TÌm hiểu pháp thần thông trong phật giáO



tải về 1.59 Mb.
trang3/43
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.59 Mb.
#30821
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43

Tại Sao Và Bằng Cách Nào


Giờ đây lại nổi lên một câu hỏi nữa đó là: tại sao nhập thiền ở mức độ cao nhất như vậy lại khiến cho các thiền sinh (aspirant) nhớ lại được tiền kiếp và bằng cách nào ta có thể thực hiện được điều này. Chính vì thế tốt hơn hết chúng ta nên theo dõi câu chuyện sau đây được kể lại từ chính kinh nghiệm thực tế của Cô Sriphen Catadasri trong đoạn văn cô mô tả trong cuốn sách nhỏ của cô mang tựa đề “ĐẾN THĂM THÁNH ĐỊA” trang 46 (To The Land Of Buddha).

Vào ngày 18 tháng 11 chúng tôi rời thành phố Korakkapur vào lúc năm giờ sáng, hướng về Lumbini nằm trong lãnh địa vương quốc Nepal. Đúng 9.30 sáng chúng tôi đến vùng tiền đồn Naugarh, tại đây vị trưởng đoàn, là cô Piyawan đã thu hết hộ chiếu của chúng tôi, rồi đến nộp cho văn phòng nhập cư để xin phép vào Nê-pan. Mãi đến gần 11giờ trước khi chúng tôi mới tới được Lumbini là địa điểm đã nhắm trước. Đường xá quá nhiều bụi bậm và mấp mô là khúc đường dẫn đến Lumbini đến nỗi quãng đường này là cả một cực hình thực sự đối với mỗi người chúng tôi. Người ta cho chúng tôi biết trên đường đi phong cảnh hết sức ngoạn mục, nếu trời tốt chúng tôi có thể nhìn thấy cảnh núi Hy-mã-lạp-sơn hùng vĩ. Nhưng có lẽ do bụi bậm và trời nóng, tầm nhìn quá hạn chế vào ngày hôm đó chúng tôi chẳng nhìn thấy điều gì thú vị ngoại trừ những cánh đồng khô cằn, nứt nẻ hai bên đường đi. Tôi cảm thấy tâm nặng nề và tự nhủ: chúng ta đang trên đường đi tới những nơi giúp chúng ta được Giác Ngộ, chứ không phải đến nơi vui chơi giải trí thoải mái. Chính vì thế cảm giác này đem lại tư tưởng “ly dục”. Cảm nhận này lẽ đương nhiên phải được mong mỏi chờ đợi như là một điều đương nhiên. Ngay do chính tư tưởng “ly dục” này tôi được lôi kéo vào nội tâm và đã trở thành quá hiển nhiên về những gì đang diễn ra bên ngoài.

Rồi sau đó hình như tôi được chứng kiến một rặng núi Hi-ma-lạp-sơn (Himalaya) kéo dài đến vô tận với thật nhiều những cánh rừng vĩnh cửu nằm dưới nhiều ngọn núi phủ đầy tuyết trắng, những vùng dốc thấp hơn trải dài như một chiếc áo choàng bằng lá luôn phủ lên một màu xanh mướt. An sâu dưới đó là những dòng sông hung hãn, đem đến chất phù sa bổ dưỡng cho một vùng tiểu lục địa hình hoa sen. Tuy nhiên sức lạnh êm dịu cũng đã được cảm thấy và chúng ta nghe thấy những tiếng rì rầm của những con suối cũng như lạch nhỏ dưới chùm lá vấy bùn với những đóa hoa thơm ngọt ngào đua nhau khoe màu khoe sắc. Luồng gió lạnh thoáng thổi qua những đồ trang sức cho cánh rừng nổi bật lên trên những thảm cỏ xanh ngay phía dưới, tạo ra trên đám cỏ đó một bản phác thảo muôn màu muôn vẻ hết sức ấn tượng không bút nào tả xiết. Nằm giữa những cảnh quan đẹp đẽ và thanh tao hiện ra một cây cổ thụ oai vệ nổi vượt lên trên tất cả những lùm cây bao quanh đó, với những cánh hoa màu trắng tinh rải rác khắp vùng giống như những bông tuyết. Chính phía dưới cái tàn lá lạnh lẽo của cây cổ thụ oai phong lẫm liệt đó hơi thoáng toát ra những luồng ánh sáng sáu màu chói chang vừa thoáng xuất hiện, chiếu sáng cùng một lúc cả một dãy ngân hà gồm toàn những cánh hoa đang nở trong vùng đó. Rồi sau đó là tiếng tụng quen thuộc và đều đặn Bài Kinh Phật “Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi...” và tôi như nghe thấy tiếng vị hoàng đế vĩ đại của chúng ta lên tiếng, “hãy đến lấy một ít đất thánh ngay tại nơi Đức Phật xuất hiện lên cõi đời này lần đầu tiên và đem về trưng bầy như là biểu tượng cho ngài tại những Ngôi Chùa Tự Do, Chùa Rừng Thông (Pine camp), thị trấn Lomsak thuộc tỉnh Petchaboon, Thái Lan.’

Rồi giây phút tiếp theo sau đó tôi hoàn toàn ý thức được điều gì đang diễn ra xung quanh tôi. Lúc này chúng tôi hầu như đã tới sát cổng vào Lumbini. Tôi xuống xe và đi theo những người khác, trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê, cảm thấy bồng bềnh như đang trôi lơ lửng trên không hơn là đang đi trên đất. Sau đó ít phút tôi tự hỏi : đâu là nơi hài nhi Siddhattha đã đặt bước chân vinh quang đầu tiên lên hành tinh trái đất này.

Như thể trả lời cho câu hỏi trong tâm, tôi lại bị lôi cuốn vào trong nội tâm một lần nữa và tôi nhìn thấy một cột sáng chói chang nổi lên tại một nơi không xa lắm. Luồng sáng đó lại gặp một luồng sáng khác nữa cũng chói chang không kém. Điều này diễn ra gần chỗ một cây bồ đề thật lớn, kế bên một chiếc đầm sen hình như đối diện với tịnh xá Māyādevī.

Tôi trao đổi với Acharn Phorn chúng ta phải đến nơi đó. Ông hỏi tôi tại sao lại không xuất phát từ chỗ cây Bồ Đề gần kề bên tịnh xá kia. Nhưng tôi không trả lời một tiếng nào cả rất có thể vì tôi không thể mở miệng được, rồi sau đó lại rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mê nữa. Tôi dẫn cả đoàn chúng tôi tới nơi hai luồng ánh sáng kia xuất hiện rồi gặp nhau gần bên cây Bồ Đề. Rồi Acharn Phorn thắp lên những ngọn nến, và những nén hương rồi cầu khẩn những chư thiên từ trời cao chứng giám cho lòng thành của chúng tôi trước khi bắt đầu tụng kinh. Sau đó tôi ngồi xuống và nhập thiền trong một thời gian dài.

Chính trong thời gian nhập thiền đó đã diễn ra buổi tụng kinh nhịp nhàng bài kinh Buddhaṃ Saraṇaṃ Gacchāmi tại phía hậu trường, trong khi đó ở phía tiền sảnh có những âm thanh vang rền vọng lên “Đây là chỗ ngài Bồ Tát đản sanh” Vì là một ngôi Thánh Tháp cuối cùng trên đường chúng tôi đi, báo hiệu một giai đoạn giáo Pháp phát triển sau ngày Đức Phật đã được Giác Ngộ. Pháp này được dùng làm luồng sáng đèn hiệu. Cứ theo luồng sáng đó cả cõi trần gian này sẽ được chúc phúc trong bình an đích thực. Bóng đen bao trùm thế giới trong một thời gian dài đã bị đẩy lùi, nhường chỗ cho luồng sáng giáo Pháp chói chang rạng chiếu. Kiếp sống thuộc toàn bộ những gì mà bản chất là phát triển, ngay cả núi đồi và vòm trời - tất cả những thứ đó được gọi là hành tinh này, đều được tươi mát trở lại khi được tắm trong luồng sáng giáo Pháp đó. Chính vì thế hãy tụng Kinh Buddhaṃ Saraṇaṃ Gacchāmi và để cho kinh đó chìm sâu vào tận đáy lòng các bạn. Đó là điều đang vang vọng lên khuyên nhủ từng người chúng ta.

Sau khi đã lấy một chút đất thánh ngay tại địa điểm đó, chúng tôi đến một thiền viện Nê-pan, tại đó Cô Piyawan đã sửa soạn bữa ăn trưa cho cả đoàn. Sau khi đã dàn xếp xong, như thường lệ việc phân phát Bố Thí Phā-pā sẽ diễn, chúng tôi rời khỏi nơi sanh của Đức Phật với suy tư nhẹ nhàng, rất khác nhau chẳng ai giống ai, tùy thuộc vào xu hướng và sở thích của mỗi người.”

Những đoạn văn trên được trích từ cuốn sách nhỏ mang tựa đề “ĐẾN THĂM THÁNH ĐỊA” mô tả một phần Thị Kiến của Cô Sripen có được về những gì đã xảy ra dưới một góc độ khác xung quanh khu rừng vùng Lumbini. Hiện tượng là một cảnh tượng nguyên bản đã diễn ra vào chính ngày giờ và địa điểm Hài Nhi Siddhattha đã sinh ra hơn hai ngàn năm trăm năm qua. Những ai đã đọc tác phẩm kể trên của bà sẽ biết được bất kỳ điều gì bà đã xem thấy tại những địa điểm khác có liên quan đến cuộc đời Đức Phật cũng đều được mô tả như là những cảnh đã thực sự diễn ra vào thời đó. Chính vì thế, đây là bằng chứng gián tiếp khẳng định khả năng có thể nhớ lại được biến cố đã qua, hay nói chính xác hơn, đó chính là Tiền Kiếp vậy.

Tuy nhiên, rất có thể vẫn còn tồn tại một nghi ngờ nào đó, có thể hiểu được đặc biệt về sự thật những gì bà đã được chứng kiến. Có người sẽ hỏi đâu là bằng chứng để xác minh những cảnh đó hoàn toàn giống như những gì đã diễn ra từ hồi xa xưa? Để trả lời câu hỏi này và để làm rõ mối nghi ngờ còn phải bàn bạc trong nhiều chương sách dài hơn nữa và tốt hơn hết ta nên gác vấn đề này sang một bên và chưa nên đi đến một kết luận chung cuộc nào cả. Chính vì thế rất có thể vào một ngày nào đó một số người sẽ thay đổi thái độ và tìm ra được một phương thế thuận lợi hơn để làm điều này. Đối với một số người khác đã quen biết khả năng của cô Sripen trong lãnh vực này, sẽ sẵn sàng đi đến chỗ hiểu cô và tin tưởng là lời kể của cô là thực tiễn và đáng tin cậy. Thêm vào đó họ sẽ sẵn sàng hiểu ra và được chúc phúc với một đức tin không có gì phải thắc mắc cả. Thực vậy, một số đồ đệ của Đức Phật cũng đạt được khả năng làm gia tăng niềm tin nơi Tam Bảo. Chẳng có điều gì là quá phóng đại đối với Niềm Tin (saddhā) này cả. nếu ta gọi đó là niềm tin hay đức tin thì cũng vậy. Có tuệ giác hay trí thông minh hỗ trợ, một niềm tin nơi Tam Bảo chắc sẽ trở nên sâu xa và vững vàng không hề lay chuyển. Niềm tin đó là kho báu vô giá, vượt hơn hẳn các kho báu vật chất hay bất kỳ loại giàu sang phú quí nào.

Độc giả nên đọc lại một lần nữa đoạn văn được trích trong tác phẩm của Cô Sriphen, và quyết định xem cô ta có bịa đặt những câu chuyện đó để lừa bịp người khác hay không. Thực chất mà nói, đối với những ai biết về tác giả, không có gì phải lưỡng lự để hạ cố tin tưởng bài tường thuật của cô cả. Đối với tôi dứt khoát chẳng có mối nghi ngờ nào cả. Vì tôi hiểu được từ góc độ Phật giáo: tại sao điều này lại đúng và thực hiện được bằng cách nào. Thông qua những bản trắc nghiệm nghiêm túc trước đây về những vấn đề khác, tôi đã có thể hiểu được những cảnh về Lumbini được cô mô tả hoàn toàn giống như những gì đã xảy ra hai mươi lăm thế kỷ qua. Ngài ra mục tiêu đầu tiên của chúng ta là đi đến Ấn Độ đã đến lúc phải mang về một ít đất thánh từ bốn ngôi thánh tháp có liên quan đến những biến cố về cuộc đời của Đức Phật và đem về trưng bầy tại Ngôi Chùa Tự do, để nhớ lại nhà vua giải phóng Naresuan vĩ đại của chúng ta. Những chuyện kể này và còn nhiều chuyện kể khác của cô Sriphen chính vì thế đã trở thành những sản phẩm không thể tưởng tượng được dùng để củng cố cả những sự kiện lịch sử lẫn sự thật về việc nhớ lại tiền kiếp như là một khả năng thần thông cả Đức Phật và các một số đệ tử của ngài đã thực hiện được. Chính nhờ hiểu thấu đáo tuệ quán hợp lý, nên con người ta có thể đạt đến được niềm tin trung thực và đáng khích lệ nơi nhiều loại tuệ quán và khả năng Đức Phật. Trung thực mà nói, có nhiều Phật tử cho dù đã nhận Thọ Đại Giới làm tỳ khưu và có trí rất sâu rộng, vẫn còn phân vân lưỡng lự trong việc tin tưởng Đức Phật có được những khả năng thần thông và vượt lên trên tầm với của nhiều người phàm phu. Những nhân duyên về điều này có hai lý lẽ: thứ nhất, họ chẳng biết tí gì hay chẳng có ai thực hiện nổi điều đó, và hai là họ chẳng hiểu gì, bằng ít nhất về mặt lý thuyết, bằng cách nào con người ta có thể đạt được những khả năng đó. Đương nhiên không thể phủ nhận đã có mối hoài nghi như thế và cách biểu lộ như vậy là một kết quả tất yếu gây tổn hại đến diện mạo của Phật giáo. Điều quan trọng hơn chính là có nhiều người hiểu biết rất ít về những tác hại to lớn họ không chủ tâm gây ra cho tôn giáo họ đang tin theo. Cũng chính nhờ nắm được những dữ liệu khẳng định chân lý, khả năng Nhớ Lại Được Tiền Kiếp, nên tôi dám nói rằng chúng ta đã được thưởng công xứng đáng về những phó phẩm không thể mơ tưởng được trong chuyến đi tới Ấn Độ vào dịp này. 

---o0o---




tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương