TÂn phúC Âm hóa bản thân tu sĩ VÀ CỘng đOÀn dòng thánh tâm huế thưỜng huấn ngày 16-24/7/2014 MỤc lụC



tải về 1.17 Mb.
trang32/35
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.17 Mb.
#14692
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   35

1. Trung Tín Với Chúa


Khi tuyên khấn trọn đời, chúng ta công khai long trọng thưa với Chúa trong tay Bề trên trước sự chứng kiến của Thẩm quyền Giáo Hội và Cộng đoàn. Chúng ta ký kết với Chúa một giao ước, một hợp đồng, một cam kết trọn đời cho đến chết. Thiên Chúa là Đấng Trung Tín và Ngài yêu cầu chúng ta trung thành với Ngài, hằng ngày, trong đời sống thường ngày của chúng ta. Ngài tiếp tục nói rằng Ngài vẫn luôn trung thành, ngay cả lúc chúng ta bất trung với Ngài. Với lòng thương xót, Ngài không bao giờ mệt mỏi đưa tay ra để nâng chúng ta lên, khuyến khích chúng ta tiếp tục cuộc hành trình, quay về và nói với Ngài những yếu đuối của chúng ta, để Ngài có thể ban cho chúng ta sức mạnh. Đây là cuộc hành trình thực sự: luôn bước đi với Chúa, ngay cả những lúc yếu đuối, ngay cả trong tội lỗi của chúng ta”303.
Vậy tôi đã trung tín với Chúa như thế nào? Chúa có là ưu tiên và là chóp đỉnh trên bậc thang giá trị của tôi không? Không có gì tách tôi ra khỏi tình yêu của Đức Kitô, thế tôi có để ai hay cái gì tách Đức Kitô ra khỏi tình yêu của tôi không? Đức Kitô có thật sự là đối tượng duy nhất của lòng trí tôi chưa? Tôi có trung tín với Giáo Hội và giáo huấn của Giáo Hội là nhiệm thể mà Chúa Kitô là đầu không?

2. Trung Tín Với Dòng và Với Anh Em


Khi tuyên khấn, chúng ta cam kết sống theo Hiến Luật, Đặc Sủng, Linh Đạo và Sứ Vụ của Dòng, cùng với anh em đồng chung lý tưởng; đồng thời cam kết trao gởi cuộc đời mình cho Dòng dìu dắt, vui vẻ đón nhận những gì Dòng cần đến vì sứ vụ và công việc của Dòng, dù đôi khi công việc và sứ vụ ấy nằm ngoài tầm tay chúng ta. Chúng ta đem vào Dòng những khả năng, sở thích sẵn có hay nhờ Dòng mà đã học hành thủ đắc được, và đặt để những khả năng và sở thích đó tùy thuộc Bề Trên Dòng sắp đặt sử dụng, chấp nhận sự bất định của đời tu: được sai đến nơi mình không muốn, ở với người mình không ưa, làm việc mình không thích, với lòng tín trung và vâng lời, coi đó như là Thánh Ý Chúa.

Trong ý thức và bổn phận xây dựng đời sống chung, chúng ta được đòi hỏi thương yêu bênh vực anh em vì thanh danh của Dòng, của chúng ta và của chính những anh em ấy; cũng như phải đối đầu với họ vì những suy nghĩ hay hành động trái ngược với đời tu, với Dòng, với anh em của họ nữa. Vậy chúng ta đã sống, đã làm thế nào? Lý tưởng nên thánh có luôn là động lực đời sống chúng ta không? Khi chưa khấn, chúng ta quảng đại đón nhận tất cả như hồng ân. Bây giờ chúng ta có còn luôn sẵn sàng đón nhận sự điều động, sai phái của Bề trên với tinh thần đồng trách nhiệm hay thoái thác và đặt điều kiện? Chúng ta có thực sự yêu thương liên đới với anh em hay chỉ lo vun vén cho bản thân, theo chủ thuyết ích kỷ “mackênô” (mặc kệ nó), sống chết hay dở mặc ai?


3. Trung Tín với Lời Khấn Vâng Phục


Lời khấn Vâng Phục là lời khấn khó nhất và quan trọng nhất giúp chúng ta giữ được trọn vẹn hai lời khấn Khó Nghèo và Khiết Tịnh, vì nó chạm tới tự do, bản ngã và ý riêng của con người chúng ta. Quả vậy, ĐTC Phanxicô nói: “Đức vâng phục, xét như là lắng nghe ý muốn của Thiên Chúa, trong sự thôi thúc nội tâm của Chúa Thánh Thần, được Giáo Hội chứng thực, ngang qua các trung gian nhân loại304. Phải có một tinh thần đức tin siêu nhiên mạnh mẽ mới lãnh hội được tính cách huyền nhiệm của thánh ý Chúa và vâng phục cách triệt để được, như gương mẫu vâng phục của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, vì thánh ý Chúa luôn vượt quá mọi lý lẽ của trí óc con người. Từ bỏ ý riêng là chết cho chính mình không dễ lắm đâu, vì không phải chỉ trong chốc lát, song trong từng phút giây của cuộc sống mỗi ngày suốt đời, mà chẳng bao giờ chúng ta biết trước được cái gì Chúa và Bề trên sẽ yêu cầu. Vâng lời như thế đòi hỏi sự sẵn lòng để ra một bên mọi sự vì Chúa, rộng mở tâm hồn để đi trên con đường Chúa chỉ định. Đi cho tới cùng, vâng lời đòi hỏi chúng ta nhượng bộ mọi sự cho Chúa, coi vâng lời Bề Trên như diễn tả trọn vẹn sự lệ thuộc vào Chúa và Hội Dòng: trí khôn, con tim, ý muốn, và cả đời sống mình. Sự vâng lời như vậy cần đến hy sinh trong đức tin, với lòng mến yêu cao độ, coi Chúa là Tất Cả, và tìm Chúa hơn là công việc của Chúa.
Vậy chúng ta đã vâng lời như thế nào? Chúng ta tìm theo ý riêng mình hay ý Bề trên và ý Chúa? Trong những trường hợp khó khăn tế nhị, chúng ta có cùng Bề trên cầu nguyện để tìm ý Chúa không? Chúng ta có biết và tin tưởng rằng Bề Trên có kinh nghiệm trong việc tìm ý Chúa cho mình, cho những quyết định trên cộng đoàn và trên mỗi thành viên không? Lại nữa Bề trên có được ơn đoàn sủng, ơn phân định đặc biệt của Chúa Thánh Thần mà chúng ta không có không? Chúng ta có thực sự tìm Chúa hơn tìm bản thân chúng ta, tìm công việc của Chúa hơn công việc của chúng ta, và tìm Chúa hơn công việc của Chúa không?

4. Trung Tín với Lời Khấn Khó Nghèo


Khi khấn Khó Nghèo, chúng ta hứa từ bỏ mọi tư hữu của cải, đặt mọi sự làm của chung, kể cả mạng sống cùng những tri thức, tài năng, đức độ trong sự tuỳ thuộc vào Dòng, chấp nhận chịu mọi chi phối và đón nhận từ Dòng mọi sự. ĐTC Phanxicô nói: “Sự nghèo khó dạy chúng ta biết liên đới, chia sẻ và bác ái, được diễn tả trong sự tiết độ/giản dị và niềm vui về điều chính yếu, đề phòng các ngẫu tượng vật chất vốn làm mờ tối ý nghĩa đích thực của cuộc sống… Sự nghèo khó lý thuyết không được ích gì. Sự nghèo khó được học biết bằng cách chạm đến thân xác của Chúa Kitô nghèo nơi những người hèn mọn, bệnh tật, trẻ em… Đức nghèo khó xét như là việc vượt quá mọi thói ích kỷ dạy chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa Quan Phòng, và hiểu rằng chúng ta xây dựng Vương Quốc Thiên Chúa không phải bằng những phương tiện nhân loại, mà trước tiên bằng chính sức mạnh ân sủng của Chúa, Đấng đang hành động xuyên qua sự yếu đuối của chúng ta305.
Ngài còn nhấn mạnh: “Nghèo đói không phải luôn là vật chất, có một sự nghèo đói tinh thần đang bám lấy con người hiện đại… Chúng ta nghèo nàn tình yêu, khao khát sự thật và công lý… Quả thật, cái nghèo nàn lớn nhất là sự thiếu vắng Chúa Kitô, và chúng ta đã làm được quá ít ỏi cho con người khi chúng ta chưa đem Chúa Giêsu đến cho họ306.

Vậy chúng ta đã hiểu thế nào về Lời Khấn Khó Nghèo và sự khó nghèo đích thực? ĐTC thúc giục: “Các con đừng bao giờ mệt mỏi tỏ lòng xót thương, đừng xấu hổ khi phải ân cần với người cao tuổi. Hãy phân phát cho mọi người Lời Chúa mà chính các con đã vui mừng nhận lãnh”… Thật đau lòng khi cha nhìn thấy một linh mục hay một nữ tu lái các mẫu xe mới nhất, các con không thể làm điều này được. Một chiếc xe là cần thiết để làm rất nhiều công việc, nhưng xin vui lòng chọn một cái khiêm tốn hơn. Nếu các con thích một chiếc xe hào nhoáng, thì chỉ cần suy nghĩ đến bao nhiêu trẻ em đang chết đói trên thế giới”307. Ngài cũng nói rằng điện thoại thông minh mới nhất hoặc những đồ dùng thời trang không phải là con đường đưa tới hạnh phúc. Nghèo không phải là không có gì, nhưng là dùng mà không quá bám dính đến như nô lệ: tiền bạc là một đầy tớ tốt, nhưng là một bà chủ xấu. Chớ gì trong khi đòi hỏi tinh thần nghèo khó bằng cách giao nộp mọi thứ tiền bạc, các vị hữu trách biết lo liệu mọi sự cần thiết cho anh em, nhất là khi phải đi ra ngoài, để anh em khỏi mắc lỗi vì phải thủ lại một số nào đó phòng khi bất trắc. Vật chất chúng ta không có bao nhiêu, chớ gì chúng ta không nghèo tình thương, tình liên đới anh em, nhất là không nghèo Lời Chúa và chính Chúa, và luôn sẵn sàng đem chia sẻ cho người khác.




tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương