xấu xí" trên các nẻo đường thế giới. Những anh chị dốt nát nhờ chút quyền lực, có chút tiền, ra nước ngoài coi trời bằng vung, hành xử với tất cả ấu trĩ của một bậc "đại quê mùa". Hay những cậu ấm cô chiêu, nhờ tiền rừng bạc biển của cha mẹ cung cấp, ăn chơi đua đòi, nhiễm mọi thói hư tật xấu của bọn sinh viên hoang đàng. Nhưng các người này chỉ là thiếu số giữa một đám đông người Việt thầm lặng, kiên nhẫn, cần cù xây dựng cho mình một tương lai xứng đáng với mọi lời vinh danh cao cả nhất.


Một góc chợ của người việt tại Đông Âu.

Khi nói về sự hãnh diện của dân tộc, tôi nghĩ phần lớn những người Việt tha phương không cho hình ảnh các đại gia với máy bay riêng hay xe siêu sang là sự tiến bộ của xã hội. Hay các chân dài với đủ nhãn hiệu "hoa hậu", "siêu sao" là biểu tượng của thành công. Hay vài trận bóng đá với các nước láng giềng hoặc những xếp hạng rất vô nghĩa của các nhóm truyền thống quốc tế.

Vả lại, ở lâu trên xứ người, chúng tôi đã chứng kiến những sự giàu sang hay tiếng tăm cả triệu lần các nhân vật hay sự kiện này.

Niềm hãnh diện thực sự của chúng tôi là những Dương Thị Gấm, những cô gái buôn hàng lẻ ở Moscow, những em trẻ đứng đầu bảng ở các trường trung học, những khoa học gia đồng hành cùng các nhân tài thế giới ở rất nhiều viện nghiên cứu, những doanh nhân cạnh tranh ngang ngửa trên sân chơi bằng phẳng của các nền kinh tế tân tiến... Những người Việt đó là động lực khiến chúng tôi phải gắng đi thêm bước nữa trong những giờ phút đen tối khó khăn nhất, phải vượt qua cái kỹ năng hạn hẹp của mình để tỏa sáng.

Trong dòng đời, đối diện những thử thách khó khăn, chính con người "lỳ" như tôi cũng nhiều lúc muốn buông thả. Muốn quay về một góc tối nào đó, an phận với cuộc sống an nhàn, cho qua kiếp người dâu bể. Nhưng nhìn những tấm gương như chị Gấm, tôi thấy mình không có quyền bỏ cuộc. Tôi tự nhủ mình đã quá may mắn, được nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh, phong lưu, với đủ lợi thế cạnh tranh. Sự thất bại của mình sẽ là một vết nhơ gấp đôi những con người Việt kém may mắn khác. Do đó, mình phải vươn vai đứng dậy để tiếp tục, vì đây là bổn phận và danh dự của mình trước những người bạn đồng hành.

Trước bối cảnh khó khăn hiện tại của kinh tế thế giới, và dự đoán là tình hình sẽ tệ hại hơn (theo nhận định chủ quan của tôi), tôi muốn nói với các doanh nhân trẻ và nhỏ của Việt Nam, trong hay ngoài nước, là nếu những con người như chị Gấm đã làm được, chúng ta cũng sẽ làm được. Điều thú vị nhất là lần ăn tối ở Chicago với chị Gấm, tôi bốc được một lời khuyên trong chiếc bánh may mắn (gọi là fortune cookies mà các nhà hàng Tàu ở Mỹ thường mời khách free. Bánh kèm bên trong một lời bói toán hay một câu nói của doanh nhân). Tôi còn giữ tờ giấy này, "Thua cuộc chỉ là một tình trạng tạm thời. Bỏ cuộc biến nó thành một sự kiện thường trực". (Being defeated is often a temporary condition. Giving up is what makes it permanent-- Marlene vos Savant). Chúng ta không tiên đoán về tương lai, chúng ta đang tạo dựng nó hàng ngày.

Góc nhìn: Alan Phan – Hiện tượng Phạm Thanh Bình

Posted on Tháng Tám 28, 2010 by govn

http://govn.wordpress.com/2010/08/28/goc-nhin-vinashin-hi%E1%BB%87n-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-ph%E1%BA%A1m-thanh-binh/

On the net

Ông Phạm Thanh Bình trước ngày bị bắt



Ông Phạm Thanh Bình trong phòng làm việc trước ngày bị bắt.

Khủng hoảng Vinashin tất nhiên gắn liền với trách nhiệm của người từng giữ chức vụ cao nhất tại tập đoàn này là nguyên Chủ tịch hội đồng Quản trị Phạm Thanh Bình. Suy tư về trường hợp Vinashin nói chung, về ông Bình nói riêng và so sánh sự khủng hoảng của tập đoàn này với sự sụp đổ của Công ty Enron tại Mỹ, ông Alan Phan- Chủ tịch Quĩ đầu tư Viasa đã gửi đến độc giả một số nhận định qua bài viết Hiện tượng Phạm Thanh Bình.

Alan Phan - Hiện tượng Phạm Thanh Bình

Tác giả Alan Phan

Tôi không quen biết hay có liên hệ làm ăn gì với ông Phạm Thanh Bình hay Công ty Vinashin của ông. Tôi chỉ hân hạnh được gặp ông một lần vào ba năm trước ở sân bay Nội Bài. Tôi vừa từ Hồng Kông đến và ông vừa từ Singapore về. Người bạn đi cùng quen ông Bình và chúng tôi trao đổi chuyện thời tiết (?) khoảng mười phút khi vừa qua cổng hải quan. Dù đang điều khiển một tập đoàn lớn nhất nước, ông không có “tiền hô hậu ủng” như các đại gia khác, đi một mình, và chỉ có anh tài xế ra đón. Ông vui vẻ và tự tin, không hách dịch, dễ gây cảm tình với người giao tiếp.

Một điều đáng khen nữa là dù dư thừa tài chính và quyền lực, ông đã không tìm mua một bằng dỏm của Irvine University hay Southern Pacific; và cũng không sai khiến thuộc cấp đi học hay đi thi giùm mình.

Sau đó vài tháng, tôi có bật qua một kênh truyền hình Việt Nam và thấy ông đang trả lời một cuộc phỏng vấn về Vinashin và vai trò của nó trong bối cảnh công nghiệp vận tải toàn cầu. Tôi nghĩ là ông đơn giản hóa nhiều vấn đề và hơi lệch lạc về khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Tôi cũng phân vân về chiến thuật quản trị “đi tắt đón đầu” táo bạo của ông; nhưng ông vẫn rất ấn tượng vì sự tự tin tột bậc trong những lời phát biểu. Ngay cả sau khi Vinashin sụp đổ, sự tự tin này vẫn tiềm tàng trong những cuộc phỏng vấn.

Tôi cũng không biết gì về hệ thống pháp lý hay thủ tục hành chính của Việt Nam để phán xét những hậu quả sẽ xảy đến cho ông Bình hay Tập đoàn Vinashin. Nhưng qua các kênh truyền thông trong và ngoài nước, tôi biết ông Bình đang phải gánh chịu rất nhiều mũi dùi từ mọi phía, và những áp lực này đã từng hủy diệt bao nhiêu viên tướng tài trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu nhìn từ khía cạnh chủ quan của riêng tôi, ông Bình và Vinashin có thể hãnh diện về nhiều thành tích.

Trước hết, có thể nói Vinashin là một hiện tượng trong lịch sử kinh tế thế giới, đáng ghi vào Sách kỷ lục Guinness (Book of Records). Theo Bloomberg, tập đoàn này làm thất thoát khoảng 4,5 tỉ USD tài sản tương đương với 5% GDP của Việt Nam. So với xì-căng-đan kinh tế lớn nhất của Mỹ, Công ty Enron phá sản với tài sản tổng cộng hơn 65 tỉ USD (vốn hóa thị trường) tương đương với 0,6% GDP của Mỹ vào thời đó (2001). Ở Á châu, Tập đoàn Sime Darby của Malaysia đạt kỷ lục năm 2009 với số tiền lỗ hơn 1,8 tỉ USD, tương đương với 0,4% của GDP. So với thành tích của Vinashin, họ chỉ là đàn em.

Về cá nhân ông Phạm Thanh Bình, ông chỉ cần có kinh nghiệm quản lý hơn chín năm là đã nắm giữ được một tập đoàn kinh tế vĩ đại. Trước đó, ông chỉ là một kỹ sư đóng tàu với một lý lịch bình thường. Sinh ra trong một gia đình quan chức khá giả, ông Bình không gặp nhiều khó khăn thời mới lớn. Khi tốt nghiệp đại học, quốc gia đã thanh bình và kinh tế bắt đầu cần những tài năng trẻ.

Với sự hỗ trợ không điều kiện của cấp trên, ông đã đưa Vinashin lên vị trí tập đoàn số 1 của Việt Nam trong vòng bốn năm ngắn ngủi. Trong khi đó, ông Ken Lay của Tập đoàn Enron học xong Ph.D. ở University of Houston vào năm 1965 và mãi 20 năm sau, khi đã lăn lộn ở các chức vụ quan trọng tại các công ty dầu khí hàng đầu của thế giới (Exxon, Florida Gas, Transco, Federal Power Commission…) ông mới có cơ hội mua lại HGH (sau đổi tên thành Enron), một công ty dầu khí nhỏ ở Texas. Ông xây dựng Enron bằng những vất vả khó khăn với hơn 12 năm cạnh bờ vực thẳm. So với Ken Lay, ông Bình như một sư phụ về nghệ thuật tiến thân trên đường danh vọng; và theo tướng số, tử vi ông Bình là “số đẻ bọc điều”.

Dĩ nhiên khả năng và kinh nghiệm của ông Bình để quản lý một tập đoàn như Vinashin lại là một vấn đề khác.

Một anh bạn còn bàn thêm về khác biệt giữa Enron và Vinashin. Trong khi Enron mất tiền của các cổ đông và làm cho bao nhiêu gia đình phải khánh tận, thì Vinashin chỉ mất tài sản chung của mọi người, chia ra cho 86 triệu dân để trả thì cũng chẳng đáng bao nhiêu. Bù lại, như thông lệ, chúng ta đã “rút được rất nhiều kinh nghiệm”. Đây là một đóng góp đáng kể cho nền giáo dục về kinh tế và quản trị của xứ mình; và chứng minh rằng nguyên tắc “cha chung không ai khóc” luôn luôn chính xác.

Tục ngữ Hy Lạp có câu, “Khi Thượng đế muốn hủy diệt một người nào, trước hết, Ngài sẽ biến kẻ đó thành một vị thần”. Trong một tiệc trà thân hữu vào năm 2007, tôi có chia sẻ với một số doanh nhân Việt về vấn nạn kiêu ngạo (arrogance) của các nhà lãnh đạo các công ty thành công.

Tôi lấy một bài học của cá nhân tôi làm thí dụ. Năm 1998, cổ phiếu Công ty Hartcourt của tôi đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ bộc phát mạnh và từ 1,6 USD vọt cao đến 21 USD, đem lại cho Hartcourt một thị giá khoảng 700 triệu USD. Sở hữu trên 32% công ty, tôi trở thành một triệu phú đáng kể trên giấy tờ. Tôi bắt đầu nghĩ là mình bất khả kháng cự trên mọi lĩnh vực và tài năng của mình khi được thể hiện đầy đủ thêm, sẽ là một lực đẩy “vá trời lấp biển”.

Tôi cố tình bỏ quên cái lý do chính của sự thành công tạm bợ này là thời cơ may mắn của bong bóng dotcom và quên đi những thiếu sót trầm trọng về kỹ năng của mình. Tôi lại được sự hỗ trợ hết mình của các “cổ động viên” vì những lý do lợi ích của cá nhân họ. May mắn cho tôi, trò chơi ngu xuẩn của tôi kết thúc sớm và cho tôi cơ hội tái cấu trúc công ty kịp thời.

Cuối cùng, Hartcourt cũng mất hơn 500 triệu USD thị giá và nhiều cổ đông vẫn còn chửi tôi thậm tệ trên các diễn đàn. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam 2007 khi các bong bóng tài sản xuất hiện, tôi nhận thấy các doanh nhân Việt Nam cũng rất nhiều hưng phấn và đầy tự tin. Đến nay, một số lớn vẫn lạc quan và nhiều kiêu hãnh. Đây là một tín hiệu tích cực về lâu dài cho nền kinh tế, nhưng chắc chắn nó sẽ tạo thêm nhiều Phạm Thanh Bình khác trong thời gian tới.

Sau khi Enron sụp đổ, Dr. Ken Lay đã chết vì bệnh đau tim hay tự tử (?) và đem tội lỗi hay sai lầm hay ngộ nhận về mình xuống mộ sâu. Tôi thương và cầu chúc cho ông Bình một hậu vận tốt đẹp hơn. Vì dù sao, không ai có thể buộc tội ông Bình là ông biết rõ ông đã làm những việc gì sai trái?



Theo Góc nhìn Alan Phan

Chuyện con ve và đàn kiến - Alan Phan - 10-06-2010, 03:43 PM



Chuyện con ve và đàn kiến
Tác giả: Alan Phan

Cơ chế chính trị đã tạo nên một tầng lớp ve giàu có, đầy quyền lực và tham lam trong việc rút tỉa mòn cạn các của cải tài nguyên đã do sức lao động của đàn kiến nghèo, thua kém từ các vùng quê tạo nên.....

Những ngày ở tiểu học, thập niên 50, mỗi học sinh đều phải thuộc lòng câu chuyện ngụ ngôn của Lafontaine về "Con Ve và Đàn Kiến". Chuyện kể là con ve chỉ thích ca hát suốt các ngày hè tươi đẹp còn đàn kiến cần cù lo chuyển chỗ dự trữ lương thực và xây tổ đề phòng cho những ngày đông lạnh giá. Con ve thật sự tỉnh ngộ và cay đắng sau khi phải đến tổ kiến để xin ăn và chỗ ở. Câu chuyện này là một mô hình luận lý của tính khôn ngoan, ham làm việc và biết lo xa của đàn kiến so với những thói hư tật xấu của loài ve ham chơi.

Gần đây, kinh tế gia Martin Wolf nhắc lại câu chuyện ve kiến này và lái đến chủ đề về các nền kinh tế toàn cầu. Theo ông, "kinh tế con kiến" được thể hiện bởi các quốc gia chăm chỉ sản xuất và biết tiết kiệm như Đức, Nhật, Trung Quốc; trong khi "kinh tế con ve" tượng trưng cho sự tiêu thụ, nợ nần và hoang phí của các quốc gia như Mỹ, Anh và Hy Lạp.

Nhưng liên quan giữa kiến và ve có một hệ số mới của thời hiện đại: để tiếp tục tăng trưởng và tạo công ăn việc làm cho đàn kiến, các kinh tế "kiến" đã phải cho các quốc gia "ve" vay nợ rất nhiều để ve tiếp tục tiêu thụ hàng hóa của kiến. Đến lúc này, ve không còn nhiều khả năng trả nợ và đàn kiến lại thực sự có vấn đề. Tiếp tục cho vay thì tờ giấy nợ sau này sẽ bị mất giá trầm trọng; mà không cho vay, thì nền kinh tế của mình bị suy sụp thảm hại vì không xuất khẩu được.

Khổ nhất là con kiến Trung Quốc, đàn kiến quá đông, không có việc làm cho chúng mà để cho chúng ăn không ngồi rồi thì sẽ mời gọi nhiều bất ổn xã hội trầm trọng.

Dĩ nhiên đây là nguyên tắc mà các doanh nhân đều biết rõ: nếu bạn nợ ngân hàng vài trăm triệu đồng thì đây là vấn nạn của bạn; nhưng nếu bạn nợ ngân hàng vài ngàn tỉ đồng, thì đây là vấn nạn của ngân hàng.




"Kinh tế con ve" tượng trưng cho sự tiêu thụ, nợ nần và hoang phí của các quốc gia như Mỹ, Anh và Hy Lạp.

Chuyện con ve và đàn kiến không những chỉ biểu hiện qua các nền kinh tế thế giới mà còn hiện diện ở khắp các tương quan trong các tầng lớp của từng nền kinh tế hay ngay cả trong nhiều gia đình và xã hội.

Trong một bài viết trước đây về Tư bản và Dân chủ, tôi đã phân tích về những con kiến tư bản cần cù làm việc đầu tắt mặt tối ở Mỹ để đóng thuế. Sau đó, chính phủ lại phân phối các khoản tiền thuế này cho các thành phần nghèo kém. Mức thuế ở Mỹ cao đến nỗi một người đi làm phải đóng thuế chỉ để nuôi một người Mỹ khác không đóng góp gì cho ngân sách quốc gia.

Cơ chế chính trị đã tạo nên một tầng lớp ve giàu có, đầy quyền lực và tham lam trong việc rút tỉa mòn cạn các của cải tài nguyên đã do sức lao động của đàn kiến nghèo, thua kém từ các vùng quê tạo nên.

Không những sử dụng nhân công giá rẻ từ các huyện xã nghèo, các con ve Trung Quốc còn lợi dụng bộ máy hành chính để trưng dụng đất đai thôn quê, tàn phá môi trường sinh sống của người dân khắp nơi, cũng như mượn trọn số tiền tiết kiệm của đàn kiến bằng cách giữ lãi suất huy động của mỗi ngân hàng dưới 2% trong suốt 30 năm qua.

Tôi không bàn về khía cạnh đạo đức, nhưng việc lạm dụng các phúc lộc xã hội của các thành phần ăn không ngồi rồi quả là một hiện tượng về ký sinh trùng của kinh tế Mỹ.

Số lượng các con ve hay ký sinh trùng này, kể cả các quan chức nhà nước và các chính trị gia, tăng trưởng rất nhanh chóng (vì ai cũng tham lam); cho nên, số lượng cũng như tinh thần năng động của đàn kiến Mỹ càng ngày càng suy sụp. Thu thuế không đủ để tiêu xài, chính phủ Mỹ còn đi vay mượn khắp nơi, nhất là Nhật và Trung Quốc, để sự thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.

Trong khi nền kinh tế tư bản Mỹ bị các thành phần nghèo kém, hưởng phúc lộc xã hội, không sản xuất lợi dụng tạo nên suy thoái dựa trên chủ nghĩa dân chủ; thì tại Trung Quốc, cơ chế chính trị đã tạo nên một tầng lớp ve giàu có, đầy quyền lực và tham lam trong việc rút tỉa mòn cạn các của cải tài nguyên đã do sức lao động của đàn kiến nghèo, thua kém từ các vùng quê tạo nên.

Không những sử dụng nhân công giá rẻ từ các huyện xã nghèo, các con ve Trung Quốc còn lợi dụng bộ máy hành chính để trưng dụng đất đai thôn quê, tàn phá môi trường sinh sống của người dân khắp nơi, cũng như mượn trọn số tiền tiết kiệm của đàn kiến bằng cách giữ lãi suất huy động của mỗi ngân hàng dưới 2% trong suốt 30 năm qua.

Và trong tất cả các thiên tai, khủng hoảng nhân tạo hay biến động xã hội, đàn kiến Trung Quốc là những người phải hứng chịu mọi thua lỗ. Các con ve Trung Quốc luôn luôn được bao bọc và nhiều khi hưởng thêm phúc lộc của chính phủ.




"Kinh tế con kiến" được thể hiện bởi các quốc gia chăm chỉ sản xuất và biết tiết kiệm như Đức, Nhật, Trung Quốc
Năm 1978, tôi đi công tác nhiều lần tại Bắc Kinh và có quen anh Liu Shan Dong, một viên chức trẻ tại Bộ Ngoại Thương Trung Quốc. Một hôm, anh mời tôi về nhà dùng cơm. Gia đình anh có 4 người (vợ, con và mẹ già), được cấp 1 căn hộ rộng khoảng 20m2 sau 10 năm làm việc cho chính phủ. Anh đạp xe đi về hơn 28 km mỗi ngày vì phải về nhà ăn cơm trưa để tiết kiệm tiền. Anh há hốc miệng khi nghe tôi nói tiền gửi xe hàng ngày của tôi ở Manhattan (NYC) mất khoảng 30USD, tương đương với số lương hàng tháng của anh. Anh là một con kiến chăm chỉ hiền lành gương mẫu như cả tỷ con kiến khác ở Trung Quốc.

Mười hai năm sau, tôi quay lại Bắc Kinh, tìm anh và cuộc đời anh đã thay đổi nhiều. Nhờ một dự án khu công nghiệp có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền địa phương ở Thiên Tân (cách Bắc Kinh khoảng 70km về phía Nam), anh đã trở thành một con ve ấn tượng của Bắc Kinh. Gia đình anh bây giờ đã ở một biệt thự rộng hơn 600m2 ngay gần khu Đại học Thanh Hoa. Anh và vợ đều có tài xế riêng cho hai chiếc Mercedes và BMW đời mới nhất, và nhân công phục vụ tại nhà riêng của anh đã lên đến 6 người (2 người osin, 1 người làm vườn, 2 người tài xế và 1 người nấu bếp).

Nhưng cái thay đổi lớn nhất là con ve này, kể cả bà vợ và bà mẹ, đã quên hẳn cái quá khứ làm kiến của mình và theo nhận xét của tôi, đối xử khá tàn tệ với người làm trong nhà. Hiện tượng con ve Liu Shan Dong thực ra rất phổ biến ở mọi tỉnh thành Trung Quốc và Việt Nam.

Thời đại mới, suy tư mới và chuẩn mực đạo đức văn hóa cũng thay đổi nhiều. Một thống kê của Đại học Boston về những tập quán của thế hệ 2014 tại Mỹ (mới vào đại học năm nay) cho thấy các bạn trẻ bây giờ gần như không bao giờ đeo đồng hồ ở cổ tay nữa. Ngày xưa, tôi say mê sưu tầm những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ cổ điển và bỏ cả ngày nhìn thời gian đóng băng trong những tác phẩm nghệ thuật này. Tôi đã từng mơ đến ngày giao lại bộ sưu tập quý báu này cho con cháu.

Sự thừa thãi của chiếc đồng hồ đeo tay trong bối cảnh hiện tại cũng không khác gì sự thừa thãi của câu chuyện ngụ ngôn về con ve và đàn kiến. Những nguyên lý đạo đức đã thay đổi và đây có lẽ là thời đại của con các ve. Một ngày gần đây, không ai còn muốn làm kiến nữa. Tính kiên nhẫn để cuối đầu chấp nhận một số phận thiệt thòi sẽ chấm dứt và biến thái thành một hiện tượng xã hội nào mới? Vì có ai nghĩ rằng mùa đông sẽ không bao giờ đến và cả thế giới sẽ tiếp tục ca hát trong một mùa hè bất tận?

* T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc).

Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/201...ve-va-dan-kien


Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 157.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương