TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7973-7: 2013 iso 13232-7: 2005


Hình 1 - Các vật va chạm và trục



tải về 0.83 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu14.05.2018
Kích0.83 Mb.
#38352
1   2   3   4   5

Hình 1 - Các vật va chạm và trục được sử dụng trong phép thử các bộ phận

4.4. Xử lý dữ liệu

Các vấn đề sau phải áp dụng đối với xử lý dữ liệu sau thử nghiệm liên quan đến hình ảnh động ba chiều, phân tích chấn thương, phân tích rủi ro/ lợi ích, kiểu lỗi và phân tích tác động của các thiết bị bảo vệ khi va chạm được đề xuất.

4.4.1. Hình ảnh động ba chiều

Hình ảnh động ba chiều được dùng để hiển thị ở dạng đồ họa các chuyển động của mô tô, xe đối diện và thiết bị bảo vệ. Hình ảnh động sẽ chỉ hiển thị các bề mặt bộ phận cứng được mô hình hóa và/hoặc các phần tử hữu hạn trong hình dạng thích hợp của chúng liên quan đến các vị trí và hướng. Dấu hiệu bổ sung có thể được cung cấp để hỗ trợ sự so sánh giữa các phép thử vật lý và các mô phỏng. Chúng phải phù hợp với mục tiêu ảnh được dùng trong bất kỳ phép thử va chạm thực tế tương ứng nào, bao gồm những mục tiêu ảnh được định nghĩa trong 4.3 của TCVN 7973-4 (ISO 13232-4). Nếu có thêm các dấu hiệu thì chúng phải có màu sắc tương phản với bề mặt bộ phận cứng được mô hình hóa hoặc các phần tử hữu hạn và trạng thái này phải được tạo ra trước hình ảnh động tiếp theo.

Hình ảnh động chỉ được điều khiển theo trình tự thời gian của vị trí góc và đường như được mô tả trong 4.3. Khi sự so sánh được đưa ra bằng các đoạn băng thử nghiệm thực tế, hình ảnh động với cùng điểm nhìn và tiêu cự như máy quay chuyên dùng cho thử nghiệm thực tế (xem 4.6.2 của TCVN 7973-4 (ISO 13232-4).

Ảnh tĩnh của hình ảnh động từ góc quay của máy quay quan sát bên cạnh mô tô được chụp lại và được chứa trong tài liệu mô phỏng. Những ảnh này sẽ bao gồm vị trí của người nộm ở các thời điểm sau:

- Trước thời điểm mô tô và xe đối diện chạm nhau đầu tiên;

- Tại thời điểm đầu người nộm tiếp xúc với xe đối diện (nếu có);

- Tại thời điểm 0,25 s và 0,5 s sau thời điểm mô tô và xe đối diện chạm nhau đầu tiên.

4.4.2. Phân tích chấn thương

Có thể thực hiện việc đánh giá dữ liệu đầu ra mô phỏng trên máy tính để phân tích các chỉ số chấn thương và chi phí chấn thương. Nếu thực hiện phân tích như vậy phải sử dụng các quy định được mô tả trong TCVN 7973-5 (ISO 13232-5).



4.4.3. Phân tích rủi ro/lợi ích, kiểu lỗi và phân tích hiệu quả của các thiết b bảo vệ va chạm đề xuất

Phân tích rủi ro/lợi ích và/hoặc kiểu lỗi và phân tích hiệu quả của thiết bị được lắp trên mô tô để bảo vệ người lái khi va chạm phải được thực hiện bằng mô phỏng trên máy tính thông qua các điều kiện va chạm. Nếu kiểu lỗi và phân tích hiệu quả được thực hiện bằng mô phỏng trên máy tính thì phân tích đó phải sử dụng các phương pháp được mô tả trong 5.1. Nếu phân tích rủi ro/lợi ích thực hiện bằng mô phỏng trên máy tính thì phân tích đó phải sử dụng phương pháp mô tả trong 5.10 của TCVN 7973-5 (ISO 13232-5).

Nếu phân tích lợi ích/rủi ro và/hoặc phân tích hiệu quả và kiểu lỗi thực hiện bằng mô phỏng trên máy tính, chứng chỉ được bao gồm các cấu hình va chạm mà trong đó các lực và biến dạng được mô phỏng của các bộ phận được liệt kê trong Bảng 1 và Bảng 2 thỏa mãn các tiêu chí sau:

- đối với tất cả các bộ phận dễ gẫy, các lực mô phỏng lớn nhất được quy định trong 4.3 không được bằng hoặc lớn hơn các lực lớn nhất đo được trong các phép thử tương ứng trong phòng thử nghiệm được quy định trong 4.5.1 và 4.5.2;

- đối với các bộ phận còn lại, các lực hoặc biến dạng mô phỏng lớn nhất được quy định trong 4.3 không được bằng hoặc lớn hơn lực lớn nhất hoặc độ lệch lớn nhất tương ứng đo được trong các phép thử trong phòng thử nghiệm theo quy định trong 4.5.1 và 4.5.2.

Nếu trong bất cứ một cấu hình va chạm được mô phỏng nào, các lực đo được hoặc độ lệch xảy ra giữa các phần liệt kê trong Bảng 1 và Bảng 2 bị vượt quá, cấu hình va chạm này chỉ có thể nằm trong các phân tích nếu các thí nghiệm bổ sung và các hiệu chỉnh mô phỏng được thực hiện trên các phần đã xác định đó. Mỗi thí nghiệm bổ sung và hiệu chỉnh mô phỏng phải sử dụng tốc độ ban đầu tương ứng với tốc độ va chạm tương đối lớn nhất của các phần riêng được quan sát trong cấu hình va chạm mô phỏng.

4.5. Hiệu chỉnh mô phỏng

Mô phỏng phải được hiệu chỉnh ít nhất với các phép thử dưới đây, và các kết quả hiệu chỉnh phải được ghi thành tài liệu theo TCVN 7973-8 (ISO 13232-8).



4.5.1. Hiệu chỉnh phép thử bộ phận trong phòng thử

Mô phỏng phải được sử dụng để tính toán các đặc tính của người nộm, xe đối diện, mô tô được liệt kê tương ứng trong Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3, theo các phương pháp được quy định trong 5.2. Các kết quả phải được ghi vào tài liệu theo mẫu mô tả trong Phụ lục A và phù hợp với TCVN 7973-8 (ISO 13232-8).

Nếu đối với bất kỳ phép thử bộ phận nào trong phòng thử nghiệm, dữ liệu thử nghiệm được sử dụng như các giá trị thông số đầu vào của phép mô phỏng, thì chỉ các dữ liệu thử liên quan được ghi lại trong tài liệu mô phỏng (vì các giá trị thông số đầu vào bằng dữ liệu thử).

4.5.2. Thử động lực học mô tô trong phòng thử

Phải thực hiện một phép thử mô tô trong phòng thử và phép mô phỏng tương ứng để tính toán theo trình tự thời gian của mô tô, theo các phương pháp được quy định trong 5.3:

- dịch chuyển trục trước của mô tô;

- sự nén hệ thống treo trước;

- góc uốn càng xe;

- gia tốc theo trục x, y và z của mô tô (phía bên trái và bên phải của mô tô, gần trọng tâm nhất có thể);

- dịch chuyển theo trục x và z của trọng tâm mô tô;

- góc lắc dọc của mô tô;

- lực chặn.

4.5.3. Tương quan của phép thử va chạm với tỷ lệ kích thước thực

Đối với một mô tô được lắp hoặc không được lắp thiết bị bảo vệ người lái, phép mô phỏng phải tương quan với bất kỳ dữ liệu sẵn có, tương ứng với các phép thử nghiệm với tỷ lệ kích thước thực đã được thực hiện theo TCVN 7973 (ISO 13232). Phép mô phỏng phải được tiến hành với các điều kiện ban đầu giống như các điều kiện đã được sử dụng trong các phép thử nghiệm với tỷ lệ kích thước thực, các rằng buộc về mô hình và thông số được nêu trong 4.1 và 4.2, các đặc trưng phép thử bộ phận trong phòng thử được chỉ rõ trong 4.5.1 và các thông số của mô tô dùng trong phép thử động lực học trong phòng thử được chỉ ra trong 4.5.2. Trình tự thời gian yêu cầu phải được đưa ra phù hợp với 4.3. Với mối tương quan này, các kết quả phải được ghi lại như sau:

- Nếu có dữ liệu cho ít hơn 14 phép thử, thì phải vẽ các đồ thị so sánh tổng thể của phép thử với tỷ lệ kích thước thực tương ứng và thực hiện mô phỏng theo trình tự thời gian và quỹ đạo, theo mô tả dưới đây. Đối với mỗi phép thử với tỷ lệ kích thước thực được mô phỏng, phải lập bảng sự xuất hiện và/hoặc mức độ chấn thương đối với các phần tử dễ gẫy, theo mô tả trong 5.2.3 của TCVN 7973-4 (ISO 13232-4). Trong trường hợp này, không nên thực hiện phép phân tích tương quan thống kê.

- Nếu có dữ liệu cho 14 phép thử trở lên, thì phải thực hiện việc vẽ đồ thị so sánh tổng thể và lập bảng chấn thương nói trên, và ngoài ra phải phân tích tương quan thống kê các dữ liệu theo quy trình mô tả trong 5.4.



Bảng 3 - Các phép thử bộ phận người nộm trong phòng thử

Bộ phận

Vật hoặc bề mặt va chạm a

Kiểu thử

Các đặc trưng

Đầu đội mũ bảo hiểm

Đe phẳng

Động

lực zh đối với dịch chuyển zh

lực zh theo thời gian



Cánh tay

Mặt phẳng

Động

lực ximp đối với dịch chuyển ximp

lực ximp theo thời gian



Cẳng tay

Mặt phẳng

Động

lực ximp đối với dịch chuyển ximp

lực ximp theo thời gian



Ngực người nộm

Đầu thử va chạm ngực Hybrid III

Động

lực ximp đối với dịch chuyển ximp

lực ximp theo thời gian



Bụng

Hình trụ đường kính 25 mm

Tĩnh

lực zcyl đối với dịch chuyển zcyl

Khung xương chậu

Mặt phẳng

Động

lực ximp đối với dịch chuyển ximp

lực ximp theo thời gian



Ống chân trên

Hình trụ đường kính 70 mm

Động

lực zcyl, đối với dịch chuyển zcyl

lực xcyl theo thời gian



Đầu gối

Mặt phẳng

Động

lực ximp đối với dịch chuyển ximp

lực ximp theo thời gian



Cẳng chân

Hình trụ đường kính 70 mm

Động

lực zcyl đối với dịch chuyển zcyl

lực zcyl theo thời gian



Xoắn đầu gối người nộm

Xem 6.6 của TCVN 7973-3 (ISO 13232-3)

Tĩnh

lực zlleg đối với dịch chuyển z

Trệch đầu gối người nộm

Xem 6.6 của TCVN 7973-3 (ISO 13232-3)

Tĩnh

lực xlleg đối với dịch chuyển x

Uốn cổ về phía trước

Con lắc kiểm tra cổ Hybrid IIIb

Động

mô men uốn y đối với dịch chuyển y

mô men uốn y theo thời gian

Dịch chuyển z đối với dịch chuyển x

Dịch chuyển x theo thời gian

Gia tốc x theo thời gian

Dịch chuyển y theo thời gian



Ngửa cổ về phía sau

Con lắc kiểm tra cổ Hybrid IIIb

Động

mô men uốn y đối với dịch chuyển y

mô men uốn y theo thời gian

Dịch chuyển z đối với dịch chuyển x

Dịch chuyển x theo thời gian

Gia tốc x theo thời gian

Dịch chuyển y theo thời gian



Uốn cổ sang bên cạnh

Con lắc kiểm tra cổ Hybrid IIIb

Động

mô men uốn x đối với dịch chuyển X mô men uốn x theo thời gian

Dịch chuyển z đối với dịch chuyển y

Dịch chuyển y theo thời gian

Gia tốc y theo thời gian

Dịch chuyển x theo thời gian


Xoắn cổ

Xem 6.8 TCVN 7973-3 (ISO 13232-3)

Động

mô men z đối với dịch chuyển z

mô men z theo thời gian



a Xem Hình 1;

b Mô tả trong CFR 49 phần 572.

Tất cả các phép thử nghiệm với tỷ lệ kích thước thực sử dụng để mô phỏng tương ứng được chọn từ 200 cấu hình va chạm được nêu trong TCVN 7973-2 (ISO 13232-2) và mỗi phép thử (ngoại trừ các phép thử thứ hai trong mỗi cặp so sánh) phải có cấu hình va chạm khác nhau.

4.5.4. So sánh phép thử va chạm với tỷ lệ kích thước thực

Ngoài ra, mỗi biến số mô phỏng được liệt kê trong Bảng 4 phải được vẽ đồ thị bằng cách sử dụng các phương pháp trong TCVN 7973-4 (ISO 13232-4) và A.8.3 và B.6.3 của TCVN 7973-8 (ISO 13232-8) và bao hàm các biến số thử nghiệm với tỷ lệ kích thước thực tương ứng, trong khoảng thời gian từ khi mô tô và xe đối diện bắt đầu chạm nhau đến 0,010 s trước khi mũ bảo hiểm và xe đối diện chạm nhau, hoặc cho đến khi mũ bảo hiểm rời khỏi tầm nhìn, tùy theo điều kiện nào xảy ra sớm hơn. Các đồ thị phải được đưa vào tài liệu theo TCVN 7973-8 (ISO 13232-8). Ngoài ra, tính toán theo hệ số tương quan đối với mỗi biến trong Bảng 4:



trong đó:

C hệ số tương quan;

i chỉ số dưới dòng của mỗi điều kiện va chạm;



k chỉ số dưới dòng của mỗi bước thời gian;

di,k = ri,k - ;

giá trị trung bình của di,k (quá thời gian);

ri,k giá trị của biến số đối với phép thử thứ i tại bước thời gian k;



ri giá trị trung bình của biến ở phép thử thứ i (quá thời gian);

giá trị của biến thứ i tại bước thời gian k trong mô phỏng trên máy tính.

Các giá trị của phép thử nghiệm với tỷ lệ kích thước thực và mô phỏng trên máy tính phải được lấy mẫu tại các khoảng thời gian 0,001 s. Dữ liệu có thể được nội suy tuyến tính nếu cần thiết để đạt được khoảng thời gian lấy mẫu 0,001 s. Giá trị trung bình của tất cả các hệ số tương quan qua tất cả các phép thử và tất cả các biến trong Bảng 4 phải lớn hơn hoặc bằng 0,80. Giá trị của các hệ số tương quan phải được ghi lại trong tài liệu phù hợp với B.6.3.4.1 của TCVN 7973-8 (ISO 13232-8).



Ngoài ra, vai, hông, đầu gối và quỹ đạo mục tiêu mắt cá chân trong mặt phẳng dọc thẳng đứng ban đầu của dịch chuyển (theo phương x - z) của mô tô phải được vẽ mô phỏng và bao hàm dữ liệu thử nghiệm với tỷ lệ kích thước thực tương ứng đối với cạnh bên người nộm gần nhất với máy quay tốc độ cao quay cạnh bên mô tô và trong khoảng thời gian từ lần chạm mô tô/xe đối diện đầu tiên đến lần chạm mũ bảo hiểm/xe đối diện đầu tiên hoặc cho đến khi mũ bảo hiểm ra khỏi tầm quay, tùy theo điều kiện nào đến trước. Các đồ thị được lập văn bản theo TCVN 7973-8 (ISO 13232-8).

Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương