Trần Trúc-Lâm những hộ pháp vưƠng của phật-giáo trong lịch sử ẤN-ĐỘ


Núi Tu-di: (Còn gọi là Meru hay Meros)



tải về 0.63 Mb.
trang11/24
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.63 Mb.
#13344
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24

Núi Tu-di: (Còn gọi là Meru hay Meros)


Trong văn chương và các tôn giáo gốc Ấn đều xem nó như là một ngọn núi thần thọai và là trụ chống của quả đất, và theo Ấn giáo thì đó cũng là trú xứ của vị thần Shiva hay Vishnu. 

Nhưng đạo quân xâm lăng của của vua Alexander sau khi tiến vào vùng Gandhara, đã tin là họ đã khám phá ra ngọn núi Meros và thành Nysa trên ấy, nằm khỏang giữa hai thành Kapisa và Peucelaotis. Cũng theo thần thọai Hy-lạp thì đó là nơi sinh của thần Dionysus (đồng hóa với thần Shiva).  


Philostratus (khỏang 175-245) đã thuật lại trong cuốn “Life of Apollonius of Tyana”chuyện chàng Apollonius viếng thăm Gandara và sau nhiều nổi thăng trầm trèo đèo vượt suối đã lên đến đỉnh ngọn Meros, nơi có đền thờ thần Dionysus với tượng đá trắng mang dáng vẻ người thanh niên Ấn. [Philostratus, Live of Apollonius of Tyana 2.8; dịch bởi F.C. Conybeare] 

---o0o---


Sự Hưng Thịnh của triều đại Maurya ở Ấn


Khỏang TK 4 TTL kinh đô Pataliputta (Thành hoa thị - nay là thành phố Patna) của nước Magadha (Ma-kiệt-đà) trở thành trung tâm quyền lực của Ấn. Ngay trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, hệ Pali (Maha-parinibbana sutta) nói về những năm sau cùng của đức Phật tại thế, Ngài đã ước đóan sự phồn thịnh của thành Pataliputta về mọi mặt. Phật dạy: “ … Này Ananda, chỗ nào các vị Ariyans an trú, chỗ nào các nhà thương mãi qua lại, chỗ ấy sẽ thiết lập một thành thị bậc nhất tên gọi là Pàtaliputta, một trung tâm thương mãi. Nhưng này Ananda, Pàtaliputta sẽ bị ba hiểm nạn về lửa, về nước hay chia rẽ bất hòa.”

[Trong  Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya): Tập 1; Kinh số 16; Tụng phẩm 1; Đọan 28 – bản dịch của HT. Thích Minh Châu]. Bấy giờ có vua Mahàpadma Nanda thay thế triều đại Haryanka cai trị một vùng rộng lớn từ sông Brahmaputra ở phía đông đến Beas ở phía tây. 

Năm 327 TTL, Đại đế trẻ tuổi của Hy-lạp Alexander đã bành trướng đất đai, đem quân đánh bại quân Persia và thâu tóm luôn vùng Tiểu Á. Hai năm kế, ông ổn định vùng Hindu Kush và Bactria (Baluchistan - bắc A-phú-hản), thiết lập lên nhiều thành phố như Samarkand, Leninabad (thuộc Nga ngày nay) và Chankar (phía bắc Kabul), tái dựng cố đô Kapisa và đổi tên là Alasandra gần Caucasus (để khỏi bị nhầm với Alexandria ở Ai-Cập) v..v... 

Thừa thắng ông định vượt sông Indus năm 325 TTL để tiến chiếm Ấn thì bị chận lại ở sông Jhelum (hay Hydaspes), vùng Taxila (Takkasala) bởi một tiểu vương Paurava biết dùng voi trận, và rồi sự chống trả mãnh liệt của tướng Chandragupta Maurya; Alexander đành rút về Babylon và chết ở đấy vì bệnh sốt rét. Ngay sau khi Alexander mất vào ngày 10 tháng 6, năm 323 TTL, các tướng tùy tùng (diadochi hay diadochoi) liền chia cắt đế quốc thành những vương quốc để tự mình cai trị. Seleukos I Nicator kế vị Alexander năm 323 TTL đóng đô ở Babylon, lập nên triều đại Seleukos cai trị một đất nước rộng lớn bao gồm các nước ngày nay là Syria, Lebanon, Jordan, Mesopotamia, Persia, và Bactria. Phần đất ở Ai-cập thì hậu duệ của tướng Ptolemy Soter thay nhau trị vì; và ở Hy-lạp thì do Antigonus Monopthalmos nắm giữ. Những năm chiến tranh dành quyền lực kế tiếp của các dòng họ này đã làm dân tình vùng Tiểu Á và Tây bắc Ấn bị khổ nạn triền miên. 

Trong khi đó ở Ấn vào năm 321 TTL. Chandragupta lật đổ Nanda và lập ra triều đại Maurya. 

Hòang đế Seleukos I Nicator

Năm 304 TTL Seleukos I lại cố xâm lăng Ấn lần nữa, nhưng cũng bị đẩy lui bởi Chandragupta Maurya. Sử cho rằng Chandragupta đã xử dụng đến 100,000 lính và 9,000 voi trận. Sau cùng Seleukos I đành lập hòa ước nhượng vùng Baluchistan và gã con gái cho Chandragupta để đổi lấy 500 thớt voi. Seleukos I còn gởi sứ thần là Magasthenes đến ngụ ở kinh đô Panaliputta (Thành hoa thị) dưới triều Chandragupta, mà đến nay những tấu chương của ông vẫn còn tồn tại để hậu thế biết được sinh họat chính trị của xứ Magadha thời bấy giờ. 

Chandragupta tri vì được 23 năm, người con trai kế vị là Bindusara ở ngôi được 25 năm và mất năm 273 TTL. Vua Bindusara cũng có một sứ thần Hy-Bactria tại triều tên là Deimachus (Strabo 1–70), và luôn giao hảo tốt đẹp với vua Antiochus I Soter thuộc dòng Seleukos. 

Sau khi vua Bindusara băng hà, trong vòng 4 năm có sự tranh dành ngôi giữa thái tử Tissa đang làm phó vương ở Ujjeni phía nam và một hòang tử khác tên là Asoka làm phó vương ở Taxila. Sau rốt thái tử bị giết trong trận và Asoka lên ngôi hòang đế năm 269 TTL, cai trị một lãnh thổ rộng lớn từ Bengal đến Afghanistan, oai hùng nhất trong lịch sử Ấn. Chỉ sau khi cuộc xâm lăng đẩm máu nước Kalinga (bang Orissa ngày nay) 8 năm sau khi lên ngôi, vua Asoka mới hối hận và thành tâm qui y Phật giáo, đã dốc lòng khuyếch trương đạo Phật ra khắp nơi. Ông cũng đã gởi nhiều đòan truyền giáo ra hải ngọai, trong số đó có đại sư Dharmaraksita họat động rất tích cực ở vùng tiểu Á. (Mahavamsa, XII). 

Asoka có một mối quan hệ đặc biệt với vùng tây bắc Ấn, bởi ông đã từng làm phó vương ở đấy và đóng dinh tại Taxila (tiếng Sankrit là Takshasila, gần Rawalpindi thuộc Pakistan bây giờ). Taxila bấy giờ đã là một trung tâm danh tiếng về thương mãi, triết và thần học, đặc biệt là Ấn giáo và PG. Nhiều tư tưởng gia nổi danh đương thời đã lui tới tầm đạo, và ông đã từng gọi thần dân gốc Hy-lạp ở vùng ông cai trị là Yavanas. Đến khi ông trở thành hòang đế và ủng hộ PG thì vùng này trở thành một trung tâm PG nổi danh. 

Ngày nay người ta biết đến rất nhiều pháp dụ khắc trên đá do ông sai dựng lên khắp đế quốc; trong số đó những bia ký ở thung lũng Kabul được ghi bằng tiếng Hy-lạp và Aramaic, và nội dung còn cho biết là ông đã cho truyền bá chánh pháp đến các nước Ai-cập, Syria, Macedonia, Greece, Cyprus, Bactria, Kashmir, Gandhara, Himalayas, Sindh (Gujarat), vv. 

Sau khi Asoka mất vào năm 227 TTL thì đế quốc Maurya bắt đầu tan rã. cùng với cái lý tưởng tâm nguyện của ông là dharmarajya (thuận trị theo Chánh Pháp), mặc dù các con của ông ráng giữ ngôi vị thêm khỏang nữa thế kỷ nữa. Năm 185 TTL, vị vua cuối của dòng Maurya là Brihadratha, bị tướng Pusyamitra Sunga truất phế và lập ra triều đại Sunga (185-78 TTL). Vua Pusyamitra Sunga liền thi hành chính sách ủng hộ Ấn giáo và tàn hại PG. 

Vì thế kể từ năm 180 TTL các vua xứ Bactria từ Demetrios I, Demetrios II đến Menander vốn tôn sùng PG đã liên tục xâm lăng Ấn nhân danh giải cứu PG. 

---o0o---




tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương