Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Thể dục, thể thao


b) Về thể thao chuyên nghiệp



tải về 0.49 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu31.10.2017
Kích0.49 Mb.
#33941
1   2   3   4   5

b) Về thể thao chuyên nghiệp

Nội dung này được quy định tại Mục 2 Chương III Luật TDTT, qua 10 năm thực hiện quy định của Luật, thể thao chuyên nghiệp đã đạt được những thành công nhất định trong các môn bóng đá, thể hình, bóng chuyền, quần vợt… Số lượng khán giả tăng cao do chất lượng các cuộc thi đấu được tăng lên; chuyển nhượng vận động viên ngày càng trở nên phổ biến, một số Liên đoàn thể thao quốc gia đã ban hành Quy định về chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp (Bóng đá, Bóng chuyền...); kinh doanh quảng cáo trong các giải thi đấu diễn ra sôi động, hệ thống cấu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp được hình thành với phương thức tổ chức và điều hành mới (như doanh nghiệp). Việc mua bán, chuyển nhượng bản quyền truyền hình đối với các giải thể thao đã và đang diễn ra sôi động, các Liên đoàn cũng có được nguồn thu đáng kể từ hoạt động này.

Tuy nhiên, có thể thấy, thể thao chuyên nghiệp luôn gắn liền với sự vận hành của nền kinh tế thị trường hiện nay, luôn phát sinh những vấn đề cụ thể đòi hỏi pháp luật có sự điều chỉnh kịp thời. Thực tiễn thời gian qua cho thấy một số vấn đề mà quy định của Luật TDTT chưa giải quyết được, như:

- Việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp và tổ chức các giải thể thao chuyên nghiệp.

Do đó, đề xuất sửa đổi và bổ sung các nội dung sau đây:

- Bổ sung các nội dung nhà nước khuyến khích phát triển thể thao chuyên nghiệp nhằm quy định rõ các nội dung khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao chuyên nghiệp.

- Bổ sung quy định về việc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu hàng hóa, miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật cho các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.

- Bãi bỏ điều kiện về nguồn tài chính trong quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.



4. Việc thực hiện các quy định về cơ sở thể dục, thể thao

Việc quản lý cơ sở thể thao được quy định tại Chương IV Luật TDTT, từ Điều 54 đến Điều 63. Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động của các loại hình cơ sở thể thao, đặc biệt là việc thành lập mới các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong lĩnh vực TDTT.

Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có khoảng trên 4000 cơ sở thể thao công lập; trên 10.000 cơ sở thể thao ngoài công lập, trong đó có những cơ sở tầm cỡ quốc gia như Trung tâm thể thao Lan Anh, Trung tâm thể thao Thành Long, các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp… Theo đánh giá chung, các cơ sở thể thao hoạt động bước đầu mang lại hiệu quả cao, cung cấp dịch vụ hoạt động thể thao đến đông đảo nhân dân, tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn vận động viên, tổ chức các giải thi đấu quốc gia, quốc tế.

Tuy nhiên, qua theo dõi thực tiễn hoạt động của các cơ sở thể thao và các quy định của Luật TDTT hiện hành cho thấy, các quy định đã và đang phát sinh một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Cụ thể như sau:

- Trong thực tế, loại hình hộ kinh doanh thể thao đang phát triển mạnh ở các địa phương, đòi hỏi phải được quản lý nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, mô hình này Luật chưa quy định cơ chế quản lý, điều kiện hoạt động… gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho cơ quan chức năng ở cơ sở, cũng như nhu cầu tuân thủ đúng pháp luật của bản thân các hộ kinh doanh chân chính. Nhằm mục đích đảm bảo phù hợp với quy định của Luật đầu tư 2014 và Luật doanh nghiệp 2014, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TDTT không giới hạn ở loại hình doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi của cho các đối tượng tham gia hoạt động thể dục, thể thao, tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp trong hoạt động thể dục, thể thao

Do đó, đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định sau đây:

- Sửa đổi, bổ sung loại hình “hộ kinh doanh hoạt động thể thao” là cơ sở thể thao cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh hoạt động thể thao khi có đủ các điều kiện hoạt động.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao; bãi bỏ quy định điều kiện về nguồn tài chính trong điều kiện hoạt động của cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao; cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao chỉ được hoạt động khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và quy định thẩm quyền của Chính phủ đối với việc quy định chi tiết điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.



5. Về quy định đối với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao

Các quy định về tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao được thể hiện chủ yếu ở Chương VI Luật TDTT, trong đó xác định nguyên tắc hoạt động của các tổ chức này là tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng loại hình tổ chức, bao gồm Uỷ ban Olympic Việt Nam và các liên đoàn thể thao quốc gia, liên đoàn thể thao cấp tỉnh.

Ngoài ra, trong Chương về thể thao thành tích cao cũng có quy định một số nhiệm vụ quyền hạn của Liên đoàn thể thao quốc gia, như: phê duyệt điều lệ giải thi đấu (Điều 39), công nhận thành tích thi đấu (Điều 41), phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên (Điều 42)…

Hiện nay, nước ta có hơn 29 liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, có trên 200 liên đoàn, hiệp hội thể thao cấp tỉnh, các tổ chức này đều là thành viên của liên đoàn cấp quốc gia. Thực hiện các quy định của Luật TDTT, thời gian qua hoạt động của các Liên đoàn thể thao đã từng bước ổn định, một số liên đoàn có bước phát triển đáng ghi nhận như Liên đoàn Bóng đá, Liên đoàn Bóng chuyền… Luật cũng đã tạo cơ sở pháp lý để Liên đoàn trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ như phong cấp vận động viên, công nhận thành tích…

Tuy nhiên, việc chưa quy định cụ thể trách nhiệm xây dựng và thẩm quyền ban hành Luật thi đấu, công nhận đủ tiêu chuẩn chuyên môn đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, thi đấu thể thao thành tích dẫn đến công tác quản lý hiệu quả chưa cao và chưa theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội ở một số môn thể thao.

Để nâng cao năng lực, dần chuyển giao các hoạt động tác nghiệp cho các Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia và tạo điều kiện để các tổ chức - xã hội nghề nghiệp về thể thao phát huy tối đa vị trí, vai trò của mình trong phát triển phong trào, trong tổ chức thực hiện các hoạt động tác nghiệp, cần thiết phải rà soát và xác định rõ hơn các nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn thể thao quốc gia, cụ thể như sau:

- Bổ sung, sửa đổi quyền và nghĩa vụ của Liên đoàn thể thao quốc gia để xác định rõ hơn trách nhiệm và thẩm quyền của Liên đoàn thể thao quốc gia trong việc quản lý các giải thể thao quốc gia và giải thể thao quốc tế tại Việt Nam; công nhận cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đủ tiêu chuẩn thi đấu thể thao thành tích cao .

6. Về hợp tác quốc tế

Lĩnh vực hợp tác quốc tế về TDTT được Luật TDTT quy định tại Chương VII, gồm 02 điều (Điều 74 và Điều 75) quy định về nguyên tắc hợp tác và nội dung hợp tác quốc tế. Thực hiện quy định trên, trong những năm qua hợp tác quốc tế về TDTT ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt là với các nước trong khu vực, châu lục và với các tổ chức thể thao quốc tế, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Kết quả bước đầu được ghi nhận trong công tác đào tạo cán bộ, tập huấn vận động viên, huấn luyện viên ở nước ngoài, mời các chuyên gia giỏi ở nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Đặc biệt là công tác tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc tế lớn tại Việt Nam như SEA Games 22 năm 2003, AI Games III năm 2009, Asian Beach Games 5 năm 2016 diễn ra hết sức thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.

III- ĐÁNH GIÁ CHUNG

Qua 10 năm thực hiện, Luật TDTT đã có tác động tích cực đến phát triển sự nghiệp TDTT, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TDTT, tạo ra được cơ chế, chính sách phù hợp huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào phát triển TDTT nhằm nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực toàn dân, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách con người Việt Nam, phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Luật TDTT ra đời cũng tạo ra những chuyển biến căn bản về nhận thức của toàn xã hội về các giá trị của TDTT, về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác TDTT trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, hoạt động TDTT đã có bước phát triển với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế; nhu cầu chính đáng về tham gia hoạt động cũng như hưởng thụ các giá trị của TDTT trong mọi tầng lớp nhân dân ngày một nâng cao; công tác quản lý, điều hành TDTT trong cơ chế thị trường đòi hỏi phải có sự đổi mới; chủ trương xã hội hoá TDTT ngày càng được khẳng định trong thực tiễn với những bước đi, cách làm cụ thể, nhu cầu phát triển mạnh mẽ các dịch vụ TDTT đòi hỏi phải được đáp ứng về mặt thể chế... Bởi vậy, một số quy định trong Luật TDTT không còn phù hợp hoặc không đáp ứng kịp những đòi hỏi của thực tiễn, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung.

Tóm lại, qua tổng hợp tình hình 10 năm thực hiện Luật TDTT cho thấy, việc sửa đổi, bổ sung Luật TDTT nhằm thể chế hoá Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XII năm 2016 và khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện thời gian qua là đòi hỏi tất yếu, khách quan.

Trên đây là báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật TDTT, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- PTTCP Vũ Đức Đam (để báo cáo);

- Văn phòng Chính phủ;

- Lưu: VT, TCTDTT, NHM (10).


BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Ngọc Thiện



BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> DỰ thảO ngày 16/12/2014

tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương