Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Thể dục, thể thao



tải về 0.49 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu31.10.2017
Kích0.49 Mb.
#33941
  1   2   3   4   5

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




Số: /BC-BVHTTDL

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

BÁO CÁO

Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Thể dục, thể thao

Luật thể dục, thể thao (sau đây viết tắt là Luật TDTT) được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Thể dục thể thao năm 1999. Sau khi Luật TDTT được ban hành và có hiệu lực, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thi hành Luật. Các địa phương đã chủ động hướng dẫn triển khai Luật TDTT trên địa bàn. Sau 10 năm thực hiện cho thấy, Luật TDTT đã có nhiều tác động tích cực về kinh tế, xã hội, ngoại giao và sự phát triển của ngành Thể dục thể thao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình thực hiện, Luật TDTT đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập, đòi hỏi được tổng kết, đánh giá để có hướng sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo tổng kết thi hành Luật TDTT năm 2006 của các Bộ, ngành, địa phương, kết quả khảo sát, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Luật TDTT, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật TDTT với các nội dung cụ thể như sau:

I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI HÀNH LUẬT TDTT

1. Tuyên truyền, phổ biến Luật TDTT và văn bản hướng dẫn thi hành

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật TDTT và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được quán triệt tới các Bộ, ngành, địa phương thông qua các Hội nghị, lớp bồi dưỡng, các phương tiện thông tin đại chúng do Uỷ ban Thể dục thể thao trước đây, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cơ quan Thể dục thể thao các ngành tổ chức nhằm thống nhất nhận thức và hành động để triển khai các quy định của Luật TDTT. Theo báo cáo, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực chỉ đạo công tác xây dựng và triển khai kế hoạch phổ biến, tuyên truyền Luật TDTT đến các đối tượng trên địa bàn.

Uỷ ban TDTT (trước đây) đã phối hợp với Bộ Tư pháp biên soạn đề cương giới thiệu Luật TDTT và phổ biến rộng rãi đến các ngành, địa phương; các Nhà Xuất bản TDTT, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia... đã xuất bản cuốn Luật TDTT và các văn bản hướng dẫn thi hành làm tài liệu tuyên truyền, phổ biến Luật.

Các địa phương đã tổ chức Hội nghị quán triệt Luật TDTT cho các đối tượng liên quan trên địa bàn; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch và cùng các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật TDTT tại địa phương với nhiều hình thức khác nhau.

Nhờ vậy, ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực TDTT được nâng lên một bước; các cấp uỷ Đảng và chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội đã quan tâm và hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác TDTT, từng bước tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Luật TDTT và các văn bản hướng dẫn thi hành, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thể dục thể thao.

2. Ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật

Sau khi Luật TDTT được ban hành và có hiệu lực, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đã ban hành 04 Nghị định của Chính phủ, 12 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 54 Thông tư, Thông tư liên tịch và 05 Quyết định, Chỉ thị để triển khai, thực hiện (Phụ lục I).

Nhìn chung, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật TDTT 2006 đã được ban hành kịp thời và góp phần quan trọng đưa luật vào thực hiện trong cuộc sống và thực thi có hiệu quả hơn. Nhìn chung, nội dung của các văn bản hướng dẫn thi hành đều tương thích và thể hiện được tinh thần đổi mới của của Luật TDTT 2006. Một điểm đáng ghi nhận trong công tác ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật TDTT 2006 là tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, phân cấp mạnh cho các địa phương, các liên đoàn thể thao quốc gia, do đó đã đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Nhiều địa phương đã chủ động, tích cực ban hành những hướng dẫn chi tiết về thủ tục hành chính như áp dụng cơ chế một cửa liên thông trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể dục, thể thao.



II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THỂ DỤC THỂ THAO

  1. Về thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển thể dục, thể thao

Chính sách chung của Nhà nước về phát triển thể dục, thể thao được quy định tại Điều 4 Luật TDTT và Điều 2 Nghị định số 112/2007/NĐ-CP, bao gồm các nội dung:

- Ngân sách nhà nước đầu tư cho thể dục, thể thao;

- Đất đai dành cho thể dục, thể thao;

- Chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực thể dục, thể thao;

- Ưu tiên phát triển thể dục, thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc.

Sau 10 năm thực hiện, nhìn chung các chủ trương, chính sách lớn nêu trên đã được triển khai trong thực tiễn và phát huy hiệu quả bước đầu. Ngân sách nhà nước cho hoạt động thể dục thể thao tiếp tục được gia tăng, cơ sở vật chất, sân bãi tiếp tục được đầu tư, nâng cấp. Hiện nay trong cả nước có khoảng 60 đến 70% xã, phường, thị trấn đã dành đất cho TDTT, trong đó có khoảng 30% xã, phường có sân tập, nhà tập. TDTT ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã có bước phát triển. Thể thao dân tộc được quan tâm giữ gìn, bảo tồn.

Tuy nhiên, có thể thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch dành đất cho TDTT đã và đang được thực hiện ở các cấp, các ngành nhưng triển khai thực hiện trong thực tiễn còn gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng; một số nơi đã thay đổi quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng khác.

- Việc phòng, chống Doping trong hoạt động thể thao chưa được quy định đầy đủ trong Luật TDTT.



Trên cơ sở đó, đề nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định sau:

- Bổ sung thông tin, tuyên truyền phòng, chống Doping hoạt động thể thao.

- Bổ sung các hành vi bị nghiên cấm trong hoạt động thể thao bao gồm:

+ Phổ biến, sử dụng doping, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao;

+ Lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao đặt cược bất hợp pháp.

- Bổ sung quy định về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dành cho thể dục thể thao sang mục đích khác phải bố trí quỹ đất tương ứng thay thế.



2. Việc thực hiện các quy định về thể dục, thể thao cho mọi người (Chương II, từ điều 11 đến điều 30)

a) Về thể dục thể thao quần chúng:

Chương II, Mục I (từ Điều 11 đến Điều 110) Luật TDTT quy định chính sách phát triển TDTT quần chúng; phong trào TDTT quần chúng; thi đấu thể thao quần chúng; TDTT cho người khuyết tật; thể dục thể thao cho người cao tuổi; thể dục phòng bệnh, chữa bệnh; các môn thể thao dân tộc; thể thao giải trí và thể thao quốc phòng. Nội dung này được cụ thể hoá tại Nghị định số 112/2007/NĐ-CP (các điều 4, 5, 6, 7 và 8); Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc (Điều 14); Luật Người cao tuổi năm 2010 và Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi (Điều 3); Luật Người khuyết tật năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nêu trên là cơ sở pháp lý để chỉ đạo, điều hành và tổ chức hoạt động TDTT quàn chúng, thúc đẩy hoạt động TDTT quần chúng phát triển. Theo số liệu thống kê, tổng hợp từ các địa phương, các chỉ tiêu đánh giá phong trào TDTT quần chúng tăng đều hàng năm. Đến nay, cả nước có trên 29,53% dân số thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao; 21,2% tổng số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao; có khoảng 51.000 câu lạc bộ TDTT quần chúng hoạt động thường xuyên; hầu hết các xã, phường, thị trấn có hội đồng TDTT, câu lạc bộ TDTT hoặc nhà văn hoá thể thao, khoảng 30% xã, phường, thị trấn có sân chơi, bãi tập. Nhiều hoạt động TDTT quần chúng có quy mô từ cơ sở đến quy mô toàn quốc đã được tổ chức với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Hàng năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tổ chức các lớp bồi dưỡng hướng dẫn viên, cộng tác viên thể thao ở cơ sở thu hút đông đảo các đối tượng tham gia. Đây là lực lượng nòng cốt để vận động và hướng dẫn nhân dân thường xuyên tập luyện, nâng cao sức khỏe. Việc luyện tập TDTT đã chuyển dần từ tự phát sang tự giác và có tổ chức. Số người tham gia ủng hộ, giúp đỡ, đóng góp cho hoạt động TDTT quần chúng theo chủ trương xã hội hóa ngày càng nhiều.

Tuy nhiên có thể thấy rằng, qua 10 năm thực hiện, các nội dung về TDTT quần chúng trong Luật TDTT cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Cụ thể là:

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc đảm bảo các điều kiện cho hoạt động thể dục thể thao quần chúng chưa cụ thể. Dù đã được nhà nước quan tâm đầu tư các công trình thể dục thể thao để phục vụ nhu cầu tập luyện, thi đấu thể thao của nhân dân, tuy nhiên so sánh với các quốc gia khác ở châu Á, số lượng các công trình thể dục thể thao của nước ta so với số dân đạt tỷ lệ dưới trung bình so với nhiều nước (trung bình ở nước ta, một vạn dân sử dụng 3,33 công trình thể dục thể thao, trong khi đó ở nhiều quốc gia Châu Á, tỷ lệ này là 6,58). Trong khi nhu cầu tập luyện TDTT để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ của nhân dân càng càng phát triển, thì điều kiện về sân bãi, trang thiết bị phục vụ tập luyện TDTT ở cơ sở, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo còn nhiều khó khăn.

- Hoạt động thi đấu thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển đa dạng cả về quy mô, loại hình hoạt động, đối tượng tham dự…, trong khi đó, việc phân loại các giải thi đấu thể thao quần chúng và thẩm quyền cho phép tổ chức các giải này chưa được Luật TDTT quy định, gây lúng túng cho các đơn vị tổ chức và các cơ quan quản lý trong việc đăng cai và cấp phép tổ chức. Do vậy để tăng cường quản lý các hoạt động thi đấu thể thao quần chúng tại Việt Nam, bảo đảm được yêu cầu về chuyên môn trong tổ chức và đặc biệt là bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thì cần thiết phải tăng cường công tác quản lý phù hợp đối với các hoạt động này.

Trên cơ sở đó, đề nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định sau:

- Bổ sung chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, khai thác các công trình thể dục, thể thao công cộng; sản xuất cung ứng các dụng cụ, trang thiết bị tập luyện, thi đấu thể dục, thể thao; hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, người cao tuổi tham gia hoạt động thể dục, thể thao.

- Bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định tổ chức Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho các đối tượng học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, người khuyết tật và Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc.



b) Về giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường (Chương II, Mục II, từ Điều 20 đến Điều 26)

Nội dung giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường bao gồm các quy định về: khái niệm giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường; trách nhiệm của Nhà nước, nhà trường, đoàn thanh niên, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp về thể thao trong giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường; quyền và nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên thể dục thể thao và của người học; thi đấu thể thao trong nhà trường. Các nội dung trên được hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 Nghị định số 112/2007/NĐ-CP.

Triển khai các quy định của Luật TDTT, công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường đã có những chuyển biến. Hiện nay, cả nước có trên 95% số trường học thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất chính khoá có nền nếp theo quy định; có trên 71% số trường học có hoạt động thể thao ngoại khoá thường xuyên; có 85% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn thể lực theo quy định.

Hình thức tổ chức và nội dung tập luyện TDTT của học sinh, sinh viên ngày càng đa dạng. Trong đó, hình thức câu lạc bộ TDTT trường học có tổ chức, có người hướng dẫn ngày càng được phát triển. Nhiều nội dung tập luyện được đưa vào các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian được lồng ghép với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Đội ngũ giáo viên thể dục thể thao ở các trường học được đào tạo, nâng cao kiến thức từng bước đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập, công trình thể thao, dụng cụ tập luyện thi đấu thể thao ở trường học các cấp bước đầu được quy hoạch và đầu tư xây dựng. Cả nước có trên 21.000 giảng viên, giáo viên TDTT, trong đó có 628 giáo viên có trình độ thạc sỹ, trên 11.000 giáo viên có trình độ đại học, trên 8.000 giáo viên có trình độ cao đẳng.

Công tác chỉ đạo, điều hành về giáo dục thể chất tiếp tục được tăng cường. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng tiêu chí xét công nhận trường chuẩn quốc gia, trong đó có tiêu chí đảm bảo cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên thể dục; nghiên cứu, cải tiến chương trình và sách giáo khoa giảng dạy môn thể dục; ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh từ 6 tuổi đến 20 tuổi; nâng cấp 02 trường cao đẳng sư phạm TDTT thành trường Đại học sư phạm TDTT.

Hoạt động TDTT của học sinh, sinh viên đã được quan tâm. Hàng năm, ngành giáo dục đào tạo tổ chức các giải thể thao cho học sinh, sinh viên nhằm đánh giá công tác giáo dục thể chất và thể thao của các nhà trường. Đặc biệt, các hoạt động lớn được tổ chức theo chu kỳ 4 năm/lần, như: Hội khỏe Phù đổng toàn quốc, Đại hội thể thao sinh viên toàn quốc, Hội thi nghiệp vụ sư phạm văn nghệ thể thao các trường sư phạm toàn quốc, Hội thi Văn hoá thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc. Qua các giải thể thao đã động viên, thúc đẩy phong trào TDTT trong nhà trường, trong thanh thiếu niên và tuyển chọn lực lượng vận động viên học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự các đại hội thể thao học sinh, sinh viên quốc tế. Việt Nam cũng đã đăng cai tổ chức thành công Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á và nhiều giải thi đấu thể thao học sinh quốc tế quan trọng khác.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác TDTT trong trường học những năm qua cho thấy quy định trong Luật TDTT về lĩnh vực này còn một số tồn tại nhất định: công tác giáo dục thể chất trong trường học chưa được quan tâm đúng mức; hệ thống các cơ sở, sân bãi phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học còn thiếu thốn, lạc hậu, không chỉ trong các trường phổ thông mà cả trong khối các trường đại học, cao đẳng. Nội dung môn học thể dục trong chương trình chính khóa chậm đổi mới, chưa thực sự tạo được sự hứng thú cho học sinh, sinh viên; thiếu quy định cụ thể về chuẩn giáo viên, giảng viên TDTT, tiêu chuẩn cơ sở vật chất TDTT, trang thiết bị trong nhà trường; trách nhiệm của ngành Giáo dục và Đào tạo, trách nhiệm của nhà trường trong việc đảm bảo các hoạt động thể chất và tổ chức thi đấu thể thao trong các cấp học chưa được quy định rõ ràng, cụ thể.

Đề nghị sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:

- Sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong việc quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị, số lượng, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho hoạt động giáo dục thể chất ở các cấp học, xây dựng, ban hành chương trình giáo dục thể chất, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao, hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao ngoại khoá trong nhà trường để từng bước chuẩn hoá cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên TDTT, nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong nhà trường (Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21).

- Bổ sung quy định trách nhiệm của nhà trường trong việc tổ chức mỗi năm ít nhất một cuộc thi đấu thể thao toàn trường nhằm đề cao trách nhiệm của nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động thể thao và xây dựng thói quen tập luyện TDTT cho học sinh (Sửa đổi Khoản 1 và bổ sung Khoản 2a Điều 25).

c) Về thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang (Mục 3, Chương II, từ Điều 27 đến Điều 30)

Mục này quy định về hoạt động TDTT trong lực lượng vũ trang, trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với TDTT trong lực lượng vũ trang, trách nhiệm của các đơn vị trong lực lượng vũ trang, quyền và nghĩa vụ của cán bộ, chiến sỹ.

Triển khai thực hiện các quy định của Luật về TDTT trong lực lượng vũ trang cho thấy, TDTT trong lực lượng vũ trang luôn được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Huấn luyện thể lực trong quân đội là một trong 4 nội dung huấn luyện quân sự bắt buộc đối với từng quân nhân. Tỷ lệ trung bình về số quân nhân tham gia tập luyện thường xuyên so với quân số biên chế tại các đơn vị đạt 68,6%. Nhiều vận động viên Quân đội có trình độ chuyên môn cao và giành được nhiều huy chương khi tham gia các giải thi đấu thể thao trong nước và quốc tế. Thể thao trong lực lượng công an nhân dân được chú trọng phát triển nhằm phục vụ trực tiếp cho tác nghiệp chuyên môn, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cho cán bộ, chiến sỹ và tham gia các đội tuyển quốc gia thi đấu quốc tế.

Định kỳ 5 năm và hàng năm, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đều tổ chức các Đại hội, giải thể thao trong toàn lực lượng nhằm đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ thu hút hàng vạn lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia. Cơ sở vật chất TDTT trong lực lượng vũ trang ngày càng được đầu tư nâng cấp, hiện riêng TDTT quân đội có 5 Trung tâm thể thao quốc phòng tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm thể thao Quốc phòng 2, Trung tâm thể thao của Quân chủng Hải Quân, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Nhìn chung các quy định của Luật TDTT về TDTT trong lực lượng vũ trang cơ bản phù hợp với tình hình thực tiễn, nêu cao trách nhiệm của Nhà nước, các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan và quyền và nghĩa vụ cụ thể của từng cán bộ, chiến sỹ đối với hoạt động này. Trên cơ sở đó, công tác TDTT trong lực lượng vũ trang từng bước đi vào ổn định, vừa thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thể lực phục vụ sẵn sàng chiến đấu, vừa góp phần vào thành tích thể thao chung của đất nước.

3. Về thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp (Chương III, từ Điều 31 đến Điều 53)

a) Về Thể thao thành tích cao (Mục 1, Chương III )

Cụ thể hóa Luật TDTT, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành bao gồm các quy định về xây dựng cơ sở vật chất thể thao thành tích cao, đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên (Điều 10, 10 Nghị định 112), chế độ chính sách cho vận động viên, huấn luyện viên; chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên… Có thể nói, thể thao thành tích cao hiện nay được điều chỉnh bằng hệ thống văn bản pháp quy toàn diện nhất so với các lĩnh vực khác của hoạt động TDTT.

Thực hiện các quy định của Luật TDTT và các văn bản hướng dẫn thi hành, công tác quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao đã được tăng cường và bước đầu mang lại những kết quả nhất định. Hệ thống cơ sở đào tạo tài năng thể thao từng bước được hoàn thiện và có sự chỉ đạo chuyên môn thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đến nay đa số các địa phương, ngành có cơ sở đào tạo vận động viên bao gồm: Các trường, lớp năng khiếu thể thao, các Trung tâm dào tạo vận động viên của các tỉnh, thành, ngành, các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia và Câu lạc bộ thể thao. Hệ thống thi đấu thể thao quốc gia ngày càng được mở rộng, ổn định và phù hợp với hệ thống lịch thi đấu hàng năm của thế giới, châu lục và khu vực tạo điều kiện cho vận động viên nâng cao thành tích thể thao. Mỗi năm trung bình có khoảng 200 giải thi đấu ở cấp quốc gia với các hình thức như: Vô địch quốc gia, vô địch trẻ quốc gia, cúp quốc gia, giải vô địch các lứa tuổi..Chế độ, chính sách cho vận động viên, huấn luyện viên đã và đang được hoàn thiện. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 03 văn bản quan trọng quy định cụ thể về chính sách cho vận động viên, huấn luyện viên: Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 6 tháng 6 năm 2011 về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu, Quyết định số 67/2008/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2008 về chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên thể thao thành tích cao, Quyết định số 82/2013/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 về một số chính sách đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao xuất sắc.

Để thực hiện các quyết định nói trên, Ủy ban Thể dục thể thao (trước đây), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn: Thông tư liên tịch số 149/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu; Thông tư liên tịch số 127/2008/TTLT/BTC-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao. Điều này thể hiện sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đối với hoạt động TDTT, góp phần quan trọng cho việc nâng cao thành tích thể thao. Các khoản chi về chế độ dinh dưỡng, tiền công hàng ngày, bảo hiểm, thưởng vật chất… đã cơ bản được đảm bảo ở tuyến tỉnh, đội tuyển quốc gia. Các chính sách ưu tiên, hướng nghiệp cho vận động viên cũng được cải thiện góp phần tạo điều kiện tốt nhất cho vận động viên yên tâm tập luyện, phấn đấu, công hiến cho Tổ quốc.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật TDTT đã được nhà nước quan tâm và đầu tư xây dựng, góp phần hoàn thiện, nâng cao thành tích thể thao và đào tạo vận động viên; thu dần khoảng cách với các nước trong khu vực. Tại các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác huấn luyện và sinh hoạt của các đội đã được đầu tư, đảm bảo được yêu cầu của công tác huấn luyện. Nhờ đó, thành tích thể thao nước ta liên tục được nâng cao, nhiều vận động viên giành thứ hạng cao ở châu Á và thế giới.

Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện Luật TDTT, các quy định về thể thao thành tích cao đã bộc lộ một số tồn tại như sau:

- Một số quy định về giải thi đấu thể thao, thẩm quyền quyết định tổ chức giải, trình tự thủ tục đăng cai tổ chức đã xuất hiện những bất cập: một số loại giải thể thao mới như giải thể thao quốc tế mở rộng, giải vô địch các câu lạc bộ, giải các vận động viên xuất sắc... chưa có quy định pháp luật điều chỉnh. Đồng thời, để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cần có quy định lại thẩm quyền quyết định tổ chức các giải thể thao.

- Trong thực tế, luật thi đấu của các môn thể thao được ban hành mới hoặc sửa đổi thường xuyên, xong Luật TDTT chưa quy định về thẩm quyền quyết định ban hành hoặc áp dụng luật thi đấu thể thao. Do đó, cần quy định rõ thẩm quyền để xác định rõ trách nhiệm cũng như bảo đảm yêu cầu về nội dung của Luật.

- Chế độ chính sách cho vận động viên chưa đầy đủ và toàn diện.

Để giải quyết những bất cập nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất sửa những nội dung sau:

- Sửa đổi, bổ sung giải thi đấu thể thao thành tích cao nhằm bổ sung đầy đủ các giải thể thao thành tích cao đang được tổ chức thi đấu hiện nay.

- Sửa đổi thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao thành tích cao để phù hợp với quy định hiện hành .

- Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền ban hành điều lệ thi đấu giải thể thao thành tích cao để phù hợp với các quy định tại Điều 37, Điều 38 và quy định về việc ban hành điều lệ thi đấu giải thể thao thành tích cao ở những môn thể thao chưa thành lập được Liên đoàn .

- Sửa đổi thủ tục đăng cai giải thể thao thành tích cao để phù hợp với những nội dung sửa đổi về giải thể thao thành tích cao, thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao thành tích cao và phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc xin phép đăng cai tổ chức giải thể thao thành tích cao.

- Bổ sung thẩm quyền quyết định ban hành và áp dụng luật thi đấu thể thao.

- Sửa đổi, bổ sung quyền và nghĩa vụ của vận động viên, huấn luyện viên thành tích cao theo hướng tăng cường chính sách ưu đãi cho vận động viên trong trường hợp vận động viên đội tuyển quốc gia bị tai nạn trong khi tập luyện, thi đấu thể thao.


Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> DỰ thảO ngày 16/12/2014

tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương