TIÊu chuẩn việt nam tcvn 8860-1: 2011


BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 8: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ ĐỘ CHẶT LU LÈN



tải về 0.59 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.59 Mb.
#2779
1   2   3   4   5   6   7

BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 8: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ ĐỘ CHẶT LU LÈN

Asphalt Concrete – Test methods – Part 8: Determination of Compaction Coefficient

1 Phạm vi áp dụng

Độ chặt lu lèn của bê tông nhựa (BTN) là một trong các chỉ tiêu phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng lu lèn trong quá trình thi công và kiểm tra nghiệm thu mặt đường BTN .



2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 8860-1 : 2011, Bê tông nhựa - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall.

TCVN 8860-5 : 2011, Bê tông nhựa - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của bê tông nhựa đã đầm nén.



3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

Hệ số độ chặt lu lèn (Compaction Coefficient)

Chỉ tiêu phản ánh mức độ lu lèn BTN tại hiện trường. Hệ số độ chặt lu lèn là tỷ lệ phần trăm của khối lượng thể tích BTN được đầm nén trên hiện trường bởi các thiết bị thi công so với khối lượng thể tích của BTN được đầm nén theo phương pháp Marshall tại phòng thí nghiệm.



4 Xác định hệ số độ chặt lu lèn

4.1 Độ chặt lu lèn của bê tông nhựa, ký hiệu là K, tính bằng phần trăm, chính xác tới 0,1%, được xác định theo công thức:

trong đó:

mbHT là khối lượng thể tích của BTN đã đầm nén hiện trường, tính bằng gam trên centimét khối (g/cm3);

mb là khối lượng thể tích của BTN đầm nén theo phương pháp Marshall, tính bằng gam trên centimét khối (g/cm3).



4.2 Xác định khối lượng thể tích của BTN đã đầm nén hiện trường (HT )

4.2.1 Tại vị trí mặt đường BTN đã lu lèn cần xác định độ chặt lu lèn (K), tiến hành khoan mẫu BTN theo 3.3.4,

4.2.2 Xác định khối lượng thể tích của của BTN đã đầm nén hiện trường (mbHT) theo quy định tại TCVN 8860-5:2011

4.3 Xác định khối lượng thể tích của BTN đầm nén trong phòng thử nghiệm (mb) theo quy định tại

4.3.1 Khối lượng thể tích của BTN đầm nén trong phòng thử nghiệm (mb) xác định bằng giá trị khối lượng thể tích mẫu đúc Marshall tại trạm trộn bê tông nhựa tương ứng với ca thi công có chứa lý trình kiểm tra theo TCVN 8860-5 : 2011.

4.3.2 Trường hợp không có số liệu theo 4.3.1, tiến hành các bước sau:

- Lấy mẫu BTN mặt đường từ các lý trình tương ứng;

- Làm tơi mẫu BTN, đúc chế bị 03 mẫu Marshall theo 3.3.3, TCVN 8860-1: 2011;

- Xác định khối lượng thể tích của BTN trên các mẫu đúc Marshall theo quy định tại quy định tại TCVN 8860-5: 2011.



MỤC LỤC

1

Phạm vi áp dụng .....................................................................................................................

2

Tài liệu viện dẫn ......................................................................................................................

3

Thuật ngữ và định nghĩa .........................................................................................................

4

Xác định hệ số độ chặt lu lèn ..................................................................................................

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA - TCVN 8860-9 : 2011

BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 9: XÁC ĐỊNH ĐỘ RỖNG DƯ



Asphalt Concrete – Test methods – Part 9: Determination of Air Voids

Lời nói đầu

TCVN 8860-9 : 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 62-84 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8860-9 : 2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8860 : 2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử gồm mười hai phần:

- TCVN 8860-1 : 2011, Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall

- TCVN 8860-2 : 2011, Phần 2: Xác định hàm lượng nhựa bằng phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm

- TCVN 8860-3 : 2011, Phần 3: Xác định thành phần hạt

- TCVN 8860-4 : 2011, Phần 4: Xác định tỷ trọng lớn nhất, khối lượng riêng của bê tông nhựa ở trạng thái rời

- TCVN 8860-5 : 2011, Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của bê tông nhựa đã đầm nén

- TCVN 8860-6 : 2011, Phần 6: Xác định độ chảy nhựa

- TCVN 8860-7 : 2011, Phần 7: Xác định độ góc cạnh của cát

- TCVN 8860-8 : 2011, Phần 8: Xác định hệ số độ chặt lu lèn

- TCVN 8860-9 : 2011, Phần 9: Xác định độ rỗng dư

- TCVN 8860-10 : 2011, Phần 10: Xác định độ rỗng cốt liệu

- TCVN 8860-11 : 2011, Phần 11: Xác định độ rỗng lấp đầy nhựa

- TCVN 8860-12 : 2011, Phần 12: Xác định độ ổn định còn lại của bê tông nhựa


BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 9: XÁC ĐỊNH ĐỘ RỖNG DƯ

Asphalt Concrete – Test methods – Part 9: Determination of Air Voids

1 Phạm vi áp dụng

Độ rỗng dư của bê tông nhựa (BTN) đã đầm nén là một trong các chỉ tiêu phục vụ cho việc thiết kế hỗn hợp BTN, kiểm tra nghiệm thu mặt đường BTN .



2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 8860-4 : 2011, Bê tông nhựa - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định tỷ trọng lớn nhất, khối lượng riêng của bê tông nhựa ở trạng thái rời.

TCVN 8860-5 : 2011, Bê tông nhựa - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của bê tông nhựa đã đầm nén.



3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:



Độ rỗng dư (Air Voids)

Tổng thể tích của các lỗ rỗng chứa không khí giữa các hạt cốt liệu bọc nhựa trong hỗn hợp BTN đã đầm nén. Độ rỗng dư được biểu thị bằng phần trăm (%) của thể tích mẫu hỗn hợp BTN đã đầm nén.



4 Xác định độ rỗng dư

Độ rỗng dư của BTN, ký hiệu là Va, tính bằng phần trăm (%), chính xác tới 0,1 %, được xác định theo công thức sau:



(1)

trong đó:

Gmm là tỷ trọng lớn nhất của BTN ở trạng thái rời, không thứ nguyên;

Gmb là tỷ trọng khối của BTN đã đầm nén, không thứ nguyên.



5 Xác định độ rỗng dư phục vụ công tác thiết kế hỗn hợp BTN

5.1 Khi thiết kế hỗn hợp BTN, để tìm ra hàm lượng nhựa tối ưu, thường phải xác định 5 giá trị độ rỗng dư tương ứng với 5 tổ mẫu BTN (mỗi tổ 3 mẫu) có 5 hàm lượng nhựa khác nhau.

5.2 Tỷ trọng khối của BTN đã đầm nén (Gmb) được xác định trên các mẫu đúc Marshall ứng với từng hàm lượng nhựa, theo quy định tại TCVN 8860-5 : 2011;

5.3 Tỷ trọng lớn nhất của BTN ở trạng thái rời (Gmm) có thể xác định theo hai cách:

5.3.1 Cách thứ nhất: xác định theo TCVN 8860-4 : 2011 trên từng mẫu BTN ứng với từng hàm lượng nhựa khác nhau.

5.3.2 Cách thứ hai: xác định theo TCVN 8860-4: 2011 đối với mẫu BTN có hàm lượng nhựa dự đoán sát với hàm lượng nhựa tối ưu. Sau đó, ứng với các hàm lượng nhựa khác, tính tỷ trọng lớn nhất của BTN ở trạng thái rời (Gmm) theo công thức sau:

(2)

trong đó:

Pmm là phần trăm khối lượng của tổng hỗn hợp, Pmm =100 %;

Ps là phần trăm khối lượng cốt liệu trong tổng hỗn hợp, %;

Pb là phần trăm khối lượng nhựa trong tổng hỗn hợp, %;

Gse là tỷ trọng riêng có hiệu của cốt liệu, không thứ nguyên, là hằng số với cùng một loại cốt liệu

Gb là tỷ trọng riêng của nhựa đường, không thứ nguyên.

CHÚ THÍCH: Tỷ trọng lớn nhất của BTN ở trạng thái rời (Gmm) xác định theo quy định tại TCVN 8860-4: 2011 thường cho kết quả chính xác nhất khi hàm lượng nhựa sử dụng gần sát với hàm lượng nhựa tối ưu. Sau khi xác định được tỷ trọng lớn nhất của BTN ở trạng thái rời ứng với hàm lượng nhựa dự đoán sát với hàm lượng nhựa tối ưu, dựa vào công thức (2) xác định Gse làm cơ sở để tính Gmm đối với mẫu BTN sử dụng hàm lượng nhựa khác.



6 Xác định độ rỗng dƣ phục vụ công tác kiểm tra nghiệm thu

6.1 Xác định tỷ trọng khối của BTN (Gmb): Tại vị trí mặt đường BTN đã lu lèn, cần xác định độ rỗng dư, tiến hành khoan mẫu BTN theo 3.3.4, TCVN 8860-1 : 2011. Tỷ trọng khối của BTN đã đầm nén xác định theo TCVN 8860-5 : 2011.

6.2 Xác định tỷ trọng lớn nhất của BTN ở trạng thái rời (Gmm): là giá trị tỷ trọng lớn nhất của BTN ở trạng thái rời được xác định trên mẫu BTN lấy tại trạm trộn bê tông nhựa tương ứng với ca thi công có chứa lý trình kiểm tra theo TCVN 8860-4 : 2011.

6.3 Trường hợp không có số liệu như quy định tại 6.2:

- Lấy mẫu BTN mặt đường từ các lý trình tương ứng;

- Xác định tỷ trọng lớn nhất của BTN ở trạng thái rời (Gmm) theo TCVN 8860-4 : 2011.

MỤC LỤC

1

Phạm vi áp dụng .....................................................................................................................

2

Tài liệu viện dẫn ......................................................................................................................

3

Thuật ngữ và định nghĩa .........................................................................................................

4

Xác định độ rỗng dư ................................................................................................................

5

Xác định độ rỗng dư phục vụ công tác thiết kế hỗn hợp BTN ................................................

6

Xác định độ rỗng dư phục vụ công tác kiểm tra nghiệm thu ..................................................

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8860-10 : 2011

BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 10: XÁC ĐỊNH ĐỘ RỖNG CỐT LIỆU



Asphalt Concrete – Test methods – Part 10: Determination of Voids in Mineral Aggregate

Lời nói đầu

TCVN 8860-10 : 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 62-84 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8860-10 : 2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8860 : 2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử gồm mười hai phần:

- TCVN 8860-1 : 2011, Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall

- TCVN 8860-2 : 2011, Phần 2: Xác định hàm lượng nhựa bằng phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm

- TCVN 8860-3 : 2011, Phần 3: Xác định thành phần hạt

- TCVN 8860-4 : 2011, Phần 4: Xác định tỷ trọng lớn nhất, khối lượng riêng của bê tông nhựa ở trạng thái rời

- TCVN 8860-5 : 2011, Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của bê tông nhựa đã đầm nén

- TCVN 8860-6 : 2011, Phần 6: Xác định độ chảy nhựa

- TCVN 8860-7 : 2011, Phần 7: Xác định độ góc cạnh của cát

- TCVN 8860-8 : 2011, Phần 8: Xác định hệ số độ chặt lu lèn

- TCVN 8860-9 : 2011, Phần 9: Xác định độ rỗng dư

- TCVN 8860-10 : 2011, Phần 10: Xác định độ rỗng cốt liệu

- TCVN 8860-11 : 2011, Phần 11: Xác định độ rỗng lấp đầy nhựa

- TCVN 8860-12 : 2011, Phần 12: Xác định độ ổn định còn lại của bê tông nhựa


BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 10: XÁC ĐỊNH ĐỘ RỖNG CỐT LIỆU

Asphalt Concrete - Test methods - Part 10: Determination of Voids in Mineral Aggregate

1 Phạm vi áp dụng

Độ rỗng cốt liệu được sử dụng trong tính toán thiết kế và kiểm soát chất lượng bê tông nhựa (BTN).



2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 4195-95, Phương pháp thử nghiệm xác định khối lượng riêng của đất trong phòng thử nghiệm.

TCVN 8860-1:2011, Bê tông nhựa – Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall.

TCVN 8860-5:2011, Bê tông nhựa – Phương pháp thử - Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của bê tông nhựa đã đầm nén.

AASHTO T85, Standard Method of Test for Specific Gravity and Absorption of Coarse Aggregate (Phương pháp xác định tỷ trọng và độ hút nước của cốt liệu thô).

AASHTO T84, Standard Method of Test for Specific Gravity and Absorption of Fine Aggregate (Phương pháp xác định tỷ trọng và độ hút nước của cốt liệu nhỏ).

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:



Độ rỗng cốt liệu (Voids in Mineral Aggregate)

Khoảng trống giữa các hạt cốt liệu trong hỗn hợp BTN đã đầm nén, được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) tổng thể tích mẫu.



4 Xác định độ rỗng cốt liệu

4.1 Độ rỗng cốt liệu của bê tông nhựa (VMA), tính bằng tỷ lệ phần trăm, chính xác tới 0,1 %, theo công thức:

(1)

trong đó:

Ps là hàm lượng cốt liệu, tính theo khối lượng hỗn hợp BTN, %;

Gmb là tỷ trọng khối của mẫu BTN đã đầm nén, không thứ nguyên;

Gsb là tỷ trọng của hỗn hợp cốt liệu, không thứ nguyên.

4.2 Xác định tỷ trọng khối của mẫu BTN đã đầm nén (Gmb): theo TCVN 8860-5 : 2011

Với mỗi hàm lượng nhựa, đúc 3 mẫu Marshall theo TCVN 8860-1 : 2011. Xác định tỷ trọng khối của BTN theo quy định tại TCVN 8860-5 : 2011.



4.3 Xác định tỷ trọng của hỗn hợp cốt liệu

Hỗn hợp cốt liệu sử dụng làm BTN bao gồm các loại cốt liệu thô (đá dăm), cốt liệ u nhỏ (cát), bột khoáng có tỷ lệ phối trộn đã xác định. Tỷ trọng khối của hỗn hợp cốt liệu ( sb) được tính theo công thức sau:



trong đó:

P1, P2,.., Pn là tỷ lệ % của các loại cốt liệu, bột khoáng có trong hỗn hợp cốt liệu;

G1, G2,.., Gn là tỷ trọng của từng loại cốt liệu: đá dăm, cát, bột khoáng có trong hỗn hợp cốt liệu, tính bằng gam trên centimét khối (g/cm3). Tỷ trọng của đá dăm được xác định theo AASHTO T 85, tỷ trọng của cát được xác định theo định theo AASHTO T 84, tỷ trọng của bột khoáng được xác định theo TCVN 4195-95.


MỤC LỤC

1

Phạm vi áp dụng .....................................................................................................................

2

Tài liệu viện dẫn .....................................................................................................................

3

Thuật ngữ và định nghĩa ........................................................................................................

4

Xác định độ rỗng cốt liệu .........................................................................................................


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA - TCVN 8860-11: 2011

BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 11: XÁC ĐỊNH ĐỘ RỖNG LẤP ĐẦY NHỰA



Asphalt Concrete – Test methods – Part 11: Determination of Voids filled with asphalt

Lời nói đầu

TCVN 8860-11 : 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 62-84 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8860-11 : 2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8860 : 2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử gồm mười hai phần:

- TCVN 8860-1 : 2011, Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall

- TCVN 8860-2 : 2011, Phần 2: Xác định hàm lượng nhựa bằng phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm

- TCVN 8860-3 : 2011, Phần 3: Xác định thành phần hạt

- TCVN 8860-4 : 2011, Phần 4: Xác định tỷ trọng lớn nhất, khối lượng riêng của bê tông nhựa ở trạng thái rời

- TCVN 8860-5 : 2011, Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của bê tông nhựa đã đầm nén

- TCVN 8860-6 : 2011, Phần 6: Xác định độ chảy nhựa

- TCVN 8860-7 : 2011, Phần 7: Xác định độ góc cạnh của cát

- TCVN 8860-8 : 2011, Phần 8: Xác định hệ số độ chặt lu lèn

- TCVN 8860-9 : 2011, Phần 9: Xác định độ rỗng dư

- TCVN 8860-10 : 2011, Phần 10: Xác định độ rỗng cốt liệu

- TCVN 8860-11 : 2011, Phần 11: Xác định độ rỗng lấp đầy nhựa

- TCVN 8860-12 : 2011, Phần 12: Xác định độ ổn định còn lại của bê tông nhựa


BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 11: XÁC ĐỊNH ĐỘ RỖNG LẤP ĐẦY NHỰA

Asphalt Concrete - Test methods - Part 11: Determination of Voids filled with asphalt

1 Phạm vi áp dụng

Độ rỗng lấp đầy nhựa là một trong những chỉ tiêu phục vụ cho việc thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa (BTN).



2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 8860-9 : 2011, Bê tông nhựa - Phương pháp thử - Phần 9: Xác định độ rỗng dư.

TCVN 8860-10 : 2011, Bê tông nhựa - Phương pháp thử - Phần 10: Xác định độ rỗng cốt liệu.



3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:



Độ rỗng lấp đầy nhựa (Voids filled with asphalt)

Thể tích của khoảng trống giữa các hạt cốt liệu (VMA) của hỗn hợp BTN bị phần nhựa có hiệu chiếm chỗ.



4 Xác định tỷ lệ độ rỗng lấp đầy nhựa

Độ rỗng lấp đầy nhựa của bê tông nhựa (VFA), tính bằng phần trăm (%), chính xác tới 0,1 %, theo công thức:



trong đó:

VMA là độ rỗng cốt liệu của bê tông nhựa, tính bằng phần trăm (%), theo TCVN 8860-10 : 2011;

Va là độ rỗng dư của bê tông nhựa đã đầm nén, tính bằng phần trăm (%), theo TCVN 8860-9 :

2011.
MỤC LỤC

1

Phạm vi áp dụng .....................................................................................................................

2

Tài liệu viện dẫn .....................................................................................................................

3

Thuật ngữ và định nghĩa ........................................................................................................

4

Xác định độ rỗng lấp đầy nhựa ...............................................................................................


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8860-12 : 2011

BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 12: XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH CÒN LẠI CỦA BÊ TÔNG NHỰA



Asphalt Concrete – Test methods – Part 12: Determination of Remaining Stability

Lời nói đầu

TCVN 8860-12 : 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 62-84 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8860-12 : 2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8860 : 2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử gồm mười hai phần:

- TCVN 8860-1 : 2011, Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall

- TCVN 8860-2 : 2011, Phần 2: Xác định hàm lượng nhựa bằng phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm

- TCVN 8860-3 : 2011, Phần 3: Xác định thành phần hạt

- TCVN 8860-4 : 2011, Phần 4: Xác định tỷ trọng lớn nhất, khối lượng riêng của bê tông nhựa ở trạng thái rời

- TCVN 8860-5 : 2011, Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của bê tông nhựa đã đầm nén

- TCVN 8860-6 : 2011, Phần 6: Xác định độ chảy nhựa

- TCVN 8860-7 : 2011, Phần 7: Xác định độ góc cạnh của cát

- TCVN 8860-8 : 2011, Phần 8: Xác định hệ số độ chặt lu lèn

- TCVN 8860-9 : 2011, Phần 9: Xác định độ rỗng dư

- TCVN 8860-10 : 2011, Phần 10: Xác định độ rỗng cốt liệu

- TCVN 8860-11 : 2011, Phần 11: Xác định độ rỗng lấp đầy nhựa

- TCVN 8860-12 : 2011, Phần 12: Xác định độ ổn định còn lại của bê tông nhựa


BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 12: XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH CÒN LẠI CỦA BÊ TÔNG NHỰA

Asphalt Concrete – Test methods – Part 12: Determination of Remaining Stability

1 Phạm vi áp dụng

Độ ổn định còn lại của bê tông nhựa (BTN), là một trong những chỉ tiêu phục vụ cho việc thiết kế và kiểm soát chất lượng BTN, được dùng để đánh giá ảnh hưởng của nước đối với BTN.



2 Tài liệu viện dẫn

TCVN 8860-1 : 2011, Bê tông nhựa - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall..



3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:



Độ ổn định còn lại (Remaining Stability)

Chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của nước đối với độ ổn định Marshall của BTN .



3 Xác định độ ổn định còn lại

Độ ổn định còn lại của bê tông nhựa (R), tính bằng phần trăm (%), chính xác tới 1%, theo công thức:



trong đó:

S là độ ổn định Marshall của BTN khi ngâm mẫu trong bể ổn nhiệt ở 60 oC trong thời gian 40 min đối với mẫu Marshall tiêu chuẩn hoặc 60 min đối với mẫu Marshall cải tiến, xác định theo TCVN 8860-1 : 2011;

Sa là độ ổn định Marshall của BTN khi ngâm mẫu trong bể ổn nhiệt ở 60 oC trong thời gian 24 h, xác định theo TCVN 8860-1 : 2011.


MỤC LỤC

1 Phạm vi áp dụng .....................................................................................................................

2 Tài liệu viện dẫn ......................................................................................................................

3 Thuật ngữ và định nghĩa .........................................................................................................



4 Xác định độ ổn định còn lại......................................................................................................

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương