TỔng liêN ĐOÀn lao đỘng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam việt nam



tải về 94.52 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích94.52 Kb.
#25099
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1364/TLĐ Hà Nội, ngày 9 tháng 8 năm 2004



KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG ĐOÀN GIẢI QUYẾT VÀ THAM GIA

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
(Ban hành theo Quyết định số 736- QĐ-TLĐ, ngày 05 tháng 06 năm 2000 của Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN).
Thực hiện chương trình công tác kiểm tra, Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN yêu cầu các Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW và các công đoàn cơ sở tổ chức sơ kết công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo theo những nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TỔ CHỨC SƠ KẾT.

1. Đánh giá toàn diện kết quả 5 năm thực hiện Quy định số 736, khẳng định những thành tích, những ưu điểm, những tồn tại, yếu kém, những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các cấp công đoàn và các Uỷ ban kiểm tra; xác định nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế.

2. Đề xuất, kiến nghị với Nhà nước, với Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN.

2.1- Bổ sung, sửa đổi những văn bản hiện hành có liên quan, chủ yếu là bản quy định số 736/QĐ-TLĐ.

2.2- Những biện pháp nâng cao năng lực và hiệu quả giải quyết, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ban Chấp hành, Ban thường vụ và Uỷ ban kiểm tra của công đoàn các cấp.

3. Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nói chung và giải quyết, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng theo định hướng của Đại hội IX Công đoàn Việt Nam và chương trình hoạt động toàn khoá của Uỷ ban kiểm tra TLĐ.

4. Việc sơ kết cần được tiến hành từ công đoàn cơ sở trở lên, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chương trình, kế hoạch.

II. NỘI DUNG SƠ KẾT

1. Đánh giá kết qủa thực hiện công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của đơn vị từ khi văn bàn số 736 có hiệu lực thi hành.

- Phần số liệu cụ thể phản ánh theo mẫu đính kèm.

- Phần nội dung chi tiết: Bám sát từng chương, điều của bản Quy định để nêu lên những kết quả, ưu điểm, tồn tại, khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.

- Phần nhận định, đánh giá chung.

2. Nêu bài học kinh nghiệm thực tế rút ra qua 5 năm giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Những kiến nghị, đề xuất cụ thể;

3.1- Đối với nội dung bản Quy định 736/QĐ-TLĐ.

- Về cơ cấu bố cục đến từng chương, điều có gì cấn sửa hoặc bổ dung mới?

- Về cơ chế phối hợp chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo cần điều chỉnh, bổ dung vấn đề gì?

- Về tổ chức, bộ máy, cán bộ và những điều kiện đảm bảo thực hiện việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo có những vấn đề gì cần bổ sung, kiến nghị?

3.2- Đối với các văn bản của cơ quan Nhà nước có liên quan đến khiếud nại, tố váo và giải quyết khiếu nại, tố cáo cần đề nghị sửa đổi, bổ sung vấn đề gì?

3.3- Đề nâng cáo chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp công đoàn và hệ thông Uỷ ban kiểm tra cần thực hiện những giải pháp gì?

III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SƠ KẾT

1. Từ tháng 8 đến khoảng 15/10/2004: hướng dẫn và chỉ đạo cho các công đoàn cơ sở, quận huyện, Tổng công ty tổ chức sơ kết.

2. Từ đầu tháng 11 đến tháng 12 năm 2004: Công đoàn Ngành TW và LĐLĐ các tỉnh, thành phố tổ chức sơ kết, gửi báo cáo về TLĐLĐVN.

3. Trong quý I năm 2005, TLĐLĐVN sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết.



IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Công đoàn cơ sở, quận, huyện, Tổng công ty;

Theo hướng dẫn của LĐLĐ tỉnh, Thành phố, Công đoàn Ngành TW, chủ động lựa chọn hình thức, quy mô sơ kết cho phù hợp với điều kiện của mình như; tổ chức tọa đàm hoặc nắm tình hình và viết báo báo gửi lên cấp trên hoặc tổ chức sơ kết.

2.Các Công đoàn Ngành TW, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Căn cứ nội dung trên đây để hướng dẫn cụ thể hơn cho các đơn vị trực thuộc và đôn đốc, kiểm tra việc sơ kết của cơ sở để đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, có hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm, khớp với kế hoạch chung của TLĐLĐVN.

- Tổ chức Hội nghị sơ kết cấp Ngành, tỉnh, thành phố, xét khen thưởng, động viên những Công đoàn cơ sở, cá nhân tiêu biểu có thành tích nổi bật trong công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nếu không có điều kiện tổ chức Hội nghị sơ kết thì có thể tổ chứuc tọa đàm, hội thảo trong phạm vi hẹp và kết hợp với tuyên truyền Luật khiếu nại, tố cáo mới được sửa đổi.

- Báo báo kết quả sơ kết gửi về Văn phòng Uỷ ban kiểm tra trước ngày 25/12/2004.

2. Uỷ ban kiểm tra TLĐ và văn phòng Uỷ ban kiểm tra chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và giải đáp những vướng mắc trong qúa trình triển khai thực hiện sơ kết và phối hợp với các Ban đơn vị trực thuộc để chuẩn bị, tổ chức hội nghị sơ kết theo kế hoạch nêu trên.

3. Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN yêu cầu các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW chủ động chuẩn bị và phối hợp với các cơ quan hữu quan để tổ chức sơ kết đạt hiệu quả tốt.

T.M/ ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC

Đặng Ngọc Tùng; đã ký

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG, CÔNG ĐOÀN NGÀNH….



UỶ BAN KIỂM TRA

THỐNG KẾ SỐ LIỆU


KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VÀ THAM GIA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO TỪ THÁNG 6-2000 ĐẾN 30-11-2004


Số TT

Cấp Công đoàn

Số lượng người đến KN, TC

Số đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn

Số đơn thư KN, TC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác

Kết quả

Ghi chú

Số đơn nhận được

Số đơn được giải quyết

Số đơn nhận được

Số đơn được CĐ tham gia giải quyết

Số người được trở lại làm việc

Số người được hạ mức kỷ luật

Số người được g/q về các quyền lợi khác




(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)






CĐ cấp tỉnh, TP, ngành TW và tương đương






























CĐ cấp quận, huyện, ngành ĐP và tương đương






























Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn






























Tổng cộng
































Tỷ lệ (%)




























. Ngày ….. tháng… năm 2004



UỶ BAN KIỂM TRA

QUYẾT ĐỊNH SỐ 736-QĐ/TLĐ NGÀY 5-6-2000 CỦA ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN

Ban hành "Quy định về việc Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo"



ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM



- Căn cứ vào Luật Công đoàn, Luật Khiếu nại, tố cáo và Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Căn cứ vào quyền hạn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Tổng liên đoàn.

QUYẾT ĐỊNH



Điều 1: Ban hành "Quy định về việc Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo".

Điều 2: Quyết định này được tổ chức thực hiện theo các Điều 29 và 30 của Quy định nói trên.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN

CHỦ TỊCH

Cù Thị Hậu: Đã ký

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG ĐOÀN GIẢI QUYẾT VÀ THAM GIA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 736- QĐ/TLĐ ngày 5- 6 - 2000
của Đoàn chủ tịch TLĐLĐVN)


Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1: Công đoàn có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của tổ chức Công đoàn, của người có thẩm quyền trong tổ chức Công đoàn;

Công đoàn giải quyết những khiếu nại về quyết định kỷ luật cán bộ công đoàn, kỷ luật đoàn viên công đoàn theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.



Điều 2: Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức khác (gọi chung là cơ quan nhà nước và các tổ chức khác) giải quyết những khiếu nại của cán bộ, công nhân, viên chức và lao động về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước và quyết định kỷ luật cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.

Điều 3: Những khiếu nại có nội dung tranh chấp lao động, Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động.

Điều 4: Công đoàn giải quyết những tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền Công đoàn và tham gia giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.

Điều 5: Công đoàn thực hiện quyền giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Điều 6: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của Công đoàn mỗi cấp là:

1- Ban chấp hành công đoàn;

2- Trong thời gian giữa hai kỳ họp của Ban chấp hành, Ban chấp hành giao cho Cơ quan thường trực công đoàn các cấp (Đoàn Chủ tịch, Ban thường vụ);

3- Những cấp công đoàn không có Ban thường vụ, Ban chấp hành giao cho đồng chí Chủ tịch;

4- Uỷ ban Kiểm tra công đoàn mỗi cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo theo sự uỷ quyền của Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ công đoàn cấp mình.

Điều 7: Những khiếu nại có nội dung thuộc thẩm quyền các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hành chính sự nghiệp của công đoàn do người đứng đầu đơn vị đó giải quyết.

Chương II

NỘI DUNG KHIẾU NẠI, TỐ CÁO THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG ĐOÀN


Điều 8: Những nội dung khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Công đoàn:

1. Những khiếu nại có liên quan đến việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Điều lệ;

2. Những khiếu nại liên quan đến việc ban hành, thực hiện, tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị và các quy định khác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn;

3. Trong phạm vi quyền hạn của mình, Công đoàn giải quyết những khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của tổ chức Công đoàn, của người có thẩm quyền trong tổ chức Công đoàn và giải quyết những khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ công đoàn.

4- Những khiếu nại có nội dung liên quan đến các quy định liên tịch, liên ngành, liên doanh,... trong đó Công đoàn là một trong số những chủ thể tham gia thì Công đoàn phối hợp với các chủ thể có liên quan giải quyết;

Điều 9: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với những khiếu nại quy định tại khoản 1 và 2 Điều 8 của Quy định này.

Điều 10: Những nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Công đoàn:

1- Công đoàn giải quyết những tố cáo đối với cán bộ, đoàn viên công đoàn hoặc tổ chức Công đoàn có hành vi vi phạm Điều lệ Công đoàn, Nghị quyết, Chỉ thị và các quy định khác của Công đoàn gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của tổ chức Công đoàn, của cán bộ, đoàn viên công đoàn;

2- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Công đoàn giải quyết những tố cáo đối với cán bộ, đoàn viên công đoàn hoặc tổ chức Công đoàn có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Chương III

NHỮNG NỘI DUNG KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
CÔNG ĐOÀN THAM GIA GIẢI QUYẾT


Điều 11: Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật để giải quyết những khiếu nại sau đây:

1- Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc của các tổ chức khác có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động;

2- Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;

3- Khiếu nại liên quan đến việc thực hiện Luật Công đoàn và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn;



Điều 12: Những nội dung tố cáo Công đoàn tham gia giải quyết:

1- Những tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, hoặc người có thẩm quyền thuộc cơ quan nhà nước và các tổ chức khác có xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động;

2- Những tố cáo đối với hành vi vi phạm Luật Công đoàn và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn.

Chương IV

PHÂN CẤP THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VÀ
THAM GIA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.


Điều 13: Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn hoặc tổ chức thuộc quyền quản lý của Công đoàn cấp nào thì Công đoàn cấp đó giải quyết.

Điều 14: Tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ Công đoàn, vi phạm Nghị quyết, Chỉ thị, các quy định của Công đoàn hoặc các vi phạm khác có nội dung thuộc quyền quản lý của công đoàn cấp nào thì công đoàn cấp đó giải quyết.

Tố cáo đối với cán bộ, đoàn viên công đoàn thuộc quyền quản lý của Công đoàn cấp nào thì Công đoàn cấp đó có trách nhiệm giải quyết.



Điều 15: Đối với những khiếu nại, tố cáo Công đoàn tham gia giải quyết:

1- Khiếu nại, tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Nhà nước cùng cấp với Công đoàn cấp nào thì Công đoàn cấp đó tham gia giải quyết;

2- Những khiếu nại, tố cáo đã được cơ quan nhà nước giải quyết mà Công đoàn cùng cấp không đồng ý thì kiến nghị với cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và báo cáo với công đoàn cấp trên trực tiếp.

Điều 16: Khiếu nại, tố cáo không thuộc các Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Quy định này, Công đoàn hướng dẫn cho đương sự đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc chuyển đơn đến người có thẩm quyền.

Điều 17: Công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của Công đoàn cấp dưới; xử lý đối với những cá nhân, tổ chức không thực hiện đúng quy định giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của Công đoàn và Luật Khiếu nại, tố cáo.

Chương V

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TIẾP CÁN BỘ, ĐOÀN VIÊN,
CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC VÀ LAO ĐỘNG


Điều 18: Công đoàn mỗi cấp có trách nhiệm tổ chức việc tiếp cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động đến Công đoàn trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm thực hiện công tác tiếp cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động.

Điều 19: Nơi Công đoàn tiếp cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động khiếu nại, tố cáo được tổ chức tại trụ sở, nơi làm việc của Công đoàn mỗi cấp hoặc trụ sở chính của cơ quan, doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn. Tại nơi tiếp phải niêm yết lịch tiếp và nội quy tiếp.

Điều 20: Chủ tịch công đoàn mỗi cấp có trách nhiệm trực tiếp tiếp cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động khiếu nại, tố cáo theo quy định sau đây:

1- Chủ tịch công đoàn cơ sở mỗi tuần ít nhất một ngày hoặc bố trí lịch tiếp khi đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động có yêu cầu;

2- Chủ tịch Liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công đoàn ngành địa phương và cấp tương đương, mỗi tháng ít nhất hai ngày;

3- Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc TW và Công đoàn ngành TW, mỗi tháng ít nhất một ngày;

4- Chủ tịch Tổng liên đoàn LĐVN, mỗi tháng ít nhất một ngày.

Điều 21: Uỷ ban kiểm tra Tổng liên đoàn, Liên đoàn lao động cấp tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW có trách nhiệm giúp công đoàn cấp mình thực hiện việc tiếp cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động đến khiếu nại, tố cáo trong các ngày làm việc theo quy định của pháp luật.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN KIỂM TRA VÀ CƠ QUAN
CÓ THẨM QUYỀN CỦA CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT
VÀ THAM GIA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.


Điều 22: Đối với những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Công đoàn:

1. Uỷ ban kiểm tra có nhiệm vụ giúp công đoàn cấp mình:

a- Tổ chức việc tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và quản lý về mặt hành chính các đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động gửi đến công đoàn cấp mình;

b- Bố trí, tổ chức việc tiếp cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động đến công đoàn khiếu nại, tố cáo theo quy định tại các Điều 20, 21 của Quy định này;

c- Giúp Ban chấp hành, Ban thường vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn cấp mình;

d- Thực hiện việc xác minh, kết luận vụ việc khiếu nại, tố cáo theo uỷ quyền;

e- Đề xuất với Công đoàn cấp mình về kết luận và Quyết định giải quyết hoặc Quyết định xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo;

g- Giúp công đoàn cấp mình kiểm tra thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công đoàn cấp dưới.

2. Cơ quan có thẩm quyền của Công đoàn theo khoản 1, 2, 3 Điều 6 của Quy định này có trách nhiệm:

a- Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo;

b- Chỉ đạo các ban, đơn vị hoặc công đoàn cấp có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo để phối hợp với Uỷ ban kiểm tra công đoàn cấp mình thực hiện việc xác minh, kết luận vụ việc khiếu nại, tố cáo;

c- Ra quyết định giải quyết hoặc quyết định xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo;



Điều 23: Đối với những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước và các tổ chức khác:

1. Uỷ ban kiểm tra có nhiệm vụ:

a- Giúp công đoàn cấp mình tham gia với các cơ quan chức năng của Nhà nước và các tổ chức khác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và lao động theo quy định của pháp luật;

b- Giúp Công đoàn cấp mình thực hiện trách nhiệm chuyển đơn khiếu nại, tố cáo đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết và theo dõi kết quả việc giải quyết;

c- Đề xuất với Công đoàn cấp mình những ý kiến tham gia với cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân, viên chức và lao động;

d- Đề xuất với Công đoàn cấp mình thực hiện các hình thức tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền của Công đoàn:

a- Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;

b- Chỉ đạo các ban, đơn vị hoặc công đoàn cấp có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo để phối hợp với Uỷ ban kiểm tra công đoàn cấp mình thực hiện việc tham gia;

c- Tổ chức thực hiện các hình thức tham gia;

d- Ký các văn bản tham gia hoặc uỷ quyền cho Uỷ ban kiểm tra ký các văn bản tham gia;

Chương VII

QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VÀ THAM GIA
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO


Điều 24: Quản lý công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Công đoàn bao gồm:

1- Ra các văn bản theo thẩm quyền của Công đoàn về giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo;

2- Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước và của Công đoàn về khiếu nại, tố cáo;

3- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo;

4- Tổ chức việc bồi dưỡng cán bộ công đoàn làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;

5- Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo;

6- Sơ kết, tổng kết công tác giải quyết, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 25: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất quản lý công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hệ thống tổ chức Công đoàn.

Uỷ ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn giúp Tổng Liên đoàn thực hiện việc quản lý công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hệ thống tổ chức Công đoàn.



Điều 26: Công đoàn cấp tỉnh, ngành TW, cấp huyện, ngành địa phương và cơ sở thực hiện việc quản lý công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp quản lý tổ chức của Công đoàn; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công đoàn cấp dưới thực hiện việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; chấp hành chế độ báo cáo theo quy định của Công đoàn và Uỷ ban kiểm tra công đoàn cấp trên.

Uỷ ban kiểm tra giúp Công đoàn mỗi cấp thực hiện việc quản lý công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp quản lý tổ chức của Công đoàn.



Điều 27: Cán bộ, đoàn viên, Công đoàn có thành tích trong việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo được công đoàn cấp có thẩm quyền khen thưởng theo chế độ khen thưởng của Công đoàn.

Điều 28: Cán bộ, đoàn viên, Công đoàn vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo hoặc vi phạm trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định về kỷ luật của Điều lệ Công đoàn Việt Nam hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương VIII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 29: Quy định này được tổ chức thực hiện trong các cấp Công đoàn.

Điều 30: Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quy định 432 QĐ/TLĐ ngày 18-4-1996 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo.





tải về 94.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương