Trả lời Câu 1



tải về 1.34 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.34 Mb.
#13206
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Lời nói đầu khẳng định nước Việt Nam là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau, khẳng định những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam như lao động cần cù, anh dũng đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Lời nói đầu ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đồng thời xác định bản chất của Nhà nước là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Chương I- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Đây là chương quy định chế độ chính trị của Nhà nước. Chương này gồm 8 điều quy định các vấn đề cơ bản sau đây:

- Hình thức chính thể của Nhà nước là Cộng hoà dân chủ (Điều 2). Hiến pháp xác định tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (Điều 4).

- Quy định Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 4).

- Cũng như Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 khẳng định đất nước Việt Nam là một khối thống nhất không thể chia cắt (Điều 1).

- Quy định nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ các dân tộc (Điều 3).

- Quy định các nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 5).

- Xác định nguyên tắc tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân (Điều 6).

Chương II: Chế độ kinh tế và xã hội

Quy định những vấn đề liên quan đến nền tảng kinh tế - xã hội của Nhà nước, chương này bao gồm 13 điều (từ Điều 9 đến Điều 21) với những quy định chủ yếu sau đây:

- Xác định đường lối kinh tế của Nhà nước ta trong giai đoạn này là biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Quy định mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của Nhà nước là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân (Điều 9).

- Quy định các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội là: sở hữu Nhà nước (tức là của toàn dân), sở hữu của hợp tác xã (tức là hình thức sở hữu tập thể của người lao động), sở hữu của người lao động riêng rẽ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc (Điều 11).

- Xác định kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dân giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được nhà nước bảo đảm phát triển ưu tiên. Các hầm mỏ, sông ngòi, những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định của Nhà nước đều thuộc sở hữu của toàn dân (Điều 12).

- Quy định việc Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và tư liệu sản xuất khác của nông dân (Điều 14). Bảo hộ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất của người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác (Điều 15), bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của nhà tư sản dân tộc (Điều 16), bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác (Điều 18), bảo hộ người thừa kế tài sản của công dân (Điều 19).

So với Hiến pháp 1946 thì Chương II là một chương hoàn toàn mới. Chương này được xây dựng theo mô hình của Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy ngoài việc quy định kinh tế quốc doanh giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân, Hiến pháp còn quy định Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất. Nhà nước thông qua các cơ quan Nhà nước, tổ chức công đoàn, hợp tác xã và các tổ chức khác của nhân dân lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế.

Chương III: Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bao gồm 21 điều (từ Điều 22 đến Điều 42). Theo Hiến pháp công dân Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:

- Các quyền về chính trị và tự do dân chủ như quyền bầu cử và ứng cử (Điều 23); quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 22); quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 25); quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên, cơ quan Nhà nước (Điều 29).

- Các quyền về dân sự, kinh tế, văn hoá - xã hội như quyền làm việc (Điều 30) quyền nghỉ ngơi (Điều 31), quyền được giúp đỡ về vật chất như già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động (Điều 32), quyền học tập (Điều 33), quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hoá khác (Điều 34), quyền tự do tín ngưỡng (Điều 26).

- Các quyền về tự do cá nhân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 27). Không ai có thể bị bắt nếu không có sự quyết định của toà án nhân dân hoặc sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân, quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, quyền bí mật thư tín, quyền tự do cư trú và tự do đi lại.

- Các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp bao gồm: nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội (Điều 39); nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng (Điều 40); Nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật (Điều 41); nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều 42). So với Hiến pháp 1946, chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1959 là một bước phát triển mới.

Bên cạnh việc quy định các quyền của công dân, Hiến pháp còn xác định nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện. Ngoài những quyền và nghĩa vụ mà Hiến pháp 1946 đã ghi nhận, Hiến pháp 1959 còn quy định thêm nhiều quyền và nghĩa vụ mới mà trong Hiến pháp 1946 chưa được thể hiện. Ví dụ: Quyền của người lao động được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động, quyền tự do nghiên cứu khoa học và sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hoá khác, quyền khiếu nại tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên, cơ quan Nhà nước, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng.

Chương IV: Quốc hội, bao gồm 18 điều (từ Điều 43 đến Điều 60) quy định các vấn đề liên quan đến chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. So với nhiệm kỳ của Nghị viện theo Hiến pháp 1946 thì nhiệm kỳ của Quốc hội dài hơn (nhiệm kỳ của Nghị viện là 3 năm, còn nhiệm kỳ Quốc hội là 4 năm). Hiến pháp 1946 chỉ quy định quyền hạn của Nghị viện nhân dân một cách ngắn gọn là giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài, còn Hiến pháp 1959 thì quy định quyền hạn của Quốc hội một cách cụ thể hơn. Theo Điều 50 của Hiến pháp thì Quốc hội có những quyền hạn sau đây: Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm pháp luật; giám sát việc thi hành Hiến pháp; bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước; theo đề nghị của Chủ tịch nước quyết định cử Thủ tướng Chính phủ; theo đề nghị của Thủ tướng quyết định cử Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ, theo đề nghị của Chủ tịch nước quyết định cử Phó chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng; bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao; bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bãi miễn Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, và những thành viên khác của Hội đồng Chính phủ, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Quốc phòng, Chánh án toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định kế hoạch kinh tế Nhà nước, xét duyệt và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách của Nhà nước; ấn định các thứ thuế. Ngoài ra Quốc hội còn có những quyền hạn quan trọng khác như Phê chuẩn việc thành lập và bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang Bộ, phê chuẩn việc phân vạch địa giới các tỉnh, khu vực khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định đặc xá, quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình, những quyền hạn cần thiết khác do Quốc hội quyết định.

Quốc hội có cơ quan thường trực của mình là Uỷ ban thường vụ Quốc hội, do Quốc hội bầu ra. Uỷ ban thường vụ quốc hội gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, các uỷ viên. Quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng được quy định rõ ràng tại Điều 53 của Hiến pháp. Ngoài những quyền hạn được quy định trong Hiến pháp, Quốc hội có thể trao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội những quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết. Theo quy định của Hiến pháp, chúng ta thấy Uỷ ban thường vụ Quốc hội có các quyền hạn sau đây: Tuyên bố và chủ trì việc tuyển cử đại biểu Quốc hội; triệu tập Quốc hội, giải thích pháp luật, ra pháp lệnh; quyết định việc trưng cầu ý dân, giám sát công tác của Hội đồng Chính phủ, của Toà án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ trái với Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, sửa đổi và bãi bỏ những nghị quyết không thích hợp của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giải tán các Hội đồng nhân dân nói trên trong trường hợp các Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân một cách nghiêm trọng. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn các phó chánh án, thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, bổ nhiệm hoặc bãi miễn các phó viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; bổ nhiệm hoặc bãi miễn các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ta ở nước ngoài; quyết định việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước ký với nước ngoài (trừ trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét cần phải trình Quốc hội quyết định). Ngoài ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội còn có thẩm quyền quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao, những hàm và cấp khác; quyết định đặc xá, quy định và quyết định việc tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước; Quyết định việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ, quyết định việc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương. Trong thời gian Quốc hội không họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền quyết định việc bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các Phó Thủ tướng và những thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; có quyền quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi đất nước bị xâm lược.

Theo quy định của Hiến pháp 1959, ngoài Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội còn thành lập các uỷ ban chuyên trách như Uỷ ban dự án pháp luật, Uỷ ban kế hoạch và ngân sách, Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu và các uỷ ban khác mà Quốc hội thấy cần thiết để giúp Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Điều 56, 57).

Chương V: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bao gồm 10 điều (từ Điều 61 đến Điều 70). So với Hiến pháp 1946 thì đây là một chương mới. Trong Hiến pháp 1946, Chủ tịch nước đứng đầu Chính phủ, nằm trong thành phần của Chính phủ nên được quy định chung trong chương "Chính phủ". Theo Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước không nằm trong thành phần của Chính phủ. Đứng đầu Chính phủ lúc này là Thủ tướng Chính phủ, còn Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước thay mặt Nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại. Vì vậy, chế định Chủ tịch nước được quy định thành một chương riêng. Theo Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra. Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử chức vụ Chủ tịch nước. Như vậy khác với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 quy định tuổi tối thiểu để có thể ứng cử chức vụ Chủ tịch nước là 35, còn Hiến pháp 1946 không quy định cụ thể, mặt khác theo Hiến pháp 1946 Chủ tịch nước phải được chọn trong Nghị viện nhân dân tức là trong số các nghị sĩ, còn Hiến pháp 1959 không đòi hỏi ứng cử viên phải là đại biểu Quốc hội.

So với Hiến pháp 1946 quyền hạn của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1959 hẹp hơn vì theo Hiến pháp 1946 Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước vừa là người đứng đầu Chính phủ, tương đương với chức năng của Tổng thống Hoa Kỳ và tổng thống của các nước có hình thức chính thể cộng hoà Tổng thống; còn theo Hiến pháp 1959 chức năng của người đứng đầu Chính phủ đã chuyển sang cho Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên theo Hiến pháp 1959 quyền hạn của Chủ tịch nước vẫn rất lớn. Ví dụ: Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng (Điều 65) Chủ tịch nước khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và chủ toạ hội nghị chính trị đặc biệt (Điều 67). Hội nghị chính trị đặc biệt bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ và những người hữu quan khác. Hội nghị này xem xét những vấn đề lớn của Nhà nước, ý kiến của Hội nghị chính trị đặc biệt do Chủ tịch nước chuyển đến Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ hoặc các cơ quan khác để thảo luận và ra quyết định; Chủ tịch nước khi xét thấy cần thiết có quyền tham dự và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính phủ.

Chương VI- Hội đồng Chính phủ, bao gồm 7 điều (từ Điều 71 đến Điều 77) theo quy định tại Điều 71 Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Quy định này thể hiện rõ nguyên tắc quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Quy định này cũng cho ta thấy rằng Hội đồng Chính phủ theo Hiến pháp 1959 được tổ chức hoàn toàn theo mô hình Chính phủ của các nước xã hội chủ nghĩ1 khác với Chính phủ trong Hiến pháp 1946 xây dựng theo mô hình Chính phủ tư sản. Về thành phần của Hội đồng Chính phủ theo quy định tại Điều 72 khác cơ bản so với trước đây là không có Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước và không có các thứ trưởng.

Chương VII- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính địa phương các cấp bao gồm 14 điều (từ Điều 78 đến Điều 91). Trong chương này Hiến pháp xác định các đơn vị hành chính ở nước ta là: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã; xã, thị trấn. Ngoài ra còn có khu tự trị (Tây Bắc và Việt Bắc). Các khu tự trị này tồn tại đến tháng 12-1975.

Như vậy theo Hiến pháp 1959 cấp bộ (Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ) được bãi bỏ. Khác với Hiến pháp 1946 chỉ có cấp tỉnh và cấp xã mới có Hội đồng nhân dân, Hiến pháp 1959 quy định tất cả các cấp tỉnh, huyện, xã đều có Hội đồng nhân dân. Ngoài ra Hiến pháp còn ghi rõ Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

Chương VIII- Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, gồm 15 điều (từ Điều 97 đến Điều 111). So với Hiến pháp 1946 chương này cũng có nhiều thay đổi. Theo Hiến pháp 1946 hệ thống toà án được tổ chức theo cấp xét xử không phụ thuộc hoàn toàn vào các đơn vị hành chính - lãnh thổ. Theo đó hệ thống toà án gồm có toà án tối cao, các toà án phúc thẩm, các toà đệ nhị cấp và sơ cấp. (Có thể nói đây là cách tổ chức toà án theo mô hình của Pháp). Theo Hiến pháp 1959 hệ thống Toà án ở nước ta bao gồm: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân huyện và các toà án quân sự. Ngoài ra trong trường hợp xét xử những vụ án đặc biệt Quốc hội có thể quyết định thành lập toà án đặc biệt. Theo Hiến pháp 1959 hệ thống toà án nhân dân địa phương được tổ chức theo các đơn vị hành chính- lãnh thổ cấp tỉnh, cấp huyện. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vừa xét xử phúc thẩm các bản án do toà án huyện xét xử sơ thẩm, vừa xét xử sơ thẩm các bản án thuộc thẩm quyền của chúng. Theo quy định của Hiến pháp 1959, chế độ bổ nhiệm thẩm phán bị bãi bỏ và thực hiện chế độ thẩm phán bầu. Việc xét xử ở các toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.

Theo mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước của các nước xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp 1959 đã quy định việc thành lập hệ thống Viện kiểm sát nhân dân để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật và thực hiện quyền công tố. Hệ thống Viện kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã và các Viện kiểm sát quân sự.

Viện kiểm sát nhân dân tổ chức theo chế độ Thủ trưởng trực thuộc một chiều. Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát cấp trên và tất cả đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Chương IX- Quy định về Quốc kỳ, Quốc huy và Thủ đô.

Chương X- Quy định về sửa đổi Hiến pháp.

Theo quy định của Hiến pháp chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp với điều kiện phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Tóm lại, Hiến pháp 1959 là Hiến pháp được xây dựng theo mô hình Hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Nó là bản hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta.

Hiến pháp 1959 đã ghi nhận những thành quả đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam.

Với Hiến pháp 1959, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) được ghi nhận bằng đạo luật cơ bản của Nhà nước.

Hiến pháp 1959 là Hiến pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và Cương lĩnh để đấu tranh thống nhất nước nhà.

Hiến pháp 1959 là sự kế thừa và phát triển của Hiến pháp 1946 trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam. Nó là cơ sở, nền tảng để xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật ở miền Bắc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP 1980

 1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1980

Thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành trong phạm vi cả nước. Nước nhà đã hoàn toàn độc lập, tự do là điều kiện thuận lợi để thống nhất hai miền Nam, Bắc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trước tình hình đó, tháng 9-1975, Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu lúc này là phải hoàn thành việc thống nhất nước nhà. Nghị quyết của Hội nghị đã nhấn mạnh: "Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của đồng bào cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng thắng lợi trong cả nước, chế độ thực dân mới do đế quốc Mỹ áp đặt ở miền Nam bị đập tan, nguyên nhân chia cắt đất nước bị hoàn toàn thủ tiêu, thì đương nhiên cả nước ta độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Từ nay, Tổ quốc ta từ Lạng Sơn đến Cà Mau, từ đất liền đến hải đảo vĩnh viễn độc lập, thống nhất trên cơ sở chủ nghĩa xã hội"1 . Hội nghị 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định triệu tập Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc. Hội nghị Hiệp thương chính trị đã được tiến hành từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975 tại Sài Gòn bao gồm đại biểu của hai miền Nam, Bắc với đủ các thành phần đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước. Hội nghị đã nhất trí quyết định tổ chức tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Quốc hội chung của cả nước sẽ xác định hệ thống chính trị của Nhà nước, thành lập cơ quan Nhà nước Trung ương và xây dựng Hiến pháp mới của Nhà nước Việt Nam thống nhất. Cuộc tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã diễn ra ngày 25-4-1976 với sự tham gia của hơn 23 triệu cử tri, chiếm gần 99% tổng số cử tri. Tỷ lệ này ở miền Bắc là 99,36%, ở miền Nam là 98,59%. Tổng số đại biểu Quốc hội đã bầu là 492 trong đó có 249 đại biểu miền Bắc và 243 đại biểu miền Nam . Tổng số đại biểu Quốc hội được tính theo tỷ lệ 1 đại biểu /100.000 cử tri . Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả dân tộc đã giành được thắng lợi rực rỡ.

Sau thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử, Quốc hội chung của cả nước đã bắt đầu kỳ họp đầu tiên vào ngày 25-6-1976 và kéo dài đến ngày 3-7-1976. Ngày 2-7-1976 Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết quan trọng. Đó là các Nghị quyết về lấy tên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và Thủ đô, về tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong khi chưa có Hiến pháp mới. Quốc hội đã quyết định trong khi chưa có Hiến pháp mới, tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta dựa trên cơ sở Hiến pháp 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quốc hội đã bầu ra các vị lãnh đạo Nhà nước và thành lập ra các cơ quan Nhà nước Trung ương như Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Hội đồng quốc phòng, Toà án và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội cũng đã quyết định khoá Quốc hội này là khoá VI để thể hiện tính liên tục và nhất quán của Nhà nước t1 . Cũng vào ngày 2-7-1976 Quốc hội khoá VI đã ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch. Sau một năm rưỡi làm việc khẩn trương, uỷ ban đã hoàn thành dự thảo. Bản dự thảo được đưa ra cho cán bộ Trung, cao cấp thảo luận vào tháng 2-1978. Từ tháng 8-1979 bản dự thảo được đưa ra cho toàn dân thảo luận. Tháng 9-1980, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp kỳ đặc biệt để xem xét và cho ý kiến bổ sung, sửa chữa dự thảo trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua. Sau một thời gian thảo luận Quốc hội khoá VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 18-12-1980, đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.

2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980

Hiến pháp 1980 bao gồm: Lời nói đầu, 147 điều chia làm 12 chương.

Lời nói đầu của Hiến pháp khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm để dựng nước và giữ nước. Cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ vì độc lập tự do đã hun đúc nên truyền thống kiên cường bất khuất của dân tộc ta. Tiếp đó, nêu tóm tắt những thắng lợi vĩ đại mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Lời nói đầu xác định những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong điều kiện mới mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đề ra và nêu lên những vấn đề cơ bản mà Hiến pháp 1980 đề cập đến.

Chương I: Chế độ chính trị. Chương này có 14 điều (từ Điều 1 đến Điều 14) bao gồm các vấn đề cơ bản sau đây:

- Xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản, sứ mệnh lịch sử của Nhà nước là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản (Điều 2).

Khác với Hiến pháp 1946, 1959, Hiến pháp 1980 quy định các quyền dân tộc cơ bản bao gồm bốn yếu tố: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là một phạm trù pháp luật quốc tế do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng dựa trên những khái niệm chung về quyền tự nhiên của con ngườ1 . Phạm trù "Quyền dân tộc cơ bản" được thế giới thừa nhận một cách rộng rãi (đặc biệt được các hội nghị quốc tế của Đoàn luật gia dân chủ thế giới thừa nhận). Nó trở thành một trong những phạm trù quan trọng của luật quốc tế hiện đại, một đóng góp lớn của Việt Nam vào sự nghiệp bảo vệ các quyền cơ bản của các dân tộc đã và đang đấu tranh vì nền độc lập, tự do của dân tộc mình.

- Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp 1980 thể chế hoá vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội vào một điều của Hiến pháp (Điều 4). Sự thể chế hoá này thể hiện sự thừa nhận chính thức của Nhà nước về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Mặt khác do tính chất bắt buộc của pháp luật, nên việc thể chế hoá vai trò lãnh đạo của Đảng vào Hiến pháp cũng có nghĩa là bắt buộc tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng và mọi công dân phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy sự thể chế hoá này làm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, cần phải tránh hiện tượng các tổ chức của Đảng bao biện làm thay chức năng của các cơ quan Nhà nước. Cần phải phân biệt chức năng của các tổ chức của Đảng với chức năng của các cơ quan Nhà nước. Các tổ chức của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.


Каталог: vanban -> vb chuy
vb chuy -> CỤc khảo thí VÀ kiểM ĐỊnh chất lưỢng giáo dụC
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức khen thưỞng thành tích học tập năm họC 2013 – 2014 VÀ chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 cho con cbgv-cnv trưỜng thpt nguyễn công trứ
vb chuy -> Tài liệu tham khảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày phụ nữ Việt nam 20/10 Năm học 2013 2014
vb chuy -> MỘt số HƯỚng dẫn về thủ TỤc tài chính hỗ trợ khảo sát tạI ĐỊa phưƠNG
vb chuy -> Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-cp ngày 02/10/2015 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành
vb chuy -> ĐỀ CƯƠng ôn tập sinh học lớP 10 HỌc kì I năm họC 2015-2016 I. NỘi dung cần chú Ý
vb chuy -> Tổ văn – sử Nhóm văn
vb chuy -> I. HÖÔÙng daãn nội dung ôn tập chưƠng trình tieáng anh 7 NĂM

tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương