TIỂu luận bảo bộ hay sự khai triển phật chấT



tải về 194.35 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích194.35 Kb.
#30595
1   2   3
Tôi nhớ có đọc bài kệ tán thán công đức của Ngài Bồ tát Địa Tạng trong phần đầu của Kinh Địa Tạng mà mỗi lần đọc đến, tôi đều xúc động.
Chư Phật ba đời đồng tán ngưỡng
mười phương Bồ tát thảy quy y
nhân xưa bồi đấp chút duyên lành
nay con tán dương chân công đức
Địa Tạng Bồ tát đại từ bi
kết tập duyên lành độ chúng sanh
rung tích trượng mở toang cửa ngục
nâng minh châu soi khắp đại thiên....
( Kinh Địa Tạng, bản dịch của Thầy Tuệ Hải )
Tán thán công đức của Bồ tát Địa Tạng hay tán thán Tâm và chỉ có Tâm trở về với Tâm mới có đầy đủ đại nguyện mở toang cửa ngục đã bao đời che lấp Chân Tánh, giam cầm con người trong ngục tối của vô minh, mê lầm và từ đó, nở rộ tấm lòng từ ái đến muôn loài qua biểu tượng Bồ tát Địa Tạng.
Bảo bộ của Mật giáo xuất hiện từ quan niệm về Tánh giác nầy và cố khai thác từ trong đám gạch vụn của trần cấu, mê lầm tìm dấu vết và làm hiển lộ Chân tâm. Vì trong chiều sâu của Tâm, còn gọi là Tàng thức hay thức A lại gia chứa đầy đủ chủng tử của vạn pháp hay hạt giống của thiện ác, của sanh tử, Niết bàn v.v.. Có nhận thức rõ được Tánh Phật nơi mình và sống với Tánh giác đó, mới không bị đuổi theo những vọng tưởng sanh tử, nhận giặc làm con và trôi giạt theo dòng luân hồi như chúng ta đã lang thang mãi trên con đường bất định và nếu không có tấm lòng từ bi nầy, ta sẽ mãi mãi đi về đâu? Cho nên, chẳng lạ khi các vị Phật, các vị Thượng sư, các Bồ tát, các Tổ ...đã không ngần ngại đi vào chốn ngũ trược ác thế, dùng nhiều phương tiện thiện xảo để đưa chúng sanh qua bờ Giác, chấm dứt cuộc hành trình trầm luân.
Mật giáo chia ra 2 phần, gọi là: Thai tạng giới và Kim cang giới. Căn cứ theo Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cang Đảnh, thì Bảo bộ thuộc Thai tạng giới vì lẽ Thai tạng giới gồm đủ:
1- Ẩn phú : Lý thể ẩn tàng trong phiền nảo
2- Hàm tàng : Lý thể chứa đầy đủ công đức, ví như thai mẹ hàm tàng thân con.
Sở dĩ chúng tôi cần nhấn mạnh đến phần nầy, vì như Kinh Bảo Tất Địa Đà la ni được trích dẫn ở trên, đã nói: “Vật dụng đoàn viên có thể an trí Xá-lợi, như tâm hình ông tâm hình Phật, tâm ông tâm Phật xen nhau an trí, thể ông thể Phật hỗ tương dung thông, tánh tướng dung thông, tức chẳng phải Nhị Phật thân”. Thai tạng là Thai bào, tiêu biểu cho Chân Tâm chứa đầy đủ Tánh Bi Trí, và Thai nhi chính là hành giả. Thai bào hình tròn, an trú hay ẩn tàng Tánh giác vì Tánh giác ví như mặt trăng tròn sáng. Người hành giả thể nhập vào Chân tâm và từ đó hiển lộ Tánh Phật. Thể nhập có nghĩa là hỗ tương dung thông, tánh Bi Trí từ đó được sanh ra, trong Chân tâm.
Để diễn đạt Phật Tri Kiến, Mật giáo thường dùng ngôn ngữ của biểu tượng, chứ không dùng ngôn ngữ thường dùng hàng ngày vì ngôn ngữ nầy kẹt vào nhị nguyên ( phân hai như: có không, trái phải v.v..) lại từ tâm hạn hẹp do tham ái, thủ chấp, hữu tướng, không thể nói trọn vẹn Trí Phật. "Tâm hành xứ diệt, ngôn ngữ đoạn đạo". Chỉ rõ lý Bình đẳng chân như không thể trình bày bằng ngôn ngữ cũng như không thể dùng trí phân biệt có thể hiểu nổi. Đến với chân lý rốt ráo đó, thì con đường ngôn ngữ bình thường bị cắt đoạn và cái chỗ của tâm hành hay tâm niệm, tức cái tâm lưu chuyển đã bị diệt. Đây là cảnh giới không thể nghỉ bàn.
Cho nên, ngôn ngữ biểu tượng là ngôn ngữ của Giới Định Huệ, vắng bật gốc rễ của khổ đau nên có theå diễn đạt Tánh giác. Cũng như, Thần chú hay chơn ngôn là biểu tượng đơn giản nhưng tột cùng, là máu thịt của ngôn ngữ, nơi không còn ngôn ngữ. Từ luận giải căn bản nầy mới dẫn đi sâu vào Bảo bộ.
* Bảo bộ ở phương Nam, thuộc Bình đẳng Tánh trí, do Đức Phật Bảo Sanh làm chủ Bộ.
Mẫu tự là chữ LÃM ( ), Hỏa đại, mùa Hạ, sắc đỏ, thuộc tâm (tim). Đàn hình Tam giác.
Mùa Đông tưởng như chôn vùi tất cả mọi vật dưới sức lạnh tê cóng hay dưới lớp tuyết dày đặc, phủ khắp nơi. Mọi vật như ẩn hình, co cụm lại, chịu đựng cái lạnh thấu xương, để rồi một lúc nào đó, lại bừng bừng sống dậy theo bước chân của nàng Xuân. Mọi vật như tỉnh giấc, sống dậy, những cành cây ưởn mình, mỉm cười hé nụ lá, nụ bông, chim chóc hót ca. Cái sức sống mãnh liệt nhất của mùa Xuân lại là Hạ.
Mùa Hạ đem sinh khí sung mãn cho khắp vũ trụ. Tiếng nhạc ve cất lên inh ỏi, đệm thêm cho cái không gian oi bức càng bức xúc hơn. Màu đỏ rực của ánh mặt trời vừa ló dạng, như một sức sống từ từ bừng dậy và hoàn mãn ở cao độ vào giữa trưa của một ngày. Đó cũng là sự trưởng thành của tuổi thanh niên, chín mùi, đầy sinh động, đầy sức sống. Cũng là cái Thần tinh anh của con người, biểu lộ trên gương mặt. Người Thần đủ, gương mặt tươi sáng, Sự hoạt động, náo nhiệt, ồn ào, sức nóng, mưa dầm dề, như hòa lẫn nhau, tạo thành nét đặc thù của hè.
Ai kêu con quốc gọi vào hè
cái nóng nung người nóng nóng ghê ( Tản Đà)
Mùa hè được tô đậm bằng màu sắc đỏ rực rỡ, do cái nóng oi bức hay do con tim nóng bỏng, cuồng nhiệt, được bơm bởi dòng máu đỏ. Khi con tim ngừng đập, thì máu huyết ngưng lưu thông, tất cả mọi cử động đều dừng lại và đôi mắt không còn chớp chớp vì e lệ hay xúc động.
Con tim có những lý lẽ của nó. Đúng vậy! Về phương diện sinh lý của cơ thể, chúng ta ăn nhiều thức ăn có nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ của động vật v.v...lại ít vận động, dè chừng, lý lẽ của con tim lúc đó là cao máu, nhồi máu cơ tim...Về tâm lý, nếu thường xuyên bị căng thảng (stress) lo âu, con tim sẽ trả lời bằng đứt gân máu, bại liệt, đau thần kinh, mất ngủ vì lưu lượng máu đưa về não bị giảm, bế tắt. Cơn vui nhiều quá cũng làm tim mệt mỏi (Hỷ thương tâm ). Tiếng sét ái tình, những tình cảm lãng mạn ...có làm cho chúng ta trở thành thi sĩ, nhạc sĩ hay văn sĩ bất dắt dĩ, và con tim lúc nầy có thể khiến ta rên rỉ là trái tim mình trở thành một trái tim khô, trái tim mùa đông, mùa hạ hay thu, rướm máu, ghẻ lở, bên lề v.v...hay là gì đi nữa cho đầy đủ hình ảnh thê lương, ảm đạm nhưng chỉ biết rằng những triệu chứng đó dễ dàng đưa chúng ta đến nơi an nghỉ ngàn thu.
Trong màu sắc của Năm căn, sắc đỏ là Tinh tấn căn hoặc Niệm căn, mang ý nghĩa đại dũng, tinh tấn, nhẫn nhục, chánh niệm, nên tâm thường thanh tịnh, quang minh hiển chiếu.
Bảo bộ có Đàn hình tam giác thuộc pháp Hàng phục, như cái khuông chụp hay ẩn chứa mọi vật, làm hàng phục các ma oán cản ngăn con đường đến bờ giãi thoát, do đó, cũng là nơi chứa những tốt đẹp, phước huệ vô biên. Đàn tam giác cũng là biểu tượng của hỏa, đó là ngọn lửa của tam muội, của chánh định và 3 góc cạnh của Đàn tam giác đều nhau, gồm Giới-Định-Huệ như ngọn lửa có khả năng thiêu đốt hay nghiền nát những vọng tưởng vô minh. Do đó, không lạ gì khi vị Hành giả vào Đàn, thường quán tưởng chữ Lãm (ở trên) biến hình thành ngọn lửa từ đỉnh đầu đốt cháy xuống toàn thân hành giả, tan ra thành vi trần.
Bảo bộ chủ của Hỏa đại, sức nóng có trong vạn vật hay trong con người cũng chủ cho Tâm hay Chân như.
Trong Kinh Kim Cang nói rằng:" Như lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai : Gọi là Như Lai, có nghĩa là không từ đâu đến và cũng không đi về đâu".
Năm vị Phật trong Mật giáo tượng trung cho lục đại hay năm uẩn trong một sinh vật, như con người, đã chuyển hóa từ Thức thành Trí. Một trong năm vị Phật của Mật giáo, Đức Phật Bảo Sanh là đứng vào hàng thứ ba. Ngài ở phương Nam, thuộc Bình đẳng Tánh trí. Trong Kinh Tâm địa quán nói:"Pháp thân không hình, lìa sắc tướng. Năng tướng, sở tướng thảy đều không. Như thế, chư Phật pháp thân màu sắc, hí luận, ngôn từ tướng vắng lặng". Tuy nhiên, theo Mật giáo:"Pháp thân cũng là sắc thể, nên có thể hiện ra hình sắc, bởi sắc tâm vốn không hai, sắc tánh tức là trí tánh" (Đông Mật của Đại sư Hoằng Pháp, tr. 12). Trong Tự điễn Phật học Hán Việt, trang 94:" Đức Phật Bảo Sanh, sắc vàng. Tay trái nắm lại, tay phải mở ra hướng ngoài. Gấp ngón tay vô danh và ngón út lại, ngón giữa và ngón cái dựng đúng như lưỡi kiếm. Có sách ghi rằng: Tay trái giữ 2 góc áo, tay phải ngửa lên, bàn tay thành Ấn Mãn Nguyện. Mật hiệu là Bình Đẳng Kim Cương".
Trong Mật giáo, tay trái thuộc Đại bi và tay phải thuộc Trí tuệ. Tay trái, gấp ngón út (Thí) và vô danh (Giới) lại, tức biểu tượng cho ẩn mình trong sự thanh tịnh của giới đức và bố thí, còn gọi là Mật hạnh. Ngón giữa (Nhẫn) và Cái (Thiền) dựng đứng, biểu tượng cho sự nhẫn nhục, tinh tấn trong thiền định. Từ đó, mới có để mà cho, như phương tiện thiện xảo của Ấn Mãn Nguyện. Tay trái trong biểu tượng nầy là Tự thọ dụng tức là đạt được pháp lạc cho mình, tự độ, tự lợi và tay phải biểu tượng cho Tha thọ dụng, tức đem pháp lạc, pháp giải thoát làm lợi ích chúng sanh. Do đó, biểu tượng của Đức Phật Bảo Sanh Thân là Thọ uẩn. Đây là tâïp họp sáu giác năng là lục căn, lục nhập hay lục xứ tức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý tiếp xúc với sáu đối tượng hay đối cảnh của chúng gọi là lục cảnh hay lục trần, tức sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, gây nên cảm giác hay thọ cảm buồn, vui v.v... Nay, được chuyển hóa thành Trí, tức trí chuyển từ thức mạt-na, tạo thành các pháp có tác dụng bình đẳng, nên gọi là Bình đẳng tánh trí. Ngài chủ về tu hành, tâm Bồ đề.
Trong Ngũ trí sở sanh tam thân: Phật Bảo Sanh là Thân nghiệp, Bồ tát Hư Không Tạng là Khẩu nghiệp, Kim Cang Quân Đồ lị là YÙ nghiệp. Hiểu được Biểu tượng nầy là hiểu được Tam mật (thân, khẩu, ý) tương ưng. Thân thể nhập vào Bổn tôn, tức Phật Bảo Sanh hay Chân Tánh Bình Đẳng, thì Khẩu cũng qui thuận, không còn tạo nghiệp nên tất cả biến thành hư không, và YÙ như thanh kiếm Kim Cương chặt đứt mọi phiền não, tịnh được ý nghiệp.
Bây giờ, chúng ta nghiên cứu tiếp bộ Kinh thường được coi là biểu tượng của Bảo bộ, đó là Kinh Phật thuyết Đại Kiết Tường Thiên nữ Thập nhị danh hiệu (Trích trong Mật Tạng VN số 34, trang 383, dịch Hán ra Việt: Huyền Thanh):
"Một thời Đức Bạc-già Phạm ngự ở thế giới An lạc ('Sukhavati). Bấy giờ Bồ tát Ma-ha-tát Quán tự Tại đi đến nơi Phật ngự, cúi lạy sát dưới chân Đức Phật rồi ngồi một bên.
Lúc đó, Bồ tát Ma-ha-tát Đại Kiết Tường Thiên nữ cũng đến nơi Phật ngự, cúi đầu lễ dưới chân Đúc Phật rồi ngồi sang một bên.
Khi ấy, Đứùc Thế Tôn muốn đem sự lợi ích cho các hữu tình có phước mỏng, nghèo túng nhìn thấy Thiên nữ Kiết Tường, liền nói với Bồ tát Ma ha tát Quán Tự Tại rằng: "Nếu có Bật sô, Bật sô ni, Cận sự nam, Cận sự nữ cùng với các loài hữu tình biết được 12 danh hiệu của Thiên nữ Đại Kiết Tường nầy mà hay thọ trì, đọc tụng, tu tập, cúng dường, diễn nói cho người khác nghe thì hay từ bỏ tất cả nghiệp chướng nghèo túng, hưởng được sự phú quý, tài sản dư thừa".
Bấy giờ, tất cả Tám Bộ Trời Rồng trong họâi đều khác miệng cùng lời, nói rằng:"Như lời chân thật không hư dối của Đức Thế Tôn, chúng con nguyện nghe 12 Danh hiệu. Nguyện xin Đức Thế Tôn từ bi diễn nói".
Đức Phật bảo:"Các ngươi hãy lắng nghe! Nay ta sẽ vì các ngươi mà nói, đó là: 1-Kiết Khánh(Laksmi) 2-Kiết Tường('Srì) 3-Liên Hoa(Padme) 4-Nghiêm Sức(Vasìni) 5-Cụ Tài(Dhànàdhipati) 6- Bạch Sắc(Gauri) 7-Dại Danh Xưng(Mahà Yasa) 8-Đại Quang Diệu(Mahà Jyoti) 9-Thí Thực Giả 10-Thí Ẩm Giả 11-Bảo Quang(Ratna Prabha) 12-Đại Kiết(Mahà 'Srì). Và, Ngài liền nói Đà-la-ni Đại Kiết Tường là:
Tadyathà: 'Srìni 'srìni sarva kàrya sàdhani sini sini alaksmi nà'saya svàha).
Khi Đức Thế Tôn nói Đà-la-ni nầy xong, liền bảo Bồ tát Quán tự tại rằng:"Đà-la-ni Đại Kiết Tường với 12 Danh hiệu nầy hay trừ sự nghèo túng cùng tất cả mọi việc chẳng lành, bao nhiêu điều nguyện cầu đều được đầy đủ, sẽ mau được tất cả tài bảo, sự giàu có, tốt lành, an vui v.v..."
Không biết trước kia, khi Kinh nầy được truyền ra, thì sự tin tưởng, đọc tụng, thọ trì cũng như sự linh nghiệm như thế nào. Nhưng, hoàn cảnh khoảng hai thập niên cuối thế kỷ 20 rất là bức bách. Do đó, khi bộ Kinh được Thầy Thích Viên Đức dịch từ Hán ra Việt văn vào năm 1980, thì cả một làn sóng người người trì tụng, cầu xin sự gia hộ để thoát được hoàn cảnh khốn cùng v.v...
Vẫn biết khi tâm cầu chí thành tất có ứng, vì đó cũng là hạnh nguyện của chư Phật, chư Bồ tát v.v...Nhưng, qua sự dồn dập của rất nhiều người thọ trì, đọc tụng ...chỉ vì sự hạn hẹp, chật vật cũng như mưu cầu tư sinh cho đời sống, mà không hiểu ý nghĩa của Kinh, của phương tiện thiện xảo trong Mật giáo, thực sự, làm cho những hành giả của Tông Mật rất lo ngại, vì sẽ dẫn đi thật xa, vượt ra khỏi tư tưởng chính yếu và cứu cánh của Mật giáo. Điều nầy, nhiều lần tôi có trình bày cùng Thầy Dịch giả Thích Quảng Trí, sau khi Thầy Viên Đức viên tịch.
Trong phần nói về Thiên nữ Kiết Tường trong MT PGVN số 2, trang 369. Chúng ta biết Ngài có tên Phạn là 'Srì Mahàdevi, được gọi là vị Thần hay ban bố phước đức. Là Ái phi của Trời Na-la-diên (Nàrayana Deva), mẹ của Thần Ái dục(Kàma). Cha tên là Long vương Đức-xoa-ca (Taksaka Nàga Ràja), mẹ tên là Ha-lị Đế mẫu (Hrtye Màtr), anh là Trời Tỳ-sa-môn (Vai'sravana). Thiên nữ nầy trong tư tưởng của Ấn độ, được chuyển hóa vào trong Phật giáo, và rất quan trọng trong Mật giáo.
Cho nên, trong Sao ghi rằng: Vào thời Phật Tỳ-bà-thi, Bồ tát nầy là cô gái tên Nguyện Sa làm 3 cái bánh phước điền phụng cúng Đức Phật và phát thệ rằng:"Đời sau, con làm Bồ tát Mãn Nguyện, lúc thành Đẳng Chánh Giac sẽ mang hình thể nữ, diện mạo đoan chánh, đu tướng trăng tròn, ban phước cho tất cả chúng sanh, nguyện chẳng bỏ thân nữ, chẳng bỏ cõi Diêm phù đề, nguyện cứu chúng sanh".
Trong Kinh Đại Kiết Tường ghi rằng:"Này Thiên nữ Kiết Tường! Ngươi sẽ ở thế giới Kiết Tường Bảo Trang nghiêm thành Đẳng Chánh Giác, hiệu là Như Lai Ứng cúng Chánh Đẳng Giác Kiết Tường Ma-ni Bảo Sanh". Còn trong Thiên Vương Niệm tụng pháp ghi: Bồ tát Quán Thế Âm thị hiện hình Thiên nữ tên là Kiết Tường Thiên, nên cư ngụ tại Thế giới Cực Lạc. Bộ Quyết Nghi sao thì cho rằng:" Thiên nữ Kiết Tường đồng thể với Đức Như Lai Bảo Sanh, nên có trú xứ ở phương Nam".
Chúng tôi cố ý dẫn chứng 3 Bộ Kinh căn bản để nói về Bảo Bộ, đó là Kinh Nhất Thiết Như Lai Tâm Bí Mật Toàn thân Xá-lợi Bảo Khiếp Ấn Đà-la-ni, Kinh Bảo Tất Địa Đà-la-ni và Kinh Đại Kiết Tường Thiên nữ Thập nhị Danh Hiệu và qua các bộ Kinh nầy, chúng ta biết được gì về Bảo Bộ và từ đó, đưa ra thông điệp quan trọng nào để khai phát Tánh Phật trong mỗi chúng sanh để đóng góp cho nền văn minh con người.
"Vào lúc bình minh, sau đêm Ngài đắc quả Vô Thượng. Đức Phật nhìn nhận cuộc đi lang thang bất định trong trong nhiều kiếp sống quá khứ đầy khổ đau phiền não. Ngài phải đi bất định và do đó, phải chịu khổ đau, bởi vì chưa tìm ra người đã xây dựng cái nhà- tức thể xác nầy.Trong kiếp sống cuối cùng, giữa khung cảnh cô đơn tịch mịch của rừng thiêng, lúc đi sâu vào công trình thiền định mà Ngài đã dày công trau dồi từ xa xôi trong quá khứ. Ngài khám phá ra anh thợ cất nhà hằng mong mỏi muốn biết. Anh thợ nầy không phải ở ngoài, mà ở sâu kín bên trong Ngài. Đó là ái dục, sự tự tạo, một thành phần tinh thần luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người. Ái dục xuất phát bằng cách nào thì không thể biết. Cái gì ta tạo ra, ta có thể tiêu diệt.
Cái sườn của căn nhà tự tạo ấy là những ô nhiễm (kilesas) như tham (lobha) sân (dosa) si (moha) ngã mạn ((mãna) tà kiến (ditthi) hoài nghi (vickicchã) dã dượi (thĩna) phóng dật (uddhãcca) không biết hổ thẹn (ahirika) không biết sợ (anottappa). Cây đòn dong chịu đựng cái sườn là vô minh, căn nguyên xuất phát của mọi dục vọng. Phá vỡ được cây đòn dong vô minh bằng trí tuệ tức là đã làm sập được căn nhà. Suờn và đòn dong là những vật liệu mà anh thợ dùng để xây cất cái nhà không đáng cho ta ham muốn. Nếu hết vật liệu tức nhiên anh thợ không còn cất nhà được nữa. Khi cái nhà đã bị phá tan tành thì cái tâm đã đạt đến trạng thái vô lậu, vô sanh bất diệt, là Niết bàn". (Trích trong Đức Phật và Phật Pháp của Đại Đức Nàrada Thera, Phạm kim Khánh dịch, tr.66 ).
Giáo lý tối thượng mà Đức Phật khám phá, cốt lõi đó là đạo lý duyên khởi, nói rõ sự tương duyên tương sanh của tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, cho đến người:
Cái nầy có thì cái kia có
cái này sanh thì cái kia sanh
cái nầy không thì cái kia không
cái nầy diệt thì cái kia diệt
Từ giáo lý Duyên khởi nầy đưa đến sự tháo gỡ những khúc mắc đã đưa chúng ta làm người lữ khách trong bao nhiêu kiếp qua, đắm chìm trong vô minh và đau khổ, do sự chấp ngã vì vô minh. Không có một cái gì hoàn toàn độc lập, mà chúng luôn luôn nương dựa vào nhau để hiện hữu. Do đó, chúng vô thường và luôn sanh diệt, biến dạng, điều kiện hóa theo những nhân duyên phối hợp. " Biết được thực tướng là vô tướng, thoát ly niệm, thoát ly hết thảy ngã tướng, hiển bày thực tướng vô tướng. Vì thời gian thực tính là vô ngã nên quá khứ, hiện tại là một, thời gian vô lượng và khoảnh khắc là một. Vì không gian thực tướng là vô ngã, nên xa gần là một, rộng hẹp là một. Vì không gian và thời gian là vô ngã, nên đều dung nhiếp nhau, nên vô ngại. (Tư tưởng Kinh Pháp Hoa, Thích Chơn Thiện, tr.29).
Trong bài Chuyển Pháp Luân đầu tiên khi đắc quả Vô Thượng Bồ Đề, Đức Phật nhấn mạnh đến Thánh đế đầu tiên- đó là Khổ (dukkha), một trong Tứ Diệu Đế.
Đời sống hiện tại của chúng ta quả có đau khổ và sự khổ đau nầy đã theo đuổi con người qua bao nhiêu kiếp sống và dù có khoác qua bất kỳ hình thức nào dù buồn vui, hạnh phúc, giàu sang, phú quí mạnh khỏe, sắc đẹp v.v...nhưng hiện hữu của chúng là vô thường. Mọi sự vật luôn luôn biến đổi và càng nhìn ra được sự biến chuyển đó, ta càng sợ hải. Do chấp vào thân, ta sợ sanh, già, bệnh, chết, sợ mong cầu không được, lầm tưởng cuộc đời nầy thường còn và đi tìm nơi chốn để bám víu. Tất cả mọi hành động, mọi suy nghĩ v.v...đều như để tự lừa dối chính mình về muôn vật đều thường còn, nhất là những gì mình sở hữu, càng cố bám giữ, nên đều được suy diễn như một thái độ chấp hữu, thủ chấp. Chúng ta tin bất cứ điều gì để chỉ có mục đích duy nhất cho sự chấp thủ đó, vô tình lại đem tất cả đất cát, rác rưới, phiền não, lo âu v.v..phủ dầy lên viên ngọc Chân Tánh. Dù vậy, Chân Tánh nầy không vì thế bị dơ bẩn, vẫn không sinh không diệt, không bị điều kiện hóa hay bị chi phối bởi không-thời gian. Đó là viên ngọc Ma ni Như YÙ hay bản lai diện mục của chúng ta.
Đức Phật đã trải qua vô lượng kiếp tu hành và thành Đạo. Tuy nhiên, có những kiếp sống, là một chúng sanh thường tình, Ngài đã từng đau khổ như chúng ta. Nhưng, sau khi kinh qua những thống khổ nầy, Ngài nhìn rõ được thực tướng của nó và từ đó, Ngài dấn thân vào cuộc hành trình từ bỏ....
Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương tiện ghi nhận quả Phật từ Duyên khởi:
Chư Phật lưỡng túc tôn
tri pháp thường vô tánh
Phật chủng tùng duyên khởi
thị cố thuyết nhất thừa
dịch: Chư Phật viên mãn đức và trí
hiểu biết các pháp rỗng không tự ngã
quả Phật đến từ duyên khởi
nên chỉ nói pháp nhất thừa
Chính cái thân cấu tạo bởi năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) nầy là nguyên nhân của sự khổ. Có 3 nguyên nhân chủ yếu làm nhân cho sự khổ, thúc đẩy bởi ái dục hay vô minh:
1- Ái dục thỏa mãn cho dục lạc.
2- Ái dục vào đời sống, mở rộng cái ngã.
3- Ái dục phá hủy những điều không vừa ý
Những hành động thể hiện bởi Ái dục tạo ra
nghiệp, chi phối toàn diện con người qua qua thân, miệng, ý và gây ra những hành động thiện hoặc ác, tạo cho đời sống an lạc hay phiền nảo. Tác ý tức nghiệp. Có Ái dục tức có Vô minh, có Vô minh nên tạo thành Ái dục, tham đắm, đây là 2 sợi dây chằng chịt nối kết nhau làm thành 12 nhân duyên.
Trong lý mê ngộ nhân quả nói rằng: Trong pháp Tứ đế, cái nhân của mê vọng là Tập đế, cái quả của mê vọng là Khổ đế, cái nhân của chứng ngộ là Đạo đế và cái quả của chứng ngộ là Diệt đế. Thánh đế thứ hai (Tập đế) và thứ ba (Diệt đế) là hai giai đoạn quan trọng bậc nhất, sau khi nhận thức được sự Khổ, tìm ra đồi mối của của nó, và Đạo đế là hậu quả tất nhiên của hai Thánh đế trên.
Cái gì để chúng ta hiểu được hay thọ nhận ra Khổ đế và từ đó, bước đi những bước trên lộ trình giải thoát. Đó chính là ý thức. “YÙ thức chỉ cho toàn bộ tâm thức, tiềm thức, hiện thức. YÙ thức như một mũi giáo chọc thủng, đi sâu vào tâm thức như một sự soi ngược lại. Cho nên, ý thức bản ngã là trực nhận về nó. ” (Triết học Tánh Không của Tuệ Sỹ, tr. 75). YÙ thức là con ngựa bất kham "tâm viên ý mã", nhưng khi đã chuyển thành Trí, nó nhìn ra được gương mặt xưa nay của mình và YÙù thức đã chu toàn trách nhiệm trong Bình đẳng Tánh trí.
Trực nhận ra nó, ta mới nhìn ra đâu là gốc rễ của sanh tử, của Niết bàn và Phiền não - Hạnh phúc qua một sự chuyển y.
Qua Bộ Kinh Nhất thiết Như Lai Bí mật Toàn thân Xá lợi Bảo Khiếp Ấn Đà-la-ni, chúng ta nhận thấy, Ngài đã đưa tay chỉ rõ mặt trăng, đó Chân Tâm. Đức Phật đã đảnh lễ ngôi tháp củ được coi là chứa toàn thân Xá-lợi của Đức Phật. Ngài đã mở cửa cho thấy được trong cái thân vô thường của mọi chúng sanh, dù luân chuyển, trầm luân qua bao nhiêu kiếp sống, nhưng tận cùng trong cái thân nầy có cái bất sanh bất diệt-Đó là Tánh Phật. Đảnh lễ tháp như biểu tượng cho cái không gian và thời gian vô cùng vô tận, Tánh Phật nầy vẫn còn nguyên vẹn như viên ngọc Vô Tướng Ma ni, Chơn Tánh Bảo châu v.v..mà chỉ vì chúng sanh bị nghiệp chướng, báo chướng nặng nề nên không nhìn ra được. Và ở đây, như một lần nữa nhắc nhở cho chúng ta đừng quên Tánh Phật của mình, vì khi quên, chúng ta lại thêm một lần bước lang thang trên con đường vô định.
Nhận thức được như vậy, chúng ta mới hiểu rõ của ý nghĩa của Bảo bộ trong Mật giáo, và mới can đảm thể nhập vào con đường "vô môn" tìm lại con người muôn thuở của mình.
Trong kinh Pháp cú số 276, Đức Phật dạy rằng: "Các người hãy tự mình cố gắng, Như lai chỉ là người chỉ đường". Qua hình ảnh của Đấng Từ phụ đắc quả thành Chánh Giác dưới cội cây Bồ-đề và qua những Giáo pháp còn lưu truyền lại đến nay, và đã biết bao con người đã vượt ra khỏi cái không gian hạn hẹp của thân xác, nhận ra và hằng sống trong Tánh Phật của mình, chúng ta thật là có đại nhân duyên lớn, thừa hưởng pháp nhủ đó. Thật là hạnh phúc biết bao, khi biết hạt giống Tánh Phật có nơi mình. Nhận lấy chủng tử hay hạt giống Phật có nghĩa là gom tất cả điều thiện do thân khẩu ý, các sở hành để đưa đến quả Phật và nối tiếp sự nghiệp của Phật là Giác tha.
Hình ảnh của Thiên nữ Đại Kiết Tường nơi đây lại soi sáng thêm ý nghĩa của Bảo bộ. Nơi nào có Ngài là nơi đó có Ngài Hắc Ám nữ. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta đang sống trong sự đối đãi, nhị nguyên: có không, vinh nhục, thăng trầm, phiền não -Bồ đề v.v...Cho nên, không có Hắc ám nữ thì không có Thiên nữ Kiết Tường. Giải thoát từ nơi phiền nảo, ly trần cấu từ nơi uế nhiễm, lìa vọng tức chân, đó không phải là lấy cái nầy bỏ cái kia, mà chỉ là sự chuyển y của tâm thức. Cho nên, tất cả trần cấu đều trở thành báu vật như Như YÙ Bảo Châu hay Như Lai Kiết Tường Ma Ni Bảo Sanh.
"Thiên nữ Kiết Tường cũng là Như Lai Ứng cúng Chánh Đẳng Giác Kiết Tường Ma-ni Bảo Sanh, Ngài cũng là hiện thân của Bồ tát Quán Thế Âm. Ngài còn được coi là phân thân của Như Lai Bảo sanh. Ngài không chỉ có 12 Danh hiệu, 108 Danh hiệu, mà là có đầy đủ muôn đức, vì đó là Tâm Phật, hay Tánh Giác nơi mọi chúng sanh.
Chủng tử là 'SRÌ ( ), tam-ma-da hình là viên ngọc Như ý. Chủng tử nầy gồm có:
- SA tự môn là Pháp Thân, Bổn Tánh Tịch bất khả đắc, trừ tâm sai biệt của các pháp, nhiếp tất cả diệu lý bình đẳng của Pháp.
- RA tự môn là Báo Thân, Ly trần bất khả đắc, tức trừ sự nhơ bẩn của trần nhiễm, nhiếp tất cả phước đức trí tuệ.
- Ì tự môn là Hóa Thân, Tự tại bất khả đắc, tức trừ tất cả tai họa, nhiếp quả viên mãn cứu cánh.
Đây là Tam Thân Nhất Thể. Thường cùng với 3 loại tương ưng nầy mà nhiếp tất cả pháp. Đó đây, ngang dọc nhiếp trì, trùng trùng vô lượng bình đẳng, không cao thấp. Rốt ráo lìa tướng, do lìa tất cả tướng, cho nên chứng Tự Chứng Tam Bồ Đề của chư Phật, các Pháp Chân Tục thảy đều được hiện tiền .
Chủng tử nầy cũng gồm thâu cả Ba Bộ là Phật bộ, Liên Hoa bộ và Kim Cang bộ."( trích MT PGVN tr. 374 - 375).
Theo thiển kiến của chúng tôi, như qua những trích dẫn từ Kinh điển Mật giáo liên hệ đến Bảo bộ, chúng ta đã nhận thức rõ ý nghĩa của Bảo bộ. Đó là biểu tượng cho Chân Tâm Thường Hằng, Bất sanh Bất diệt. Phật bộ là Thể Tánh hay Phật Tri Kiến, Liên hoa bộ biểu hiện cho Từ Bi, Kim cang bộ biểu trưng cho Trí Tuệ và cả 3 đều nhập chung trong Bảo bộ. Bảo Bộ cũng bắt nguồn và sanh khởi từ sự chuyển hóa tam độc tham, sân, si, để trở thành Viên ngọc báu. Phân tách ra để có thể tạm nhận ra phần nào của biểu tượng, nhưng tất cả chỉ là Một và có sẵn đủ trong tâm con người. Ví dụ như viên ngọc Ma Ni Như YÙ, chiếu sáng khắp mọi nơi, mọi phương chốn và tùy tâm ứng nguyện của chúng sanh để bố thí, nhưng tựu trung chỉ là đồng trong thể của viên ngọc. " Biết được Chủng tử, Tam hình, Bổn tôn là đều chỉ cho Như YÙ Bảo Châu, Thiên nữ Kiết Tường là thực thể của Bảo Châu. tức là Bổn Tâm của Đức Phật Tỳ-lô-giá-na" ( như trên, MT PGVN, tr. 375). Và cần nhấn mạnh rằng, Bảo bộ tức là lộ trình đã trở về căn nhà của Bổn tâm, được thọ hưởng được cái Gia tài Vô giá mà Đức Phật đã chỉ dạy. Cho nên, Bảo bộ thâu nhiếp cả Đại thừa, Tiểu thừa, Kim cang thừa v.v.v

Каталог: downloads -> mat-tong -> hoc-mat
downloads -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ Độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
hoc-mat -> HT. Huyền Tôn Dịch Chùa Bảo Vương 60 Mc Pherson St # 1
hoc-mat -> Mật Tạng Bộ 1 No. 869 (Tr. 284 Tr. 287) kim cưƠng đỈnh du già 18 HỘi chỉ quy hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện Tam Tạng Sa Môn
hoc-mat -> Mật Tạng Bộ 1 No. 874 (Tr. 310 Tr. 317). Kim cưƠng đỈnh nhất thiết như lai chân thật nhiếP ĐẠi thừa hiện chứNG
hoc-mat -> ChuẩN ĐỀ phật mẫu huyền Thanh Dịch Nguồn

tải về 194.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương