Trả lời Câu 1



tải về 1.34 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.34 Mb.
#13206
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Câu 9: “… Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (trích Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013)

Câu 9.


Mặc dù khẳng định tính tối cao của Hiến pháp, nhưng Hiến pháp Việt Nam lại chưa thiết lập được một chế độ hoàn chỉnh để bảo vệ Hiến pháp. Cho đến nay, mặc dù lần sửa đổi Hiến pháp gần nhất vào năm 2001 đã thừa nhận việc xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng Việt Nam vẫn chưa có một chế độ bảo hiến hoàn chỉnh. Bài viết bàn về việc cần có một chế độ bảo hiến hoàn chỉnh. Theo đó, vì quyền lập hiến thuộc về nhân dân chứ không phải thuộc về Quốc hội.

Quyền lập hiến thuộc về nhân dân

Chế độ bảo hiến chỉ tồn tại khi Hiến pháp có ưu thế hơn so với thường luật. Ưu thế đó dẫn đến hệ quả là có sự phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp. Sự phân biệt này cũng dẫn đến việc phân cấp hiệu lực pháp lý giữa Hiến pháp và thường luật: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao, thường luật phải hợp hiến. Do đó, việc ban hành và sửa đổi Hiến pháp được tiến hành bởi những cơ quan và theo những thủ tục đặc biệt khác với cơ quan và thủ tục được áp dụng cho thường luật. Thường luật không thể sửa đổi được Hiến pháp và cũng không thể mâu thuẫn với Hiến pháp. Một đạo luật đi ngược lại với những điều khoản của Hiến pháp là một đạo luật bất hợp hiến và do đó không thể có hiệu lực. Như vậy, các hành vi của chính quyền bị giới hạn bởi Hiến pháp. Với đặc tính đó, vấn đề bảo hiến được phát sinh.

Tại sao Hiến pháp lại có hiệu lực pháp lý tối cao? Câu trả lời nằm ở vấn đề chủ thể của quyền lập hiến. GS. Nguyễn Văn Bông cho rằng, quyền lập hiến là quyền nguyên thuỷ vì thể hiện một cách toàn diện nhất chủ quyền quốc gia, vì quyền lập hiến chung quy là quốc gia tự ấn định cho mình quy tắc tổ chức và điều hành. Vì quyền lập hiến là quyền nguyên thuỷ nên chỉ có chủ thể của chủ quyền quốc gia mới có quyền lập hiến.

Nhưng ai là chủ thể của chủ quyền quốc gia? Hiến pháp là khuôn mẫu của dân chủ, tồn tại trong một chế độ dân chủ. Trong một chế độ dân chủ, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực, là lực lượng nắm chủ quyền. Nhà nước là tổ chức do nhân dân thành lập ra đại diện cho nhân dân để hành xử chủ quyền nhân dân. C.Mác viết: “Trong chế độ dân chủ, thì bản thân nhà nước chính trị, dưới hình thức mà nó hình thành bên cạnh nội dung đó và tự phân biệt với nội dung đó, chỉ là nội dung đặc thù của nhân dân, chỉ là hình thức tồn tại đặc biệt của nhân dân mà thôi”.

Vì nhân dân là chủ thể của chủ quyền quốc gia, mà quyền lập hiến là quyền nguyên thuỷ vì thể hiện toàn diện chủ quyền quốc gia nên nhân dân chính là chủ thể của quyền lập hiến. Thông qua việc hành xử quyền lập hiến, nhân dân thành lập ra Nhà nước, uỷ quyền cho Nhà nước, ấn định những cung cách tổ chức và điều hành Nhà nước.

Hiến pháp Mỹ tuyên bố trong lời nói đầu: “Chúng tôi, nhân dân Hoa Kỳ... quyết tâm chấp thuận và thiết lập bản Hiến pháp này của Hợp chủng quốc”. Hiến pháp Ireland 1937 mở đầu: “Chúng tôi, nhân dân Ireland... chấp thuận chế định và thiết lập bản Hiến pháp sau đây"; Hiến pháp CHLB Đức: “Nhân dân Đức... đã lập thành Hiến pháp này”; Hiến pháp Liên bang Nga: “Chúng tôi, nhân dân các dân tộc Liên bang Nga... chấp nhận bản Hiến pháp dưới đây của Liên bang Nga”; Hiến pháp Hy Lạp: “Chúng tôi, nhân dân Cộng hoà Hy Lạp, thông qua người đại diện quyền lực của chúng tôi chấp nhận bản Hiến pháp này”. Lời nói đầu của Hiến pháp Việt Nam năm 1946 cũng ghi nhận: “Được quốc dân trao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng…”.

K.C.Wheare nhận định: “Sự tối thượng pháp lý của Hiến pháp được dựa trên ý nguyện của nhân dân”. Nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, quyền lập hiến không bị giới hạn bởi luật lệ nào, khai sinh ra các quyền khác. “Vì quyền lập hiến ấn định và tổ chức các quyền khác, vì các quyền khác đi từ quyền lập hiến, hậu quả đương nhiên là tính cách ưu tiên của quyền lập hiến”. Quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp là những quyền phái sinh từ quyền lập hiến. Các quyền đó phải được hành xử trong khuôn khổ do quyền lập hiến ấn định.

Do đó, chủ quyền của Nhà nước phái sinh từ chủ quyền của nhân dân. Với ý nghĩa như vậy, C.Mác nhấn mạnh: “Chủ quyền của nhân dân không phải là cái phát sinh từ chủ quyền của nhà vua, mà ngược lại, chủ quyền của nhà vua dựa trên chủ quyền nhân dân”. Bởi vậy, ý chí của nhân dân phải được tôn trọng hơn ý chí của Nhà nước. Ba ngành quyền lực nhà nước không được mâu thuẫn với quyền lập hiến. Haminton lập luận: “Hoạt động của kẻ thừa nhiệm sẽ trở thành vô hiệu nếu đi ngược lại sự uỷ thác, đó là quan điểm đặt trên những nguyên tắc hết sức minh bạch. Do đó, mọi hoạt động lập pháp đi ngược lại Hiến pháp không thể có hiệu lực”. “Hiến pháp phải được tôn trọng hơn quy pháp, hơn ý muốn của cơ quan thừa nhiệm nhân dân”.

Điều 146 của Hiến pháp Việt Nam hiện hành đã đặt Hiến pháp ở hệ cấp tối thượng: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản khác phải phù hợp với Hiến pháp”. Tuy nhiên, xét kỹ vấn đề chúng ta thấy có điểm mâu thuẫn trong tư duy lập hiến ở đây: mặc dù chúng ta đặt Hiến pháp ở hệ cấp pháp lý tối cao nhưng lại quy định Quốc hội có quyền “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp” (Điều 84). Như vậy, dường như chúng ta coi Quốc hội là chủ thể của quyền lập hiến và không có sự phân biệt chủ thể của quyền lập hiến và chủ thể của quyền lập pháp. Trong khi đó, các Hiến pháp 1946, 1959 - những bản Hiến pháp được soạn thảo dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết vấn đề này rất thấu đáo. Theo các hiến pháp này, Quốc hội chỉ có quyền lập pháp: “Nghị viện nhân dân… đặt ra các pháp luật” (Hiến pháp 1946, Điều 23); “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Hiến pháp 1959, Điều 44). Từ Hiến pháp 1980 đến Hiến pháp hiện hành, Quốc hội được quy định có quyền lập hiến. Nếu chủ thể của quyền lập hiến và quyền lập pháp là một thì tại sao Hiến pháp lại có hiệu lực pháp lý tối cao? Nếu như không có sự phân biệt giữa chủ thể của quyền lập hiến và chủ thể của quyền lập pháp thì cũng không thể có sự phân biệt hệ cấp pháp lý giữa Hiến pháp và thường luật.

Hơn nữa, nếu như luật pháp là văn bản của Nhà nước thì Hiến pháp là văn bản của nhân dân. Cho nên nhân dân phải có quyền quyết định trong việc thiết lập cũng như việc sửa đổi Hiến pháp. Một trong những hình thức để nhân dân thể hiện ý chí quyết định của mình là bỏ phiếu trưng cầu dân ý. Trong khi đó, Hiến pháp hiện hành của chúng ta tại Điều 147 quy định “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp”  và hoàn toàn không quy định việc sửa đổi Hiến pháp phải được đem trưng cầu dân ý.

 Có ý kiến cho rằng, nhân dân là người phân công quyền lực: “Nhân dân, thông qua bản Hiến pháp, uỷ quyền cho Nhà nước, các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước”. Điều này rất đúng ở nhiều nước khi nhân dân được coi là chủ thể của quyền lập hiến. Về nguyên tắc là như vậy, nhưng theo Hiến pháp Việt Nam, Quốc hội chứ không phải nhân dân là người nắm quyền lập hiến. Hiến pháp là một văn bản phân công quyền lực nhà nước. Cho nên chỉ có chủ thể của quyền lập hiến mới là người phân công quyền lực nhà nước. Nếu coi nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến thì đúng là nhân dân là chủ thể phân công quyền lực. Nhưng ở Việt Nam Quốc hội nắm quyền lập hiến nên chính Quốc hội là người phân công thực hiện quyền lực nhà nước. Như vậy, không thể có một cơ quan nào có thể đứng trên Quốc hội để phân xử hành vi của Quốc hội[. Lập luận này của tôi đã được phản biện rằng: “Cơ chế này xem xét, giải quyết tính hợp hiến không phải chỉ với tư cách một cơ quan nào đó, mà là dựa trên Hiến pháp, nhân danh Hiến pháp do nhân dân lập ra. Ở đây không nên đặt vấn đề một cách có phần cứng nhắc là ai đứng cao hơn ai, mà Hiến pháp mới là đứng cao nhất, tối thượng, tất cả đều phải tuân thủ”. Đúng vậy, nhưng hiến pháp chỉ tối thượng khi hiến pháp được thiết lập bởi quyền lập hiến của nhân dân. Chỉ khi nào quyền lập hiến thuộc về nhân dân thì mới đúng là không có sự “ai đứng cao hơn ai, mà hiến pháp mới là đứng cao nhất”. Nhưng nếu quy định quyền lập hiến thuộc về Quốc hội thì không thể dung hợp được với chân lý này vì quyền lập hiến thuộc về Quốc hội. Cho nên không thể có một cơ quan nào có thể được đặt ra trong khung cảnh Hiến pháp Việt Nam hiện hành để xem xét về hành vi của Quốc hội. Điều này giải thích cho thực tế là đến hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan chuyên kiểm tra tính hợp hiến của quyền lực nhà nước nói chung và quyền lập pháp của Quốc hội nói riêng, tức là chưa có một chế độ bảo hiến hoàn chỉnh.

Do đó, thiết nghĩ rằng, để thiết lập cơ sở hiến pháp hoàn chỉnh cho chế độ bảo hiến ở Việt Nam, chúng ta cần trở lại những giá trị của Hiến pháp 1946: trong lời nói đầu, Hiến pháp phải tuyên bố nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, trong Hiến pháp cần quy định Quốc hội chỉ có quyền lập pháp; và việc sửa đổi Hiến pháp phải được đem trưng cầu dân ý hoặc theo một thủ tục khác thể hiện được rằng quyền lập hiến thuộc về nhân dân.

Dân quyền trong hiến pháp

 Sự vi phạm hiến pháp phổ biến nhất là sự vi phạm của công quyền đến các quyền hiến định của công dân. Định chế bảo hiến sinh ra để hạn chế chính quyền khỏi sự xâm phạm đến quyền của công dân. Cho nên định chế bảo hiến chỉ có thể tồn tại trên cơ sở các quy định về quyền công dân trong hiến pháp.

Việc ghi nhận dân quyền có tiền lệ ở Anh, nhưng việc ghi nhận dân quyền trong Hiến pháp lại khai sinh ở Bắc Mỹ. Cuối thế kỷ 18, một số bang mới giành được độc lập tại Bắc Mỹ đã thiết lập những bản hiến pháp thành văn, và ở đầu hiến pháp có đặt một bản tuyên ngôn dân quyền. Bản tuyên ngôn dân quyền đầu tiên trong lịch sử lập hiến thế giới do Quốc hội của tiểu bang Virgina biểu quyết ngày 12/6/1776. Trong Hiến pháp của Liên bang Hoa Kỳ 1787 không quy định về dân quyền (trừ quyền chính trị). Năm 1791, để bổ khuyết điều đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua 10 tu chính án có thể coi là tuyên ngôn dân quyền của Mỹ. Sau khi được khai sinh ở Mỹ, làn sóng quy định dân quyền trong hiến pháp toả rộng ra các nước trên thế giới, nhất là ở Pháp.

Đáng lưu ý là đa số hiến pháp các nước ghi nhận dân quyền ở lời nói đầu của hiến pháp dưới hình thức một bản tuyên ngôn nhân quyền. Điều này phản ánh tư tưởng nhân quyền là tiền đề của hiến pháp và dân quyền phải được quy định trên cơ sở nhân quyền; dân quyền là sự xác lập về mặt pháp lý nhân quyền. Tuyên ngôn nhân quyền trong lời nói đầu của nhiều hiến pháp có giá trị pháp lý như hiến pháp, thậm chí còn cao hơn hiến pháp. Duguit, sống dưới thời Cộng hoà III của Pháp cho rằng, bản Tuyên ngôn 1789 có một giá trị riêng biệt, do ở những điều kiện xung quanh chấp thuận nó và giá trị đó là môt giá trị siêu hiến, khiến cho nó còn sống khi mà Hiến pháp 1789 không còn giá trị nữa, và vẫn còn được áp dụng mãi mãi. Phần mở đầu Hiến pháp đệ ngũ Cộng hoà Pháp 1958 viết: “Nhân dân Pháp long trọng tuyên bố trung thành với bản Tuyên ngôn nhân quyền năm 1789”. Điều này phản ánh quan niệm về hiệu lực pháp lý trên hiến pháp của tuyên ngôn nhân quyền Pháp.

Hiến pháp Việt Nam hiện hành có một chương riêng quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Chúng ta cũng thể hiện quan niệm quyền công dân xuất phát từ nhân quyền: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” ( Điều 50).

Tuy nhiên, có thể nói rằng, các quy định của Hiến pháp về các quyền cơ bản của công dân chưa tạo dựng được một cơ sở vững chắc cho việc thiết lập chế độ bảo hiến. Nếu như các quyền con người thể hiện ở quyền công dân thì quyền công dân phải là những quyền tự nhiên vốn có của con người mà nhà nước phải thừa nhận.  Đọc các quy định của Hiến pháp 1992 về quyền công dân có thể có cảm tưởng rằng dân quyền không phải là quyền vốn có do Tạo hoá ban cho con người và nhà nước phải thừa nhận mà do Nhà nước ban cho người dân. Quy định về quyền công dân thì phải đặt công dân ở vị trí chủ thể. Nhưng nhiều quy định về dân quyền trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành đa phần là đặt nhà nước ở vị trí chủ thể, còn công dân thì như là đối tượng được ban cho quyền chứ không phải được thừa nhận quyền. Trong 33 điều của chương V của Hiến pháp Việt Nam hiện hành về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Nhà nước - với tư cách là chủ thể xuất hiện hơn 20 lần. Những công thức thường được áp dụng là: “Nhà nước bảo đảm...”; “Nhà nước... có kế hoạch...”; “Nhà nước ban hành...”; “Nhà nước quy định”; “Nhà nước giao...”; “Nhà nước có chính sách...”; “Nhà nước tạo điều kiện...”; “Nhà nước bảo hộ...”.

Để có thể làm cơ sở cho chế độ bảo hiến, những quy định về dân quyền trong hiến pháp phải được sử dụng bởi công dân và cơ quan áp dụng pháp luật. Nhưng các quy định về dân quyền trong Hiến pháp Việt Nam không được toà án viện dẫn trong xét xử, và công dân cũng không viện dẫn đến Hiến pháp để bảo vệ quyền của mình trước toà. Chính vì vậy, những quy định về dân quyền trong Hiến pháp mặc dù nhiều nhưng còn xa lạ với người dân. Sở dĩ như vậy là vì cách quy định dân quyền như trong Hiến pháp của chúng ta rất khó thực hiện. Về nguyên tắc, các quyền công dân phải được xác định kèm theo là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước. Nhưng điều chỉnh về dân quyền mà quy định “Nhà nước... có kế hoạch...", “Nhà nước ban hành...”; “Nhà nước tạo điều kiện...”; ‘Nhà nước bảo hộ...” thì dường như không phải là xác định nghĩa vụ của nhà nước mà là quyền của nhà nước. Quy định như vậy đã đặt Nhà nước ở vị trí lợi thế so với công dân: Hiến pháp đã vì Nhà nước chứ chưa thực sự vì người dân, nên những quy định về dân quyền trong Hiến pháp mới chỉ dừng lại ở tuyên ngôn của Nhà nước mà ít được người dân sử dụng để bảo vệ mình.

 Muốn cho quyền hiến định của công dân có thể thực hiện được trên thực tiễn, và được công dân sử dụng để bảo vệ mình thì việc quy định về dân quyền phải theo nguyên tắc xác định dân quyền là khu vực cấm đối với công quyền, công quyền phải thừa nhận dân quyền chứ không phải ban cho công dân quyền cơ bản. Chẳng hạn, Tu chính án thứ tư của Hiến pháp Mỹ quy định: “Quyền của người dân được an toàn về thân thể, nhà ở, giấy tờ và tai sản, chống lại mọi khám xét và bắt giữ vô căn cứ, sẽ không bị vi phạm, và không được có một giấy phép khám xét nào, trừ phi có lý do xác đáng căn cứ vào lời tuyên thệ hoặc sự xác nhận và đặc biệt là phải miêu tả địa điểm khám xét, những người và vật sẽ bị bắt giữ”. Nhìn chung, tôi cho rằng, trong số các quy định của Hiến pháp Việt Nam về dân quyền thì các quy định về quyền tự do cá nhân khả thi vì được ấn định theo nguyên tắc xác định các quyền này như là khu vực cấm đối với công quyền. Ví dụ: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân” (Điều 71);  “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép” (Điều 73)...

Trong khi các quy định về quyền tự do cá nhân khá hợp lý thì các quy định về quyền của công dân trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội mặc dù rất nhiều nhưng khó thực hiện trên thực tiễn và do đó cũng khó có làm cơ sở cho việc tồn tại một chế độ bảo hiến. Để có thể làm cơ sở cho chế độ bảo hiến thì trước tiên chúng ta phải điều chỉnh lại các quy định nói trên theo nguyên tắc coi quyền công dân là quyền mà nhà nước phải thừa nhận và là một khu vực cấm đối với công quyền chứ không phải là những quyền nhà nước ban phát cho công dân. Xin đưa một số điển hình: thay vì quy định "Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động" (Điều 55) chúng ta có thể sửa thành “Quyền lao động của công dân không thể bị xâm phạm”. Thay vì quy định “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” (Điều 58) chúng ta có thể sửa thành “Không ai được xâm phạm quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân...”.

Tóm lại, trước khi đi tìm kiếm một mô hình bảo vệ hiến pháp phù hợp với Việt Nam thì việc trước tiên phải làm là nghiên cứu để hoàn thiện cơ sở của chế độ bảo hiến: quyền lập hiến thuộc về nhân dân và quy định khả thi hơn về dân quyền trong Hiến pháp./.
)

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia. Bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội là nhu cầu cần thiết, tất yếu tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Ý nghĩa quan trọng và giá trị pháp lý của Hiến pháp chính là nguồn gốc phát sinh vấn đề bảo vệ, giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và là cơ sở hình thành cơ chế bảo hiến. Bởi lẽ, cơ chế bảo hiến chỉ tồn tại khi Hiến pháp có ưu thế hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật khác. Trước đây, trong một số tài liệu pháp lý, hoạt động bảo hiến được hiểu là sự giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật. Đến nay, khái niệm này được hiểu rộng hơn, theo đó hoạt động bảo hiến không chỉ là sự kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật mà còn bao gồm nhiệm vụ bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp như là nền tảng của hệ thống pháp luật quốc gia, bảo đảm các quyền hiến định, mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước. Khái niệm cơ chế bảo hiến vì vậy cũng có nội hàm rộng hơn, bao gồm toàn bộ các thiết chế, nguyên tắc và biện pháp tổ chức và thực hiện các hoạt động giải thích Hiến pháp; kiểm tra và giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân; phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh về thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền,v.v... 

Tư tưởng về giám sát Hiến pháp xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào đầu thế kỷ XVII và gắn liền với hoạt động của Hội đồng cơ mật. Hội đồng này có quyền tuyên bố văn bản do cơ quan lập pháp của các nước thuộc địa Anh ban hành trái với luật của Nghị viện Anh hay pháp luật chung thì không thể có hiệu lực và phải bị bãi bỏ. Giám sát Hiến pháp theo nghĩa hiện hành lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ, nhưng không phải trên cơ sở Hiến pháp mà từ án lệ. Năm 1803, Chánh án Toà án tối cao Mỹ đã phán quyết xác lập quyền của Toà án tối cao được xem xét tính hợp hiến của bất kỳ đạo luật nào của Nghị viện liên bang hay của cơ quan lập pháp các tiểu bang bằng tuyên bố Hiến pháp liên bang là đạo luật cao nhất của đất nước, vì vậy bất cứ văn bản luật nào do Nghị viện ban hành trái với Hiến pháp có thể bị Toà án tuyên bố là không hợp hiến. Ở châu Âu, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xuất hiện một mô hình cơ quan bảo hiến do học giả người Áo - Hans Kelsen sáng tạo. Theo đó, hoạt động bảo hiến được tách khỏi hệ thống tư pháp và do một cơ quan chuyên trách là Toà án Hiến pháp thực hiện. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của lịch sử, một số mô hình tổ chức cơ quan bảo hiến khác cũng được hình thành tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia.

Căn cứ vào vai trò, tính chất của cơ quan bảo hiến trong bộ máy nhà nước, thẩm quyền của cơ quan bảo hiến, trình tự, thủ tục trong việc xem xét vụ việc và ra phán quyết, hệ quả pháp lý từ quyết định của cơ quan bảo hiến,… có thể khái quát một số mô hình cơ quan bảo hiến sau đây:

Mô hình bảo hiến kiểu Mỹ: Đây là mô hình giám sát tư pháp Hiến pháp và là mô hình bảo hiến phi tập trung. Trong mô hình này, thẩm quyền giám sát hiến pháp được giao cho các Toà án có thẩm quyền chung thực hiện. Theo đó, bất kỳ Toà án tư pháp nào cũng có quyền xem xét tính hợp hiến của đạo luật được Quốc hội thông qua khi đạo luật đó được áp dụng để giải quyết vụ việc cụ thể tại Toà án. Điều này có nghĩa là việc khởi kiện tại Toà án là tiền đề để cơ quan này xem xét tính hợp hiến của đạo luật. Trong trường hợp có đủ căn cứ cho rằng quy định của đạo luật là không phù hợp với quy định của Hiến pháp, Toà án sẽ tuyên bố đạo luật đó là vi hiến. Quyết định của Toà án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên trong vụ kiện và đối với Toà án cấp dưới. Quyết định của Toà án tối cao là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các Toà án tư pháp. Tuy nhiên, Toà án chỉ có quyền tuyên bố một đạo luật được Quốc hội  thông qua là vi hiến, không có quyền huỷ bỏ hoặc tuyên bố đạo luật đó vô hiệu. Vì vậy, đạo luật bị Toà án tuyên bố là vi hiến vẫn còn hiệu lực trên thực tế, nhưng không được các Toà án áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể tại Toà án. Kể từ khi xuất hiện ở nước Mỹ năm 1803, đến nay mô hình này đã được nhiều nước áp dụng như Canađa, Mêhicô, Thụy Điển, Áchentina, Hy Lạp,v.v...

Mô hình bảo hiến kiểu Châu Âu: Đây là mô hình giám sát hiến pháp tập trung, xuất hiện đầu tiên ở Áo vào năm 1920 và được nhiều quốc gia Châu Âu áp dụng. Khác với mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, mô hình bảo hiến kiểu Châu Âu không trao quyền giám sát hiến pháp và bảo vệ hiến pháp cho hệ thống Toà án tư pháp mà giao chức năng này cho một cơ quan chuyên trách - được gọi là Toà án hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến. Cơ quan này không thuộc hệ thống cơ quan tư pháp, hành pháp hay lập pháp mà tồn tại một cách tương đối độc lập với chức năng là giám sát hiến pháp và bảo vệ hiến pháp. Theo mô hình này, việc giám sát hiến pháp vừa là giám sát cụ thể (gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể), vừa là giám sát trừu tượng (theo đề nghị của chủ thể có thẩm quyền như Tổng thống, Thủ tướng, nghị sĩ, Thanh tra Quốc hội, v.v...mà không gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể); thực hiện cả giám sát trước (đạo luật chưa được Quốc hội thông qua hoặc đã thông qua nhưng chưa được công bố, chưa có hiệu lực pháp luật) và cả giám sát sau (đạo luật đã có hiệu lực pháp luật). Quyết định của cơ quan bảo hiến là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với mọi chủ thể. 

Mô hình bảo hiến hỗn hợp Âu - Mỹ: Đây là mô hình kết hợp cả hai mô hình bảo hiến kiểu Châu Âu và mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, được áp dụng ở Bồ Đào Nha, Côlômbia, Êcuađo, Goatêmala, Pêru, Hy Lạp, Inđônêxia, Đài Loan, Braxin, Vênêxuêla,… Theo mô hình này, thẩm quyền giám sát hiến pháp và bảo vệ hiến pháp được trao cho cả cơ quan bảo hiến chuyên trách (Tòa án hiến pháp) và các Toà án thuộc hệ thống tư pháp. 

Mô hình cơ quan lập hiến đồng thời là cơ quan bảo hiến: Hiện nay có một số quốc gia không thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách, không trao quyền bảo hiến cho các cơ quan tư pháp mà giao thẩm quyền giám sát Hiến pháp cho một số cơ quan nhà nước khác nhau như Nghị viện, Hội đồng nhà nước hoặc một cơ quan đặc biệt của Nghị viện,... Các quốc gia theo mô hình này bao gồm Phần Lan, Baren, Côoét, Ôman, Cônggô, Êtiôpia, Ghinê-Bítxao, Dimbabuê, Brunây, Mianma, Trung Quốc, Cu Ba, Việt Nam, Lào, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Pakixtan,… 

Hoạt động bảo hiến ở Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước coi trọng, bởi vì bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội chính là bảo vệ đường lối của Đảng, góp phần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Gắn liền với sự ra đời của bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946, hoạt động bảo vệ Hiến pháp tiếp tục được ghi nhận trong Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 với quy định cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống mọi hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp1992, vấn đề giám sát và bảo vệ Hiến pháp được quy định trong nhiều đạo luật quan trọng như Luật Tổ chức Quốc hội (năm 2001), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (năm 2003), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 1996 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002) và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo những quy định này, hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam về cơ bản gồm việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; giám sát văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế; giải thích Hiến pháp; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; v.v... Trách nhiệm giám sát và bảo vệ Hiến pháp được trao cho nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là cơ quan quyền lực nhà nước, Chủ tịch nước, các cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp. Trong đó, với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, Quốc hội là trung tâm của thiết chế bảo hiến ở Việt Nam. Giám sát của Quốc hội mang tính quyền lực nhà nước, hướng tới mọi đối tượng, mọi chủ thể trong xã hội và bao trùm tất cả các lĩnh vực, các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp. Kết quả của hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm để các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phù hợp với Hiến pháp, thống nhất với hệ thống pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.


Каталог: vanban -> vb chuy
vb chuy -> CỤc khảo thí VÀ kiểM ĐỊnh chất lưỢng giáo dụC
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức khen thưỞng thành tích học tập năm họC 2013 – 2014 VÀ chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 cho con cbgv-cnv trưỜng thpt nguyễn công trứ
vb chuy -> Tài liệu tham khảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày phụ nữ Việt nam 20/10 Năm học 2013 2014
vb chuy -> MỘt số HƯỚng dẫn về thủ TỤc tài chính hỗ trợ khảo sát tạI ĐỊa phưƠNG
vb chuy -> Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-cp ngày 02/10/2015 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành
vb chuy -> ĐỀ CƯƠng ôn tập sinh học lớP 10 HỌc kì I năm họC 2015-2016 I. NỘi dung cần chú Ý
vb chuy -> Tổ văn – sử Nhóm văn
vb chuy -> I. HÖÔÙng daãn nội dung ôn tập chưƠng trình tieáng anh 7 NĂM

tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương