TêN ĐỀ TÀi dự ÁN ĐẦu tư khai tháC – chế biếN ĐÁ XÂy dựng mỏ CÁt tâN ĐỨC 1”


Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của Dự án



tải về 424.13 Kb.
trang31/40
Chuyển đổi dữ liệu24.02.2024
Kích424.13 Kb.
#56622
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   40
Đánh giá tác động môi trường (Trường)

Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của Dự án Các tác động đến môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án đã được nghiên cứu, phân tích và đánh giá chi tiết ở trên, có thể được đánh giá tổng hợp theo phương pháp ma trận môi trường không có trọng số như trình bày trong bảng 3.19.

Bảng 3.19. Tóm tắt các tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn hoạt động lâu dài của Dự án.


STT

Nguồn gốc tác
động

Đất

Không khí

Nước

Tài nguyên
sinh học

Kinh tế -
xã hội

1

Khí thải

*

***

*

*

**

2

Nước thải

*

*

**

*

*

3

Chất thải rắn

**

**

**

*

*

4

Rủi ro, sự cố

**

**

**

**

**

Ghi chú :
* : Ít tác động có hại;
** : Tác động có hại ở mức độ trung bình;
*** : Tác động có hại ở mức mạnh.

Chương 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN

4.1. Nguyên tắc giảm thiểu tác động môi trường của dự án


Các biện pháp giảm thiểu được đề xuất trong báo cáo này đảm bảo các nguyên tắc sau: Giảm thiểu tới mức tối đa trên cơ sở công nghệ khai thác được dự án áp dụng;
Do đặc thù của hoạt động khai thác và sơ chế, các biện pháp giảm thiểu trước hết là tập trung giảm thiểu ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, môi trường đất nước, không khí, môi trường lao động của công nhân;
Đối với giảm thiểu các tác động đến cảnh quan môi trường, giải pháp được xem trọng tâm là khai thác xong đến đâu tiến hành hoàn thổ, trồng phi lao trả lại cảnh quan môi trường cho khu vực. Đồng thời có biện pháp phù hợp nhằm hạn chế đối với những tác động môi trường không thể khắc phục được;
Các biện pháp bảo vệ môi trường đưa ra trong báo cáo được thực thi trong suốt quá trình chuẩn bị, xây dựng, hoạt động và sau khi ngừng hoạt động;
Các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại sẽ được triển khai trong giai đoạn xây dựng và đi vào hoạt động. Giai đoạn sau khi khai thác, khu đất Dự án được giao lại cho UBND tỉnh Bình Thuận quản lý.

4.2. Giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

4.2.1. Các phương án vệ sinh, an toàn trong giai đoạn xây dựng


a, Các biện pháp tổ chức thi công xây dựng

  • Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác, quá trình thi công;

  • Lập kế hoạch tiến độ thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công;

  • Lập các tổ chức thi công xây dựng theo từng hạng mục công trình cơ bản để quản lý và chịu trách nhiệm toàn diện trong quá trình thi công xây dựng.

b, Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng

  • Quy định các tổ chức thi công xây dựng phải có những giải pháp cụ thể cho việc bảo vệ môi trường trong quá trình thi công hạng mục công trình đảm nhiệm;

  • Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại, hạn chế đường vận chuyển đi ngang qua khu vực dân cư, cấm vận chuyển và thi công các công việc có mức ồn cao vào ban đêm, hoặc giảm tốc độ khi đi qua khu vực dân cư, gắn ống giảm thanh cho xe;

  • Lắp đặt các thiết bị giảm tiếng ồn cho những thiết bị máy móc có mức ồn cao;

  • Che chắn vật liệu trong quá trình vận chuyển, cũng như những khu vực phát sinh bụi và tưới nước để hạn chế khả năng khuếch tán bụi ra môi trường xung quanh, tưới nước đường vận chuyển trên công trường trong mùa khô để giảm lượng bụi trong không khí,...

  • Các chất thải rắn xây dựng, các vật liệu phế bỏ được thu gom thường xuyên và vận chuyển ra khỏi công trường, tập trung vào các khu xử lý chung của huyện;

  • Để giảm ồn tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị kỹ thuật thi công, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thi công.

c, Các biện pháp an toàn lao động

  • Lập Ban an toàn lao động và bảo vệ môi trường tại công trường gồm trưởng ban chuyên trách và đại diện của mỗi tổ chức thi công xây dựng;

  • Lập hệ thống biển báo chỉ dẫn đường, an toàn giao thông tại khu vực công trường;

  • Lắp đặt biển báo cấm lửa tại các khu vực dễ gây ra cháy nổ (kho xăng dầu, kho hoá chất, kho vật tư dễ cháy nổ, trạm biến áp ...);

  • Trang bị các phương tiện chữa cháy tại các kho (bình bọt, bình CO2, cát, hồ nước, ...);

  • Cung cấp đầy đủ và đúng chủng loại các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân;

  • Lập tủ y tế tại công trường để điều trị ốm đau, cấp phát thuốc cho công nhân;

  • Cung cấp các túi thuốc cấp cứu, cứu thương cho các công trường.

d, Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động của công nhân xây dựng

  • Đặt các thùng nước uống đảm bảo vệ sinh tại các công trường;

  • Xây dựng các công trình xử lý nước thải tạm thời, quy định thùng rác, bãi rác... tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường;

  • Tổ chức phun thuốc diệt muỗi để phòng ngừa sốt rét. Tiến hành vệ sinh, khơi thông cống rãnh, tránh ứ đọng nước thải.

tải về 424.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương