TỔng liêN ĐOÀn lao đỘng việt nam bộ lao đỘng-thư­Ơng binh và XÃ HỘI



tải về 148.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích148.26 Kb.
#25211


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

BỘ LAO ĐỘNG-THƯ­ƠNG BINH VÀ XÃ HỘI


Số: 747 /CTr-TLĐ-BLĐTBXH



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2009


CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP CÔNG TÁC NĂM 2009

giữa Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội


Ngày 21 tháng 4 năm 2009, tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp công tác năm 2008, thống nhất nội dung chương trình phối hợp công tác năm 2009. Tham dự hội nghị, có các đồng chí Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, các đồng chí Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, đại diện lãnh đạo các Ban, Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị liên quan của hai bên.

Sau khi nghe báo cáo kết quả thực hiện chương trình phối hợp công tác năm 2008, dự kiến chương trình phối hợp công tác năm 2009, ý kiến các đại biểu tham dự, hai bên thống nhất kết luận:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NĂM 2008

- Trong năm qua, sự phối hợp trong công tác giữa Tổng LĐLĐVN và Bộ LĐTBXH đã đi vào chiều sâu, mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần vào sự ổn định và phát triển của đất nước.

- Hai bên đã phối hợp chặt chẽ, kịp thời trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản đều đạt chất lượng, đúng tiến độ góp phần tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.

- Các lĩnh vực phối hợp liên ngành đặt ra năm 2008 được lựa chọn đúng trọng tâm, phù hợp với thực tiễn như phối hợp tham gia nghiên cứu xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các chính sách, luật pháp lao động; giải quyết tranh chấp lao động, đình công; thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, các hoạt động nhân đạo từ thiện, phòng chống tệ nạn xã hội v.v…, trong thời điểm khó khăn, góp phần bình ổn và đảm bảo an sinh xã hội.

- Hai bên đã phối hợp tốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, cũng như công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật của ngành tại cơ sở, giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và kịp thời phát hiện những phát sinh mới, những tồn tại phục vụ công tác hoạch định, xây dựng chính sách, pháp luật của ngành.

Tuy nhiên, trong hoạt động phối hợp mới chỉ tập trung ở cấp Trung ương; bộ máy quản lý nhà nước về lao động, biên chế cán bộ công đoàn ở cấp huyện chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao; một số văn bản hướng dẫn luật còn chưa kịp thời, khó thực hiện trên thực tế, các chế tài đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật lao động còn chưa đủ mạnh. Việc trao đổi thông tin giữa hai cơ quan chưa được thực hiện thường xuyên, một số nơi sự phối hợp còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả.



II. CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP CÔNG TÁC NĂM 2009

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2008 và khắc phục những tồn tại, hai cơ quan thống nhất xây dựng Chương trình phối hợp công tác năm 2009, cụ thể như sau:



1. Phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động nhằm duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tham gia đề xuất với Chính phủ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trước tình hình suy giảm kinh tế.

- Phối hợp triển khai Quyết định 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế. Đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định 30/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Chỉ đạo Sở LĐTBXH phối hợp với LĐLĐ tỉnh, thành phố nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp gặp khó khăn để nắm chắc tình hình việc làm của người lao động để có biện pháp hỗ trợ như điều chuyển người lao động bị mất việc làm sang làm việc ở các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng; giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động bị mất việc làm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời có các biện pháp đối với doanh nghiệp lợi dụng tình hình khó khăn để cắt giảm lao động không đúng quy định v.v...

- Trên cơ sở nguồn Quĩ Quốc gia giải quyết việc làm được Nhà nước bố trí hàng năm, sẽ phân bổ tăng hợp lý cho tổ chức Công đoàn để hỗ trợ người lao động bị mất việc vay vốn tự tạo việc làm mới.

- Nghiên cứu chính sách miễn, giảm học phí cho người lao động bị mất việc làm có nhu cầu đào tạo để tìm kiếm việc làm mới.

- Nghiên cứu đề xuất với Chính phủ giải pháp hỗ trợ người lao động Việt Nam ở nước ngoài mất việc do tác động chung của suy thoái kinh tế toàn cầu.

2. Phối hợp xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách

Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, sửa đổi và hướng dẫn các văn bản pháp luật về lao động, chính sách đối với người có công và chính sách xã hội. Tập trung phối hợp nghiên cứu sửa đổi Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, tham gia đề án hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ lao động; chế độ, chính sách về BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp; đề án cải cách tiền lương giai đoạn 2007- 2012; chính sách nhà ở; Luật BHYT v.v… theo đó chú trọng đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).



3. Phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật

- Hai bên tăng cường tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành tại các cơ sở, địa phương, các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm, đảm bảo sự thực thi nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của Nhà nước, kịp thời phát hiện những sai phạm, những vấn đề mới phát sinh để xử lý và điều chỉnh, phục vụ công tác hoạch định chính sách ở hai cơ quan. Năm 2009 sẽ tập trung ưu tiên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, lao động – tiền lương, việc làm, trợ cấp mất việc làm.

- Phối hợp thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong thực tế.

4. Phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật

- Phối hợp thực hiện đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009-2012” theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao năng lực hoạt động của Uỷ ban quan hệ lao động cấp quốc gia. Hướng dẫn một số địa phương thành lập tổ chức liên ngành về quan hệ lao động; xây dựng và triển khai thí điểm cơ chế, quy trình đàm phán, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể ngành; nhân rộng các mô hình xây dựng quan hệ lao động hài hoà, lành mạnh trong doanh nghiệp, tăng cường thông tin, đối thoại, thương lượng tại nơi làm việc. Củng cố, chuyên nghiệp hoá lực lượng thanh tra lao động, cán bộ làm công tác lao động tại các cơ quan quản lý nhà nước về lao động và cán bộ công đoàn cơ sở. Triển khai hoạt động của Trung tâm quốc gia về hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công tự phát tại doanh nghiệp”.

Tăng cường trao đổi thông tin giữa các đơn vị chuyên môn hai cơ quan với cơ quan báo chí trực thuộc, tăng cường sự phối hợp, vai trò báo chí thuộc hai cơ quan trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tuyên truyền về các lĩnh vực công tác của ngành LĐTBXH và Tổng LĐLĐ Việt Nam v.v…

- Phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục về Luật Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước”.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đặc biệt là pháp luật về công đoàn và pháp luật về lao động.

5. Phối hợp trong công tác nghiên cứu, dự báo từ xa và đào tạo

- Tăng cường phối hợp nghiên cứu, dự báo, nhất là các hoạt động dự báo từ xa về cung - cầu lao động, việc làm, quan hệ trường - ngành trong hoạt động dạy nghề trong đó chú trọng đến những khó khăn của lao động nữ. Tăng cường phối hợp trong công tác đào tạo, tập huấn giáo viên dạy nghề trình độ cao, năng lực cán bộ làm việc tại các trường dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm; ban hành chức danh, xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương phù hợp cho giáo viên dạy nghề.

- Làm tốt công tác dự báo, đồng thời theo dõi sát sao những diễn biến của doanh nghiệp, nhất là vùng kinh tế trọng điểm, kịp thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ để ổn định việc làm và hạn chế cho người lao động nghỉ việc khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

- Phối hợp nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện đề án đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho CNLĐ giai đoạn 2010- 2020.

- Tích cực phối hợp trong tổ chức đoàn Việt Nam tham gia Hội thi tay nghề thế giới đạt kết quả tốt.

6. Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Trung ương, Quốc hội, Chính phủ giao, các chương trình quốc gia, các đề án, dự án

- Phối hợp tốt trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước đối với người lao động.



- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Tham gia xây dựng chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Tham gia xây dựng đề án hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ lao động của Đảng đoàn Quốc hội.

- Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thông qua hoạt động vay vốn từ Quĩ Quốc gia giải quyết việc làm và từ các nguồn khác. ủng hộ và tiếp tục nhân rộng mô hình Quĩ trợ vốn cho người nghèo (CEP) ra một số địa phương. Củng cố thị trường xuất khẩu lao động truyền thống, đồng thời mở rộng và phát triển các thị trường có thu nhập cao, an toàn cho người lao động; đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020; đổi mới căn bản công tác đào tạo, giáo dục định hướng, nâng cao chất lượng nguồn lao động trước khi đưa đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động làm việc ở nước ngoài; kiểm tra, giám sát chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, những vi phạm trong xuất khẩu lao động.

- Cùng phối hợp với Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ để hộ nghèo nói chung và công nhân lao động tại các KCN, KCX có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần giảm nghèo bền vững.



- Tích cực tham gia thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện tốt các qui định về BHLĐ. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đảm bảo cơ bản người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp được bồi dưỡng, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng Quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tiếp tục tham gia nghiên cứu xây dựng và hoàn chỉnh Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn vệ sinh lao động, danh mục các công việc nặng nhọc, độc hại và đặc biệt nặng, nhọc, độc hại, các công việc được sử dụng lao động nữ, vị thành niên, lao động là người cao tuổi. Nâng cao năng lực triển khai ứng dụng khoa học công nghệ về ATVSLĐ cho các cơ sở sản xuất, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra thực hiện công tác bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường ở những ngành nghề, địa phương, cơ sở trọng điểm, doanh nghiệp có đông công nhân lao động thường xuyên phải làm việc ở nơi có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Tiếp tục tham gia Chương trình phối hợp liên ngành về phòng, chống ma tuý, mại dâm giai đoạn 2006- 2010, gắn với cuộc vận động xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá.

- Tiếp tục triển khai tốt Nghị định 145/2004/NĐ-CP ngày 17/4/2004 và Thông tư số 04/2006/TTLB-BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 21/6/2006 hướng dẫn thi hành Nghị định số 145/2004/NĐ-CP về việc tham gia ý kiến của người lao động và người sử dụng lao động với cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh trong quan hệ lao động. Hai bên sẽ tiến hành đánh giá việc phối hợp thực hiện văn bản này vào cuối năm 2009.

7. Phối hợp trong hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Hai bên phối hợp đẩy mạnh hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân, viên chức của hai ngành ở trung ương và địa phương, cũng như người lao động ở các doanh nghiệp tích cực tham gia phòng trào đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện.



8. Phối hợp trong các hoạt động thường niên và không thường niên của ILO và hợp tác quốc tế

Phối hợp tham gia Hội nghị lao động thường niên của ILO vào tháng 6/2009; các hội nghị của Hội đồng quản trị ILO; tổ chức các sự kiện kỷ niệm 90 năm ngày thành lập ILO; tham gia các chương trình, dự án của ILO tại Việt Nam, hợp tác với các trung tâm Công đoàn quốc tế.



9. Phối hợp trong kiểm tra, hướng dẫn thực hiện qui chế dân chủ trong các loại hình doanh nghiệp

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hai bên thống nhất chỉ đạo liên đoàn lao động, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào những nội dung trên và tình hình thực tế của địa phương xây dựng và thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa hai ngành tại địa phương; Báo cáo kết quả thực hiện về Tổng LĐLĐVN và Bộ LĐTBXH (qua Văn phòng Tổng Liên đoàn và Văn phòng Bộ).

2. Mỗi bên sẽ giao một đơn vị chủ trì đại diện làm đầu mối phối hợp triển khai các nhiệm vụ đã thống nhất trong năm 2009. Trước mắt, hai đơn vị này sẽ thường xuyên liên hệ lập kế hoạch, tiến độ chi tiết phối hợp chung trình lãnh đạo cơ quan phê duyệt và báo cáo kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Phía Tổng LĐLĐVN giao Văn phòng Tổng Liên đoàn chủ trì làm đầu mối để triển khai Chương trình phối hợp công tác này.

Phía Bộ LĐTBXH giao Văn phòng Bộ chủ trì làm đầu mối để triển khai Chương trình phối hợp công tác này./.



BỘ TRƯỞNG

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI


(đã ký)


Nguyễn Thị Kim Ngân




CHỦ TỊCH

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

VIỆT NAM


(đã ký)


Đặng Ngọc Tùng



N¬i nhËn:

- Ban BÝ th­ Trung ­¬ng §¶ng;

- Thñ t­íng ChÝnh phñ;

- C¸c Phã Thñ t­íng;

- Ban Dân vận Trung ương;

- Ban Tuyên giáo Trung ương;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Chính phủ;

- Lãnh đạo Tổng LĐLĐVN và Bộ LĐTBXH;

- Công đoàn ngành TW, LĐLĐ và Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố;

- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH và Tổng LĐLĐVN;

- Lưu VP Tổng LĐLĐVN và VP Bộ LĐTBXH.



PHỤ LỤC

PHỐI HỢP THAM GIA GÓP Ý XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY

PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2009

TT

NỘI DUNG VĂN BẢN

GHI CHÚ

A

Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp




I

Công ước quốc tế, luật, pháp lệnh






Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động






Tiếp tục nghiên cứu xây dựng Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động




II

Nghị định






Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung

Đã phối hợp trong Quý I



Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc;

Đã phối hợp trong Quý I



Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chuyển đổi bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện;

Đã phối hợp trong Quý I



Nghị định thay thế NĐ số 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/2005 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về Khiếu nại, tố cáo về lao động






Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động






Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội






Nghị định điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung áp dụng trong năm 2010






Nghị định điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đối với DN trong nước năm 2010






Nghị định điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đối với DN FDI năm 2010






Nghị định về tiền lương đối với các công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối







Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 196/1994/NĐ-CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thoả ước lao động tập thể




III

Thông tư






Thông tư số 01/2009/TT-BLĐTBXH ngày 14/01/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ.

Đã phối hợp trong Quý I



Thông tư số 02/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh thu nhấp tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ.

Đã phối hợp trong Quý I



Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng theo Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 04/12/2008 của Chính phủ.

Đã phối hợp trong Quý I



Thông tư hướng dẫn Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chuyển đổi bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện;

Đã phối hợp trong Quý I



Thông tư hướng dẫn Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc;

Đã phối hợp trong Quý I



Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh






Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT- BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN






Thông tư hướng dẫn bổ sung về chế độ trợ cấp đối với bệnh binh hoặc công nhân viên chức nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B






Thông tư hướng dẫn thực hiện trợ cấp mất sức lao động






Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung






Thông tư hướng dẫn chế độ đối với người lao động khi thực hiện giao, bán doanh nghiệp nhà nước






Thông tư hướng dẫn điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đối với DN dân doanh






Thông tư hướng dẫn thực hiện NĐ về tiền lương đối với các công ty cổ phần do nhà nước chi phối






Thông tư sửa đổi, bổ sung TT 21/2003/TT- BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của NĐ 44/2003/NĐ- CP ngày 9/5/2003 về Hợp đồng lao động






Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 20/TT-BLĐTBXH ngày 4/10/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2007/NĐ- CP ngày 26/6/2007 về chính sách cho người lao động khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần




IV

Quyết định






Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp mất sức lao động






Triển khai Quyết định số 31 của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/2/2009 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật Công đoàn và một số nội dung pháp luật liên quan cho người lao động tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài.




B

Văn bản quy phạm pháp luật do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp






Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 1990




PHỤ LỤC 1

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT PHỐI HỢP XÂY DỰNG NĂM 2008

TT

Tên văn bản

Kết quả

Hoàn thành

Đang thực hiện

Chưa thực hiện



Công ước 144 của ILO (1976) về tham vấn ba bên (Các tiêu chuẩn lao động quốc tế)

Phê chuẩn ngày 9/6/2008









Công ước 105 của ILO về xoá bỏ lao động cưỡng bức




X






Đánh giá 13 năm thực hiện Bộ luật Lao động

X









Nghiên cứu Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động




X






Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 04/12/2008 của Chính phủ về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.

X









Nghị định quy định về việc điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

NĐ số 83/2008/NĐ- CP ngày 31/7/2008









Nghị định quy định về việc điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

NĐ số 134/2008/NĐ- CP ngày 31/12/2008









Nghị định quy định về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc

NĐ số 101/2008/NĐ- CP ngày 12/9/2008









Nghị định thay thế Nghị định số 06/NĐ- CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động và Nghị định số 110/2002/NĐ- CP ngày 27/12/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/NĐ- CP




X






Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2004/NĐ- CP ngày 16/4/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động







X



Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31/01/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

X









Thông tư số 17/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ.

X









Thông tư số 20/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 101/2008/NĐ-CP ngày 12/9/2008 của Chính phủ.

X









Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT- LĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

X









Thông tư hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg

TT số 14/2008/TTLT- BLĐTBXH- BTC- BKHĐT ngày 29/7/2008









Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án, hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010

TT số 13/2008/TT- BTC ngày 31/1/2008









Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ- CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp


TT số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/1/2009









Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 20/TT-BLĐTBXH ngày 4/10/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2007/NĐ- CP ngày 26/6/2007 về chính sách cho người lao động khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần







X



Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh







X



Đánh giá tổng kết 18 năm thực hiện Luật Công đoàn và định hướng sửa đổi

X







Một số Văn bản ngoài chương trình 2008 đã dự kiến



Chỉ thị về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp

Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008









Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp

Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008









Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm và Nghị định 71/2008/NĐ-CP ngày 05/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP

TT số 27/2008/TT-BLĐTBXH ngày 20/11/2008









Quyết định ban hành quy định về ký kết thoả ước lao động tập thể Ngành đối với ngành Dệt may

QĐ số 1846/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/12/2008











tải về 148.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương