CỤc thống kê tp hải phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 189.94 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích189.94 Kb.
#380
  1   2




TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỤC THỐNG KÊ TP HẢI PHÒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc




Số: 60 / CTK-TH

Hải Phòng, ngày 21 tháng 3 năm 2016


BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI THÁNG 3, QÚY I NĂM 2016
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG





I . PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Ước tính quý I năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố tăng 9,01% so cùng kỳ năm trước (KH tăng 10,5-11%) trong đó: Nhóm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 0,21% (KH 1,46-1,69%); nhóm công nghiệp - xây dựng tăng 11,1% (KH tăng 13,84-14,7%); nhóm dịch vụ tăng 8,72% ( KH 9,5-9,8%).



1. Sản xuất công nghiệp

* Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (Chỉ số PTSX công nghiệp) tháng 3/2016 tăng 45,06% so với tháng trước (tháng 2 do nghỉ tết kéo dài) và tăng 15,47% so với cùng kỳ. Ước chỉ số PTSX công nghiệp 3 tháng /2016 tăng 14,59% so với cùng kỳ.

Trong tốc độ tăng chung của chỉ số PTSX công nghiệp thành phố tiếp tục có sự đóng góp lớn của công ty TNHH LG Electronics sản xuất thiết bị truyền thông, sản phẩm điện tử dân dụng, tháng 2/2016 công ty đưa thêm 01 dây chuyền sản xuất thiết bị giải trí trên ô tô (IVI vào sản xuất thương mại). Dự kiến thời gian tới khi công ty tiếp tục đưa 03 chuyền IVI vào sản xuất thương mại thì cùng với sản phẩm điện thoại, ti vi, IVI sẽ là những sản phẩm chủ lực sản xuất với khối lượng lớn. Kế hoạch sản xuất công ty sẽ giảm dần sản xuất điều hòa dân dụng, tăng sản xuất sản phẩm tivi cho nhu cầu tiêu thụ trong mùa bóng đá Châu Âu.

- Công ty TNHH sản xuất máy văn phòng Mita, công ty TNHH Fuji Xeroc tiếp tục sản xuất ổn định và có mức tăng khá so cùng kỳ.

- Ngành sản phẩm sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa cũng có mức tăng cao, nhà máy sản xuất xà phòng mới của công ty TNHH Vico sản xuất ổn định với 65% công suât, công ty đang tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mỹ phẩm, dự kiến cuối năm 2016 sẽ đi vào sản xuất chính thức

- Ngành sản xuất cấu kiện kim loại cũng có tốc độ tăng cao (+26,07%), công ty Lisem co trong tháng 3 đã ký kết đồng mới trị giá 3,2 tỷ đồng

- Các doanh nghiệp đóng tàu 3 tháng đầu năm 2016 chủ yếu sản xuất các đơn hàng chuyển tiếp, có 02 hợp đồng được ký mới (Cty TNHH 1TV Bạch Đằng), giá trị sản lượng tăng cao hơn cùng kỳ, ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Cty TNHH SX lốp xe Bridgestone Việt Nam đã trở lại sản xuất vào cuối tháng 12/2015, dự kiến 3 tháng đầu năm sản lượng đạt 292 nghìn lốp, tuy chỉ đạt hơn 30% so với cùng kỳ nhưng việc công ty dần sản xuất ổn định trở lại cũng đóng góp vào tốc độ tăng của chỉ số PTSX công nghiệp của thành phố.



Tuy nhiên, một số ngành có tốc độ giảm sút so cùng kỳ như ngành sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất phân bón do gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, cạnh tranh gay gắt, thị phần thu hẹp, tồn kho cao mặc dù các công ty đã tăng cường các biện pháp tiếp thị, quảng cáo: Công ty DAP tồn kho cuối tháng 2 là hơn 75 nghìn tấn, cao gấp đôi cùng kỳ 2015, trước tình hình công ty chủ động giảm kế hoạch sản xuất. Chi nhánh Cty CP Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco Hải Phòng từ tháng 9/2015 đã mở thêm nhà máy sản xuất tại Hưng Yên nên chuyển một phần đơn hàng cho nhà máy mới dẫn đến sản lượng nhà máy tại Hải Phòng giảm sút:

- Nhà máy xơ sợi tổng hợp polyester Đình Vũ vẫn tiếp tục ngừng sản xuất do những biến động thị trường xơ sợi quốc tế, cạnh tranh của hàng Trung Quốc, khó khăn về tài chính, nguyên liệu đầu vào (3 tháng/2015 sản lượng đạt 8.042 tấn)

- Ngành sản xuất xi măng cũng có tốc độ tăng rất thấp so cùng kỳ, chỉ tăng 0,35 % do nhu cầu thị trường không cao, đơn hàng cho chương trình nông thôn mới của công ty Xi măng Hải Phòng mới bắt đầu sản xuất trở lại vào tháng 02/2016, khối lượng thấp. Xuất khẩu xi măng Chinfon chỉ bằng 17% so cùng kỳ ( 3 tháng 2015 xuất khẩu xi măng là 235 nghìn tấn) do hết đơn hàng xuất khẩu từ tháng 11/2015, theo kế hoạch tháng 3/2016 sẽ có sản lượng xuất khẩu, ước đạt 40 nghìn tấn.

- Ngành sản xuất thép chỉ tăng 9,73% so cùng kỳ do một số nguyên nhân: Chi nhánh Công ty thép Việt Ý sản xuất phôi thép: Do giá phôi nhập khẩu từ Trung quốc rẻ hơn giá thành sản xuất phôi trong nước, sản xuất không hiệu quả nên tháng 02/2016 công ty chỉ sản xuất bằng 1/4 các tháng (4000 tấn), tháng 3 ngừng sản xuất, dự kiến tháng 4 sẽ sản xuất trở lại, sản lượng ước khoảng 15 nghìn tấn. Do chính sách áp thuế tự vệ của Nhà nước đối với phôi thép (tăng 23%) đã làm giá phôi tăng cũng ảnh hưởng tới sản xuất của các công ty sản xuất thép, trong tháng 3/2016 Công ty thép Việt Úc ngừng sản xuất 10 ngày để sửa chữa, bảo dưỡng.

- Ngành may mặc, giày dép vẫn có tốc độ giảm so cùng kỳ do giảm sút về đơn hàng, ngành sản xuất mô tơ và máy phát điện đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, chuẩn bị đưa ra sản phẩm mới ứng dụng công nghệ cao hơn nên sản lượng tạm thời sụt giảm so cùng kỳ.

Phân theo ngành cấp 4:

- Có 25 ngành kinh tế cấp 4 có chỉ số PTSX công nghiệp tăng, trong đó: ngành sản xuất thiết bị truyền thông (điện thoại di động) tăng 725,94%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng tăng 330,8%; sản xuất nến của các doanh nghiệp FDI tăng 117,9%; sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa tăng 60,14%, ngành sản xuất máy chuyên dụng khác tăng 14,58%; ngành sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (máy in) tăng 12,52%; ngành sản xuất, truyền tải và phân phối điện tăng 11,67....

- Có 17 ngành kinh tế cấp 4 giảm, trong đó: ngành sản xuất sợi giảm 98,26%; ngành sản xuất lốp xe giảm 67,13%; ngành sản xuất mô tơ, máy phát điện giảm 53,15%; ngành sản xuất phân bón giảm 28,03% ngành sản xuất giày dép giảm 17,75%; thức ăn gia súc giảm 14,49%;...

* Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 02/2016 giảm 27,67% so tháng trước và tăng 8,58% so với cùng kỳ năm trước, cộng dồn 2 tháng/2016 chỉ số tiêu thụ tăng 1,97% so cùng kỳ; trong đó:

+ Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao so cùng kỳ: Sản xuất nến tăng 93,22%; sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa tăng 77,83%; sản xuất đồ chơi tăng 47,58%; sản xuất thùng, hộp bằng bìa cứng tăng 41,08%; snar suất sắt, thép, gang tăng 24,41%; sản xuất cấu kiện kim loại tăng 12,52%; sản xuất xe có động cơ tăng 28,02%; sản xuất dây cáp điện và điện tử tăng 15,61%; sản xuất bia tăng 11,06%;

Sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản tăng 2,9%; sản xuất phụ tùng xe có động cơ tăng 3,25%: chế biến thủy sản tăng 6,3%; sản xuất đồ kim hoàn tăng 9,26%

+ Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ: ngành sản xuất phân bón giảm 78,84%; mô tơ, máy phát điện giảm 48,57%, sản xuất bi bánh răng, trục chuyển động giảm 41,15%; sản xuất giày dép giảm 29,94%; sản xuất pin và ắc quy giảm 12,48%; sản xuất xi măng vôi thạch cao giảm 12,4%; sản xuất bê tông và các sản phẩm bằng xi măng giảm 15,53%;...



* Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 29/02/2016: giảm 4,32% so với tháng trước và tăng 39,81% so cùng thời điểm năm trước, trong đó:

+ Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng so cùng kỳ: Sản xuất dây, cáp điện tăng 262%; sản xuất phân bón tăng 131,11%; sản xuất sản phẩm điện tử tăng 99,53%; sản xuất sản phẩm khác từ giấy bìa tăng 81,62%; sản xuất sơn tăng 24,67%; sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng 21,62%; sản xuất xi măng tăng 22,36%; sản xuất sắt thép gang tăng 1,53%; ...

Một số ngành có chỉ số tồn kho so cùng kỳ giảm: sản xuất xi măng giảm 35,28%; sản xuất bê tông giảm 97,61%; sản xuất bi, bánh răng, hộp số giảm 56,4%; sản xuất đồ kim hoàn giảm 92,11%;...

* Sản phẩm công nghiệp sản xuất 3 tháng đầu năm năm 2016 ước đạt: điện thoại 1.485,83 nghìn sản phẩm, tăng hơn 7 lần; sản phẩm tivi 306,24 nghìn sản phẩm, tăng 141,44 %; máy hút bụi 156,3 nghìn sản phẩm, tăng 49,6%; bột giặt 22,42 nghìn tấn, tăng 52,22%; sắt thép 228,2 nghìn tấn, tăng 5,06%; máy giặt 98.184 cái, tăng 2,07%; điện sản xuất ước đạt 1.697,23 triệu KWh, tăng 6,81%... Một số sản phẩm ước giảm: nước mắm 1.143,18 nghìn lít, giảm 16,87%; bia đóng chai 5.712 nghìn lít, giảm 1,73%; xi măng Portlan đen 1.138,5 nghìn tấn, giảm 2,28%; giày dép các loại 11.959,24 nghìn đôi, giảm 7,56%; máy phát điện 107 bộ, giảm 51,36%; trang phục các loại 4.091,48 nghìn sản phẩm, giảm 10,02%;...

2. Nông nghiệp

2.1.Trồng trọt:


2.1.1. Kết quả sản xuất vụ Đông năm 2015 - 2016.

Kết quả điều tra diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm vụ Đông năm 2015 đạt: tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông toàn thành thực hiện 8.563,6 ha, bằng 94,02% giảm 544,7 ha so với vụ đông năm 2014; năng suất và sản lượng các cây trồng tương đối ổn định. Cụ thể diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chủ yếu như sau:



* Diện tích:

- Cây ngô diện tích gieo trồng thực hiện 673,9 ha, bằng 95,83% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng giảm 29,4 ha. Diện tích trồng ngô vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ là do năng suất đạt thấp và hiệu quả kinh tế cây trồng không cao và do thời tiết, thời vụ gieo trồng cây ngô bị muộn do thu hoạch lúa mùa bị chậm từ 7-10 ngày đã làm ảnh hưởng đến khâu làm đất để trồng ngô.

- Cây khoai lang thực hiện 456,6 ha, bằng 78,28%, giảm 126,7 ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích cây khoai lang giảm là do thời tiết không thuận lợi cho việc làm đất, một phần là do khi thu hoạch khó bảo quản, người nông dân không tìm được đầu ra cho sản phẩm ...

- Nhóm cây rau các loại chiếm cơ cấu lớn nhất trong tổng diện tích cây hàng năm gieo trồng vụ đông, cây rau các loại có diện tích 6.735,1 ha, bằng 94,11%, giảm 421,5 ha so với vụ Đông năm 2014. Trong đó, cây khoai tây và bắp cải là những cây trồng có diện tích giảm nhiều nhất: diện tích cây khoai tây thực hiện 722,2 ha, giảm 169 ha; diện tích cây bắp cải thực hiện 399 ha, giảm 81,65 ha so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh những cây trồng giảm diện tích thì nhóm những cây trồng ưa ấm lại được mở rộng sản xuất: cây dưa hấu có diện tích 209,4 ha, tăng 69 ha; nhóm cây rau các loại khác có diện tích 1.284,4 ha, tăng 68,7 ha so với cùng kỳ năm trước.

- Cây gia vị: Cây ớt là cây trồng chủ lực có diện tích 447,6 ha, chiếm tỷ trọng đến 91,62% tổng diện tích nhóm cây, bằng 97,56 %, giảm 11,17 ha so với vụ Đông năm 2014 là do giá bán sản phẩm thấp, hiệu quả kinh tế không cao dẫn đến quy mô sản xuất cây ớt bị thu hẹp.

- Cây hoa các loại ước đạt 127,8 ha, bằng 113,16 % so với vụ Đông năm trước.



* Năng suất - sản lượng:

- Năng suất cây ngô vụ Đông năm nay đạt 52,87 tạ/ha, bằng 100,47% so với năm 2014. Sản lượng ngô đạt 3.562,4 tấn, bằng 96,28% tương ứng giảm 138 tấn so với cùng kỳ năm trước.

- Năng suất cây khoai lang đạt 110,63 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng khoai lang đạt 5.050,9 tấn, bằng 78,23% giảm 1.405,7 tấn so với vụ Đông năm 2014.

- Năng suất nhóm cây rau lấy lá đạt 228,1 tạ/ha, bằng 100%; năng suất nhóm cây rau lấy quả đạt 267,77 tạ/ha, bằng 101,38 %; năng suất nhóm cây rau lấy củ đạt 204,5 tạ/ha, bằng 100,67%; nhóm cây rau các loại khác đạt 194,4 tạ/ha, bằng 103,23% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng sản lượng cây rau các loại thực hiện 150.513 tấn, so với vụ Đông năm trước giảm 7.536 tấn. Sản lượng giảm là do diện tích gieo trồng giảm được thể hiện cụ thể ở một số cây trồng sau: sản lượng cây cải các loại thực hiện 32.138,1 tấn, giảm 1.891,6 tấn; sản lượng cây bắp cải thực hiện 11.292,4 tấn, giảm 2.170 tấn; sản lượng cây súp lơ thực hiện 3.232,5 tấn, giảm 1.280 tấn; sản lượng cây khoai tây thực hiện 14.019 tấn, giảm 3.448,3 tấn so với vụ Đông năm trước

- Năng suất cây ớt đạt 226,88 tạ/ha, bằng 99,21%; sản lượng thực hiện 10.154,2 tấn, bằng 96,8% giảm 336,18 tấn so với vụ Đông năm trước. Sản lượng hoa các loại đạt 24,9 triệu bông, tăng 8,7% so cùng kỳ năm trước.



* Đánh giá chung: Diện tích cây vụ Đông năm 2015 giảm so cùng kỳ năm trước do điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến khâu làm đất để trồng các loại cây vụ Đông, chi phí cho sản xuất trồng trọt như cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu cao, giá bán sản phẩm rẻ, không có thị trường đầu ra cho các sản phẩm trồng trọt, đại đa số sản phẩm sản xuất ra mang tính tự cung tự cấp, hiệu quả kinh tế mang lại từ sản xuất trồng trọt thấp và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết cho lên nhiều hộ nông dân bỏ ruộng không trồng màu.

2.1.2. Sản xuất vụ Đông xuân 2016

* Cây lúa: Diện tích lúa Đông xuân năm 2016 đã gieo cấy ước thực hiện 36.210,7 ha, bằng 98,65% so với cùng kỳ năm trước, (diện tích lúa gieo sạ là 1.904 ha, diện tích cấy máy 890,0 ha), trong đó: huyện Vĩnh Bảo diện tích lúa đã cấy 8.620,0 ha; Tiên Lãng 6.500 ha, Thuỷ Nguyên là 6.400 ha; Kiến Thụy là 4.580 ha, An Lão 4.900 ha; An Dương diện tích lúa đã cấy 3.200 ha; Dương Kinh là 1.068 ha ... Toàn bộ diện tích lúa đông xuân được gieo cấy trong khung thời vụ cho phép, 100% diện tích lúa đã được bón thúc đợt I, thời tiết giai đoạn lúa phát triển khá thuận lợi. Các điều kiện nước, phân bón đầy đủ các trà lúa phát triển tốt, độ đồng đều cao...Trà lúa Xuân sớm đang ở giai đoạn đẻ nhánh.

Tình hình sâu bệnh: Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật trên lúa xuân sớm đang đẻ nhánh, chuột hại rải rác; các đối tượng gây bệnh khác chưa xuất hiện; trên cây trồng vụ xuân như cây ớt, cây khoai tây có nhiễm bệnh sương mai, bệnh héo vàng nhưng diện tích bị nhiễm bệnh rải rác, không đáng kể...



* Cây trồng khác: Diện tích cây ngô ước thực hiện 921,8 ha, bằng 95,93%; khoai lang 641,8 ha, bằng 77,66%; rau đậu các loại 8.879,0 ha, bằng 83,78%; cây thuốc lào đã trồng 2.710,0 ha, bằng 94,08%; cây ớt cay 600,1 ha, bằng 91,14%; dưa hấu 265,6 ha bằng 65,43%; cà chua 557,0 ha, bằng 84,71% so với cùng kỳ năm trước...

2.2. Chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi tháng 3 năm 2016:

- Tổng đàn trâu ước thực hiện là 6.814 con, bằng 97,75% so cùng kỳ và bằng 99,8% so với tháng trước;

- Tổng đàn bò ước thực hiện 13.356 con, bằng 98,78% so cùng kỳ và bằng 98,6% so với tháng trước;

- Tổng đàn lợn ước thực hiện 464.872 con, bằng 100,20% so cùng kỳ năm trước và bằng 98,4% so tháng trước;

- Tổng đàn gia cầm 7.095 ngàn con, tăng 182,8 ngàn con, bằng 102,64% so với cùng kỳ năm trước, bằng 97,1% so với tháng trước. Trong đó: đàn gà 5.831,4 ngàn con, bằng 102,48%, tăng 140,9 ngàn con so với cùng kỳ năm trước.

Tổng đàn trâu; đàn bò, đàn lợn, đàn gia cầm giảm so với tháng trước là do nhu cầu sử dụng thực phẩm lớn trong dịp lễ tết Nguyên Đán, các hộ nuôi chưa kịp tái đàn trở lại.

Tình hình dịch bệnh: Đối với đàn gia súc, gia cầm: Hiện nay đàn gia súc, gia cầm nuôi trên địa bàn thành phố phát triển ổn định. Không phát hiện gia cầm ốm, chết, tiêu hủy do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Trong quý I/2016 ngành nông nghiệp thành phố đã tổ chức thực hiện:

- Thực hiện chỉ thị số 685/CT-BNN-TY ngày 25/01/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp trước và sau Tết Bính Thân 2016.

- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra việc vận chuyển động vật, kiểm soát giết mổ động vật để đảm bảo an toàn vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm phòng bệnh Dại cho đàn chó mèo trên địa bàn thành phố theo thông báo số 10/TB-SNN ngày 28/1/2016 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng từ ngày 25/2-31/3/2016.

- Triển khai kế hoạc tiêm vắc xin phòng bệnh gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2016.



2.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp quý I năm 2016.

Giá trị sản xuất quý I năm 2016 (theo giá SS 2010) ước thực hiện 2.223,9 tỷ đồng, bằng 100,59% so cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị ngành trồng trọt ước thực hiện 857,3 tỷ đồng, bằng 99,39% so cùng kỳ năm trước; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước thực hiện 1.282,6 tỷ đồng, bằng 101,41%; giá trị sản xuất dịch vụ ước thực hiện 84,0 tỷ đồng, bằng 100,61% so cùng kỳ năm trước.



3. Lâm nghiệp

- Trong quí I/2016 không phát sinh diện tích rừng trồng mới tập trung; khoanh nuôi tái sinh rừng 1.550 ha; bảo vệ rừng 17.989 ha; cây trồng phân tán 230 ngàn cây; ươm giống cây lâm nghiệp 1.341 ngàn cây;

- Sản lượng gỗ khai thác tháng 3/2016 đạt 210 m3, cộng dồn 3 tháng đạt 595 m3, bằng 88,81% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng củi khai thác tháng 3 năm 2016 đạt 1.500Ste, bằng 36,59% so với cùng kỳ năm trước; cộng dồn 3 tháng 2016 đạt 11.500 Ste, bằng 80,99% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 3 và 3 tháng năm 2016 có 02 vụ cháy rừng xảy ra (là do người dân đi thắp hương đốt vàng mã), chủ yếu là táp lá và cháy bụi cỏ, giá trị thiệt hại không đáng kể; không có diện tích rừng bị chặt phá trái phép nào xảy ra.

- Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp quý I/2016 (theo giá SS 2010) ước thực hiện 11,8 tỷ đồng, bằng 112,38% so cùng kỳ năm trước.

4. Thủy sản

Tổng sản lượng (nuôi trồng và khai thác) quí I năm 2016 ước đạt 28.060,0 tấn bằng 101,26% so với cùng kỳ năm trước; giá trị sản xuất (theo giá SS 2010) quí I (nuôi trồng và khai thác) đạt 922,3 tỷ đồng, bằng 100,20% so với cùng kỳ năm trước.



4.1. Nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi thả ước thực hiện 11.212,0 ha bằng 92,63% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi tôm sú 1.236,2 ha, bằng 69,90%; tôm thẻ chân trắng 213,5 ha bằng 135,99% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước thực hiện tháng 3/2016 đạt 4.496 tấn, bằng 90,05% so cùng kỳ năm trước. Sản lượng quí I/2016 ước đạt 12.030,0 tấn, bằng 94,72%. Giá trị sản xuất tháng 3 (theo giá SS 2010) ước đạt 174,77 tỷ đồng, bằng 90,05%; Quí I/2016 ước thực hiện 515,1 tỷ đồng, bằng 93,79% so cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, các hộ nuôi trồng thuỷ sản tập trung thu hoạch đàn tôm, cá nuôi thương phẩm qua đông và phần lớn đang tiến hành cải tạo ao đầm chuẩn bị cho vụ nuôi mới (đã cải tạo 50-60% diện tích, diện tích nuôi cũ 20-30%, còn lại đang tiếp tục cải tạo).

+ Khu vực nuôi nước ngọt tiếp tục thu hoạch sản phẩm đạt kích cỡ xuất bán, chuẩn bị ao nuôi. Một số hộ đã thả giống sớm các loại cá truyền thống, cá rô phi, không theo khung lịch thời vụ sản xuất (khoảng 70 vạn cá giống các loại), điều này có thể ảnh hưởng kết quả sản xuất do tình hình thời tiết diễn biến bất thường, làm giảm sức đề kháng cũng như tạo điều kiện phát sinh, phát triển bệnh trên vật nuôi thủy sản.

+ Các đầm thuỷ sản nước lợ nuôi vụ Đông đã thu hoạch xong, hiện đang tích cực sửa chữa, gia cố hệ thống bờ bao, cống cấp thoát nước và chuẩn bị các trang thiết bị, vật tư cần thiết phục vụ sản xuất (năng suất nuôi tôm chân trắng vụ đông đạt 7-9 tấn/ha). Các vùng trồng rong câu và đầm nuôi thuỷ sản quảng canh cải tiến thu hoạch sản phẩm còn lại và chuẩn bị cho vụ nuôi mới, tiến hành thả giống khi thời tiết ổn định, thuận lợi.

+ Khu vực nuôi nước mặn: hiện tại các hộ nuôi đang tập trung chăm sóc, bảo vệ ngao nuôi, tiếp tục thu hoạch ngao đạt kích cỡ thương phẩm, sản lượng ngao tháng 3 ước đạt 600 tấn, nâng tổng sản lượng thu hoạch từ đầu năm khoảng 1.300 tấn. Khu vực nuôi cá lồng bè tiếp tục thu hoạch sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ, các giàn bè nhuyễn thể tập trung tu sửa, gia cố, chuẩn bị nguyên vật liệu và nguồn giống cho vụ nuôi năm 2016.

+ Các cơ sở dịch vụ con giống nước mặn, lợ như tôm sú, tôm he chân trắng, cua biển, cá biển… tiếp tục vệ sinh, tu sửa trại, bể đẻ, bể ương; một số trại giống đã nhập giống để ương dưỡng, phục vụ nhu cầu của người nuôi (dịch vụ tháng 3/2016 ước đạt 20 triệu tôm sú pL15, 10 triệu tôm chân trắng pL12). Tại các cơ sở có đầu tư hệ thống nâng nhiệt đã chủ động nhập tôm, cua bố mẹ về ương dưỡng và cho sinh sản sớm. Số lượng con giống sinh sản dự kiến trong tháng 3/2016 ước đạt 87 triệu tôm sú giống cỡ pL15; 2,15 triệu cua biển giống cỡ C1. Đã tiến hành sinh sản sớm với đối tượng cá chép, sản lượng ước đạt 30 triệu cá bột, các đối tượng khác như trắm cỏ, cá mè chuẩn bị cho sinh sản khi thời tiết ổn định hơn.



4.2. Khai thác thủy sản

Sản lượng khai thác tháng 3/2016, ước thực hiện 6.484,1 tấn, bằng 108,85%, sản lượng quí I/2016 ước đạt 16.030,0 tấn, bằng 106,80% so cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất tháng 3 ước thực hiện 136,97 tỷ đồng bằng 116,26%; quí I/2016 ước đạt 407,2 tỷ đồng, bằng 109,67 % so cùng kỳ năm trước.

Trong tháng, do ít chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông bắc, thời tiết tương đối thuận lợi cho nghề khai thác thủy sản nên các tàu tích cực ra khơi khai thác. Trên các ngư trường quanh đảo Bạch Long Vỹ các loài cá nổi như: Mực nang, cá trích, bạc má…xuất hiện nhiều, các tàu hoạt động quanh khu vực này khai thác đạt sản lượng khá, doanh thu của các tàu tăng so với tháng trước, đặc biệt là các tàu làm nghề chụp mực, lưới rê có công suất từ 90cv trở lên, lợi nhuận thu được sau mỗi chuyến biển từ 40-60 triệu đồng

Nhìn chung cường lực khai thác thủy sản 3 tháng đầu năm 2016 được duy trì ổn định so với cùng kỳ năm 2015 nhưng giá trị sản lượng tăng do khai thác được các loài có giá trị kinh tế, sản phẩm thủy sản bán được giá. Người dân tích cực đầu tư nâng cấp tầu, cải tiến ngư lưới cụ và tăng cường mua sắm trang thiết bị phục vụ cho khai thác thủy sản.

Nay đang trong thời kỳ giao thoa giữa vụ cá Bắc và vụ cá Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác phối kết hợp với cơ quan chuyên ngành và các địa phương tập trung chỉ đạo, phát động ra quân khai thác thủy sản vụ cá Nam (bắt đầu từ ngày 01/4), tăng cường công tác quản lý tàu cá, công tác tuần tra, kiểm soát trên biển, ngăn chặn và xử lý nghiêm tàu thuyền vi phạm, đặc biệt là các hành vi sử dụng xung điện, chất nổ để đánh bắt thủy sản.

5. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 năm 2016 ước đạt 6.984,3 tỷ đồng, tăng 0,42% so với tháng trước. Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 21.369,6 tỷ đồng, tăng 13,03% so với cùng kỳ năm trước.



* Chia theo khu vực kinh tế

- Khu vực kinh tế nhà nước đạt gần 192,52 tỷ đồng, giảm 1,04% so với tháng trước và tăng 8,43% so với cùng kỳ năm trước; cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 đạt 645,04 tỷ đồng, chiếm gần 3,02% tổng mức, tăng 6,22% so với cùng kỳ năm trước;

- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 6.431,1 tỷ đồng, tăng 0,46% so với tháng trước và tăng 11,98% so với cùng kỳ năm trước; cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 đạt 19.617,06 tỷ đồng, chiếm gần 91,8% tổng mức, tăng 13,33% so với cùng kỳ năm trước;

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 360,66 tỷ đồng, tăng 0,38% so với tháng trước và tăng 15,96% so với cùng kỳ năm trước; Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 đạt 1.107,85 tỷ đồng, chiếm hơn 5,18% tổng mức, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước;



* Chia theo ngành kinh tế

- Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 3 đạt 5.325,46 tỷ đồng, giảm 1,2% so với tháng trước, tăng 12,78% so với cùng kỳ năm trước; cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 đạt 16.307,72 tỷ đồng, chiếm 76,31 % tổng mức, tăng 13,47% so với cùng kỳ năm trước;

- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 3 đạt 1.021,43 tỷ đồng, tăng 6,56% so với tháng trước, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước; cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 đạt 3.181,36 tỷ đồng, chiếm gần 14,89% tổng mức, tăng 12,87% so với cùng kỳ năm trước;

- Doanh thu du lịch lữ hành tháng 3 đạt 10,85 tỷ đồng, tăng 9,95% so với tháng trước, tăng 14,23% so với cùng kỳ năm trước; Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 đạt hơn 30,43 tỷ đồng, chiếm 0,14% tổng mức, tăng 14,15% so với cùng kỳ năm trước;

- Doanh thu dịch vụ khác tháng 3 đạt 626,53 tỷ đồng, tăng 4,99% so với tháng trước, tăng 8,06% so với cùng kỳ năm trước; Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 đạt 1.850,44 tỷ đồng, chiếm 8,66% tổng mức, tăng 9,58% so với cùng kỳ năm trước.

* Xét theo ngành hoạt động

- Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 3 so với tháng trước của hầu hết các ngành hàng đều giảm, cụ thể: lương thực, thực phẩm giảm 0,17%; hàng may mặc giảm 1,08%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 1,11%; gỗ và vật liệu xây dựng giảm 2,6%; ô tô các loại giảm 1,73%; xăng dầu giảm 0,99%; gas giảm 1,44%... Tính chung 3 tháng đầu năm 2016, doanh thu bán lẻ hàng hoá tăng 13,47% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tăng trong tháng 01 và những ngày giáp Tết Nguyên Đán. Lượng hàng cung cấp trong thời gian này khá dồi dào, sức mua tăng mạnh trong khi giá cơ bản ổn định, trong đó sức mua chủ yếu tăng ở các mặt hàng lương thực, thực phẩm và các nhóm hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu thường ngày, cụ thể như: lương thực, thực phẩm tăng 15,2%; hàng may mặc tăng 5,28%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,18%; ga tăng 13,65%… ; Gỗ và vật liệu xây dựng tăng 16,88% do nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở chuẩn bị Tết của các hộ gia đình và do tiến độ hoàn thiện các công trình xây dựng công ích nên nhu cầu các về vật liệu xây dựng trong quý cũng tăng theo nhu cầu; Một số ngành khác cũng có doanh số tăng khá như: ô tô các loại tăng 14,14%; xe máy tăng 23,41%; các loại hàng hóa khác tăng 19,95%... Một số doanh nghiệp đạt doanh số lớn như Công ty TNHH Năm Hải, Công ty cổ phần dược phẩm Hải Phòng, Công ty TNHH gas Petrolimex Hải Phòng, Công ty cổ phần ô tô Hải Phòng, Công ty TNHH ô tô xe máy Tiến Phát…

Trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty Cổ phần thương mại quốc tế và Siêu thị Big C Hải Phòng ước tính doanh thu bán lẻ hàng hoá quý I năm nay tăng gần 2% so với cùng kỳ năm trước. Các chương trình giảm giá, khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng được đơn vị quan tâm hàng đầu nhằm thu hút khách hàng. Đơn vị là một trong những địa chỉ mua sắm tin cậy của người tiêu dùng Hải Phòng.

- Doanh thu dịch vụ lưu trú tháng 3 đạt 91,2 tỷ đồng, tăng 7,73% so với tháng trước. Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 257 tỷ đồng, tăng 13,27% so với cùng kỳ. Tuy chưa vào mùa du lịch biển nhưng do thời tiết thuận lợi, nắng ấm, phù hợp với hoạt động du lịch tâm linh nên khách tham quan, du lịch trong quý I tăng. Mặt khác trong quý I năm nay trên địa bàn thành phố diễn ra Lễ hội đền Trạng Trình - kỷ niệm 430 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm và đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 6-1 đến 8-1-2016 (tức ngày 27-11 đến 29-11 năm Ất Mùi), tại các di tích liên quan đến Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm trên địa bàn hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng, do đó lượng du khách đến Hải Phòng tăng đáng kể.

- Doanh thu dịch vụ ăn uống tháng 3 đạt 941,2 tỷ đồng, tăng 7,16% so với tháng trước. Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 2.935,3 tỷ đồng, tăng 13,51% so với cùng kỳ năm 2015. Trong tháng 01 năm 2016 nhu cầu về hội họp, cưới hỏi, liên hoan tăng cao, dẫn đến các dịch vụ, trong đó có ăn uống tăng mạnh. Mặt khác do thời gian nghỉ Tết dài, thời tiết thuận lợi nên nhu cầu vui chơi giải trí trong dịp Tết tăng cao, du khách tới các khu du lịch, đền chùa... với số lượng lớn, nhu cầu đối với các dịch vụ ăn uống vì thế cũng tăng theo. Ngoài ra trong tháng 3 có ngày kỷ niệm Quốc tế phụ nữ 8-3, nhu cầu ăn uống về ăn uống tại các nhà hàng cũng tăng lên.

- Doanh thu du lịch lữ hành trong tháng 3 đạt 10,85 tỷ đồng, tăng 9,95%. Cộng dồn 3 tháng doanh thu du lịch lữ hành đạt 30.433 tỷ đồng, tăng 14,15% so với cùng kỳ năm 2015. Do Tết Nguyên Đán năm nay được nghỉ dài ngày cộng thêm thời tiết thuận lợi, nắng ấm hầu hết ở các vùng, miền trên cả nước, nên nhu cầu đi du lịch trong nước và nước ngoài của người dân tăng cao. Các công ty du lịch lữ hành của thành phố bắt đầu phục vụ các tour lễ hội, hành hương đầu Xuân. Giá tour vì thế cũng tăng cao hơn so với ngày thường....Mặt khác do các chi phí về giá vé máy bay, chi phí đi lại, giá phòng nghỉ tăng, nên giá tour cũng được điều chỉnh tăng.

- Doanh thu dịch vụ khác tháng 3 đạt 626,53 tỷ đồng, tăng 4,99% so với tháng trước. Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 doanh thu dịch vụ khác đạt 1.840,4 tỷ đồng, tăng 9,58% so với cùng kỳ năm trước. Là quý có Tết Nguyên Đán nên các dịch vụ đều tăng cao hơn ngày thường. Doanh thu nhóm dịch vụ khác tăng hầu hết ở các nhóm ngành. Cụ thể trong tháng 3 dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 6,63%; dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 7,98%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 8,87%; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 8,25%....

6. Hoạt động lưu trú và lữ hành

Tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú tháng 3 ước đạt 427,526 ngàn lượt, tăng 14,86% so với tháng trước và tăng 6,9% so với cùng tháng năm 2015; trong đó khách quốc tế ước đạt 50,389 ngàn lượt, tăng 15,82% so với tháng trước và tăng 2,92% so với cùng tháng năm trước; cộng dồn 3 tháng đầu năm tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú đạt 1.208,87 ngàn lượt khách, tăng 7,04% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế ước đạt 143,29 ngàn lượt, tăng 4,79% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng lượt khách phục vụ của các công ty du lịch lữ hành tháng 3 ước đạt 8.167 lượt khách, tăng 17,37% so với tháng trước, tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước; cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 lượt khách tuor ước đạt 21.684 lượt khách, tăng 8,87%; trong đó khách quốc tế ước đạt 3.519 lượt khách, tăng 14,64%.

7. Giao thông, vận tải, bưu chính, viễn thông

7.1. Vận tải hàng hoá

Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 3 năm 2016 đạt 10,574 triệu tấn, tăng 4,79% so với tháng trước và tăng 9,81% so với cùng tháng năm trước. Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 khối lượng hàng hoá vận chuyển ước đạt 31,202 triệu tấn, tăng 7,73% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 6.100,58 triệu tấn.km, tăng 4,57% so với tháng trước và tăng 7,62% so với cùng tháng năm trước. Cộng dồn 3 tháng khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 18.251 triệu tấn, tăng 7,32% so với cùng kỳ năm trước.



7.2. Vận tải hành khách

Khối lượng hành khách vận chuyển tháng 3 năm 2016 đạt 3,888 triệu lượt, tăng 1,69% so với tháng trước và tăng 10,06% so với cùng tháng năm trước. Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 11.401 triệu lượt, tăng 7,38% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hành khách luân chuyển tháng 3/2016 đạt 153,712 triệu Hk.km, tăng 1,48% so với tháng 02 và tăng 12,33% so với cùng tháng năm trước. Cộng dồn 3 tháng khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 452,702 triệu Hk.km, tăng 10,58% so với cùng kỳ năm trước.



7.3. Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải

Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng 3 đạt 1.684,6 tỷ đồng, tăng 7,76% so với tháng 02 và tăng 17,88% so với cùng tháng năm trước. Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 4.943,8 tỷ đồng, tăng 16,06% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng 3 tháng đầu năm 2016 thấp hơn so với tốc độ tăng của 3 tháng đầu năm 2015, nguyên nhân do các đơn vị có hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải có số đơn hàng, hạn chế hơn năm ngoái (chủ yếu do hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển thuộc khối nhà nước). Một số đơn vị có doanh thu 3 tháng đầu năm 2016 giảm mạnh so cùng kỳ như: Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng giảm 24,61%, công ty cổ phần Cảng Cửa Cấm giảm 20,9%, công ty cổ phần đầu tư phát triển Cảng Đình Vũ giảm 5,5%,....



7.4. Hàng hoá thông qua cảng

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng tháng 3 năm 2016 ước đạt 6,595 triệu TTQ, tăng 21,96% so với tháng trước và tăng 14,36% so với cùng tháng năm trước. Cộng dồ 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 18,228 triệu TTQ, tăng 12,85% so với cùng kỳ năm trước Cụ thể:

- Khối cảng thuộc kinh tế Nhà nước đạt 10,149 triệu TTQ, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:

+ Cảng thuộc khối doanh nghiệp nhà nước Trung ương đạt 10,063triệu TTQ, tăng 10,25%. Trong đó cảng Hải Phòng ước đạt 6,257 triệu TTQ, tăng 15,46% so với cùng kỳ năm trước.

+ Cảng thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước địa phương đạt 85,65 ngàn TTQ, giảm 30,78% so với cùng kỳ năm trước.

- Các cảng thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 8,07 triệu TTQ, tăng 17,06% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng toàn thành phố tháng 3, 3 tháng đầu năm 2016 tăng đáng kể ( 12,85%), xong mức tăng vẫn thấp so với cùng kỳ năm trước 19,19% nguyên nhân do các cảng sản lượng giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước như Cảng Viconship (giảm 47,17%), Cảng Tranvina (giảm 47,60), Cảng PTSC Đình Vũ (giảm 31,82%)… do đầu năm các Cảng này nguồn hàng ít, chưa ký kết được hợp đồng với các bạn hàng.

7.5. Ga Hải Phòng

Tổng doanh thu tháng 3/2016 tại Ga Hải Phòng ước đạt 14 tỷ đồng, tăng 38,96% so với tháng 02/2016, giảm 4,33% so với cùng tháng năm trước, ước tính 3 tháng năm 2016 đạt 33,7 tỉ đồng, tăng 5,78% so với cùng kì năm trước.

Tổng số hành khách vận chuyển ước đạt 93 ngàn lượt người, tăng 11,63% so với tháng trước, tăng 22,61% so với cùng tháng năm trước, ước tính 3 tháng đầu năm 2016 đạt 252 ngàn lượt người, tăng 7,31% so với cùng kì năm trước.

Tổng số hàng hóa vận chuyển ước đạt 135 ngàn tấn, tăng 60,75% so với tháng trước, giảm 16,74% so với cùng tháng năm trước, ước tính 3 tháng đầu năm 2016 đạt 313 ngàn tấn, giảm 15,88% so với cùng kì năm trước.



7.6. Sân bay Cát Bi

Tổng doanh thu tại Sân bay Cát Bi tháng 3/2016 ước đạt 5 tỉ đồng, giảm 47,01% so với tháng trước, giảm 6,78% so với cùng tháng năm trước; cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 21,2 tỷ đồng, tăng 42,46% so với cùng kỳ năm trước.

Số lần máy bay hạ, cất cánh ước đạt 920 chuyến, giảm 1,71% so với tháng trước và tăng 69,74% so với cùng tháng năm trước; cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 2.686 chuyến, tăng 55,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng số hành khách tháng 3 ước đạt 145 ngàn lượt người, tăng 5,21% so với tháng trước, tăng 79,74% so với cùng tháng năm trước; cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 386,7 ngàn lượt người, tăng 68,64% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng số hàng hóa đi, hàng hóa đến ước đạt 225 tấn, giảm 46,68% so với tháng trước, giảm 2,17% so với cùng tháng năm trước; cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 1.030 tấn, giảm 19,72% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu tháng 3 giảm nhiều so với tháng 2 chủ yếu giảm ở doanh thu vận tải mặt đất, nguyên nhân do tháng 02 là tháng Tết nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến tăng cao, mặc dù số lần hạ cất cánh không tăng nhiều nhưng thay bằng sử dụng tàu bay nhỏ 22 tấn thì trong tháng này thường xuyên sử dụng tàu bay to từ 89 đến 93 tấn vì vậy mà đẩy giá dịch vụ phục vụ mặt đất bao gồm dịch vụ hạ cất cánh, dịch vụ an ninh, dịch vụ phục vụ hành lý, hàng hóa mặt đất.. tăng cao.



7.7. Bưu chính, viễn thông

* Bưu chính viễn thông Hải Phòng

Tổng doanh thu bưu chính viễn thông tháng 3/2016 ước đạt 94 tỷ đồng, tăng 4,43% so với tháng 02/2016, tăng 5,86% so với cùng tháng năm trước; cộng ước tính 3 tháng đầu năm đạt 278 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước.

Số thuê bao điện thoại phát triển mới tháng 3 ước đạt 1000 thuê bao, tăng 76,37% so với tháng trước, giảm 3,29% so với cùng tháng năm trước; cộng ước tính 3 tháng đầu năm 2016 đạt 2.645 thuê bao, tăng 6,78% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng số thuê bao di động trả sau phát triển mới, khu vực ngoại thành tháng 3 ước đạt 380 máy, tăng 62,39% so với tháng trước và tăng 15,5% so với cùng tháng năm trước.

Số thuê bao Intenet phát triển mới tháng 3 ước đạt 4.000 thuê bao, tăng4,88% so với tháng trước, tăng 4,47% so với cùng tháng năm trước.

* Chi nhánh Trung tâm viễn thông quân đội

Tổng doanh thu viễn thông quân đội tháng 3/2016 ước đạt 103,5 tỷ đồng, tăng 1,47% so với tháng trước và bằng 100% so với cùng tháng năm trước; cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 306,5 tỷ đồng, tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước.

Số máy thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 32,1 ngàn thuê bao, tăng 1,96% so với tháng trước và giảm 33,86% so với cùng tháng năm trước; cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 89,8 ngàn thuê bao, giảm 24,67% so với cùng kỳ năm trước.

Số thuê bao Intenet phát triển mới ước đạt 1.323 thuê bao, tăng 15,04% so với tháng trước, tăng 20,27% so với cùng tháng năm trước; cộng dồn 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 3.473 thuê bao, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước.



8. Giá tiêu dùng

CPI thành phố Hải Phòng tháng 3 năm 2016 tăng 0,96% so với tháng trước; tăng 1,84% so với tháng 12 năm 2015 và tăng 2,14 % so với cùng kỳ năm 2015. CPI bình quân 3 tháng đầu năm 2016 tăng 1,45% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ CPI bình quân 3 tháng tăng so với cùng kỳ là: Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,01%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,14%; Giáo dục tăng 0,01%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 28,24%

CPI bình quân 3 tháng giảm so với cùng kỳ ở 6 nhóm hàng hóa và dịch vụ là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,62%; Đồ uống và thuốc lá giảm 0,21%; May mặc, mũ nón, giầy dép giảm 1,02%; Giao thông giảm 4,03%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,11%; Hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,36%. Nhóm bưu chính viễn thông không thay đổi.

Nguyên nhân chính tác động làm tăng CPI tháng 3 là do mức tăng rất cao của chỉ số nhóm thuốc và dịch vụ y tế. Trong tháng này, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 28,24% so với tháng trước. Việc áp dụng khung giá mới đối với dịch vụ khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập kể từ ngày 01/3/2016 theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính của các bệnh viện hạng II, hạng III trên địa bàn thành phố đã làm chỉ số nhóm dịch vụ y tế tăng 41,29%, trong đó dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tăng 23,31%; khám chữa bệnh nội trú tăng 62,98%. Với mức tăng 41,29% của nhóm dịch vụ y tế đã đóng góp 2,36% vào CPI chung.

Ngoài nguyên nhân chính và chủ yếu tác động làm CPI tháng 3 tăng là sự thay đổi lớn về giá của nhóm dịch vụ y tế thì cũng có một số yếu tố kìm hãm, làm CPI tháng 3 tăng thấp đó là:

- Giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 960 đồng/lít vào ngày 18/02/2016, dẫn tới giá bình quân xăng dầu tháng 3 giảm 7,41% so với tháng trước, đã góp phần giảm CPI chung khoảng 0,27%.

- Giá cước vận tải taxi giảm theo giá xăng.

- Nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của người dân đã giảm, giá cả hàng hóa cơ bản ổn định, các mặt hàng thiết yếu, dịch vụ ít biến động hoặc giảm giá sau khi đã tăng trong tháng có Tết Nguyên Đán.

* Chỉ số giá vàng 99,99% và Đô la Mỹ:

Giá vàng trong tháng biến động theo giá vàng thế giới với mức tăng 5,91% so với tháng trước; tăng 1,9% so với cùng tháng năm 2015 và tăng 9,28% so với tháng 12 năm trước. Tính bình quân trong tháng, giá vàng 99,99% xoay quanh mức 3,333 triệu đồng/chỉ, tăng 186 đồng/chỉ;

Tỷ giá đô la Mỹ liên ngân hàng ngày 15/3/2016 giữ ở mức 21.872 đồng/USD. Chỉ số Đô la Mỹ trong tháng giảm 0,01% so với tháng trước; tăng 4,57% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,71% so với tháng 12/2015.

Giá USD bình quân trong tháng 02/2016 là 22.356 VND/USD, giảm 02 đồng so với tháng trước.



9. Đầu tư xây dựng

Dự tính quý I năm 2016, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn là 5.677,9 tỷ đồng, tăng 8,4% so cùng kỳ. Chia ra:

- Vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện là 1.784,7 tỷ đồng, tăng 4,18% so cùng kỳ, trong đó: Vốn trung ương quản lý là 1.109 tỷ đồng, giảm 1,12% so cùng kỳ; vốn địa phương quản lý là 675,7 tỷ đồng, tăng 14,22% so cùng kỳ.

- Vốn ngoài nhà nước thực hiện là 1.523,2 tỷ đồng, tăng 19,79% so cùng kỳ.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện là 2.370 tỷ đồng, tăng 5,18% so cùng kỳ.

Quý I năm 2016 vốn đầu tư phát triển từ khu vực nhà nước tăng so với cùng kỳ năm 2015 (+4,18%), có được mức tăng đó là do vốn đầu tư phát triển khu vực địa phương quản lý tăng so với cùng kỳ (+14,22%), trong đó thực hiện vốn ngân sách nhà nước địa phương tăng 14%. Tính đến thời điểm hiện tại, Ủy ban nhân dân thành phố vẫn chưa ra quyết định về việc giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng năm 2016 cho các dự án, việc phân khai chậm này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ của các dự án. Thực hiện vốn đầu tư phát triển quý I/ 2016 chủ yếu tập trung ở các dự án chuyển tiếp, đến nay tiến độ triển khai một số dự án lớn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, nhất là về công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, các dự án trọng điểm sử dụng nguồn ngân sách địa phương vẫn được các nhà thầu đẩy nhanh triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra như: Dự án đầu tư mở rộng Khu bay - Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, Dự án phát triển giao thông đô thị, Dự án cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường… Các dự án được kiểm soát kỹ lưỡng nhằm bảo đảm phải thi công đúng tiến độ, không dở dang, gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn ngân sách.

Bên cạnh khu vực địa phương quản lý có tốc độ tăng so với cùng kỳ, vốn đầu tư phát triển khu vực Trung ương quản lý vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ (-1,12%), trong đó nguồn vốn vay từ các doanh nghiệp nhà nước Trung ương giảm mạnh so với cùng kỳ (-55,08%), điển hình là do 2 dự án lớn sử dụng nguồn vốn vay là: Dự án Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng và dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã hoàn thành từ năm 2015. Bên cạnh đó, dự án đầu tư xây dựng nhà ga hành khách sân bay Cát Bi được đầu tư bằng nguồn vốn trích từ quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty hàng không Việt Nam (ACV) đang được đẩy nhanh tiến độ kéo vốn đầu tư từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước Trung ương tăng cao so với cùng kỳ (+120,41%). Các dự án khác đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước Trung ương đang được triển khai đúng tiến độ như: Dự án cảng quốc tế Lạch Huyện; Dự án đường ô tô Tân Vũ- Lạch Huyện…

Thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn quý I năm 2016 tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2015, có được mức tăng trưởng đó là do nguồn vốn từ khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước năm 2015 tăng cao so với cùng kỳ (+19,79%). Các dự án lớn được đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài nhà nước được UBND thành phố ký quyết định chấp thuận đầu tư và khởi công trong năm 2015 và quý I năm 2016 cũng là một tín hiệu tốt trong thu hút vốn đầu tư phát triển của thành phố. Điển hình là các dự án do tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, bên cạnh trung tâm thương mại Vincom Plaza Lê Thánh Tông - Hải Phòng đã đi vào hoạt động, Dự án đảo Vũ Yên và Dự án Bệnh viện quốc tế Vinmec đang triển khai, Dự án khu đô thị phức hợp Vinhomes Riverside Hải Phòng được khởi công ngày 4/3 vừa qua đã tiếp tục khẳng định quyết tâm đồng hành lâu dài của tập đoàn Vingroup cùng sự phát triển của thành phố. Bên cạnh đó là Dự án công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn từ cầu Quán Toan đến Cầu Nghìn (Hải Phòng) với tổng mức đầu tư 2.815 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Tasco làm chủ đầu tư; Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ do Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 7.900 tỷ đồng; Dự án xây dựng khách sạn 5 sao Hilton với tổng mức đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng… Các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nước đã có tác động tích cực đến việc huy động mọi nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.



Để có được mức tăng trưởng trên không thể không kể đến đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (chiếm trên 40% tổng mức đầu tư toàn xã hội). Quý I năm 2016 nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng 5,18% so với cùng kỳ. Từ đầu năm 2016 đến nay có 3 dự án tăng mới, 5 dự án điều chỉnh tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng vốn là 91,5 triệu USD. Trong đó, điển hình là dự án Regina Miracle Internatinonal Việt Nam đăng ký tăng vốn từ 150 triệu USD lên 235 triệu USD (+85 triệu USD). Bên cạnh đó, các dự án FDI lớn nhất từ trước đến nay đầu tư vào Hải Phòng đã đi vào hoạt động và tiếp tục đầu tư: Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe ô tô Bridgestone Corporation; Dự án LGE sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao; Dự án sản xuất thuốc tiêu chuẩn cao Nipro Pharma Corporation; Dự án mở rộng khu công nghiệp VSIP Hải Phòng; Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Nam Đình Vũ (khu 2)…

Tình hình thực hiện một số dự án lớn trên địa bàn thành phố đến nay:

- Dự án Đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng được khởi công vào ngày 14/4/2013, dự án chia làm 2 hợp phần: Hợp phần A do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 18.624 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA và ngân sách Nhà nước, dự án được chia làm 4 gói thầu xây lắp chính; Hợp phần B do liên doanh giữa Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn và đối tác Nhật Bản đầu tư 2 bến khởi động dài 750 m cho tàu container đến 100.000 DWT, các công trình kiến trúc và mạng kỹ thuật; dự kiến tháng 5/2016 sẽ tiến hành khởi công hợp phần B. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng cho dự án đã cơ bản hoàn thành, các gói thầu đang được triển khai đúng tiến độ. Khối lượng thực hiện của dự án quý 1 năm 2016 dự kiến đạt khoảng 300 tỷ đồng.

- Dự án đường ô tô Tân Vũ- Lạch Huyện là một trong những dự án trọng điểm quốc gia, là hợp phần hết sức quan trọng và cần thiết của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng Lạch Huyện. Với tổng mức đầu tư của dự án 11.849 tỷ đồng, trong đó có sử dụng vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng. Đây là tuyến đường kết nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng, có chiều dài 15,63km, bao gồm cầu vượt Đình Vũ dài 5,44km, quy mô 6 làn xe. Dự án được khởi công vào quý I/2014, hiện các nhà thầu đang tập trung triển khai thi công các hạng mục công trình chính của Dự án. Phần đường đang hoàn thành thi công đắp gia tải giai đoạn I, phần cầu đang tập trung thi công bệ, thân trụ cầu dẫn, bệ thân trụ cầu chính, tiến hành đúc và lao lắp dầm SBS. Với tiến độ thi công như hiện nay, dự kiến tháng 5-2017, cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện sẽ được hoàn thành đưa vào sử dụng. Ước khối lượng thực hiện đến thời điển hiện nay đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, tương ứng trên 60% công việc.

- Dự án đầu tư mở rộng Khu bay - Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi sử dụng nguồn vốn thu từ đấu giá đất, ngân sách thành phố và các nguồn vốn hợp pháp khác, với tổng mức đầu tư của dự án là 3.660 tỷ đồng. Đến nay dự án đã hoàn thành đường cất hạ cánh và sân quay đầu 07, đang thi công lớp kết cấu mặt sân quay đầu 25, đã hoàn thành 8 vị trí sân đỗ. Ước khối lượng thực hiện từ đầu dự án đạt khoảng 2.710 tỷ đồng chiếm khoảng 95,6% tổng mức đầu tư (trong đó các gói thầu xây lắp trên 2.300 tỷ đồng). Cùng trên công trường xây dựng Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, dự án xây dựng đài kiểm soát không lưu Cát Bi đã chính thức đưa vào khai thác từ ngày 16/01/2016, dự án xây dựng nhà ga hành khách vẫn đang được các nhà thầu tích cực triển khai thực hiện để kịp tiến độ hoàn thành trước tháng 5/2016, đúng dịp kỷ niệm 61 năm giải phóng Hải Phòng.

- Dự án phát triển giao thông đô thị: Sử dụng vốn ODA và vốn đối ứng bao gồm 2 dự án: Dự án phát triển giao thông đô thị (Dự án chính), và Dự án đầu tư xây dựng các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng dự án phát triển giao thông đô thị. Đối với Dự án chính có 07 gói thầu xây lắp, đến nay đã có 02 gói thầu xây lắp hoàn thành và 05 gói thầu xây lắp còn lại đang được các nhà thầu tích cực triển khai thi công, tuy nhiên, tiến độ triển khai vẫn bị chậm so với kế hoạch đề ra do công tác giải phóng mặt bằng và công tác bố trí vốn đối ứng cho dự án. Khối lượng thực hiện của 5 gói thầu xây lắp này đạt khoảng trên 30% tổng giá trị gói thầu. Đối với dự án xây dựng các khu tái định cư bao gồm 14 khu tái định cư nằm trên địa bàn huyện An Dương và các quận Kiến An, Lê Chân, Hải An, đã có 9/14 khu tái định cư hoàn thành. Đến nay, dự án đầu tư xây dựng các khu tái định cư các gói thầu đã hoàn thành trên 94% công việc.

- Dự án LGE sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao: Là dự án FDI lớn nhất từ trước đến nay tại Hải Phòng, với tổng mức đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD. Đến nay 5 dây chuyền sản xuất của nhà máy đã đi vào sản xuất chính thức tạo việc làm cho trên 1300 lao động. Dự kiến năm 2016 thêm 6 dây chuyền sản xuất đi vào hoạt động.

* Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Tính đến 15/3/2016, Hải Phòng có 461 dự án còn hiệu lực:



Каталог: PortalFolders -> ImageUploads -> UBNDTP -> 1785
1785 -> CỤc thống kê tp hải phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
1785 -> Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-cp ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
1785 -> VĂn phòng chính phủ
1785 -> 2. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước, đặc biệt là tiềm năng biển, để phát triển hệ thống giao thông vận tải hợp lý, tiết kiệm chi phí xã hội
1785 -> CỤc thống kê tp hải phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
1785 -> CỤc thống kê tp hải phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 189.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương