TIÊu chuẩn việt nam tcvn 8860-1: 2011



tải về 0.59 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.59 Mb.
#2779
1   2   3   4   5   6   7

5 Cách tiến hành

5.1 Xếp chồng bộ sàng có thứ tự kích thước mắt sàng từ nhỏ đến lớn trên đáy sàng. Kích thước mắt sàng trên cùng lớn hơn cỡ hạt lớn nhất danh định Dmax của loại BTN thử nghiệm.

5.2 Đổ dần cốt liệu vào sàng trên cùng và tiến hành sàng. Có thể dùng máy sàng hoặc lắc bằng tay. Khi dùng máy sàng thì thời gian sàng theo quy định của từng loại máy. Khi sàng bằng tay thì thời điểm dừng sàng là khi sàng trong 1 min mà lượng lọt qua mỗi sàng không vượt quá 1 % khối lượng vật liệu trên sàng đó.

5.3 Lượng cốt liệu trên từng sàng khi kết thúc quá trình sàng không lớn lớn 7 kg/m2 tính trên diện tích mặt lưới sàng đối với sàng có mắt nhỏ hơn 4,75 mm. Đối với sàng có cỡ mắt lưới từ 4,75 mm trở lên, khối lượng cốt liệu trên sàng tính bằng kilôgam không lớn hơn 2,5 lần tích số giữa cỡ mắt sàng tính bằng milimét và diện tích lưới sàng tính bằng mét vuông. Khối lượng vật liệu tối đa trên sàng đối với một số khuôn sàng lưới mắt vuông thông dụng được quy định tại Bảng 3.



Bảng 3 - Khối lượng cốt liệu tối đa cho phép trên sàng tính bằng kilôgam

Kích thước mắt sàng mm

Đường kính của khuôn sàng

203mm

254mm

305mm

50

3,6

5,7

8,4

37,5

2,7

4,3

6,3

25,0

1,8

2,9

4,2

19,0

1,4

2,2

3,2

12,5

0,9

1,4

2,1

9,5

0,7

1,1

1,6

4,75

0,3

0,5

0,8

< 4,75

0,2

0,3

0,5

CHÚ THÍCH: Có thể khống chế hiện tượng quá tải trên các sàng cục bộ bằng các biện pháp sau:

- Bổ sung sàng có cỡ trung gian giữa sàng có khả năng quá tải và sàng có cỡ lớn hơn kế tiếp;

- Sử dụng bộ sàng kích cỡ lớn hơn hoặc chia mẫu thành các phần nhỏ, sàng các phần riêng rẽ, gộp khối lượng sót trên sàng cùng cỡ ở các lần sàng khác nhau trước khi tính tỷ lệ lượng sót trên sàng.

5.4 Cân lượng sót trên từng sàng và lượng lọt sàng 0,075 mm nằm trên khay đáy. Tổng khối lượng mẫu sau khi sàng không được sai khác quá 0,3 % so với khối lượng mẫu ban đầu.



6 Biểu thị kết quả

6.1 Lượng sót riêng trên từng sàng kích thước mắt sàng i (ai ), tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác đến 0,1 %, theo công thức:



trong đó:

mi là khối lượng phần còn lại trên sàng có kích thước mắt sàng i, tính bằng gam (g);

m là tổng khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g).

6.2 Lượng sót tích luỹ trên sàng kích thước mắt sàng i, là tổng lượng sót riêng trên các sàng có kích thước mắt sàng lớn hơn nó và lượng sót riêng bản thân nó. Lượng sót tích luỹ (Ai ), tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác tới 0,1 %, theo công thức:

Ai = ai +ai+1...an-1+an (2)

trong đó:

ai là lượng sót riêng trên sàng có kích thước mắt sàng i, tính bằng phần trăm khối lượng (%);

an là lượng sót riêng trên sàng có kích thước mắt sàng lớn nhất n, tính bằng phần trăm khối lượng (%).

7 Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần có các thông tin sau:

- Nguồn gốc mẫu;

- Loại BTN;

- Khối lượng mẫu;

- Lượng sót trên từng sàng, tính bằng gam;

- Lượng sót trên từng sàng, tính theo phần trăm khối lượng;

- Lượng sót tích luỹ trên từng sàng, tính theo phần trăm khối lượng;

- Người thí nghiệm và cơ sở thí nghiệm;

- Viện dẫn tiêu chuẩn này.



Phụ lục A

(Tham khảo)



Mẫu báo cáo kết quả thử nghiệm

TÊN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

Địa chỉ: Tel/Fax: Email:



KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM HÀM LƯỢNG NHỰA TRONG BÊ TÔNG NHỰA BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT SỬ DỤNG MÁY QUAY LI TÂM

1. Đơn vị yêu cầu :

2. Công trình :

3.Hạng mục: 4. Loại bé tỏng nhựa:

5. Nguồn gốc mẫu: 6. Mã số mẫu:

7. Ngày nhận mẫu: 8. Ngày thí nghiệm:

Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 8860-2 : 2011

10. Kết quả thí nghiệm:



ĐƯỜNG CONG PHỐI MẪU THÍ NGHIỆM



Kích cỡ mắt sàng(mm)

25

19

12.5

9.5

4.5

2.36

1.18

0.6

0.3

0.15

0.075

KL sót trên sàng (g)


































HL sót trên sàng (%)


































L- ợng lọt qua sàng (%)


































Yêu cầu kỹ thuật (%)

100

90

71

58

36

25

17

12

8

6

5

100

100

86

78

61

45

33

25

17

12

8




11. Ghi chú:

12. Những người thực hiện:



Người thí nghiêm: (Họ tên, chữ ký)

Người lập báo cáo: (Họ tên, chữ ký)

Người kiểm tra: (Họ tên, chữ ký)

Tư vấn giám sất: (Họ tên, chữ ký)



....ngày……tháng……năm…….

PHÒNG THÍ NGHIỆM LAS-XD ...

MỤC LỤC

1 Phạm vi áp dụng .....................................................................................................................

2 Nguyên tắc ...............................................................................................................................

3 Thiết bị, dụng cụ .....................................................................................................................

4 Chuẩn bị mẫu...........................................................................................................................

5 Cách tiến hành .........................................................................................................................

6 Biểu thị kết quả .......................................................................................................................

7 Báo cáo thử nghiệm.................................................................................................................

Phụ lục A (Tham khảo): Mẫu báo cáo kết quả thử nghiệm .....................................................

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA - TCVN 8860-4: 2011

BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 4: XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG LỚN NHẤT, KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA BÊ TÔNG NHỰA Ở TRẠNG THÁI RỜI



Asphalt Concrete – Test methods – Part 4: Determination of Maximum Specific Gravity and Density of loose Bituminous Paving Mixtures

Lời nói đầu

TCVN 8860-4 : 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 62-84 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8860-4 : 2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8860 : 2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử gồm mười hai phần:

- TCVN 8860-1 : 2011, Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall

- TCVN 8860-2 : 2011, Phần 2: Xác định hàm lượng nhựa bằng phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm

- TCVN 8860-3 : 2011, Phần 3: Xác định thành phần hạt

- TCVN 8860-4 : 2011, Phần 4: Xác định tỷ trọng lớn nhất, khối lượng riêng của bê tông nhựa ở trạng thái rời

- TCVN 8860-5 : 2011, Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của bê tông nhựa đã đầm nén

- TCVN 8860-6 : 2011, Phần 6: Xác định độ chảy nhựa

- TCVN 8860-7 : 2011, Phần 7: Xác định độ góc cạnh của cát

- TCVN 8860-8 : 2011, Phần 8: Xác định hệ số độ chặt lu lèn

- TCVN 8860-9 : 2011, Phần 9: Xác định độ rỗng dư

- TCVN 8860-10 : 2011, Phần 10: Xác định độ rỗng cốt liệu

- TCVN 8860-11 : 2011, Phần 11: Xác định độ rỗng lấp đầy nhựa

- TCVN 8860-12 : 2011, Phần 12: Xác định độ ổn định còn lại của bê tông nhựa
BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 4: XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG LỚN NHẤT, KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA BÊ TÔNG NHỰA Ở TRẠNG THÁI RỜI

Asphalt Concrete – Test methods – Part 4: Determination of Maximum Specific Gravity and Density of loose Bituminous Paving Mixtures

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tỷ trọng lớn nhất, khối lượng riêng của bê tông nhựa (BTN) ở trạng thái rời ở nhiệt độ 25 oC.

1.2 Tỷ trọng lớn nhất BTN được sử dụng để tính độ rỗng dư của BTN đã đầm nén.

2 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:



2.1 Tỷ trọng lớn nhất (Maximum Specific Gravity) của BTN ở trạng thái rời là tỷ số giữa khối lượng của BTN nhiệt độ 25 oC so với khối lượng nước có cùng thể tích ở cùng nhiệt độ.

2.2 Khối lượng riêng (Density) của BTN là khối lượng của một đơn vị thể tích BTN không chứa lỗ rỗng ở nhiệt độ 25 oC.

3 Nguyên tắc

Mẫu BTN được sấy khô, làm tơi và đưa vào bình đựng và cân trừ bì để xác định khối lượng. Đổ nước có nhiệt độ 25 oC  1 oC ngập mẫu trong bình, dùng máy hút chân không để hút không khí bị kẹt trong lỗ rỗng của mẫu BTN trong khoảng thời gian 15 min  2 min ở áp suất dưới 30 mmHg. Xác định khối lượng nước ứng với phần thể tích mẫu BTN chiếm chỗ ở 25 oC. Tính toán để xác định tỷ trọng lớn nhất và khối lượng lượng riêng của BTN.



4 Thiết bị, dụng cụ

4.1 Bình đựng mẫu: Bình đựng mẫu có khả năng chịu được áp suất chân không hoàn toàn và có các phụ tùng kèm theo để duy trì áp suất chân không trong quá trình thí nghiệm (Hình 1). Đầu ống hút chân không thông với bình đựng mẫu có lưới lọc 0,075 mm.



Hình 1 - Sơ đồ bố trí dụng cụ thử nghiệm khối lượng riêng của BTN

4.2 Thể tích bình đựng mẫu sử dụng phụ thuộc vào lượng mẫu nghiệm, thể tích mẫu nghiệm chiếm khoảng từ 0,3 đến 0,5 thể tích bình chứa.

4.3 Cân: cân có khả năng cân được khối lượng toàn bộ mẫu với độ chính xác 0,1 %.

4.4 Máy hút chân không: có khả năng tạo áp suất còn lại trong bình đựng mẫu thấp hơn 30 mmHg.

4.5 Bình lọc hơi nước: Sử dụng 03 bình thót cổ có thể tích không dưới 1000 mL nối kết giữa bình đựng mẫu và bơm hút chân không để hạn chế hơi nước thâm nhập vào máy hút chân không.

4.6 Áp kế được gắn với bình đựng mẫu để đo áp suất trong bình đựng mẫu.

4.7 Chân không kế: được lắp tại đầu ống hút chân không nối với máy hút để kiểm tra lại giá trị áp suất đọc tại áp kế gắn trực tiếp vào bình đựng mẫu.

4.8 Nhiệt kế: có độ chính xác là 1 oC.

4.9 Tủ sấy có khả năng điều chỉnh nhiệt độ với độ chính xác tối thiểu là 5 oC, có thể duy trì nhiệt độ sấy tới 135 oC.

4.10 Khay để sấy mẫu và làm tơi mẫu.

4.11 Giẻ lau mềm, khô, thấm nước.

5 Chuẩn bị mẫu

5.1 Khối lượng mẫu thử tối thiểu được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1- Khối lượng mẫu tối thiểu



Cỡ hạt cốt liệu lớn nhất danh định (Dmax)

mm


Khối lượng mẫu tối thiểu

g


37,5

6000

25,0

4000

19,0

2500

12,5

2000

9,5

1000

4,75

500

5.2 Nếu khối lượng mẫu lớn hơn sức chứa của bình đựng mẫu thì phải chia mẫu làm nhiều phần có khối lượng xấp xỉ nhau và tiến hành thử nghiệm trên từng phần. Khối lượng riêng của BTN đối với toàn bộ mẫu là giá trị trung bình của các lần thử nghiệm trên các phần mẫu riêng biệt.

6 Cách tiến hành

6.1 Sấy khô mẫu trong tủ sấy đến khối lượng không đổi (chênh lệch khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp cách nhau 0,5 giờ không chênh quá 0,1 % khối lượng lần cân sau). Đối với hỗn hợp chế bị trong phòng thử nghiệm, sấy trong tủ tại nhiệt độ 135 oC  5 oC trong vòng ít nhất 2 giờ. Đối với mẫu BTN sản xuất tại trạm trộn, sấy khô mẫu ở nhiệt độ 105 oC  5 oC.

6.2 Làm tơi mẫu BTN bằng tay. Trong quá trình làm tơi mẫu không làm cho các hạt cốt liệu bị vỡ, các hạt mịn vón lại có kích cỡ không quá 6,3 mm.

6.3 Cho mẫu vào bình đựng, cân trừ bì để xác định khối lượng mẫu BTN thử nghiệm, ký hiệu khối lượng này là (A).

6.4 Đổ nước có nhiệt độ xấp xỉ 25 oC vào bình đựng mẫu cho đến khi ngập hết mẫu trong bình.

6.5 Hút dần không khí ra khỏi bình đựng mẫu đến khi áp suất đạt mức thấp hơn 30 mmHg (tốt nhất là đạt mức 0 mmHg). Duy trì áp suất thấp trong thời gian 15 min  2 min. Lắc bình chứa mẫu liên tục bằng thiết bị cơ khí hoặc lắc bằng tay với chu kỳ 2 min/lần. Bình đựng mẫu được đặt trên các bề mặt đàn hồi như cao su trong quá trình lắc mẫu để tránh các va đập mạnh trong quá trình hút chân không.

CHÚ THÍCH 1: Có thể sử dụng từ 5 mL đến 10 mL dung dịch thấm ướt Aerosol OT nồng độ 5.10-5 % nhỏ vào nước trong bình đựng mẫu để hỗ trợ quá trình loại bỏ không khí trong mẫu BTN khi hút chân không.



6.6 Khi hết thời gian hút chân không, mở van cho không khí quay lại bình đựng mẫu với tốc độ tăng áp không quá 60 mmHg/s. Xác định khối lượng nước do mẫu BTN chiếm chỗ bằng một trong hai cách sau:

6.6.1 Cân trong không khí: Đổ nước đầy bình đựng mẫu và điều chỉnh nhiệt độ nước trong bình trong khoảng 25 oC 1 oC, cân xác định khối lượng trong khoảng thời gian 10 min 1 min sau khi kết thúc quá trình hút chân không. Ký hiệu khối lượng bình đầy nước có chứa mẫu BTN là (E).

6.6.2 Cân trong nước: Treo ngập bình chứa mẫu trong nước ở nhiệt độ 25 oC  1 oC, cân xác định khối lượng bình chứa mẫu trong nước sau thời gian ngâm mẫu 10 min  1 min, đổ toàn bộ mẫu ra và nhanh chóng cân khối lượng bình rỗng trong nước, xác định mức chênh khối lượng giữa hai lần cân là khối lượng mẫu cân trong nước ký hiệu là (C)

6.7 Trường hợp hỗn hợp BTN có chứa cốt liệu rỗng có độ hút nước lớn, cần kiểm tra BTN có hút nước trong quá trình thí nghiệm hay không bằng cách đập vỡ vài hạt cốt liệu lớn sau quá trình hút chân không và quan sát trạng thái khô ẩm trên mặt vỡ của hạt cốt liệu. Nếu hiện tượng hút nước xảy ra, tiến hành làm khô gió bề mặt mẫu bằng quạt điện cho đến khi chênh khối lượng giữa hai lần cân mẫu cách nhau 15 min không lớn hơn 0,05%, khi đó mẫu được coi là ở trạng thái khô gió bề mặt. Cân xác định khối lượng mẫu khô gió bề mặt, ký hiệu khối lượng này là (M)

7 Biểu thị kết quả

7.1 Trường hợp cân trong không khí

7.1.1 Đối với mẫu BTN không hút nước, tỷ trọng lớn nhất của BTN ở trạng thái rời (Gmm) ở nhiệt độ 25 oC, không thứ nguyên, chính xác đến 3 chữ số thập phân,, theo công thức sau:

(1)

trong đó:

A là khối lượng mẫu BTN khô, tính bằng gam (g);

D là khối lượng bình không chứa mẫu đổ đầy nước ở 25 oC, tính bằng gam (g);

E là khối lượng bình có chứa mẫu đổ đầy nước ở 25 oC, tính bằng gam (g).

7.1.2 Đối với mẫu hút nước, tỷ trọng lớn nhất của BTN ở trạng thái rời (Gmm) ở nhiệt độ 25 oC, không thứ nguyên, chính xác đến 3 chữ số thập phân,, theo công thức sau:

(2)

trong đó:

A là khối lượng mẫu BTN khô, tính bằng gam (g);

D là khối lượng bình không chứa mẫu đổ đầy nước ở 25 oC, tính bằng gam (g);

M là khối lượng mẫu BTN ở trạng thái khô gió bề mặt, tính bằng gam (g);

7.2 Trường hợp cân trong nước

7.2.1 Đối với mẫu BTN không hút nước, tỷ trọng lớn nhất của BTN ở trạng thái rời (Gmm) ở nhiệt độ 25 oC, không thứ nguyên, chính xác đến 3 chữ số thập phân, theo công thức sau:

(3)

trong đó:

A là khối lượng mẫu BTN khô, tính bằng gam (g);

C là khối lượng mẫu cân trong nước ở 25 oC, tính bằng gam (g);



7.2.2 Trong trường hợp BTN hút nước, tỷ trọng lớn nhất của BTN ở trạng thái rời (Gmm) ở nhiệt độ 25 oC, không thứ nguyên, chính xác đến 3 chữ số thập phân,, theo công thức sau:

(4)

trong đó:

A là khối lượng mẫu BTN khô, tính bằng gam (g);

M là khối lượng mẫu BTN ở trạng thái khô gió bề mặt, tính bằng gam (g);

C là khối lượng mẫu cân trong nước ở 25 oC, tính bằng gam (g);

E là khối lượng bình có chứa mẫu đổ đầy nước ở 25 oC, tính bằng gam (g);



7.3 Kết quả thử tỷ trọng lớn nhất của BTN ở trang thái rời là giá trị trung bình cộng số học của kết quả của hai mẫu thử. Nếu kết quả giữa hai mẫu chênh nhau lớn hơn 0,011 g/cm3 cần tiến hành thử lại với mẫu thứ ba.

Kết quả thử là trung bình cộng của hai giá trị gần nhau nhất.




tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương