Tiểu Luận Môn MẠng viễn thông đỀ TÀI 1: TÌm hiểu về CÁc cơ chế HÀng đỢi trong mạng chuyển mạch góI


CÁC CƠ CHẾ HÀNG ĐỢI TRONG MẠNG CHUYỂN MẠCH GÓI



tải về 385.74 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu25.04.2024
Kích385.74 Kb.
#57372
1   2   3   4   5   6
Tr ng i h C I n l c khoa I n t vi n th NG
Đào-Phúc-Tân 21810820160 D16TCDN1 TLTA1
CÁC CƠ CHẾ HÀNG ĐỢI TRONG MẠNG CHUYỂN MẠCH GÓI

1. FIFO (First In First Out) Queuing
Hàng đợi First-in, first-out (FIFO) dựa trên khả năng store
-and forward thực hiện việc lưu trữ các gói tin khi mạng bị
tắc nghẽn và chuyển các gói tin đi khi mạng đã thông. Cơ
chế này sắp xếp các gói tin theo thứ tự đến trước là được xử
lý trước. FIFO (First In First Out) Queuing là một kỹ thuật
4
quản lý hàng đợi (queue) trong mạng chuyển mạch gói. Kỹ
thuật này quản lý hàng đợi theo nguyên tắc "quy định ai đến
trước thì được phục vụ trước", nghĩa là gói dữ liệu nào đến
trước thì được xử lý trước, đảm bảo sự công bằng và đồng bộ
trong việc xử lý dữ liệu.
Trong mạng chuyển mạch gói, khi một gói dữ liệu được gửi
đi, nó được đặt trong hàng đợi ở bộ đệm của thiết bị nhận.
Nếu hàng đợi đầy, các gói dữ liệu tiếp theo sẽ bị từ chối và
phải chờ đợi cho đến khi có vị trí trống trong hàng đợi.
FIFO Queuing được sử dụng trong các thiết bị mạng như
switch và router để quản lý lưu lượng dữ liệu. Kỹ thuật này
giúp tăng hiệu quả trong việc xử lý dữ liệu và đảm bảo tính
ổn định của mạng chuyển mạch gói. Tuy nhiên, nó cũng có
thể gây ra hiện tượng trì trệ (head-of-line blocking) nếu một
số gói dữ liệu có kích thước lớn hoặc được ưu tiên được đặt ở
đầu hàng đợi và làm gián đoạn quá trình truyền dữ liệu.


hàng đợi FIFO
Theo hình trên, gói tin thứ 1 vào hàng đợi trước nên sẽ
được chuyển đi đầu tiên, tiếp theo là đến các gói 2, 3, 4. Hạn
chế của FIFO là không có sự phân quyền ưu tiên cho các gói
tin, không có sự thỏa thuận bandwidth truyền. FIFO cũng
không có sự kiểm tra lại các thông tin bị hỏng hay bị mất.
Nếu lưu lượng truyền tăng lên nhanh có thể gây ra sự chậm
trễ khoảng một thời gian dài cho sự giao tiếp giữa các ứng
dụng trên mạng. Bên cạnh đó, còn gây khó khăn cho việc
điều khiển truyền thông của mạng cũng như việc truyền các
tín hiệu cho các thông điệp. Kích thước mặc địch của hàng
đợi FIFO là 40. Kích thước này có thể được cấu hình lại
(tăng lên hoặc giảm xuống).
2. PQ (Priority Queue) Queuing
Priority Queuing (PQ) đảm bảo cho lưu lượng có độ ưu cao
được giải quyết trước nhất và nhanh nhất tại mỗi nơi có lưu
lượng này. Trong cơ chế này, các gói tin được phân loại theo
mức ưu tiên và gói tin ưu tiên cao sẽ được xử lý trước. PQ
(Priority Queue) Queuing là một trong những kỹ thuật định
tuyến trong việc chuyển đường truyền dữ liệu trên mạng
chuyển mạch gói. Kỹ thuật này cho phép các gói dữ liệu
được ưu tiên xử lý theo một số tiêu chí cụ thể như: độ ưu tiên,
mức độ quan trọng của gói, phương thức truyền tải (UDP hay
TCP), địa chỉ nguồn hoặc đích, v.v..
6PQ Queuing cũng được gọi là Hàng đợi Ưu tiên và nó được
sử dụng để đảm bảo rằng các gói dữ liệu quan trọng được xử
lý trước và nhanh hơn các gói dữ liệu khác. Kỹ thuật này có
thể được sử dụng trong các mạng cục bộ và mạng lớn để đảm
bảo rằng các dịch vụ ưu tiên như thoại, video, v.v.. được ưu
tiên truyền tải mà không bị chậm hơn các dịch vụ khác.
PQ Queuing được áp dụng trong nhiều thiết bị truyền thông
như Switch, Router có khả năng xử lý hàng đợi. Trong PQ
Queuing, các gói dữ liệu có độ ưu tiên cao được đưa vào
hàng đợi trước và được xử lý trước các gói dữ liệu có độ ưu
tiên thấp hơn. Việc sử dụng PQ Queuing giúp cải thiện cho
việc đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền tải dữ liệu trên mạng
chuyển mạch gói. Hoạt động của hàng đợi PQ được thể hiện
trong mô hình thuật toán sau:

mô hình thuật toán của kỹ thuật hàng đợi PQ
7
Từ hình trên ta có thể thấy nếu có gói tin được phân loại
thuộc hàng đợi High đến router thì những gói tin này được
đặt vào transmit queue-TX queue trước nhất và nhanh nhất.
Tương tự khi router xét đến những gói tin khác thuộc các
hàng đợi còn lại theo mức ưu tiên giảm dần. Sự ưu tiên ở đây
mang tính chất tuyệt đối.Theo mặc định thì số gói tin tối đa
trong các hàng đợi lần lượt là: High (20 gói tin), Medium (40
gói tin), Normal (60 gói tin), Low (80 gói tin).
3. WFQ (Weighted Fair Queuing)
Tương tự như kỹ thuật FIFO, Weighted Fair Queuing (WFQ)
không cho phép người quản trị can thiệp vào quá trình phân
loại lưu lượng (khác với PQ và CQ). Đây là cơ chế giống PQ
nhưng khác ở chỗ mức ưu tiên sẽ được định nghĩa bằng tốc
độ truyền dữ liệu của từng kết nối. WFQ là một thuật toán
định tuyến phân phối băng thông trong mạng chuyển mạch
gói. WFQ tự động phân phối lưu lượng mạng tới các ứng
dụng trong mạng theo các bộ trọng số khác nhau, giúp các
ứng dụng có mức độ ưu tiên khác nhau được xử lý một cách
công bằng.
Cơ chế hoạt động của WFQ là sử dụng các bộ trọng số để xác
định độ ưu tiên của các gói dữ liệu trong mạng. Các gói dữ
liệu với độ ưu tiên cao sẽ được xử lý trước gói dữ liệu với độ
ưu tiên thấp hơn.WFQ đảm bảo rằng tất cả các ứng dụng
8
trong mạng đều được chia sẻ băng thông mạng một cách
công bằng, đồng thời đảm bảo rằng các ứng dụng quan trọng
hơn sẽ được xử lý trước để đảm bảo hiệu suất cao.
WFQ là một trong những phương pháp định tuyến phổ biến
trong mạng chuyển mạch gói, được sử dụng trong nhiều hệ
thống mạng lớn với các ứng dụng chuyên nghiệp. WFQ tự
động phân loại các gói tin dựa trên thông tin về luồng lưu
lượng, trong đó từng luồng sẽ được đặt trong một hàng đợi
riêng lẻ. Một luồng được định nghĩa bao gồm tất cả các gói
tin có cùng giá trị như:
- Địa chỉ IP nguồn.
- Địa chỉ IP đích.
- Giao thức lớp transport.
- Địa chỉ cổng nguồn (TCP hay UDP).
- Địa chỉ cổng đích TCP hay UDP.
- Giá trị độ ưu tiên của gói tin IP Precedence (IPP).
Vì WFQ phân các gói tin vào các luồng lưu lượng khác nhau
và sau đó đưa các luồng này vào trong những hàng đợi khác
nhau nên router sẽ có số hàng đợi khác nhau. Số hàng đợi này
nhiều hơn bất kỳ các công cụ hàng đợi khác (các công cụ
hàng đợi không xử lý theo luồng lưu lượng). Cơ chế WFQ
dùng các thuật toán khác với các thuật toán của các kỹ thuật
hàng đợi khác vì WFQ có thể quản lý một số lượng lớn các
hàng đợi.
WFQ hoạt động như sau:
- Các luồng có cùng độ ưu tiên IP Precedence cho gói tin IP
sẽ được cấp cùng một mức bandwidth, bất chấp có bao nhiêu
byte trong mỗi luồng lưu lượng.
- Đối với những luồng có những giá trị IP P Precedence khác
nhau, các luồng có độ ưu tiên IP Precedence cao hơn sẽ được
cấp một bandwidth thông cao hơn.
- Các hàng đợi là trống thì WFQ sẽ cấp phần bandwidth dư
cho những hàng đợi khác.
- Kết quả là WFQ sẽ ưu tiên cho những luồng có dung lượng
nhỏ và có độ ưu tiên cao.

Bảng trọng số weight:


Bằng cách xem xét chiều dài gói tin, việc tính toán số tuần tự


SN có thể dẫn đến một chỉ số SN rất cao cho những gói tin có
kích thước lớn và chỉ số tuần tự SN thấp hơn cho những gói
tin có kích thước nhỏ hơn. Với việc bao gồm luôn chỉ số tuần
tự SN của gói tin trước đó trong hàng đợi, công thức này sẽ
tính ra chỉ số SN lớn hơn cho những gói tin trong hàng đợi đã
có một số lượng lớn gói tin.
4. CBWFQ (Class-Based Weighted Fair Queuing)
Class-Based Weighted Fair Queuing (CBWFQ) là kĩ thuật
hàng đợi ra đời sau WFQ. CBWFQ (Class-Based Weighted
Fair Queuing) là một công nghệ quản lý luồng dữ liệu trong
mạng chuyển mạch gói, cho phép các gói dữ liệu được xử lý
và ưu tiên theo từng lớp hoặc ứng dụng khác nhau trong
mạng. CBWFQ sử dụng thuật toán quản lý hàng đợi và phân
phối tài nguyên băng thông một cách công bằng giữa các lớp
ưu tiên khác nhau.
CBWFQ cho phép người quản trị mạng xác định các lớp ưu
tiên và phân bổ băng thông cho mỗi lớp ưu tiên đó. Khi một
gói dữ liệu được nhận vào, nó sẽ được đưa vào hàng đợi
tương ứng với lớp ưu tiên của gói đó. Sau đó, CBWFQ sẽ
phân bổ băng thông cho các lớp ưu tiên khác nhau dựa trên
trọng số được xác định trước. Theo đó, các lớp ưu tiên có
trọng số cao sẽ được phân bổ băng thông nhiều hơn so với
các lớp ưu tiên có trọng số thấp.
CBWFQ giúp giảm độ trễ và tăng độ tin cậy của mạng bằng
cách đảm bảo rằng các ứng dụng hoặc lớp dịch vụ quan trọng
sẽ được xử lý và ưu tiên trước trong khi đồng thời vẫn đảm
bảo được khả năng truy cập băng thông cho các ứng dụng
khác.
Tương tự WFQ, nhưng CBWFQ kết hợp thêm tính năng
phân loại dịch vụ để phân bổ băng thông tốt hơn. Nó giống
với WFQ ở chỗ cho phép sử dụng WFQ ngay bên trong một
hàng đợi của nó, nhưng khác với WFQ ở chỗ: CBWFQ sử
dụng Class để phân loại còn WFQ sử dụng flow.
CBWFQ có thể cấu hình băng thông thực sự cho một hàng
đợi.

Hàng đợi CBWFQ
Tiến trình gởi gói tin của CBWFQ. Từ trái sang phải:
1.CBWFQ phân loại gói tin bằng ACLs, MPLS EXP, Port….
2. Quyết định drop gói tin bằng các kĩ thuật Tail drop hoặc
WRED.
3. Số hàng đợi tối đa là 64 và chiều dài hàng đợi tối đa là 64,
các giá trị này là mặc định ta có thể set tùy theo ý muốn.
4. Bên trong mỗi hàng đợi ta có thể dùng FIFO hoặc WFQ.
WRED là kĩ thuật hàng đợi dùng để chống nghẽn, nó tốt cho
một số loại dữ liệu nhưng cũng không tốt cho các dữ liệu như
Voice hay Video vì các dữ liệu này cần không bị rớt trong
mọi trường hợp. CBWFQ vượt trội hơn các hàng đợi WFQ ở
chỗ: Nó phân loại gói tin theo Class chứ không theo flow,
như vậy dễ dàng cho ta thiết kế hơn.


  1. tải về 385.74 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương