TÂn phúC Âm hóa bản thân tu sĩ VÀ CỘng đOÀn dòng thánh tâm huế thưỜng huấn ngày 16-24/7/2014 MỤc lụC



tải về 1.17 Mb.
trang20/35
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.17 Mb.
#14692
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   35

3. Trọng tâm của đời sống cộng đoàn


Một thực tế vừa phát triển vừa suy tàn trong thế giới hiện đại là khát vọng sống cộng đoàn, bởi vì thực tế đời sống cộng đoàn (sống hiệp nhất với) bị áp đảo bởi nhu cầu cá nhân vun vén và bảo vệ chính mình (cá nhân chủ nghĩa). Sống cộng đoàn có nghĩa là hợp nhất với nhau và cam kết trả cái giá của sự hợp nhất ấy: sẵn sàng cống hiến sự trợ giúp cũng như sẵn sàng tìm kiếm sự trợ giúp. Có một sự hỗ tương trong cộng đoàn đòi hỏi cả hai, vừa trao ban vừa lãnh nhận: Cộng đoàn không thể tồn tại nếu không có hiểu nhau và cảm thông nhau. Mỗi thành viên được kêu gọi tự giúp mình, giúp đỡ người khác và để người khác giúp đỡ mình.
Cộng đoàn cảm thông phải được ưu tiên xây dựng trên lòng tín nhiệm và mối tương quan tốt. Công trình này phải được thực hiện bởi các nỗ lực cá nhân và nhóm. Hạt giống ‘con người là con vật có tính xã hội cao’ đã được gieo sâu vào văn hóa nhân bản, nhưng cần phải được nuôi dưỡng, nhất là vào thời điểm mà lòng cảm thông và nếp sống cộng đoàn bị đe dọa bởi khuynh hướng tự vun quén cho bản thân. Chúng ta cần được chuyển vào một giai đoạn liên đới quan trọng của lịch sử con người. Nhiều người viết và nói đến giá trị của một “xã hội tốt đẹp hơn” phối hợp lợi ích cá nhân với ý thức cộng đồng. Chúng ta thấy gương của những người đã kinh nghiệm một biến đổi nội tâm khiến họ chìa tay ra cứu giúp những người đang gặp khó khăn. Càng ngày càng có nhiều tình nguyện viên chăm sóc những người khác, vì đó cũng là giúp đỡ chính mình chu toàn trách nhiệm nhân tính mà Tin Mừng đòi hỏi.
Thời đại mới đòi hỏi những cơ cấu mới phục vụ công ích. Nếu muốn phát triển những cơ cấu như thế, chúng ta sẽ cần đến những con người có quan tâm và khả năng thực hiện những quan niệm mới và những chương trình hành động mới. Để được như vậy, chúng ta cần không ngừng đổi mới quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động, cách sống và cách yêu thương. Lòng cảm thông là cái cần phải có để mang lại sự đổi mới các yếu tố cộng đoàn rất cần thiết cho ngày hôm nay. Các cơ cấu nhân bản cần được trở về với lòng cảm thông và chú tâm tới đời sống cộng đồng hơn. Cảm thức tùy thuộc lẫn nhau phải là tâm điểm của bất cứ cộng đoàn đích thực nào. Người ta không thể quay lưng lại với nhau: cùng đi trên một chiếc thuyền, để thuyền chìm thì cùng chết tất cả. Nhưng tinh thần thuộc về nhau này bị đánh mất bởi cái tôi chủ nghĩa, và những hình thức bạo động chống đối và loại trừ lẫn nhau. Cộng đoàn cảm thông vận hành một cách đúng đắn rõ ràng là nhu cầu thiết yếu cho thế giới hiện tại. Chính cộng đoàn cảm thông và công bằng làm cho hành trình thiêng liêng của chúng ta càng ngày càng tiến bộ.

4. Lòng cảm thông và lầm lỗi của tha nhân


Chúng ta đừng quên tiến trình chỉ bảo huynh đệ để sửa chữa lầm lỗi của người khác mà Chúa Giêsu dạy trong Phúc âm: “Nếu anh em ngươi trót phạm lỗi, thì hãy đi sửa lỗi nó, riêng ngươi với nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, ngươi đã lợi được người anh em. Nếu nó không nghe ngươi, ngươi hãy kèm theo một/hai người nữa, để tất cả công việc được đoán định do miệng hai/ba nhân chứng. Nếu nó không màng nghe họ, hãy thưa với cộng đoàn187. Ai cũng có thể mắc phải lầm lỗi, cố tình hay vô tình, biết rõ hay không biết gì. Có thể có hai thái độ hành xử: Người cảm thông phòng bệnh đi bước trước, ngăn ngừa những ảnh hưởng tác hại từ bên ngoài, hay dập tắt ngay từ trứng nước cái mầm từ bên trong, để lỗi lầm không thể xảy ra. Người cảm thông tin tưởng vào sự biến đổi tốt đẹp trong tương lai, cho người phạm lỗi biết lỗi, lắng nghe lời giải thích, cùng nhau xác định đúng lỗi lầm, cho đương sự cơ hội và thời gian sửa chữa, nhẫn nại giúp đương sự tập đức tính ngược lại, hy vọng vào kết quả sẽ có trong tương lai. Đó là viễn ảnh Tin Mừng “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy nên bảo người làm vườn: ‘Anh coi đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?’ Nhưng người làm vườn đáp: ‘Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi188.
Trái lại, người thiếu cảm thông mới khám phá thấy lỗi lầm đã có biện pháp ngay, vì óc cầu toàn đòi hỏi và đốt giai đoạn, coi người khác như đã đạt tới trình độ của mình. Hoặc khá hơn, người thiếu cảm thông sẽ chờ đợi lỗi lầm trở nên rõ ràng để có biện pháp, nhất là khi người có lỗi che đậy, giấu giếm vì một lý do nào đó. Cũng tùy thái độ ngoan cố và thiếu tinh thần phục thiện của người lầm lỗi, người thiếu cảm thông thường âm thầm theo dõi, hoặc tệ hại hơn, ngược với sư phạm giáo dục đích thực, đặt người theo dõi báo cáo, có khi còn “gài bẫy” cho mắc phải để đương sự không thể chữa mình hay chối cãi được nữa.
Chớ gì tiến trình chỉ bảo huynh đệ của Chúa Giêsu được thực thi. Cha ông chúng ta cũng từng quan niệm: “Nhân thùy vô quá, hữu quá tắc cãi, thị vị vô quá” (Đã là người thì ai ai cũng đều có lỗi, có lỗi thì sửa lỗi, và như vậy sẽ không còn lỗi nữa). Tuy nhiên, để thực hiện lòng nhân ái ấy, chúng ta cần khéo léo sử dụng kỹ thuật chỉ bảo huynh đệ “feed-back”, áp dụng vào cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Tiến trình này sẽ dễ dàng hơn khi cùng nhận ra hoạt động biến đổi của Chúa Thánh Thần xuyên qua các biến cố thăng trầm của cuộc đời. Gương David khiêm tốn nhận ra chương trình của Chúa trong cơn hoạn nạn chạy trốn khỏi chính con trai phản loạn của mình, khi bị Sim-y nguyền rủa và A-vi-sai đòi giết nó: “Nếu Đức Chúa bảo nó: ‘Hãy nguyền rủa Đa-vít’, thì ai dám hỏi: ‘Tại sao mày làm như thế?’ ‘Này con trai ta, do chính ta sinh ra mà còn tìm hại mạng sống ta, huống chi là tên Ben-gia-min này! Cứ để nó nguyền rủa, nếu Đức Chúa đã bảo nó. May ra Đức Chúa sẽ đoái nhìn đến nỗi khổ cực của ta và Đức Chúa sẽ trả lại cho ta hạnh phúc, thay vì lời nguyền rủa của nó hôm nay189.

5. Cộng đoàn và đường lối cảm thông


Người thời nay nhấn mạnh đến quyền lực kinh tế và sự thống trị chính trị. Nhiều người lãng quên giáo huấn trọng tâm của Chúa Giêsu: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Cuộc sống chúng ta cách nào đó còn xa lạ với giáo huấn của Chúa Giêsu, Đấng đã bước đi giữa dân chúng, chữa lành người ốm đau, nuôi ăn người đói khát, tha thứ cho người ngoại tình bị bắt quả tang, và dạy luật mới của tình yêu: yêu người như chính mình, yêu cả kẻ thù, và trên hết yêu người như Chúa yêu ta. Cộng đoàn chúng ta phải làm chứng tá cho các giá trị Phúc Âm trên con đường canh tân cuộc sống và các mối tương quan, đồng thời truyền lại sức sống ấy cho thế giới đã lạc đường, không biết anh chị em mình đang ở đâu! Việc khám phá và sống sự phong phú của đời sống tu đức giúp chúng ta đạt tới một ý thức được canh tân về một cộng đoàn cảm thông và công bằng. Tu đức nhắc nhở chúng ta rằng yếu tố quan trọng nhất của cuộc sống trên trần gian này được nối kết sâu xa với một cái gì lớn hơn thế giới này, tức Nước vĩnh hằng của Thiên Chúa, và ta phải nỗ lực thiết lập một nền tảng vững chắc cho một cộng đoàn nhân ái, cảm thông và công bằng, vốn là dấu chỉ và chứng tá của Nước Trời.
Kinh Thánh luôn nói đến tầm quan trọng của việc chăm sóc người nghèo, người đau khổ, cô nhi quả phụ, người bệnh tật, người bị gạt ra bên lề. Và cám ơn Chúa, đó là một nét nổi bật của đạo Công giáo chúng ta. Lòng cảm thông trắc ẩn là phẩm chất nồng cốt trong đời sống của bất cứ ai lấy Chúa làm trọng tâm để bắt chước: “Hãy có lòng trắc ẩn như Cha trên trời hằng động lòng trắc ẩn”190 - “Vui với người vui, khóc với người khóc191. Sự bắt chước Chúa này vượt quá đầu óc duy lý của con người trần gian, giúp cảm nhận nỗi đau của người khác, thúc đẩy chúng ta ra tay làm một cái gì để làm nhẹ bớt nỗi đau khổ đó. Lòng thương xót dẫn chúng ta đến từ tâm trong hành động. Chúa Giêsu kể câu chuyện vị tư tế và trợ tế đã tránh đi qua bỏ mặc người bị nạn trên đường Giêricô, trong khi người Samaritanô đã dừng lại băng bó vết thương, mang vào quán trọ cứu giúp và trả trước tiền chăm sóc cho người ấy. Người không bỏ đi là mẫu gương của người cảm thông. Cộng đoàn nào bỏ đi khỏi người đang có nhu cầu liều mình làm cho Chúa không hài lòng: “Kẻ nào áp bức người nghèo là lăng mạ Đấng dựng nên mình, còn kẻ nào tốt với người quẩn bách là tôn vinh Thiên Chúa192.

Sự công chính đích thực mà Chúa đòi hỏi là sự cảm thông sâu xa hơn là sự công bằng đơn thuần. Thế mà thực tế là thường chúng ta không đạt tới những đòi hỏi của Chúa. Có khi còn tệ hơn nữa là làm hỏng đòi hỏi đó bằng cách sống thiếu cảm thông, thiếu ân cần đối với người nghèo, người bị bỏ rơi, người quẫn bách, người bên lề, người bị áp bức, người không có tiếng nói, trái với cách hành xử của Chúa, “Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó”193.





tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương