Tổng cục dân số khhgđ trung tâM ĐÀo tạO, BỒi dưỠNG



tải về 1.74 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/68
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2022
Kích1.74 Mb.
#51914
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   68
TL-DSPT
Nhóm-2-Dân-số, Bài-tập-lớn-Dân-số-nhóm-6, Nhóm-4-Dân-số (1)
1.2. Dân số 
Khi nghiên cứu một dân cư nào đó thì thông tin cần thiết, thường được tìm hiểu 
đầu tiên là qui mô của nó, tức là tổng số người hay là tổng số dân. Ở đây, mỗi con 
người, không phân biệt già, trẻ, nam, nữ đều là một đơn vị để thống kê, tính toán. Tuy 
tất cả thành viên của một cư dân nào đó đều có điểm chung là cùng sinh sống trên một 
lãnh thổ nhưng họ thường khác nhau về giới tính, độ tuổi, dân tộc, tình trạng hôn nhân... 
Vì vậy, sẽ hiểu biết chi tiết hơn về một dân cư nếu phân chia tổng số dân thành nhóm 
nam và nhóm nữ hoặc các nhóm khác nhau về độ tuổi, tức là nghiên cứu cơ cấu của dân 
cư theo giới tính, độ tuổi… Do lịch sử hình thành và điều kiện sinh sống khác nhau nên 
con người cư trú trên các vùng lãnh thổ cũng rất khác nhau, theo nghĩa: nơi thì nhiều và 
đông đúc, chỗ lại ít và thưa thớt. Sự phân chia tổng số dân theo từng địa phương, từng 
vùng gọi là phân bố dân số theo lãnh thổ. Qui mô, cơ cấu dân số trên một lãnh thổ không 
ngừng biến động do có người được sinh ra, có người bị chết, có người di cư đến và có 
người di cư đi, hoặc đơn giản chỉ là theo năm tháng, bất cứ ai cũng chuyển từ nhóm tuổi 
này sang nhóm tuổi khác.
Dân số là dân cư được xem xét trên các khía cạnh: Qui mô, cơ cấu, phân bố và 
những thành tố gây nên sự biến động của chúng như: Sinh, chết, di cư. Do đó, dân số 
thường được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh (tại một thời điểm), trạng thái động (trong 
một thời kỳ).
Cần phân biệt các khái niệm “Dân cư” và “Dân số”. Nội hàm của khái niệm “Dân 
cư” không chỉ bao gồm số người, cơ cấu (theo độ tuổi và giới tính chẳng hạn) mà còn 
bao gồm cả các vấn đề kinh tế, văn hoá, sức khoẻ, ngôn ngữ, thời trang, ẩm thực,.... tức 
là nó rộng hơn rất nhiều so với nội hàm của khái niệm “Dân số”.
1.3. Phát triển 
Phát triển thường được quan niệm là “sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bền 
vững môi trường”. Đối với các nước nghèo thì “phát triển” được hiểu cụ thể hơn, liên 
quan đến việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người. Phát triển là quá trình đạt 
được mức thoả mãn các nhu cầu cơ bản, như: Dinh dưỡng, giáo dục Tiểu học, sức khoẻ, 
vệ sinh, nước sạch và nhà ở.


10 
Nếu coi phát triển là đối lập với nghèo khổ thì phát triển là “quá trình giảm dần, đi 
đến loại bỏ nạn đói ăn, bệnh tật, mù chữ, tình trạng mất vệ sinh, thất nghiệp và bất bình 
đẳng”.

tải về 1.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương