Tình hìNH, nhiệm vụ phát triển kinh tế XÃ HỘI, BẢO ĐẢm quốc phòng – an ninh của thành phố HÀ NỘi thực hiện: Ths. Đỗ Lê Triều


TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG – AN NINH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI



tải về 66.53 Kb.
trang2/23
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích66.53 Kb.
#50795
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23
CĐ2. Tình hình, nvụ ptriển KT-XH 21-12-2020

1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG – AN NINH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

1.1.1. Kết quả

1.1.1.1. Kinh tế Thủ đô tăng trưởng khá, đóng góp quan trọng trong tăng trưởng cả nước

Trong giai đoạn 2016-2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,39%, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (6,93%). Năm 2020, quy mô GRDP ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, khoảng 45 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, bằng 1,8 lần bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ từ 85,77% năm 2015 lên 86,71% năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp giảm tương ứng từ 2,54% còn 2,09%; thuế sản phẩm giảm tương ứng từ 11,69% còn 11,20%.

Ngành dịch vụ tăng trung bình 7,12%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 10,91%/năm. Du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có mức tăng doanh thu bình quân đạt 12,1%/năm. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2020 ước đạt 48,47 tỷ USD, tăng 1,34 lần so với năm 2015, bằng 8,6% cả nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 9,0%/năm, cao hơn 1,7 lần giai đoạn 2011-2015.

Ngành công nghiệp tăng trung bình 8,3%/năm. Công nghiệp công nghệ cao dần phát triển ở một số lĩnh vực như: Điều khiển kỹ thuật số, tự động hóa, rô-bốt, nano, plasma, laser, công nghệ sinh học,…Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tiếp tục được phát triển với 17 khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Nhiều sản phẩm công nghệ cao, thiết bị thông minh được đẩy mạnh sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề được khuyến khích phát triển với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 305 làng nghề được công nhận, thu hút hàng chục nghìn lao động làm việc.

Ngành xây dựng tăng trưởng với tốc độ trung bình 11,65%/năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (6,49%), góp phần quan trọng tạo diện mạo đô thị mới, hiện đại cho Thủ đô.

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 2,54%/năm; giá trị sản xuất đạt 280 triệu đồng/ha, tăng 1,21 lần so với năm 2015. Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 52,4% năm 2015 lên khoảng 54,2% năm 2020; ngành trồng trọt giảm tương ứng từ 47,6% xuống 45,8%. Phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghệ cao, tập trung, bền vững và an toàn thực phẩm được chú trọng; giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm trên 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đang đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước, ngày càng xứng đáng vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước.

Năng suất lao động ước đạt 258,3 triệu đồng/lao động, gấp 1,65 lần bình quân cả nước. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2019 tăng 15 bậc lên vị trí thứ 9.

Phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được triển khai quyết liệt; đã có khoảng 11 nghìn doanh nghiệp công nghệ thông tin với tổng doanh thu hằng năm 10 tỷ USD, giá trị xuất khẩu chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn.

Các yếu tố của kinh tế thị trường, các loại thị trường dần phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập, nhất là thị trường bất động sản, chứng khoán, lao động, khoa học, công nghệ… Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước từng bước góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước được nâng lên. Khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh, tiếp tục phát huy vai trò là một động lực quan trọng, đóng góp ước trên 22% trong GRDP, giải quyết khoảng 83% tổng số lao động xã hội. Lũy kế 5 năm (2016-2020) có khoảng 130 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, gấp 1,6 lần giai đoạn 2011-2015; với số vốn khoảng 14,2 tỷ đồng/doanh nghiệp, gấp 2 lần so với giai đoạn 2011-2025. Kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xã phát triển khá, ngày càng đa dạng,năm 2019, thành phố có 1.942 hợp tác xã, tỷ lệ hoạt động hiệu quả khoảng 65%. Kinh tế hộ tiếp tục phát triển, đóng góp lớn trong tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong xã hội, tác động tích cực đến hiệu quả chung của nền kinh tế.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt 1,74 triệu tỷ đồng, gấp 1,65 lần giai đoạn 2011-2015. Thu hút đầu tư vốn ngoài ngân sách trên 2.775 dự án, vốn đăng ký trên 1,4 triệu tỷ đồng. Xã hội hóa đầu tư đối với các lĩnh vực: Cấp nước, bãi đỗ xe, xử lý chất thải, nước thải, hạ tầng công nghệ thông tin, giáo dục, y tế..., được tập trung đẩy mạnh; cơ cấu đầu tư xã hội dịch chuyển rõ nét từ khu vực nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài.

Vốn đầu tư nước ngoài năm 2019 đạt 8,67 tỷ USD, cao nhất sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập, là năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu cả nước; lũy kế giai đoạn 2016- 2020 dự kiến đạt 25 tỷ USD, gấp 3,9 lần giai đoạn 2011-2015. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 12,8% vốn đầu tư phát triển, 10,4% tổng thu ngân sách và góp phần tích cực chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và đào tạo kỹ năng cho người lao động, tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn liên tục tăng và vượt dự toán; lũy kế giai đoạn 2016-2020 ước đạt 1.188,4 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 11,1%/năm,bằng 1,64 lần giai đoạn 2011-2015. Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực, điều hành chi ngân sách chủ động, tiết kiệm, đảm bảo cân đối ngân sách các cấp; tỷ trọng chi thường xuyên giảm từ 58% năm 2015 xuống khoảng 51% năm 2020. Đầu tư công được thực hiện tập trung, cơ bản khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải.


tải về 66.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương