TỔng liêN ĐOÀn lao đỘng việt nam ––––––––– CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 62.92 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích62.92 Kb.
#5024

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

VIỆT NAM

–––––––––



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––



Số:1204 QĐ/ TLĐ

Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH


về việc ban hành Quy chế tuyển dụng cán bộ, công chức,

viên chức chuyên trách Công đoàn

ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

- Căn cứ Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/2/1998, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ công chức ngày 29/4/2003;

- Căn cứ Quyết định số 1061/QĐTW ngày 12/3/2003 của Ban Tổ chức Trung ương Ban hành Quy chế chung về việc tuyển dụng cán bộ, công chức cơ quan Đảng, đoàn thể và Nghị định 117/2003/NĐ- CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.

- Theo đề nghị của Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH


Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tuyển dụng cán bộ, công chứuc, viên chức chuyên trách Công đoàn.

Điều 2: Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các Ban, Đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, công đoàn ngành Trung ươn, công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN


CHỦ TỊCH

Đã kỹ

Cù Thị Hậu




TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

VIỆT NAM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




QUY CHẾ TUYỂN DỤNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

CHUYÊN TRÁCH CÔNG ĐOÀN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1204/ QĐ- TLĐ ngày 21/7/2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN).

ChươngI

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1: Phạm vi điều chỉnh.

Quy chế này quy định việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan chuyên trách công đoàn, các đơn vị sự nghiệp doanh nghiệp của tổ chức công đoàn.



Điều 2: Yêu cầu tuyển dụng và đối tượng điều chỉnh.

1. Việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc của từng cơ quan, đơn vị, phù hợp với tiêu chuẩn của các chức danh cán bộ, công chức, viên chức và trong chỉ tiêu biên chế đã được thông báo;

2. Đối tượng tuyển dụng là những người ngoài biên chế của cơ quan, đơn vị cần tuyển; có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Quy chế này. Người được tuyển dụng phải qua sơ tuyển, thi tuyển hoặc xét tuyển.

Chương II

ĐIỀU KIỆN VÀ HỒ SƠ TUYỂN DỤNG

Điều 3: Điều kiện tuyển dụng

1. Là công dân mang quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đầy đủ quyền công dân theo quy định của Luật Pháp;

2. Tuổi dự tuyển; theo yêu cầu của chức danh cần tuyển nhưng phải từ 21 tuổi (tính tròn tháng) đến 50 tuổi đối với Nam và 45 tuổi đối với nữ;

3. Có lý lịch rõ ràng, đủ sức khoẻ để công tác;

4. Có nguyện vọng làm việc ở cơ quan chuyên trách công đoàn; hiểu biết và có kinh nghiệm hoạt động công đoàn.

5. Đáp ứng tiêu chuẩn, chức danh cần tuyển dụng, được đào tạo và có văn bằng chứng chỉ theo đúng yêu cầu của ngạch công chức viên chức cần tuyển.



Điều 4: HỒ sơ tuyển dụng.

1. Bản sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C/TCTW - 98 của Ban tổ chức Trung ương) códán ảnh 3x4, do người dự tuyển tự khai và được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập sinh sống, xác nhận;

2. Giấy khai sinh và các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh dự tuyển (bản sao phải có công chứng và xuất trình bản chính để kiểm tra có yêu cầu).

3. Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền (bệnh viện huyện và tương đương trở lên) cấp;

4. Đơn xin vào công tác tại cơ quan Công đoàn;

5. Các loại giấy tờ để xác định là đối tượng được ưu tiên (nếu có).


Chương III

TỔ CHỨC SƠ TUYỂN
Điều 5: Hội đồng sơ tuyển.

Thành phần Hội đồng sơ tuyển do Thủ trưởng cơ quan chuyên trách Công đoàn có thẩm quyền tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức quy định.



Điều 6: Nội dung sơ tuyển.

1. Nghiên cứu hồ sơ: Xem xét lý lịch, sức khoẻ, tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thể hiện trên các văn bằng chứng chỉ;

2. Tiếp xúc với nhân sự;

a. Tìm hiểu nguyện vọng, quan điểm, lập trường, năng lực, sở trường, ngoại hình và phong cách;

b. Giới thiệu khái quát về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị và chức trách nhiệm vụ của chức danh cần tuyển dụng;

c. Thông báo về điều kiện làm việc, về nàh ở, hộ khẩu… và các yêu càu khác phù hợp với tiêu chuẩn chức danh cần tuyển dụng.

3. Làm việc với cơ quan, đơn vị có liên quan để thẩm định các nội dung yêu cầu về hồ sơ dự tuyển (nếu cần thiết);

4. Kết luận bằng văn bản về nhân sự dự tuyển, nếu không đạt yêu cầu cần phải nêu rõ lý do;

5. Thông báo kết quả sơ tuyển cho người dự tuyển ít nhất 15 ngày trước khi tổ chức thi tuyển, xét tuyển.

Chương IV

TỔ CHỨC THI TUYỂN, XÉT TUYỂN

Điều 7: Nguyên tắc tuyển dụng:

Việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau;

1. Xuất phát từ yêu cầu công việc để tuyển người phù hợp.

2. Đảm bảo tiêu chuẩn của chức danh cần tuyển;

3. Đảm bảo công khai, công bằng.

Điều 8: Căn cứ tuyển dụng

- Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác và theo chỉ tiêu biên chế được giao; hàng năm đơn vị được giao quyền tuyển dụng xây dựng kế hoạch, báo cáo cấp trên trực tiếp quyết định việc thi tuyển, xét tuyển đáp ứng nhu cấu bổ sung, thay thế cán bộ,công chức, viên chức. Số lượng người tham gia dự tuyển phải nhiều hơn chỉ tiêu tuyển dụng, thì chỉ tiêu tuyển dụng những người đạt đủ số điểm theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này.

- Trước khi tổ chức thi tuyển 30 ngày, cơ quan tổ chức thi tuyển, xét tuyển phải thông báo công khai tiêu chuẩn, điều kiện, chức danh cần tuyển và báo cáo kế hoạch về cơ quan cấp trên trực tiếp toàn bộ kế hoạch tuyển dụng.

Điều 9: Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên doàn, Thủ trưởng cơ quan Tổng Liên đoàn và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, được quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng ở cấp mình, với số lượng từ 5 đến 7 thành viên và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.

Điều 10: Hội đồng tuyểndụng.

1. Việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức do Hội đồng tuyển dụng thực hiện.

2. Các thành viên Hội đồng tuyển dụng gồm;

a. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp Phó của người đứng đàu, cơ quan, đơn vị;

b. Phó Chủ tịch HỘi đồng là Trưởng Ban Tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị;

c. Các Uỷ viên HỘi đồng đại diện lãnh đạo; các Ban, Đơn vị có người được tuyển dụng và một số đối tượng khác có cùng chuyên môn với người dự tuyển, thuỳ tho thực tế của mỗi cơ quan, đơn vị;

d. Uỷ viên Thư ký Hội đồng là cán bộ trực tiếp làm công tác tuyển dụng của cơ quan, đơn vị;

3. Giúp việc Hội đồng tuyển dụng có Ban coi thi, ban chấm thi.



Điều 11: Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng;

Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây;

1. Thông báo công khai kế hoạch tổ chức tuyển dụng; thể lệ, quy chế; tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển; môn thi; hình thức, thời gian, địa điểm thi;

2. Tổ chức việc ra đề thi, quyết định thành lập Ban Coi thi, Ban Chấm thi, chỉ đạo và tổ chức thi (coi thi, chấm thi) theo đúng quy chế;

3. Tiếp nhận và xét hồ sơ thi tuyển; tổ chức thi tuyển; thông báo danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển; ban hành Quy chế thi tuyển;

4. Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển theo đúng quy chế, báo cáo kết quả tuyển dụng lên cơ quan trực tiếp quản lý công chức để xem xét và ra quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển; công bố kết quả tuyển dụng;

5. Giải quyết khiếu nại tố cáo của người dự tuyển;

6. Được sử dụng con dấu của cơ quan trong thời gian hoạt động.



Điều 12: Thi tuyển.

1. Đối tượng là những người đã đạt yêu cầu qua sơ tuyển.

2. Nội dung thi tuyển phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh cần tuyển dụng;

3. Hình thức thi tuyển. Thi sinh dự thi tuyển phải thi 3 môn bắt buộc: thi viết, thi vấn đáp (hoặc thực hành vấn đáp) và thi tin học.

Ngoài ra tuỳ theo yêu cầ của chức danh cần tuyển, có thể kiểm tra sát hạch một số kiến thức khác.

Điều 13: Xét tuyển.

1. Đối tượng.

a. Cán bộ chuyên trách công đoàn đang làm việc tại các cơ quan Công đoàn.

b. Cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế đi học tập trung tại trường Đại học Công đoàn tốt nghiệp loại khá trở lên.

c.Cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế của cơ quan, đơn vị khác có nguyện vọng và đáp ứng các yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh cần tuyển và được cơ quan cần tuyển xét thấy có nhu cầu.

2. Hình thức tuyển. Những người thuộc đối tượng xét tuyển phải qua kiểm tra sát hạch bằng hình thức vấn đáp và viết làm căn cứ để Hội đồng tuyển dụng xét tuyển.



Điều 14: Hình thức tính điểm trong kỳ thi tuyển.

1. mỗi phần thi được chấm theo tháng điểm 100;

2. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển là người phải thi đủ các môn thi, có số điểm của mỗi môn thi đạt từ 50 điểm trở lên và tính từ người có tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển; Kết quả thi chỉ có giá trị trong kỳ tuyển dụng đó.

3. Những đối tượng được tình cộngthêm điểm ưu tiên vào kết quả thi tuyển, xét tuyển;

a. Được cộng thêm 01 điểm: Người dân tộc thiểu số; thương binh; con liệt sĩ, tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc ở các bậc đào tạo, chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, người dự tuyển đã kinh nghiệm hoạt động công đoàn từ 5 năm trở lên.

b. c cộng thêm 02 điểm: Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, chiến sỹ thi đua toàn quốc,

Trường hợp một người được hưởng nhiều mức điểm ưu tiên thì chỉ được cộng đểm ưu tiên của mức cao nhất.

4. Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng được tuyển thì Hội đồng thi tuyển quyết định tổ chức xét hoặc thi tuyển để chọn người có số điểm cao nhất trúng tuyển.

Chương V

TUYỂN DỤNG, TIẾP NHẬN, TẬP SỰ

Điều 15. Trong thời hạn 15 ngày từ khi công bố kết quả thi hoặc kiểm tra sát hạch, nếu người dự thi có đơn xin phúc tra, Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm tổt chức phúc tra bài thi hoặc kiểm tra và trả lời cho đương sự biết. Sau thời hạn đó, không xem xét giải quyết các đề nghị phúc tra và khiếu nại về kết quả thi hoặc kiểm tra sát hạch.

Điều 16. Thời hạn ra quyết định và nhận việc

Thẩm quyền ra quyết định tuyển dụng, công chức, viên chức theo phân cấp quản lý của Đoàn Chủ Tịch Tổng Liên đoàn và các cấp công đoàn.

1.Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày sau khi hoàn thành tổ chức thi tuyển, kiểm tra sát hạch, hội đồng tuyển dụng phải thông báo kết quả lên cấp có thẩm quyền (Theo phân cấp quản lý cán bộ) đề xem xét ra quyết định tuyển dụng, điều đôngj, tiếp nhận và xếp lương theo đúng quy định về ngạch, bậc của công chức, viện chức. Thủ trưởng đơn vị trao quyết định cho người trúng tuyển;

2. Người được trúng tuyển phải đến cơ quan, đơn vị nhân việc đúng thời gian ghi trong quyết định. Nếu vì lý do đặc biệt không thể nhận việc đúng thời gian quy định, phải làm đơn xin gia hạn không quá 30 ngày và được cơ quan, đơn vị tuyển dụng đồng ý.

3. Trường hợp người có quyết định tuyển dụng đến nhận việc chậm quá thời hạn mà không có lý do chính đáng thì cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyển dụng.

4. Người được tuyển dụng có trách nhiệm bảo đảm thời gian công tác tại cơ quan tuyển dụng tối thiểu từ 5 năm trở lên (không tính thời gian được cử đi học) mới được chuyển đi cơ quan khác (trừ trường hợp điều động, luân chuyển).

5. Người được tuyển dụng có trách nhiệm bảo đảm thơi gian công tác tại cơ quan tuyển dụng, tối thiểu từ 2 năm trở lên (không tính thời gian tập sự) mới được cử đi học theo chế độ như công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, đơn vị.

Điều 17. Tập sự

1. Người được tuyển dụng (trừ trường hợp xét tuyển theo Điều 18), phải thực hiện chế độ tập sự. Tính từ ngày nhận việc và được quy định như sau:

a. 12 tháng đối với ngạch chuyên viên và tương đương;

b. 6 tháng đôi với ngạch cán sự và tương đương;

c. 3 tháng đối với ngạch nhân viên và tương đương;

Điều 18. Hướng dẫn tập sự

Cơ quan, đơn vị sử dụng công chức, viên chức có trách nhiệm:

1.Hướng dẫn cho người tập sự nắm vững chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế các mỗi quan hệ của cơ quan đơn vị và tập làm các chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm;


  1. 2.Cử một công chức, viên chức cùng ngạch hoặc ngạch trên, có năng lực và kinh nghiệm để hướng dẫn người tập sự. Mỗi công chức, viên chức mỗi lần chỉ hướng dẫn một người tập sự;

  2. Điều 19. Chế độ chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự

1.Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% hệ số lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng; trường hợp tập sự có học vị thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì sẽ được hướng 85% lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; người tập sự có học vị tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng;

Người tập sự được hưởng các quyền lợi khác nhau như cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

2. Những người được tuyển dụng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự được hưởng 100% lương và phụ cấp (nếu có) của bậc, ngạch tuyển dụng;

3. Cán bộ được phân công hướng dẫn người tập sự được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn tập sự;

4. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng lương theo thâm niên.

Điều 20. Bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức:


  1. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định theo nguyên tắc sau đây:

a.Làm việc được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức đó;

b.Người được bổ nhiệm phải đủ tiên chuẩn quy định của ngạch.



  1. Việc bổ nhiệm vào ngạch đối với người thực hiện chế độ tập sự:

a.Khi hết thời gian tập sự, người tập sự làm báo cáo kết quả tập sự. Người hướng dẫn tập sự phải có bản nhận xét, đánh giá kết quả đối với người tập sự, báo cáo với cơ quan sử dụng công chức, viên chức;

b.Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức, viên chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người tập sự, nếu người tập sự đạt yêu cầu của ngạch, thì đề nghị cấp có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức ra quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch công chức, viên chức.



Điều 21. Huỷ bỏ quyết định tuyển dụng

  1. Huỷ bỏ quyết định tuyển dụng một trong các trường hợp sau đây:

a.Người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ;

b.Người tập sự bị xứ lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.



  1. Trong thời gian tập sự, nếu người tập sự không đạt yêu cầu của ngạch như đã nêu ở khoản 1 Điều 21, thì người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đề nghị cấp có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức ra quyết định bằng văn bản huỷ bỏ quyết định tuyển dụng.

  2. Người tập sự bị huỷ bỏ quyết định tuyển dụng, được cơ quan quản lý công chức viên chức trợ cấp 01 tháng lương hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cứ trú.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰ HIỆN
Đìều 22. Các cấp công đoàn, các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và người được tuyển dụng có trách nhiệm thực hiện quý chế này. Cơ quan, đơn vị, cá nhân nào vi phạm thì tuỳ theo tính chất và mức độ sẽ bị xứ lý theo quy định của nhà nước và pháp luật,

Các LĐLĐ tỉnh thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, các Ban, Đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn căn cứ Quy chế này báo cáo cấp uỷ hoặc Ban cán sự cùng cấp để cụ thể hoá việc thực hiện thi tuyển, xét tuyển của đơn vị mình theo thẩm quyền phân cấp quản lý cán bộ.

Điều 23. Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn có trách nhiệm giúp Đoàn Chủ tịch hướng dẫn, theo dõi, kiển tra thực hiện theo Quy chế này. Trong qua trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cần phản ánh kịp thời với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn để xem xét, giải quyết và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung khi cần.
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN

CHỦ TỊCH
Đã ký
Cù Thị Hậu







tải về 62.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương