Tổng cục dân số khhgđ trung tâM ĐÀo tạO, BỒi dưỠNG



tải về 1.74 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/68
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2022
Kích1.74 Mb.
#51914
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   68
TL-DSPT
Nhóm-2-Dân-số, Bài-tập-lớn-Dân-số-nhóm-6, Nhóm-4-Dân-số (1)
Mục tiêu xã hội 
Cải thiện xã hội 
Mục tiêu môi trường 
Cải thiện chất lượng MT Bảo vệ 
MT,TNTN 


11 
(1) Dân số, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
(2) Công bằng giới, bình đẳng và quyền năng cho phụ nữ 
(3) Gia đình, vai trò, quyền lợi, thành phần và cấu trúc 
(4) Gia tăng dân số và cơ cấu dân số
(5) Quyền sinh sản và sức khỏe sinh sản 
(6) Sức khỏe, bệnh tật và tử vong 
(7) Phân bố dân số, đô thị hóa và di cư trong nước 
(8) Di cư quốc tế
(9) Dân số, phát triển và giáo dục 
(10) Công nghệ, nghiên cứu và phát triển 
1.6.Hệ thống thước đo phát triển 
Liên hợp quốc và nhiều nước đã xây dựng hệ thống thước đo phát triển. 
Hội nghị 
thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc năm 
2000
 đã nêu 8 m
ục tiêu Phát triển 
Thiên niên kỷ. Đó là: (1)
Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu 
ăn; (2) Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học; (3) Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, 
năng lực của phụ nữ; (4) Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em; (5) Cải thiện sức khỏe bà mẹ; (6) 
Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác; (7) Đảm bảo sự bền vững của 
môi trường; (8) Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển 
Năm 2001, Hội đồng phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã đưa ra hệ thống 58 
chỉ tiêu chia thành 15 chủ đề chính (trong đó có dân số),38 chủ đề nhánh. 
Ở Việt Nam hệ thống thước đo phát triển đã được xây dựng và không ngừng cải 
tiến. Theo Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, giai đoạn 2011-2020, có 30 chỉ 
tiêu đánh giá phát triển bền vững ở nước ta, bao gồm chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu kinh tế, 
chỉ tiêu xã hội, chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường 
Ngoài việc sử dụng cả một bộ, với hàng chục, thậm chí là hàng trăm chỉ tiêu để đo 
lường trình độ phát triển, từ năm 1990 Chương trình phát triển của Liên hợp quốc đã đưa 
ra và không ngừng hoàn thiện chỉ số tổng hợp: Chỉ số phát triển con người (Human 
Development Index - HDI). Chỉ số này được tổng hợp từ các chỉ tiêu phản ảnh thành tựu 
về sức khỏe, giáo dục và mức sống. Việc chọn chỉ tiêu nào để phản ảnh các thành tựu này 
và tổng hợp chúng như thế nào tạo nên các phương pháp tính HDI khác nhau (Phụ lục 1). 
Liên hợp quốc đã tính HDI cho các nước và dựa vào đó để sắp xếp trình độ phát 
triển con người của các quốc gia trên thế giới từ 1990. Theo đó, các nước được chia 
thành các nhóm, như sau: 

Nhóm 1: Các nước phát triển rất cao, nếu có HDI từ 0,8 đến 1,0

Nhóm 2: Các nước phát triển cao, nếu có HDI từ 0,7 đến dưới 0,8


12 

Nhóm 3: Các nước phát triển trung bình, nếu có HDI từ 0,5 đến dưới 0,7

Nhóm 4: Các nước phát triển thấp nếu có HDI dưới 0,5
Nhóm 2 và nhóm 3 cũng được gọi là các nước đang phát triển. HDI của Việt Nam, gần 
đây tăng nhanh, thứ bậc phát triển được cải thiện và hiện được xếp vào nhóm nước có 
trình độ phát triển trung bình (xem Bảng 1.1).

tải về 1.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương