Trần Trúc-Lâm những hộ pháp vưƠng của phật-giáo trong lịch sử ẤN-ĐỘ



tải về 0.63 Mb.
trang19/24
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.63 Mb.
#13344
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

Sự suy vong của Đế quốc Kushan


Đến TK thứ 3 TL thì đế quốc Kushan bắt đầu tan rã. Sau khi vua Vasudeva I chết thì đế quốc Kushan bị phân làm 2 xứ đông và tây. Đến khoảng năm 290 TL Các triều đại Kushan bị Shapur I cầm đầu dân Sassanides lật đổ, rồi lên làm vua. Shapur I cũng đã đánh bại quân La-mã và bành trướng rất mạnh trong vùng. Các triều đại Sassanides cai trị vùng này từ 290 đến 651 TL. 

Dưới thời Sassanides Bái Hỏa giáo lại trở thành quốc giáo, nhưng cũng rất dung hòa với những tôn giáo khác, nên PG vẫn có cơ hội phát triển mạnh. Chính vào thời kỳ này hai bức tượng Phật đồ sộ lớn nhất tòan cầu đứng cao 177 bộ đã dược tạc vào núi đá ở Bamiyan, Afghanistan vào năm 554, mà gần đây đã bị bọn cuồng tín Hồi giáo Taliban phá hũy vào tháng 3 năm 2001. 

Đến TK thứ 5 thì đế quốc Sassanides bị tan rả bởi sự xâm lăng khác của rợ Hung nô mới và sau đó là sự lớn mạnh của triều đại Gupta ở Ấn và sự phục hồi Ấn giáo. Tuy vậy các triều vua về sau của Gupta lại hổ trợ mạnh mẽ cho PG, trong đó có việc tái dựng Phật học viện Nalanda vĩ đại hơn, và nâng lên tầm vóc quốc tế. Nhưng không lâu sau Ấn độ bị các thế lực Hồi giáo xâm lăng dẫn đến sự tàn lụi dần của PG. 

Trần Trúc-Lâm 
Seattle, Hè 2007 
---o0o---

Tài Liệu tham khảo:

1) Wikipedia and other numerous websites. 
2) Falk, Harry (2004): “The Kanika era in Gupta records.” Silk Road Art and Archaeology X (2004), pp. 167-176.  
3) Dobbins, K. Walton. (1971). The Stūpa and Vihāra of Kanishka I. The Asiatic Society of Bengal Monograph Series, Vol. XVIII. Calcutta.  
4) H. Hargreaves, H. (1910-11): "Excavations at Shāh-jī-kī Dhērī"; Archaeological Survey of India, 1910-11, pp. 25-32.  
5) Kumar, Baldev. 1973. The Early Kuāas. Page 95 New Delhi, Sterling Publishers.  
6) Nicholas Sims-Williams (1998): "Further notes on the Bactrian inscription of Rabatak, with an Appendix on the names of Kujula Kadphises and Vima Taktu in Chinese." Proceedings of the Third European Conference of Iranian Studies Part 1: Old and Middle Iranian Studies. Edited by Nicholas Sims-Williams. Wiesbaden. 1998, pp. 79-93. 
 

---o0o---


CHƯƠNG NĂM - TRIỀU ĐẠI GUPTA, HOÀNG ĐẾ HARSHAVARDHANA,  VÀ PHẬT HỌC VIỆN NALANDA


1. Dẫn Nhập  
2. BảngTóm Lược Các Mốc Lịch Sử  
3. Thời Đại Gupta (320-550)  
4. Triều Đại Harshavardhana (606-647)  
5. Phật Học Viện Nalanda  
6. Vài Nét Về Các Đại Sư Nổi Danh Chiêm Bái Tây Trúc Đương Thời 

---o0o---


I) DẪN NHẬP


Ở Việt nam trong quá khứ, xem ra số học giả về lịch sử, văn học và tôn giáo ở Trung quốc thực khá đông đảo, nhất là thơ văn đời Đường, Tống, Minh, Thanh nhưng lại có rất ít chuyên gia khảo cứu về văn minh Ấn-độ dù đại đa số dân chúng Việt sùng bái Phật Gíao (PG), một tôn giáo bắt nguồn từ lưu vực sông Hằng; để tìm hiểu xem nguyên do gì mà đạo Phật bị tàn lụi ở trên quê hương mình, hầu từ đó rút tỉa được nhiều bài học hầu chấn hưng tín tâm cho Phật tử. 

Như chúng ta đã biết lịch sử và văn minh Ấn Độ đã từng để lại dấu ấn lớn cho nhân lọai trong các sáng tạo về tôn giáo, học thuật, ngôn ngữ, tóan học, y học, kiến trúc, thiên văn...; thế nhưng, lại giống như Trung Hoa, những phát kiến của họ không được ứng dụng triệt để vào thực tiển đời sống nên sớm bị mai một, và bị kỷ thuật của người tây dương qua mặt. Ngay cả lịch sử của Ấn cũng không hề được ghi lại rõ nét chỉ vì họ quá quan tâm đến đạo học huyền bí, cho nên đất nước nhiều lần bị ngọai xâm cai trị. Những ngành học thuât của Ấn chỉ mới được hệ thống hóa gọi là Ấn học (Indology) và truyền bá dưới thời thực dân Anh (1757-1947). Hai người được xem là cha đẻ của ngành học này là William Jones (1746-1794) và Charles Wilkins (1749-1836). Năm 1784, the Asiatic Society of Bengal (Học Hội Á đông ở Bengal) được thành lập cùng với tập san Asiatic Researches đã đẩy mạnh những nghiên cứu, sao lục và ấn hành về văn minh Ấn. 

Ở lục địa Ấn, trong thời đức Phật Thích Ca còn tại thế, đã có khá nhiều vua chúa các tiểu quốc quanh sông Hằng rất sùng bái PG và hổ trợ tăng già. Về sau, cũng nhờ những sự ủng hộ tích cực của các hòang đế lừng danh của đất Phật này mà PG đã được truyền bá khắp nơi trong và ngòai nước Ấn. 

Sử sách Ấn và PG thường tôn vinh các vị hòang đế Phật tử, không những đã làm cho quốc gia thêm vĩ đại mà còn đem lại cho PG những giai đọan phát triển rực rỡ; đó là Ashoka Maurya (269-227 TTL.), Menander I (173-130 TTL.), Kanishka I (127-151 TL), các vua cuối của triều đại Gupta ở thề kỷ thứ 5 và Harshavardhana hay còn gọi là Harsha ở thế kỷ thứ 7 (606-647 TL). 

---o0o---

II) BẢNG TÓM LƯỢC CÁC MỐC LỊCH SỬ


Chúng tôi đã từng đề cập đến các vị hoàng đế hộ pháp trước (xin xem những bài viết của cùng tác giả trên các websites PG); bài khảo lược này xin nói về các vị vua cuối của thời đại Gupta và hoàng đế Harshavardhana của triều kế tiếp; về các vị đại sư đã qua Tây Trúc chiêm bái cùng thời; và những liên hệ của họ với Phật Học Viện Nalanda nổi danh. Để có cái nhìn khái quát về giai đoạn ấy, chúng tôi đã tham khảo và xin trình bày bảng đối chiếu tóm lược các mốc Lịch Sử Ấn - Hoa cho đến thiên niên kỷ đầu TL để quý độc giả tiện theo dõi: 

Lưu ý: Những tên danh nhân địa lý Ấn vốn bằng tiếng Hindu, khi được ghi âm theo chữ Latin thì có khá nhiều cách viết, nên dễ lẫn lộn.  


 

NIÊN KỶ

ẤN ĐỘ

TRUNG QUỐC

2700 TTL

Văn minh Harappa

Thời Tam Hoàng, Ngũ Đế: Hoàng Đế (Hiên viên thị); Thiếu Hiệu (Kim thiên thị); Chuyên Húc (Cao dương thị)

1000 TTL 

Giống Aryans tràn vào thung lũng sông Hằng

Nhà Tây Chu.  
Kinh Dịch được biên tập

900 TTL

Trận chiến Mahabharata 

Vua Hiếu vương nhà Tây Chu 

800 TTL

Giống Aryans tràn đến vịnh Bengal. Bắt đầu thời đại Sử thi: Mahabharata được kết tập.

Vua Tuyên vương; Vua U-vương và Bao Tự, Tây Chu

550 TTL

Kết tập kinh Upanishads 

Thời Xuân Thu (722 TTL – 481 TTL)

544 TTL

Đức Phật nhập Niết Bàn

Vua Cảnh Vương nhà Đông Chu 

327 TTL

Đại đế Alexander xâm lăng Ấn

Thời Chiến Quốc 481 TTL - 221 TTL

324 TTL

Vua Chandragupta Maurya đánh bại vua Seleacus Nicator

Thời Chiến Quốc 481 TTL - 221 TTL

322 TTL

Triều Mauryas khởi đầu. Chandragupta thiết lập đế quốc đầu tiên của Ấn

Thời Chiến Quốc 481 TTL - 221 TTL

298 TTL

Bindusara lên ngôi 

Thời Chiến Quốc 481 TTL - 221 TTL

272 TTL 

Vua Ashoka trị vì 

Thời Chiến Quốc 481 TTL - 221 TTL

180 TTL

Triều đại Mauryas sụp đổ của. Triều  
Sungas nối tiếp

Cuối Tần  Sơ Hán - Huệ Đế, nhà Tây Hán (hay Tiền Hán)

173-130 TTL

Vua Menander (Milinda) lập đế quốc Hy-  Ấn.

Từ Triều của Vũ Hậu đến Hán Vũ Đế 

145 TTL

Vua xứ Chola xâm lấn Tích Lan (Ceylon)

Vua Cảnh Đế, nhà Tiền Hán

58 TTL 

Kỷ nguyên Krita-Malava-Vikram 

Vua Tuyên Đế, Tiền Hán

30 TTL

Khởi đầu của triều Satvahana ở xứ Deccan

Vua Thành Đế, Tiền Hán 

40 TL 

Người Sakas cai trị thung lũng Indus và phía tây Ấn

Vua Quang Vũ Đế, Đông Hán hay Hậu Hán 

50 TL 

Tộc Kushan hùng mạnh dần 

Vua Quang Vũ Đế, Hậu Hán

78 TL

Khởi đầu của thời kỳ Saka-Kushana

Vua Chương Đế, Hậu Hán

127-151TL (1)

Hoàng đế Kanishka I và đế quốc Kushan

Từ vua Hán Hòa đế đến vua Hoàn đế, Hậu Hán 

320 TL

Vua Chandra Gupta I lập triều Gupta 

Vua Nguyên Đế, nhà Đông Tấn

360 TL 

Vua Samudra Gupta xâm chiếm đất bắc và hầu hết xứ Deccan 

Vua Ai Đế, nhà Đông Tấn

380 TL

Vua Chandra Gupta II lên ngôi; Thời đại  hòang kim của nền văn học phục sinh  
 Ấn-Gupta. 

Bắc Triều:  
- Vua An Đế, nhà Tấn  
- Vua Đạo Võ Đế, Bắc Hậu Ngụy

405 TL (2)

Đại sư Pháp hiển (Fa-hein) chiêm bái  
 Phật tích khắp vương quốc Gupta.

Bắc Triều:  
- Vua An Đế, nhà Tấn  
- Vua Đạo Võ Đế, Bắc Hậu Ngụy

415 TL

Vua Kumara Gupta I lên ngôi

Vua Minh Nguyên Đế, Bắc hậu Ngụy

427 TL

Vua Kumara Gupta I cho khởi công xây  dựng Phật Học Viện Nalanda.

Vua Thái Võ Đế, Bắc Hậu Ngụy

440 TL

Tổ Bodhidharma sinh ở nam Ấn,  xứ của  vua Pallava

Vua Thái Võ Đế, Bắc Hậu Ngụy

467 TL

Skanda Gupta lên ngôi 

Vua Hiến Văn, Bắc Hậu Ngụy

476 TL

Năm sinh của nhà thiên văn Aryabhatta

Vua Thuận Đế, Nam Tống

530 TL

Tổ Bodhidharma theo thuyền đến Trung  quốc, cặp bến Quảng châu.

Vua Tiết Mân Đế, Bắc: Hậu Ngụy 
Vua Võ Đế, Nam: Lương

606 TL

Harshavardhana lên ngôi 

Vua Văn Đế, nhà Tùy

622 TL 

Bắt đầu triều đại Hejira

Cung đế Hựu, bị ép nhường ngôi cho Đại thừa tướng Lý Uyên, lập ra nhà Đường

629 TL

Đường Tăng Huyền Trang (Huan Tsang) đi Ấn thỉnh kinh 

Vua Cao tổ Nhà Đường

649 TL

Vua Harshavardhana băng hà

Vua Thái Tôn, nhà Đường

672 TL 

Đại sư Nghĩa Tịnh (I-Tsing) đến chiêm  bái ở Ấn.

Vua Đường Cao Tôn, Vũ Hậu Tắc Thiên

711 TL 

Muhammad Bin Qasim xâm lăng xứ Sind

Vua Duệ tôn, nhà Đường

892 TL 

Khởi đầu của triều Chalukyas ở phía  
 đông 

Vua Chiêu tôn, nhà Đường

985 TL 

Triều Chola: Vua Rajaraja đăng quang

Vua Thái tôn, nhà Tống

1001 TL

Sultan Mahummad đánh bại Jaipal

Vua Chân tôn, Nhà Tống

1- Có chỗ ghi là 100-164  
2- Có chỗ ghi là 399 đến 414

Qua bản tóm lược đối chiếu trên, ta nhận thấy có hai triều đại huy hòang của Ấn đã được thiết lập bởi hai vị vua cùng tên nhưng cách nhau đến gần 8 thế kỷ, là Chandragupta lập ra triều đại Maurya ở TK thứ 4 TTL (324-180 TTL), và vua Chandragupta I sáng lập ra thời đại Gupta (320-540) ở TK thứ 4 TL. Với tên vị vua sau đúng ra phải viết là Chandra Gupta I. 

Có vài tác giả đã gom Hoàng đế Harsavardhana vào với giòng họ Gupta, có nơi lại còn viết là Harsavardhana Gupta. Điều này không đúng với lịch sử bởi vì thời đại Gupta huy hoàng đã chấm dứt vào cuối thế kỷ thứ 5, và triều đại của Harsavardhana mới xuất hiện ở đầu thế kỷ thứ 7.  

---o0o---




tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương