TỔng liêN ĐOÀn lao đỘng việt nam hội liên hiệp phụ NỮ việt nam



tải về 32.54 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích32.54 Kb.
#23007

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

––––––––

Số: 552/CTPH- TLĐ- HLHPN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––



Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2012


CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP

Tổ chức các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức

và công nhân lao động giai đoạn 2012 - 2017
Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20 – NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; căn cứ Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Điều lệ Công đoàn Việt Nam; trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp số 1689/CTPH giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam ngày 26/9/2008 về tổ chức các hoạt động trong nữ công nhân viên chức lao động,

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam thống nhất Chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động như sau:



I. NỘI DUNG PHỐI HỢP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Chỉ đạo Công đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp phối hợp tuyên truyền kết quả Đại hội và triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, cụ thể hoá mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội phù hợp hoạt động của nữ công các cấp, đồng thời tuyên truyền sâu rộng nội dung Điều lệ Hội LHPN Việt Nam khóa XI.

2. Hai bên phối hợp chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động thiết thực hướng tới Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, phát huy vai trò nữ cán bộ Công đoàn tham gia Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và giới thiệu nhân sự của Hội tham gia Ban Chấp hành Công đoàn các cấp trong nhiệm kỳ mới, tuyên truyền kết quả và triển khai Nghị quyết của Đại hội XI Công đoàn Việt Nam (nhiệm kỳ 2013- 2018) và Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi).

3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục chủ trì phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam trong quá trình tham gia xây dựng, bổ sung sửa đổi chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ, bình đẳng giới, chú trọng chính sách về việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tuổi nghỉ hưu, nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, đời sống văn hoá cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, công tác cán bộ nữ...

4. Hai bên tăng cường phối hợp công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật nói chung, đặc biệt tuyên truyền Luật Công đoàn (sửa đổi) và Bộ Luật Lao động (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua; tuyên truyền giáo dục về giới, bình đẳng giới, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, vấn đề gia đình, trẻ em.

5. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì và phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về “Nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công trong các khu công nghiệp, khu chế xuất” theo tinh thần Nghị quyết 20 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; phối hợp đề xuất giải pháp hỗ trợ nữ công nhân lao động giải quyết những vấn đề liên quan đến thu nhập, đời sống, nhà ở, mô hình tập hợp nữ công nhân lao động ở khu nhà trọ; phối hợp chỉ đạo điểm về tổ chức “Hội nghị biểu dương gia đình nữ công nhân viên chức lao động tiêu biểu” tiến tới Hội nghị toàn quốc vào năm 2013.

6. Trung ương Hội LHPN Việt Nam chủ trì phối hợp cùng Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai Đề án “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” và Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động.

7. Phối hợp đẩy mạnh phong trào thi đua “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời triển khai sâu rộng cuộc vận động “Xây dựng gia đình theo tiêu chí 5 không, 3 sạch” và phấn đấu rèn luyện các phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam gắn với phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động.

8. Phối hợp tham gia xét chọn tập thể, cá nhân nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia, giải thưởng “Phụ nữ Việt Nam”; xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển của phụ nữ Việt Nam”, giải thưởng “Tài năng sáng tạo nữ Tổng Liên đoàn”.

9. Hai bên tăng cường trao đổi thông tin về công tác phụ nữ, bình đẳng giới và các văn bản chỉ đạo liên quan công tác vận động nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động.



II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam:

1.1. Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam có trách nhiệm chính và trực tiếp chỉ đạo triển khai công tác vận động phụ nữ trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động; nghiên cứu, vận dụng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác phụ nữ vào mọi hoạt động của tổ chức Công đoàn; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động; mời đại diện của Trung ương Hội LHPN Việt Nam tham gia các hội nghị, hội thảo có liên quan trực tiếp đến công tác vận động phụ nữ do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.

1.2. Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam để động viên phong trào và cùng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động; kịp thời thông tin bằng văn bản về những nội dung hoạt động của Hội có liên quan đến nữ cán bộ, công chức, viên chức nhưng chưa được đề cập đến trong Chương trình phối hợp để Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp chỉ đạo triển khai trong hệ thống Công đoàn; mời đại diện của Tổng LĐLĐ Việt Nam tham dự các Hội nghị, hội thảo có liên quan đến hoạt động của nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động do Trung ương Hội tổ chức.

1.3. Đoàn Chủ tịch hai bên phối hợp tổ chức việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến nữ cán bộ, công chức, viên chức và bình đẳng giới; trao đổi, thông tin báo cáo và xây dựng các văn bản phối hợp thực hiện liên quan đến công tác nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động; định kỳ 3 năm sơ kết , 5 năm tổng kết Chương trình phối hợp, báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng.



2. Trách nhiệm của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động và Ban Thường vụ Hội LHPN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

2.1. Nghiên cứu, cụ thể hóa Chương trình phối hợp; phối hợp tổ chức các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị; hướng dẫn cấp dưới trực tiếp trong hệ thống về những nội dung phối hợp hoạt động nêu trên.

2.2. Hàng năm, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động chủ trì phối hợp với Ban Thường vụ Hội LHPN đánh giá kết quả thực hiện và xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động cho năm tiếp theo đồng thời báo cáo về Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và cấp ủy cùng cấp.

3. Trách nhiệm của các ban, đơn vị tham mưu thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung ương Hội LHPN Việt Nam:

3.1. Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam là bộ phận thường trực có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc thực hiện Chương trình phối hợp. Ban Tổ chức Trung ương Hội LHPN Việt Nam là bộ phận thường trực tham mưu, giúp việc cho Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam về việc thực hiện Chương trình phối hợp. Ban Nữ công có trách nhiệm chủ động phối hợp với Ban Tổ chức tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình phối hợp trong toàn hệ thống; định kỳ báo cáo Đoàn Chủ tịch hai bên.

3.2. Các Ban, đơn vị khác trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung ương Hội LHPN Việt Nam nghiên cứu, tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp phù hợp chức năng, nhiệm vụ đã được Đoàn Chủ tịch hai bên phân công.

4. Kinh phí hoạt động:

Công đoàn có trách nhiệm bảo đảm kinh phí triển khai các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động, bao gồm cả kinh phí khen thưởng các danh hiệu thi đua do Hội LHPN các cấp trao tặng theo đề nghị của Công đoàn cùng cấp.

Trong quá trình thực hiện Chương trình phối hợp, nếu có những vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam sẽ cùng nhau trao đổi để kịp thời giải quyết hoặc điều chỉnh cho phù hợp.


TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH HỘI LHPN VIỆT NAM

CHỦ TỊCH

Nguyễn Thị Thanh Hòa

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LĐLĐ VIỆT NAM

CHỦ TỊCH

Đặng Ngọc Tùng



Nơi nhận:

- Ban Bí thư TW Đảng (để b/c);

- Ban Dân vận TW (để b/c);

- Ban Tổ chức TW (để b/c);

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- ĐCT Tổng LĐLĐ Việt Nam;

- ĐCT TW Hội LHPN Việt Nam;

- LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Hội LHPN tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tương đương;

- Các CĐ ngành TW, CĐ TCT trực thuộc;

- Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ, TW Hội LHPN Việt Nam;

- Lưu: VT TLĐ và TW Hội LHPN.









tải về 32.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương