TIỂu luận bảo bộ hay sự khai triển phật chấT



tải về 194.35 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích194.35 Kb.
#30595
1   2   3
Vì lẽ đó, trong Kinh Pháp Bảo Đàn, khi nghe được Tổ Huệ Năng trong thốt lên rằng:
“Nào dè tự tánh vốn sẵn thanh tịnh
Nào dè tự tánh vốn không sanh diệt
nào dè tự tánh vốn sẵn đầy đủ
nào dè tự tánh vốn không lay động
nào dè tự tánh có công năng sanh ra muôn pháp
chúng"
Chúng ta mới hiểu được là trong Tâm có tất cả những yếu tố làm nên một vị Giác ngộ. Tâm phàm phu ví như hoa sen chưa nở, Tâm Phật là hoa sen đã hé nở và đây là sen tâm của Phật tánh.
Trong Khế Kinh ghi :"Vô bất tùng thử pháp giới lưu, mạc bất hoàn qui thử pháp giới : Không một pháp nào chẳng từ tâm nầy lưu xuất và không một pháp nào chẳng trở về tâm nầy". hoặc :"Thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ : Pháp nào vẫn an trụ địa vị của pháp nấy, tướng thế gian là tướng thường trụ".( Đại thừa Khời tín luận của Tổ Mã Minh, tr, 23- 25).
Trong Kinh Đại Nhật nói:" Ai muốn tu thành Phật đều phải có đủ: Bồ đề tâm, làm nhân. Đại bi làm căn, tức hạnh và Phương tiện làm cứu cánh, tức quả".
Tâm Bồ đề tức là trực tâm hay là nguyên ủy của Bảo bộ. Trực tâm: Ví như pháp thân, thân tâm ví như pháp đại thừa, pháp giải thoát. Bồ đề tâm ví như Trí tuệ Bát nhã. Trực tâm (Giới) thân tâm (Định) Bồ đề tâm (Huệ).
Khi hiểu được thân người là vô thường, biến đổi vì do nhân duyên hòa hợp nên thành. Hiểu rõ được khổ đau, phiền nảo là do chấp ngã và nhận thức được ra lý duyên khởi của vạn pháp. Người hành giả nhìn ra Phật tánh nơi chính mình và của chúng sanh, nhưng tấm lòng vì những chúng sanh vẫn còn đang vẫy vùng trong biển nghiệp, lưu lạc trong ba cõi, sáu đường, nên họ phát Bồ đề tâm nguyện độ sanh, để cùng nhau vượt bể khổ, đúng theo tinh thần Đại thừa hay Bồ tát đạo.
Trong phần Tiểu dẫn khi dịch Văn phát Bồ đề tâm của Ngài Thật Hiền, Thầy Thích Trí Quang có nói:" Trong Tam tạng, Bồ đề tâm được nói một cách trang trọng, không hơn thì bằng mà thôi, chứ không kém một pháp nào. Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản là trước hết lập cái chí nguyện mong cầu Tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó phát triển Tuệ giác ấy, cuối cùng, phát hiện bản thể của Tuệ giác ấy là Chân như. Giai đoạn trước hết, chí nguyện mong cầu Tuệ giác Vô thượng Bồ đề hàm có 2 tính chất: Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.Như vậy, đối với người học Phật, phát Bồ đề tâm không những là bước đầu, mà còn là căn bản, không những là căn bản mà còn là cứu cánh.
Về lý do phát Bồ đề tâm, ngoài nổi thống khổ sanh tử mà mình mục kích và ý thức, có 2 việc mà kinh luận đề cập nhiều nhất, đó là tự biết mình có thể làm Phật, và, tha thiết hơn cả, nghỉ đến sự suy tàn của Phật pháp" (trang 8 ).
Đây là những bậc xả ly, những người muốn ra khỏi tam giới, dù mang bất cứ hình thức nào, nhưng tâm hạnh của họ là sự từ bỏ. Vì sự chứng đắc Tuệ giác, vì phát nguyện độ sanh, vì sợ suy tàn của Phật pháp- có nghĩa là hạt giống Phật sẽ không còn. Đòi hỏi sự xả ly, vì không có sự từ bỏ thì không có sự chứng đắc, vì vẫn còn sự chấp trước dù dưới mang danh nghĩa cao đẹp như hạnh phúc hay phiền não. Cho nên, sự từ bỏ hay xả ly là căn bản của lộ trình giải thoát, đưa tâm mình đến cõi giới rộng bao la.
Càng xả ly, từ bỏ bao nhiêu thì sự phì nhiêu của tâm linh tràn đầy bấy nhiêu. Không gian của tâm sẽ rộng hơn, không còn sự nhỏ nhoi của tâm địa hạn hẹp, vướng chấp. Cho đến khi sự từ bỏ tuyệt đối, không còn một vướng mắc nào, thì chính đó là sự tròn đầy của Bảo bộ. Bởi vì trong vùng trời cao rộng của Chân Tâm, đó là một tài nguyên hay kho tàng vô giá, xài bất tận, vì nó không hình tướng, không một dung chứa nào, nên nó vô cùng vô tận. Tâm vô cùng thì kho tàng cũng vô cùng tận. Ngươi chứng đắc là người bơi lội và hành sử kho tàng nầy một cách vô ngại.
Qua đó, họ có lòng hướng dẫn cho mọi người được mở rộng tâm giới hay nhãn giới để nhìn thấy Chân tánh, thấy rõ “Bản lai diện mục” của mình. Tuy nhiên, điều nầy cũng thật là vô cùng khó khăn, như đối với người nghèo cùng tận lại nói kho báu trong nhà có thể xài vô tận, trong khi người nầy chưa ý thức thế nào là kho báu và việc trước mắt là cần nắm ngay những cái hiện hữu, sở hữu trước mắt. Sự xả bỏ là một điều cay đắng, mất mát với họ. Sự đối nghịch nầy là do nghiệp thức người đó còn đong đưa giữa hai bờ: Giải thoát hay luân hồi.
Trong Tư tưởng Kinh Pháp Hoa của Thầy Chơn Thiện, trang 26: " Giáo nghĩa trọng tâm của Kinh là Lục đọâ Ba la mật của Bồ tát hay gọi là giáo nghĩa duyên khởi và Tứ đế được hành ở cấp độ rốt ráo với đại nguyện độ sanh. Tại đây, ý nghĩa khai-thị-ngộ-nhập hiển lộ:
- Phật tri kiến là tri kiến giải thoát ở cuối đường Lục độ ba la mật (khai thị)
- tự mình thấy rõ điều đó là ngộ Phật tri kiến
- hành viên mãn lục độ để thành tựu trí tuệ vô ngã,
- viên mãn với tâm đãi từ đại bi là nhập Phật tri kiến"
Khi đã ngộ Nhập Phật Tri kiến, như đã nói ở trên: Lý tưởng độ sanh của Bồ tát là những cuộc dấn thân vào các cõi bất toàn, khổ đau như là một chặng đường sau cùng của giải thoát. Người hành giả giải trừ được Ngũ ác kiến, gồm có: Thân kiến: tin chắc là thường có cái thân. Biên kiến: thường chấp một bên như tin chắc sau khi chết, ngã thể đoạn diệt hoặc thường tồn tại. Tà kiến: không tin có lý nhân quả, dứt đường thiện căn. Kiến thủ kiến: cho những ý kiến trên là chân lý cứu cánh, rồi chấp trước. Giới cấm thủ kiến: lấy những điều giới cấm phi lý làm nhân để sanh thiên, hưởng lạc. Đó là 5 lợi sử trong thập sử. Cho nên, khu dứt được ngũ kiến liền đắc Đệ nhất nghĩa không, gọi là vô sở đắc và đi sâu vào Phật trí với 6 hạnh: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Trong sáu hạnh nầy, lấy Trí tuệ làm đầu. Như Kinh Lăng Nghiêm nói:"Tam vô lậu học là: Nhiếp tâm là giới, nhân giới sanh định, nhân định phát huệ".Vì trí tuệ soi sáng được mọi hạnh nguyện, thoát ra khỏi 4 tướng: nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả.
Trong Bộ Mật tông của Đại sư Hoằng Pháp, Phần Lập Đàn, tr. 45 nói rằng:"Những vị tu hạnh Du già, muốn thành tựu Pháp Thế gian và Xuất thế gian, trước nhất cần phải phát tâm Bồ-đề, vào Hải hội Mạn-đà-la của chư Phật, giữ giới thanh tịnh, xa lìa vọng duyên, nghiệp thân-khẩu-ý thường như thật, hiểu rõ lý tánh tướng. Những vị như thế, mới có thể kiến lập Mạn-đà-la để làm lợi ích cho mình và người"
Điều nầy cũng đồng với tư tưởng trong Kinh Pháp Hoa:" Vào Như Lai, mặc áo Như Lai v.v...". Pháp xuất thế gian hay thế gian là hạnh nguyện của Bồ tát, từ tâm phát Bồ-đề và nhập vào Thể Tánh của chư Phật và hiểu rõ tường tận thực tướng, thực tánh của các Pháp, xa lìa vọng duyên v.v...mới kiến lập được Mạn-đà-la hay cõi Tâm, cõi Phật. Cõi Tịnh độ nầy được tạo thành do và bởi chúng sanh. Trong Kinh Duy Ma Cật, tr. 16 – 18 , Liên hoa Tịnh huệ dịch) : "Do tâm thanh tịnh nên quốc độ thanh tịnh, do tâm bình đẳng, không cấu uế nên các cõi báu trang nghiêm"
Nghi quỹ Thọ Bồ đề Tâm giới cũng đồng nghĩa như trên, phát tâm Vô Thượng Bồ Đề:
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thề nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phước trí vô cùng thệ nguyện tu
Như Lai vô số thệ phụng sự
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành
Do phát tâm, nên xa lìa ngã tướng và pháp tướng, hiển rõ Bản giác Chân như, khiến Chánh trí Bình đẳng hiện tiền, được phương tiện hay khéo cùng tròn đủ Hạnh Phổ Hiền".( Mật Tông, tr.62).
Do dấn thân theo lý tưởng Tự giác, Giác tha nầy, hành giả sử dụng biết bao phương tiện để độ sanh, và Giác hạnh viên mãn. Cho nên, trong Mật Tạng ký nói rằng:” Mỗi vị Bồ tát đều có 3 thân, tức Tự tánh luân thân, là Pháp thân của Phật trụ ở tự tánh. Chánh pháp luân thân là Chân thực thân để dùng tráp pháp độ người. Giáo lệnh luân thân là thân nhận giáo lệnh của Phật hóa hiện thành Phẫn nộ hình để hàng phục chúng sanh ương ngạnh”. Tất cả đều là phương tiện thiện xảo để đưa đến cứu canh duy nhất là: Đồng thành Phật đạo.
Đem đạo để chuyển hóa cuộc đời, bởi vì đời cũng chính là Đạo, trong cái đời sống thường tục. Nơi trong phiền não, uế trược có sự hiển hiện của Bồ đề, Niết bàn, chỉ chuyển y, Chuyển những tham sân si, chấp thủ, tham ái do quán tưởng hay dùng câu chân ngôn đi sâu vào tạân hang ổ của phiền não, sanh diệt để nhổ những gốc rễ của sanh tử, khổ đau nầy và nương theo giới định huệ và tâm Đại bi. Mật giáo qua thân khẩu ý tương ưng, đạt đến Giới-định-huệ, nhưng rất coi trọng tâm Đại Bi vì đó là nguyện và sở hành. Mật tâm nầy cũng rất là nguy hiểm, nếu không khéo sử dụng sẽ rơi vào pháp thuật thần thông, tạo thêm nhiều si mê, chấp thủ và tham ái, ôm phương tiện làm cứu cánh và tạo thành nỗi khổ luân hồi. Trong khi, Mật giáo miên mật cốt để dùng Mật nhủ rửa sạch, chuyển y cái gốc rễ nầy để thoát ra khỏi vọng chấp, chứng ngộ Chân Tánh.
Kinh Viên Giác, trang 10 : "Nói về Nhân địa tu hành của các Đức Như Lai. Khi Bồ tát Văn Thù hỏi Phật: Các vị Bồ tát đối với đại thừa đã phát tâm Bồ đề rồi, làm sao xa lìa các bệnh (trừ vọng) khiến cho chúng khỏi đọa vào đường tà kiến"
Khi Đức Phật trả lời Ngài Văn Thù: Ta có đại đà la ni tên là Viên giác, từ tánh giác nầy mà sanh ra tất cả các Pháp thanh tịnh như Chân như, Bồ đề, Niết bàn, Ba la mật v.v..Do đây, mà vĩnh viễn đoạn trừ vô minh, được sáng suốt thanh tịnh viên mãn, nên mới được gọi là Phật". Do đó, để thể nhập vào Bảo bộ hay Tánh Viên Giác, chúng ta phải hiểu gốc rễ khổ đau nào đã đưa đến trầm luân, đoạn cắt đường Bồ đề.
Cái khổ nạn nặng nề nhất, đó là cái chấp ngã, chấp pháp, vì không nhìn rõ được thực tướng của sự vật do duyên sanh. Do đó, sanh ra phiền não. Phiền não nầy gồm:" Căn bản phiền não và tùy phiền não cả hai đều do tâm sanh, do vọng chấp và đó là cội guồng phát sanh tam giới, tạo nên vô số pháp giới thiên sai vạn biệt.
- Tâm phiền não tạo nên cõi tâm địa địa ngục
- Tâm thanh tịnh tạo nên canh giời thanh tịnh, Niết bàn. (Kinh Duy Ma Cật, trang 29 ).
" YÙ thức được ngũ uẩn là không, do nhiều duyên hợp thành. Cho nên, người hành giả không còn bị ràng buộc trong ngũ uẩn. Trong một bài thuyết pháp đầu tiên, Đức Phật nói:"Này các Tỳ kheo, thế nào là khổ? Đó chính là ngũ uẩn. Mọi sự vật ràng buộc trong ngũ uẩn là khổ". Đặc tính của ngũ uẩn luôn luôn biến đỗi. Những gì vô thường đều là khổ".(Trích trong Tứ Diệu đế, Thầy Thích Mãn Giác, tr.12).
Lý duyên sanh chi phối mọi hiện tượng của vũ trụ cũng như giữa con người và vạn hữu. Mọi hiện tượng giới đều bị chi phối bởi sự duyên sanh duyên diệt nầy. Người hành giả khi thấu rõ Phật Tri kiến, nhận thức các pháp hữu vi đều vô thường nên xa lìa trần cấu, do đó phá vỡ được ngã và pháp chấp.
Chúng tôi cũng xin nói qua về sự tu bố thí: Trong đạo Phật, có nhiều nhà nghiên cứu hoặc học giả cho rằng: Càng bố thí nhiều thì càng có nhiều phước báu và những người giàu có, nhiều phước báu thì dễ tu. Đứng trên phương diện tục đế, có thể đúng một phần, nhưng trên phương diện chân đế, vấn đề mới lại xảy ra. Chúng ta đều biết, cứu cánh của đạo Phật giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, bên cạnh đó là phước huệ song tu. Vì thế, Đức Cồ Đàm được gọi là Đấng Lưỡng Túc Tôn, hàm ý đầy đủ Phước Trí Nhị nghiêm. Nếu cho rằng: cứ tu phước và hồi hướng tất cả về quả vị Phật thì chắc chắn sẽ thành Phật hoặc giả, người nhiều phước báu sẽ dễ tu thiền hơn. Theo thiển ý, đó là cái nhìn của biên kiến, nhị nguyên hay giới hạn theo một mặt nhìn hoặc nói để khuyến khích sự bố thí Còn nói đến Bố thí ba-la-mật, thì đó là khía cạnh khác của vấn đề, vì nếu đã gọi là Bố thí ba-la-mật, thì người hành giả dù là hiện thân bình thường, nhưng không còn là con người bình thường như chúng ta, mà là những vị đã và đang hành hạnh của Bồ tát, vì giác ngộ cảnh giới bất nhị và biết cuộc đời là huyễn hóa. Có nghĩa là trên cầu thành Phật, dưới hóa độ chúng sanh.
Trong hỗn mang của biển nghiệp, phước báo chỉ làm nhẹ bớt dòng nghiệp, nhưng không có nghĩa là nghiệp lực không còn tác dụng. Chỉ có trí tuệ do sự tu tập thiền định, do miên mật trong sự quán tưởng thành thục, thể nhập vào Bổn tôn và chứng ngộ được tánh không, thì nghiệp lực không còn giá trị tác dụng. Điều đó, có nghĩa là sức nghiệp vẫn còn đó, nhưng người hành giả đã nhận biết thực tánh của nó, nên không còn bị nó chi phối. Do đó, nếu không thực tu và không khéo uyển chuyển giữa phước huệ song tu, thì đó, cũng sẽ là nguyên nhân của đời thứ ba và chúng ta không biết mình sẽ ra sao?
Cuộc sống càng ngày càng xáo trộn, đảo điên, lẫn lộn giữa phương tiện và cứu cánh. Mỗi ngày có biết bao nhiêu cảnh địa ngục xảy ra, trong tâm mọi người, trong môi trường xã hội chung quanh. Nếu gọi đó là nền văn minh hiện đại, xu hướng phải tiến triển như vậy, thì đó là sự sa đọa trầm trọng của tâm thức con người. Đời sống văn hóa của nhân loại cần phải có một nền văn hóa nhân bản với chiều sâu, có thể chuyển hóa những phiền não, tham sân si, vọng chấp, thủ kiến, tham ái ...đã, đang và sẽ dẫn con người đến chỗ diệt vong, để chúng trở thành những tinh hoa, tâm linh, giải thoát và về chiều rộng, đưa con người đến chỗ gần nhau trọng nhau, hiểu nhau, trong tinh thần tương duyên tương sanh, vì đã thoát ra khỏi những ràng buộc hẹp hòi của 3 độc nầy.
Nền văn hóa tâm linh đó không nhất thiết phải là tôn giáo vì nếu chỉ vì tôn giáo độc tôn, quá khích v.v...mà đưa con ngươi đến sự hủy hoại lẫn nhau, để bảo vệ sự chấp thủ hay tôn giáo của mình, thì tôn giáo đó không cần thiết.
Trong suối nguồn tâm linh của nhân loại, có đạo Phật. Diệu pháp của Đức Phật có thể cứu giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau, vượt ra khỏi đời sống đen tối, hạn hẹp của vô minh. Đạo Phật có thể hòa mình theo từng văn hóa của mỗi quốc gia để đem tư tưởng Giác ngộ, từ bi, trí tuệ làm lành mạnh tâm linh con người. Chúng ta có thể không cần xem đạo Phật như là một tôn giáo, nhưng là con đường đưa đến giải thoát, và Đức Phật chỉ là một người chỉ đường.
Chúng ta có thể áp dụng giáo pháp của Đức Phật qua sự kinh nghiệm của mình và nếu giáo pháp đó đưa chúng ta ra khỏi tâm cảnh mê lầøm, rối ren, thì chúng hãy tin theo. Đó cũng là lời Phật dạy.
Qua những phân tích, trình bày ở trên. Với kiến thức hạn hẹp, với sự tu học còn yếu kém, chúng tôi chỉ xin nêu lên một số Kinh và với nhận xét riêng của mình về lý tưởng giải thoát của Bảo bộ trong Mật giáo. Với sự tiến triển của tin học, truyền thông v.v.. con người như gần lại với nhau, nhưng vì còn bị đói kém tâm linh, chúng ta lang thang trong sự thù hằn, đố kỵ, ganh ghét, quá khích đã làm cho sự gần nhau nầy trở thành nguy hiểm, đáng sợ. Do đó, nói đến Bảo bộ là nói đến sự hóa giải nầy bằng sự Giác ngộ Chân Tâm.
Những hành giả của Mật giáo, qua Bảo bộ, là những người có niềm tin chắc là mình có Phật tánh và tất cả mọi người đều là Phật sẽ thành. Do đó, họ được khai thị, ngộ và nhập Tri Kiến Phật, và đường đi của họ là sự đồng hành vói mọi người trên tâm lộ rộng mênh mông, và những gì thái quá, cố chấp không còn đất đứng.
Vì nhận thức rõ mình có Tánh Phật, và vạn vật đều có mặt do duyên sanh, không tự tánh, vô thường. Cho nên, trong khi thọ Bồ đề Tâm giới, họ phát nguyện rằng:
- Không lui sụt tâm Bồ, vì phòng ngại cho sự thành Phật.
- Không bỏ ngôi Tam bảo, quy y theo ngoại đạo, vì đó là tà pháp.
- Không hủy báng Tam bảo và giáo điển Đại thừa, vì làm như thế là trái với Phật tánh.
- Đối với những kinh điển Đại thừa rộng sâu, chỗ mình không thông hiểu cũng không sanh lòng phỉ báng, vì đó chẳng phải là cảnh giới của phàm phu.
- Đối với chúng sanh đã phát Bồ đề tâm, không nói những điều làm cho họ thoái tâm, trở về với Nhị thừa, vì làm như thế là đoạn hạt giống Tam bảo.
- Đối với những kẻ chưa phát tâm Bồ đề, cũng không nói pháp khó tin hiểu của Đại thừa, khiến họ nghi ngại rồi thoái tâm trở lại Nhị thừa, vì làm như thế là trái với bổn thệ.
- Trước hạng người Nhị thừa và kẻ tà kiến, không nên vội nói pháp Đại thừa sâu mầu, vì e họ sanh lòng nghi báng mà mang tội nặng.
- Không khởi các pháp tà kiến, vì như thế là đoạn căn lành.
- Trước kẻ ngoại đạo, không nên nói mình được giới mầu Vô thượng Bồ đề, khiến họ sanh lòng ganh giận, tìm cầu giới ấy không được rồi về sau không thể phát tâm Bồ đề, vì làm như thế cả hai đều tổn hại.
- Những điều gì có tổn hại hoặc không lợi ích cho chúng sanh đều chẳng nên tự làm, bảo người làm, thấy kẻ khác làm vui theo, bởi như thế là trái với pháp lợi tha và lòng từ mẫn.
Do thọ giới pháp nội chứng thanh tịnh vô lậu của chư Phật, nhập vào Nhất thế trí. Những hành giả nầy đem Tứ nhiếp pháp để tùy thuận chúng sanh mà làm lợi lạc cho họ, đó là Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự.
- Vì muốn điều phục nghiệp tham lam, bỏn sẻn từ vô thỉ, để làm lợi ích chúng sanh, nên họ Bố thí.
- Vì muốn điều phục những phiền não, giận hờn, kiêu mạn từ vô thỉ, để làm lợi ích chúng sanh, nên phải thực hành Ái ngữ.
- Vì muốn làm lợi ích cho chúng sanh để tròn đủ bản nguyện, nên phải tu pháp Lợi hành.
- Vì muốn gần gũi Đại thiện tri thức, để làm cho tâm lành không bị gián đoạn, nên phải thực hành môn Đồng sự.
(Trích trong Phần Thọ Bồ đề Tâm giới, trong Đông Mật của Đại sư Hoằng Pháp, tr.64 - 65).
Do đó, Mật giáo- một phương tiện đưa đến giải thoát trong Đạo Phật, tồn tại như một bóng mát của cây Từ bi phủ lấp cả bầu trời mê lầm, vọng tưởng, đảo điên. Và điều càng nghịch lý hơn nữa, khi xã hội càng văn minh, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ vượt bực, thì sự mầu nhiệm của Mật giáo càng hiển lộ đẹp đẽ, siêu thoát, dẫn đường cho nhân loại trong cuộc sống an lạc, hạnh phúc.
Với kiến thức hạn hẹp, lại dám nói đến vấn đề to lớn nầy, là Bảo bộ hay sự khai triển Phật chất để đóng góp cho nền văn hóa tâm linh nhân loại. Cho nên, không khỏi có những sai lầm do sự hiểu biết kém cỏi hoặc nghiên cứu chưa tới nơi tới chốn, hay suy diễn không đúng, kính mong các vị cao minh vui lòng chỉ giáo cho.
Xin một chút tấm lòng là: Cầu cho mọi người khi đọc qua Tiểu luận nầy, xin nhận ra Phật tánh nơi mình, đó là Bảo bộ hay gia tài vô giá mà Đấng Cha Lành trao lại, hãy khai triển, sống, thể nhập để làm lợi ích cho mình và cho mọi người.
Mong lắm thay !

Viết xong ngày 14.01.2004 (ngày 23.12.Quý Mùi)


tại Đất lành (Sugar Land), Texas. Hoa kỳ

NHỮNG SÁCH THAM KHẢO



- Mật Tông của Đại sư Hoằng Pháp. Dịch giả: Thầy Thích Quảng Trí, 1980.
- Thiền luận của Thiền sư Daisetz Teitoro Suzuki, Thầy Tuệ Sỹ dịch, 1970.
- Khảo nghiệm Duy thức học, Soạn giả: Thầy Thích Thắng Hoan, 1992.
- Trung quán Luận của Nagarjuna. Biên dịch & giải thích: Thầy Thích Quảng Liên, 1994.
- Kinh Tô Tất Địa. Dịch giả: Thầy Thích Viên Đức.
- Triết học về Tánh không. Khảo luận: Thầy Tuệ Sỹ, 1970.
- Những câu hỏi thông thường về Đạo Phật. Thầy Thích Thiện Châu, 1997.
- 10 ngày thiền tập. Thiền sư Kim Triệu, 1997.
- Pháp ngữ. H.T. Duy Nhân. Dịch giả: Nguyên Chon - Nhật Đạo, 1995.
- Cách nhìn của Phật giáo đối với vấn đề Luân hồi của Đại sư Tịnh Vân. Dịch giả: Thích hạnh Bình - Nguyên Khuê - Thích Thanh Hòa.
- Mở con mắt Thiền. Thích Thông Phương, PL.2546.
- Phật học từ diễn. Cư sĩ Đoàn trung Còn, 1963.
- Tứ Diệu Đế. Thầy Thích Mãn Giác, 1983.
- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng diễn lục. Đại sư Thái Hư giảng. Dịch giả: H.T. Trí Nghiêm, 1970.
- Từ diễn Phật học Hán Việt. Phân viện nghiên cứu Phật học, 1994.
- Mật Tạng Phật giáo Việt Nam Tập 1 - 2.
- Kinh Chuẩn Đề Đà-la-ni. Dịch giả: Thầy Thích Viên Đức, 1973.
- Phật học phổ thông. Soạn giả: Thầy Thích Thiện Hoa, 1964.
- Trao cho thời đại một nội dung Phật chất của Thầy Thích Đức Nhuận,
- Nguyên nhân Luận. H.T. Khánh Anh, 1952.
- Tư tưởng Kinh Pháp Hoa. Thầy Thích Chơn Thiện, 1999.
- Phật giáo Việt Nam. Gs. Nguyễn đăng Thục, 1974.
- Đức Phật và Phập pháp. Đại Đức Narada Thera. Dịch giả: Phạm kim Khánh.
- Kinh Nhất thiết Như Lai Bí mật Toàn thân Xá lợi Bảo khiếp Ấn Đà-la-ni. Dịch giả: Thầy Thích Viên Đức.
- Kinh Bảo tất Địa Thành Phật Đà-la-ni. Dịch giả: Thầy Thích Viên Đức.
- An introduction to Buddhist Esoterism. Tác giả: Benoytosh Bhattacharya. Delhi 198ó.
- Shingon-Japanese esotoric Buddhism. Tác giả: Taiko Yamasaki. Shambala 1988.
- Foundations of Tibetan Mysticism. Lama Anagarika Govinda, 199ó.
---o0o---
Hết
Каталог: downloads -> mat-tong -> hoc-mat
downloads -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ Độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
hoc-mat -> HT. Huyền Tôn Dịch Chùa Bảo Vương 60 Mc Pherson St # 1
hoc-mat -> Mật Tạng Bộ 1 No. 869 (Tr. 284 Tr. 287) kim cưƠng đỈnh du già 18 HỘi chỉ quy hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện Tam Tạng Sa Môn
hoc-mat -> Mật Tạng Bộ 1 No. 874 (Tr. 310 Tr. 317). Kim cưƠng đỈnh nhất thiết như lai chân thật nhiếP ĐẠi thừa hiện chứNG
hoc-mat -> ChuẩN ĐỀ phật mẫu huyền Thanh Dịch Nguồn

tải về 194.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương