Trả lời Câu 1



tải về 1.34 Mb.
trang14/14
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.34 Mb.
#13206
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

BẢO ĐẢM TÍNH TỐI CAO CỦA HIẾN PHÁP
TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

 

Vai trò của Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền



Để tồn tại và phát triển, con người buộc phải liên kết lại với nhau thành những cộng đồng, thành xã hội. Và cùng với những sự liên kết đó, trong mỗi cộng đồng đã sinh ra quyền lực công cộng - một phương tiện để duy trì trật tự trong mỗi cộng đồng, cũng như trong toàn xã hội và để phối hợp hoạt động của cả cộng đồng, của xã hội theo những định hướng nhất định vì những mục tiêu chung nhằm đạt tới tự do, hạnh phúc cho mỗi người và cho cả cộng đồng. Khi trong xã hội xuất hiện nhà nước, cũng có nghĩa là xuất hiện quyền lực nhà nước - một loại quyền lực công cộng đặc biệt bắt nguồn từ nhân dân, thuộc về nhân dân nhưng không do toàn thể nhân dân tự thực hiện mà do một bộ máy chuyên môn thay mặt nhân dân thực hiện. Song trên thực tế, sự kiểm soát của nhân dân đối với quyền lực nhà nước từ xưa đến nay luôn là vấn đề rất khó khăn; trong nhiều trường hợp có thể nói là nhân dân hầu như không thể kiểm soát được quyền lực nhà nước. Để nhân dân có thể kiểm soát được quyền lực nhà nước, làm cho nhà nước thực sự là “của dân, do dân và vì dân” thì cần phải xác lập một cơ chế giao và kiểm soát quyền lực chặt chẽ từ phía nhân dân đối với các cơ quan nhà nước, những người đại diện cho nhân dân để nhân dân không bị biến thành công cụ, phương tiện phục vụ lợi ích cho những người mà họ đã uỷ quyền, thì biện pháp tốt nhất trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là phải xây dựng nhà nước pháp quyền.

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Nhà nước ta phải được tổ chức và hoạt động theo pháp luật, luôn đề cao vị trí, vai trò của pháp luật, phấn đấu nhằm đưa lại tự do, hạnh phúc cho con người, tạo điều kiện cho xã hội tồn tại và phát triển thông qua hệ thống các thể chế và yêu cầu dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam là người đại diện chính thức cho toàn xã hội, nên cần phải bảo đảm tính tối cao của quyền lực nhà nước so với quyền lực của các tổ chức khác trong xã hội, còn pháp luật phải là công cụ quản lý xã hội mang tính tối cao so với các công cụ quản lý khác, do vậy, đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Đương nhiên, để được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh, pháp luật phải luôn phù hợp với quy luật khách quan, luôn thúc đẩy, tạo điều kiện cho xã hội phát triển vì hạnh phúc của mọi người. Để có được điều đó thì một trong những yêu cầu quan trọng là phải bảo đảm tính tối cao của hiến pháp trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Trước hết, phải khẳng định rằng: hiến pháp là một bộ phận, nhưng là bộ phận quan trọng nhất của pháp luật. Trong hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nước ta thì Hiến pháp được xem là luật cơ bản, nó “là một văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển, hiến pháp là văn bản, là phương tiện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng dưới hình thức những quy phạm pháp luật”. Hiến pháp của Nhà nước ta do Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo trình tự, thủ tục đặc biệt (việc thông qua hoặc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành). Do vậy, có thể nói, Hiến pháp nước ta là văn bản pháp lý đặc biệt thể hiện một cách tập trung nhất ý chí và những lợi ích cơ bản của nhân dân lao động trên các lĩnh vực của đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Thông qua hiến pháp, nhân dân thực hiện việc giao quyền cho các cơ quan nhà nước, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, xác định địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội, quy chế pháp lý của các cá nhân... Đồng thời, thông qua hiến pháp, nhân dân quy định sự kiểm soát của mình đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các cá nhân. Vì vậy, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp tức là chấp hành ý chí của nhân dân.

Sự cần thiết phải bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp

Nhưng hiến pháp cũng chỉ là một văn bản luật. Với khuôn khổ có hạn, hiến pháp trong nhiều trường hợp không thể quy định một cách chi tiết và cụ thể để áp dụng trong mọi tình huống, mà chỉ có thể quy định những vấn đề chung, cơ bản, mang tính nguyên tắc của nhà nước và của xã hội như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân... Do hiến pháp không thể quy định được tất cả những gì liên quan tới nhà nước và xã hội nên đòi hỏi phải có sự chi tiết, cụ thể hóa các quy định của hiến pháp bằng các văn bản pháp luật khác. Nếu không có sự chi tiết, cụ thể đó, những quy định của hiến pháp sẽ khó đi vào cuộc sống, thậm chí có những quy định không thể thực hiện được. Vì lẽ đó, thông qua hiến pháp, nhân dân còn uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước trong quá trình hoạt động có thể ban hành luật và các văn bản dưới luật khác để chi tiết hoá hiến pháp, nhằm để thực hiện hiến pháp. Việc chi tiết, cụ thể hoá hiến pháp bằng các văn bản pháp luật khác phải được thực hiện trên cơ sở hiến pháp và phải bảo đảm điều kiện là tất cả các văn bản pháp luật đó luôn phù hợp với hiến pháp, không được trái với hiến pháp. Những cơ quan nhà nước nếu không được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của hiến pháp thì có nghĩa là họ đã vượt quá những nhiệm vụ, quyền hạn mà nhân dân giao cho, nếu họ ban hành các văn bản pháp luật không phù hợp với hiến pháp, trái hiến pháp tức là trái với ý chí của nhân dân, không tuân theo ý chí của nhân dân. Chưa kể là, nếu không bảo đảm tính tối cao của hiến pháp thì sẽ dẫn đến tình trạng tản mạn, trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật, phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Như vậy, bảo đảm tính tối cao của hiến pháp không những là sự tôn trọng ý chí và nguyện vọng của nhân dân mà còn tạo nên tính thống nhất của hệ thống pháp luật, làm cho việc nhận thức và thực hiện pháp luật chính xác, thống nhất hơn. Chính vì thế, Điều 146 của Hiến pháp nước ta đã khẳng định: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp”.

Yêu cầu của việc bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp

Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp đòi hỏi:

1. Tất cả các cơ quan nhà nước được nhân dân uỷ quyền không những phải tổ chức và hoạt động theo quy định của hiến pháp mà các cơ quan này còn phải ban hành các văn bản pháp luật (kể cả các văn bản luật và văn bản dưới luật) phù hợp với hiến pháp. Xuất phát từ nguyên tắc này thì: các văn bản dưới luật phải được ban hành trên cơ sở các văn bản luật, phù hợp với các văn bản luật, nội dung không được trái với các văn bản luật, nhằm để thực hiện các văn bản luật; văn bản của các cơ quan chấp hành và điều hành phải được ban hành phù hợp với văn bản của các cơ quan quyền lực, đại diện; văn bản của các cơ quan cấp dưới phải được ban hành phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên, nhưng phải bảo đảm sự phân định rõ ràng về thẩm quyền của cơ quan ở mỗi cấp; mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp.

 2. Nhà nước không được tham gia ký kết các điều ước quốc tế có nội dung mâu thuẫn, đối lập với các quy định của hiến pháp. Khi có mâu thuẫn, đối lập giữa quy định của điều ước với hiến pháp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc phải bảo lưu (không thực hiện) đối với những điều mâu thuẫn đó của các điều ước quốc tế.

3. Tính tối cao của hiến pháp còn đòi hỏi văn kiện của các tổ chức chính trị- xã hội khác cũng không được có nội dung trái với hiến pháp và pháp luật.

4. Trong những trường hợp có sự mâu thuẫn giữa quy định của các văn bản pháp luật khác với các quy định của hiến pháp thì thực hiện theo quy định của hiến pháp, nếu văn kiện của các tổ chức, đoàn thể xã hội có nội dung trái với hiến pháp và các văn bản luật khác của nhà nước thì phải áp dụng quy định của hiến pháp, của các văn bản luật.

Để bảo đảm được tính tối cao của hiến pháp đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, theo chúng tôi, cần chú ý những yêu cầu cơ bản sau:

Một là, do vị trí và tính chất đặc biệt của hiến pháp trong hệ thống các văn bản pháp luật của đất nước, theo chúng tôi, cần có thủ tục nhân dân bỏ phiếu trưng cầu về hiến pháp. Nghĩa là, sau khi được Quốc hội chính thức thông qua, thì bản hiến pháp cần được đưa ra trưng cầu dân ý để cử tri cả nước biểu thị ý chí của mình đối với bản hiến pháp hoặc chí ít là đối với những vấn đề quan trọng, còn nhiều tranh luận được quy định trong hiến pháp. Điều này cũng thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân. Là chủ thể quyền lực nhà nước, nhân dân phải được trực tiếp thông qua hiến pháp, tự quyết định vận mệnh của mình. Nếu “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, thì việc nhân dân giao quyền cho ai, đến đâu,... phải do nhân dân quyết định thông qua hiến pháp. Nói một cách cụ thể hơn, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, của những người đại diện nhân dân do hiến pháp quy định phải được sự đồng ý của nhân dân. Các cơ quan nhà nước, những người đại diện nhân dân chỉ được làm những gì mà nhân dân thông qua hiến pháp và pháp luật cho phép, do vậy, họ phải quản lý xã hội bằng pháp luật chứ không phải bằng ý chí chủ quan của mình.

Hai là, về mặt kỹ thuật, hiến pháp cần được xây dựng như một văn bản mẫu, tránh việc dùng các thuật ngữ không thống nhất trong hiến pháp. Chẳng hạn, hiến pháp khi quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội là thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo hiến pháp (Điều 84), nhưng đối với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì lại là giám sát việc thi hành hiến pháp (Điều 91), lẽ ra trong cả hai trường hợp đều dùng chữ thực hiện thì sẽ khái quát và thống nhất hơn; Quốc hội làm hiến pháp, làm luật (Điều 84), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh (Điều 91), Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định (Điều 106), nếu tất cả đều dùng chữ ban hành thì thống nhất hơn; Chủ tịch nước công bố hiến pháp, luật..., ra lệnh tổng động viên..., ban bố tình trạng khẩn cấp... (Điều 103), nếu tất cả đều dùng chữ công bố sẽ hợp lý hơn.

Ba là, sau khi hiến pháp được ban hành phải nhanh chóng chi tiết, cụ thể hóa những quy định của hiến pháp bằng các văn bản luật khác, tạo cơ sở cho sự phát triển và hoàn thiện của toàn bộ hệ thống pháp luật. Đồng thời, phải tiến hành giải thích chính thức đối với những quy định của hiến pháp, đặc biệt là những quy định dễ gây ra sự nhận thức không thống nhất.

Bốn là, cần thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với công tác tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp đối với các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, kể cả của các cơ quan nhà nước cao nhất. Đồng thời, cũng phải kiểm tra, giám sát đối với hoạt động và văn bản của các tổ chức, đoàn thể xã hội trong đất nước. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa hiến pháp với các văn bản khác thì phải nhanh chóng khắc phục và xử lý kiên quyết những văn bản được ban hành trái hiến pháp.

Mặc dù hiến pháp hiện hành ở nước ta đã giao cho Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo hiến pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành hiến pháp, nhưng trên thực tế, hiệu quả hoạt động giám sát của hai cơ quan này đối với việc thực hiện hiến pháp chưa cao. Do vậy, theo chúng tôi, nên chăng hiến pháp nước ta cần quy định một cơ chế giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước trong việc tôn trọng và thực hiện hiến pháp. Hoặc nghiên cứu thành lập một cơ quan có thể là Hội đồng hay Uỷ ban bảo hiến hoặc Toà án hiến pháp (thuộc Quốc hội) thay mặt nhân dân chỉ chuyên làm nhiệm vụ giám sát việc thực hiện hiến pháp (kể cả đối với Quốc hội) để bảo vệ tính tối cao của hiến pháp. Về cơ quan này, cần phải tiếp tục nghiên cứu trên nhiều bình diện, nhưng sơ bộ về mặt cơ cấu (thành phần), để phù hợp với thể chế chính trị nước ta hiện nay, chúng tôi cho rằng, cơ quan này có thể gồm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cựu Chủ tịch nước, cựu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, cựu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng một vài chuyên gia nữa. Sự phán quyết của cơ quan này về tính hợp hiến của một văn bản hay một hoạt động cụ thể nào đó là không thể thay đổi và văn bản hay hoạt động cụ thể vi hiến đó cần phải được đình chỉ, huỷ bỏ hoặc chấm dứt. Chúng ta cần tránh tình trạng tính tối cao của hiến pháp bị vi phạm nhưng Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không có biện pháp xử lý. Chẳng hạn, Hiến pháp năm 1980 quy định việc khám, chữa bệnh không mất tiền, nhưng Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 lại quy định người bệnh phải nộp viện phí. Hay Hiến pháp năm 1992 quy định rừng núi thuộc sở hữu toàn dân, nhưng Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 lại quy định lâm sản của rừng trồng thì thuộc về người trồng... Trong những trường hợp trên, theo chúng tôi, khi ban hành luật, nếu chúng ta đồng thời sửa các quy định của hiến pháp cho phù hợp với tình hình mới thì tốt biết bao.

Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một mặt, nhằm bảo đảm quyền lực tối cao của nhân dân, tôn trọng ý chí và nguyện vọng của nhân dân; mặt khác, nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho sự phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở để thiết lập trật tự pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa./.

ĐỂ HIẾN PHÁP MỚI NHANH ĐI VÀO CUỘC SỐNG

– Tại Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp ngày 8/1/2014, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả một hệ thống chính trị trong năm 2014.

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. 

Xây dựng một bản Hiến pháp “vang vọng tiếng dân” đã khó, nhưng khó khăn không kém là việc triển khai thi hành Hiến pháp, đưa các điều khoản của Hiến pháp vào thực tiễn của cuộc sống; và đó mới là mục đích của việc xây dựng Hiến pháp.

Để việc triển khai thi hành Hiến pháp nhanh chóng và có hiệu quả, người viết đề xuất một số biện pháp sau.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp

Theo đó, cơ quan Trung ương và địa phương tiến hành rà soát toàn diện, đồng bộ các văn bản pháp luật đã ban hành để phát hiện những quy định trái Hiến pháp phải bị dừng thi hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản pháp luật để cụ thể hóa những quy định mới của Hiến pháp.

Ưu tiên sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước và các thiết chế khác trong hệ thống chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; lập danh mục xác định lộ trình hoàn thiện hệ thống pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Triển khai thực hiện những điều khoản của Hiến pháp mà không cần phải chờ văn bản hướng dẫn

Bên cạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa Hiến pháp, khắc phục tình trạng các qui định của Hiến pháp, nhất là quyền hiến định qui định trong chương “Quyền con người”, “Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân” phải chờ luật cụ thể hóa, các cơ quan Nhà nước cần xem xét, phân loại các chương, điều, khoản của Hiến pháp. Với những qui định, những điều, khoản đã rõ ràng thì cần áp dụng trực tiếp mà không cần chờ các văn bản hướng dẫn (nhìn chung, trừ các quyền có qui định “việc thực hiện các quyền này do luật định”, “việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, “…theo luật định”, “…theo quy định của pháp luật”, các qui định về quyền con người, quyền công dân cần được triển khai thực hiện ngay mà không cần chờ văn bản hướng dẫn).

Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước phù hợp với các qui định của Hiến pháp

Các thiết chế hiến định như Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV bầu ra các cơ quan mới theo quy định của Hiến pháp.

Tương tự như vậy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được thành lập theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với Hiến pháp.

Từ 1/1/2014, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được quy định trong Hiến pháp.

Cũng từ 1/1/2014, những công việc đang được cơ quan Nhà nước giải quyết theo quy định của Hiến pháp năm 1992 mà thẩm quyền này được giao cho cơ quan Nhà nước khác thực hiện theo quy định của Hiến pháp sửa đổi thì phải chuyển giao cho cơ quan Nhà nước đó để tiếp tục giải quyết.

Tuyên truyền sâu rộng nội dung của Hiến pháp

Chỉ khi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân hiểu sâu sắc về Hiến pháp thì đây sẽ là cơ sở bảo đảm Hiến pháp được thực thi nghiêm túc và hiệu quả. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và các tầng lớp nhân dân, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài về Hiến pháp là nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Cơ quan Nhà nước các cấp, MTTQVN và các cơ quan hữu quan khác tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung của Hiến pháp tại cơ quan, tổ chức và địa phương mình nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các cơ quan thông tấn, báo chí có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp để tuyên truyền nội dung của Hiến pháp, nhất là những điểm mới được bổ sung; tổ chức tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên về Hiến pháp; giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp đến mọi tầng lớp nhân dân.

Rõ ràng, một vấn đề rất quan trọng là nâng cao khả năng tiếp cận quyền của người dân. Hiến pháp, pháp luật đã ghi nhận các quyền cơ bản nhưng việc người dân có thể tiếp cận, sử dụng Hiến pháp, pháp luật để bảo vệ quyền của mình hay không phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết, cơ chế, thủ tục bảo đảm thực thi các quyền. Vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với các cơ quan Nhà nước, từ việc phổ biến, tuyên truyền các nội dung mới của Hiến pháp đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy để bảo đảm thực thi. Mặt khác, phải tuyên truyền, phổ biến làm cho toàn dân quan tâm đến việc thực hiện Hiến pháp, trong đó có việc thực hiện và bảo vệ quyền lợi hiến định của chính họ, vì nhân dân chính là chủ thể thực thi và giám sát việc thực thi Hiến pháp.

Hiến pháp là văn kiện chính trị-pháp lý có vai trò đặc biệt quan trọng không những đối với Nhà nước mà cả hệ thống chính trị. Các thế lực thù địch luôn lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước. Vì thế, các cơ quan làm công tác tư tưởng, văn hóa, báo chí, xuất bản, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đảng, các nhà khoa học cần đi đầu trong việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù định; góp phần tạo sức đề kháng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phê phán những nhận thức sai trái, lệch lạc, mơ hồ về Hiến pháp.

Chỉnh lý, biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về Hiến pháp và pháp luật

Các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhất là các viện nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật, các trường đại học và các cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung, cập nhật các quy định mới của Hiến pháp để có kế hoạch biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về Hiến pháp. Mặt khác, cần đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền Hiến pháp phục vụ công tác đối ngoại.

Vì triển khai thi hành Hiến pháp là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, nên các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch việc thực thi ở cấp, ngành, cơ quan, đơn vị mình; thường xuyên đôn đốc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Hiến pháp để các quy định của Hiến pháp được thực hiện nghiêm minh, sớm đi vào thực tiễn.

KHẨN TRƯƠNG THI HÀNH HIẾN PHÁP ĐỒNG BỘ,

THỐNG NHẤT VÀ HIỆU QUẢ

Sáng 8-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam.

Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội; Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư; Đinh Thế Huynh, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ; và đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch QH chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị, có các đồng chí lãnh đạo QH, Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và một số địa phương.

Ban Tổ chức cho biết, Hội nghị quan trọng lần này nhằm quán triệt, phổ biến những nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam vừa được QH Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6; đồng thời, quán triệt, triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị quyết của QH, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ QH về việc triển khai thi hành Hiến pháp.

Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Hiến pháp là đạo luật gốc, là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của nước ta. Sau khi Hiến pháp được QH thông qua, nhiệm vụ quan trọng là tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, bảo đảm cho từng nội dung của Hiến pháp thật sự đi vào đời sống, tạo sự chuyển biến sâu rộng và tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có liên quan trực tiếp và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn hệ thống chính trị. Quá trình triển khai thi hành Hiến pháp đòi hỏi sự tham gia tích cực, nghiêm túc của nhân dân, tất cả các cấp, các ngành, bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của chính quyền, sự phối hợp của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Chủ tịch QH đề nghị cần khẩn trương tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, kịp thời tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tinh thần và nội dung Hiến pháp, giá trị khoa học và thực tiễn của Hiến pháp đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về Hiến pháp, ý thức chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư phổ biến Chỉ thị số 32-CT/T.Ư của Ban Bí thư về triển khai thi hành Hiến pháp và định hướng công tác tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp.

Trong Chỉ thị, Ban Bí thư nhấn mạnh: Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn và ban cán sự đảng các cơ quan tư pháp, các bộ, ngành ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng đoàn MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cần tổ chức quán triệt và chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết 64/2013/QH13 của QH quy định một số điểm thi hành Hiến pháp của Ủy ban Thường vụ QH. Khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp của cơ quan, tổ chức mình, trong đó xác định rõ các nội dung, hoạt động cụ thể, lộ trình và kế hoạch ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực được giao phụ trách; các điều kiện bảo đảm cho việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực thi Hiến pháp.

Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Các cấp ủy, tổ chức đảng đưa nội dung này vào sinh hoạt của chi bộ, đảng bộ để quán triệt trong toàn thể cán bộ, đảng viên về mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc tuân thủ và chấp hành Hiến pháp cũng như nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân trong triển khai thi hành Hiến pháp.

Việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Hiến pháp cần được tổ chức bài bản, khoa học, giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nắm vững nội dung cơ bản của Hiến pháp, nâng cao nhận thức, ý thức tự giác tôn trọng và chấp hành Hiến pháp. Đồng thời phải nắm diễn biến tình hình tư tưởng trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp; kịp thời định hướng tư tưởng và dư luận, xử lý những vấn đề nổi cộm, phức tạp. Các cơ quan làm công tác tư tưởng, văn hóa, báo chí, xuất bản đi đầu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; góp phần tạo sức đề kháng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phê phán những nhận thức sai trái, lệch lạc, mơ hồ về Hiến pháp. Đấu tranh chống những luận điệu, quan điểm xuyên tạc, phá hoại việc thực hiện Hiến pháp, phủ nhận những nội dung cốt lõi, những điểm bổ sung, điểm mới của Hiến pháp sửa đổi.

Các đại biểu đã nghe Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu trình bày báo cáo về "Những nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam"; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.

Phát biểu ý kiến bế mạc Hội nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu việc triển khai thi hành Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong năm 2014 và các năm tiếp theo với tinh thần kịp thời, đồng bộ, toàn diện, thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm. Toàn hệ thống chính trị của cả nước đang vào cuộc tích cực triển khai thi hành Hiến pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng, và phấn đấu đạt và vượt tiến độ đề ra. Định kỳ sáu tháng, một năm, xây dựng báo cáo kết quả thi hành Hiến pháp gửi đến Ủy ban Thường vụ QH và Chính phủ để tổng hợp.

Trong quá trình triển khai thi hành Hiến pháp cần bảo đảm nguyên tắc sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng, sự tham gia phối hợp nghiêm túc, khẩn trương của tất cả các cơ quan, các ngành, các cấp, các tổ chức, đơn vị các địa phương và đặc biệt đề cao vai trò cơ quan thông tấn báo chí trong công tác tư tưởng, tuyên truyền. Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ, Ban Tuyên giáo T.Ư là các cơ quan trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ triển khai thi hành Hiến pháp.

Theo bạn, Nhà nước và mỗi người dân có trách nhiệm làm gì và làm như thế nào để thi hành và bảo vệ Hiến pháp?



(Riêng câu 09 viết không quá 1.000 từ tương đương 3 trang A4 viết tay hoặc đánh máy tính cỡ chữ 14 Times New Roman).
Каталог: vanban -> vb chuy
vb chuy -> CỤc khảo thí VÀ kiểM ĐỊnh chất lưỢng giáo dụC
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức khen thưỞng thành tích học tập năm họC 2013 – 2014 VÀ chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 cho con cbgv-cnv trưỜng thpt nguyễn công trứ
vb chuy -> Tài liệu tham khảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày phụ nữ Việt nam 20/10 Năm học 2013 2014
vb chuy -> MỘt số HƯỚng dẫn về thủ TỤc tài chính hỗ trợ khảo sát tạI ĐỊa phưƠNG
vb chuy -> Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-cp ngày 02/10/2015 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành
vb chuy -> ĐỀ CƯƠng ôn tập sinh học lớP 10 HỌc kì I năm họC 2015-2016 I. NỘi dung cần chú Ý
vb chuy -> Tổ văn – sử Nhóm văn
vb chuy -> I. HÖÔÙng daãn nội dung ôn tập chưƠng trình tieáng anh 7 NĂM

tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương