Tiêu chuẩn Việt Nam tcvn11185: 2015


Khi kiểm tra sự khác biệt



tải về 453.5 Kb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu18.12.2023
Kích453.5 Kb.
#56043
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
tcvn11185-2015

8.1 Khi kiểm tra sự khác biệt
Sử dụng Bảng A.1 để phân tích dữ liệu thu được từ phép thử hai-ba. Nếu số câu trả lời đúng lớn hơn hoặc bằng số trong Bảng A.1 (tương ứng với số người thử và mức rủi ro α được chọn trong phép thử) thì kết luận rằng tồn tại sự khác biệt có thể cảm nhận được giữa các mẫu (xem B.1).
Nếu cần, tính khoảng tin cậy về tỷ lệ của tập hợp người có thể phân biệt các mẫu. Phương pháp này được mô tả trong B.3.
8.2 Khi kiểm tra sự tương tự1)
Sử dụng Bảng A.2 để phân tích dữ liệu thu được từ phép thử hai-ba. Nếu số câu trả lời đúng nhỏ hơn hoặc bằng số trong Bảng A.1 (tương ứng với số người thử, mức rủi ro β và giá trị pd được chọn cho phép thử) thì không có sự khác biệt có nghĩa giữa các mẫu (xem B.2). Nếu so sánh kết quả giữa các phép thử, cần chọn cùng một giá trị pd cho mọi phép thử.
Nếu cần tính khoảng tin cậy theo tỷ lệ của tập hợp người có thể phân biệt các mẫu. Phương pháp này được mô tả trong B.3.
9 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo mục đích thử nghiệm, kết quả và kết luận. Nên báo cáo các thông tin bổ sung sau:
- mục đích của phép thử và bản chất của tác động được nghiên cứu;
- việc nhận diện đầy đủ về mẫu thử (nguồn gốc, phương pháp chuẩn bị, số lượng, hình dạng, việc bảo quản trước khi thử, cỡ mẫu, nhiệt độ); thông tin về mẫu còn lưu lại gồm mọi quá trình bảo quản, xử lý và chuẩn bị đã thực hiện sao cho thu được mẫu chỉ khác nhau, nếu có, là do các biến quan tâm;
- số lượng người thử, số câu trả lời đúng và kết quả đánh giá thống kê (bao gồm các giá trị α, βpd được dùng trong phép thử);
- người thử: kinh nghiệm (trong phép thử cảm quan, với sản phẩm, với mẫu trong phép thử), tuổi, giới tính (xem hướng dẫn trong ISO 8586-1 và ISO 8586-2);
- bất kỳ thông tin và các khuyến cáo cụ thể đối với người thử có liên quan đến phép thử;
- môi trường thử (phương tiện thử đã sử dụng, việc giới thiệu mẫu đồng thời hay tuần tự, có thông báo nhận dạng của mẫu sau phép thử không, nếu có thì bằng cách nào);
- địa điểm, ngày thử và tên của chủ tịch hội đồng.
10 Độ chính xác và độ chệch
Do các kết quả của phép thử phân biệt cảm quan là hàm của sự nhạy cảm riêng lẻ, không thể đưa ra nhận định chung về độ tái lập của các kết quả có thể áp dụng cho tập hợp những người thử. Độ chính xác của một tập hợp người thử cụ thể tăng lên theo quy mô của hội đồng, theo sự huấn luyện và với sự tiếp xúc với sản phẩm.
Do sử dụng quy trình lựa chọn bắt buộc nên các kết quả thu được từ phương pháp này là không chệch, miễn là các yêu cầu trong Điều 7 được lưu ý đầy đủ.

PHỤ LỤC A


(quy định)
Các bảng
A.1 Các giá trị nêu trong Bảng A.1 là số câu trả lời đúng tối thiểu cần có để có kết quả có nghĩa ở mức rủi ro α được công bố (theo cột) đối với số người thử tương ứng là n (theo hàng). Giả định “không có khác biệt” bị bác bỏ nếu số câu trả lời đúng lớn hơn hoặc bằng giá trị trong Bảng A.1.

tải về 453.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương