Tổng cục dân số khhgđ trung tâM ĐÀo tạO, BỒi dưỠNG


III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



tải về 1.74 Mb.
Chế độ xem pdf
trang13/68
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2022
Kích1.74 Mb.
#51914
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   68
TL-DSPT
Nhóm-2-Dân-số, Bài-tập-lớn-Dân-số-nhóm-6, Nhóm-4-Dân-số (1)
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Sơ đồ 1.2 mô tả mối quan hệ Dân số và Phát triển và tạo nên “khung” về nội dung 
nghiên cứu của Tài liệu này. Vì phát triển bao gồm các thành tố kinh tế, xã hội, môi 
trường nên để nghiên cứu chi tiết Dân số và Phát triển, tài liệu này sẽ lần lượt trình bày 
các quan hệ sau:
(1) Dân số và Kinh tế. Quan hệ này sẽ được nghiên cứu cả ở cấp độ vĩ mô và cấp độ 
vi mô.
(2) Dân số và Xã hội. Các vấn đề xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực. Do khuôn khổ có 
hạn, Tài liệu này chỉ chọn lọc trình bày quan hệ giữa Dân số với các lĩnh vực chủ 
yếu nhất, như: Y tế, giáo dục, bình đẳng giới và an sinh xã hội
(3) Dân số và Tài nguyên, Môi trường. Thế giới đang chứng kiến nguồn tài nguyên 
thiên nhiên dần cạn kiệt và môi trường sống bị ô nhiễm. Vai trò của dân số đối với 
tình trạng này như thế nào? Và ngược lại, tài nguyên cạn kiệt và môi trường suy 
thoái sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với các quá trình sinh, tử di dân? Đây là một 
trong những nội dung cần thiết nghiên cứu trong “Tài liệu Dân số và Phát triển”, 
nhất là trong thời đại biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao.
Việc nghiên cứu mối quan hệ Dân số và Phát triển là để tính đến quan hệ này trong 
kế hoạch hóa phát triển, nhằm nâng cao tính hợp lý, tính hiệu quả của các kế hoạch. Vì 
vậy, nội dung cuối cùng mà Tài liệu này trình bày là lý luận về lồng ghép các biến dân 
số vào kế hoạch hóa phát triển ở các cấp độ, từ kế hoạch của các ngành, các lĩnh vực 
đến các dự án phát triển nói chung.
3.2 Phương pháp nghiên cứu 
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận của môn học “Dân số và 
Phát triển”. Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là các sự vật, sự việc của 
tự nhiên, xã hội có mối liên hệ phổ biến và vận động, phát triển không ngừng. Vận dụng 
sáng tạo và quán triệt sâu sắc phép duy vật biện chứng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa 
"dân số" và "sự phát triển" là yêu cầu không thể thiếu được của môn học này. 
Như đã trình bày, đối tượng nghiên cứu của môn học này là mối quan hệ giữa “dân số” 
và “phát triển”, bao hàm những nội dung hết sức rộng rãi, đến mức trên thực tế khó có thể 
khảo sát, phân tích toàn bộ mối quan hệ dân số và phát triển trong một cuộc nghiên cứu mà 


17 
chỉ có thể lựa chọn nghiên cứu quan hệ giữa một số chỉ tiêu dân số với một số yếu tố của 
phát triển mà thôi. Chẳng hạn, nghiên cứu mối quan hệ giữa số con của phụ nữ (một chỉ 
tiêu dân số) với trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập... của họ (các yếu tố của phát triển, 
thậm chí chỉ một trong các yếu tố đó mà thôi).
Sau khi đã xác định được mối quan hệ của các chỉ tiêu cần nghiên cứu, phải thu thập 
và xử lý các thông tin về các chỉ tiêu đó. Trong nghiên cứu thu thập và xử lý thông tin 
thường sử dụng rộng rãi các phương pháp thống kê, phương pháp xã hội học và cả 
phương pháp toán học.

tải về 1.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương