Tình hìNH, nhiệm vụ phát triển kinh tế XÃ HỘI, BẢO ĐẢm quốc phòng – an ninh của thành phố HÀ NỘi thực hiện: Ths. Đỗ Lê Triều



tải về 66.53 Kb.
trang4/23
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích66.53 Kb.
#50795
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23
CĐ2. Tình hình, nvụ ptriển KT-XH 21-12-2020

1.1.1.3. Xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, đạt kết quả toàn diện, nổi bật

Hạ tầng kinh tế, xã hội khu vực nông thôn được tăng cường đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới, tổng mức vốn huy động đầu tư hằng năm (giai đoạn 2016-2020) trên 8 nghìn tỷ đồng. Đường làng, ngõ xóm được kiên cố hóa, hệ thống thoát nước cơ bản đáp ứng yêu cầu; các công trình thủy lợi nội đồng được đầu tư xây dựng đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất; nâng cấp và xây dựng các trường học, nhà văn hóa thôn đảm bảo nhu cầu giảng dạy, học tập và sinh hoạt của cộng đồng. Hầu hết các hộ dân có điện thoại, 100% các xã có kết nối Internet.

Đến cuối năm 2020, ước có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 96,1%, hoàn thành vượt mức trước hạn 2 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố đã đề ra, là địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới cao nhất cả nước. Triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Chuyển đổi hơn 40 nghìn ha sang các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh cho hiệu quả cao: trồng cây ăn quả tại Đan Phượng, Hoài Đức,... đạt 0,5-1 tỷ đồng/ha/năm; nhiều mô hình chăn nuôi tập trung cho hiệu quả kinh tế cao như ở Chương Mỹ, Ba Vì... Vùng trồng hoa, cây cảnh tại Mê Linh, Đông Anh,... đạt 0,5-1,5 tỷ đồng/ha/năm. Bước đầu đã xây dựng được các chuỗi liên kết trong sản xuất an toàn thực phẩm.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm mạnh. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 55 triệu đồng, gấp 1,36 lần năm 2016. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên trên 98%; tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề đạt 85%; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt trên 75%; tỷ lệ người dân tham gia đóng bảo hiểm y tế đạt 90,1%.



1.1.1.4. Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực

Chất lượng hoạt động văn hóa cơ sở; đời sống văn hóa của Nhân dân được nâng cao. Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại di tích và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với 5.922 di tích (trong đó 431 di tích được tu bổ, tôn tạo trong giai đoạn 2016-2020). Chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh văn hóa, nhất là gắn với phát triển kinh tế du lịch.

Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư (tăng 60 nhà văn hoá cấp xã, 508 nhà văn hoá, điểm sinh hoạt cộng đồng so với năm 2016). Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ Thủ đô được chăm lo, phát huy. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp có nhiều khởi sắc, với nhiều sản phẩm có chất lượng cao đứng đầu tại các cuộc thi nghệ thuật toàn quốc. Giao lưu văn hóa trong nước, khu vực và quốc tế tiếp tục được mở rộng; nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn, có uy tín, chất lượng cao được tổ chức thường niên tại Thủ đô.

Hà Nội là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức trở thành thành viên mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO - Một động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng một thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô. Tổ chức, khai thác có hiệu quả các không gian văn hóa sáng tạo cộng đồng (phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận,…) được dư luận xã hội và Nhân dân đánh giá cao, trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch nổi bật.

Các loại hình báo chí phát triển mạnh mẽ, nội dung và hình thức ngày càng phong phú, hấp dẫn phản ánh được dòng chảy của xã hội, bám sát nhiệm vụ chính trị của Thành phố. Công tác quản lý báo chí, xuất bản, truyền thông được tăng cường, hoạt động quảng cáo được chấn chỉnh, thực hiện theo luật pháp. Chú trọng đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, nhất là trên không gian mạng.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được tập trung chỉ đạo, với nhiều giải pháp, mô hình thiết thực. Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương; nếp sống thanh lịch, văn minh được tăng cường. Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có nhiều tiến bộ. Việc thực hiện hai Quy tắc ứng xử nơi công sở và nơi công cộng đã có nhiều chuyển biến từ nhận thức đến hành động, nhất là nơi công sở, góp phần bồi đắp nền tảng văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.


tải về 66.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương