Tiết 45: thực hành đỌc hiểu tiếng việt lớp trẻ BÂy giờ (Thời lượng: 01 tiết) I. MỤc tiêU: Kiến thức



tải về 186.02 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu02.05.2024
Kích186.02 Kb.
#57457
1   2   3   4   5   6   7
Bài 4.1. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU- Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ

Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trả lời – HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá
- GV tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV chốt kiến thức.



I. Đọc – tìm hiểu chung
1. Tác giả
- PGS.TS Phạm Văn Tình sinh năm 1954 tại Nam Định, tổng thư kí hội Ngôn ngữ Việt Nam.
- Ông là tác giả của một loạt ấn phẩm về ngôn ngữ: Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt (NXB Khoa học Xã hội, 2002), Đi một ngày đàng (NXB Lao động, 2003), Tiếng Việt: Từ chữ đến nghĩa (NXB Từ điển Bách khoa, 2004), Tiếng Việt từ cuộc sống (NXB Trẻ, 2004), Người đẹp: Ăn làm sao, nói làm sao (NXB Trẻ, 2005), Luận chữ, luận nghĩa (NXB Văn hóa Thông tin, 2007), Tiếng Việt yêu thương (4 cuốn, NXB Kim Đồng, 2008), Tiếng Việt: Hành trình qua những ô chữ (NXB Tri thức, 2009), Giải nghĩa ca dao, thành ngữ, tục ngữ (NXB Kim Đồng, 2013)... (HS tự do liệt kê.).
- Dù dành nhiều tâm huyết với tiếng Việt, PGS.TS Phạm Văn Tình cũng nổi tiếng với tư tưởng hiện đại. Ông là người cổ vũ cho việc thay đổi ngôn ngữ theo thời đại, lắng nghe sự sáng tạo của giới trẻ.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ:
Đăng trên báo “phunuonline”, ngày 28/07/2020.
b. Văn bản
- Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ viết về vấn đề: hiện trạng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay.
- Đối tượng liên quan là giới trẻ.
* Đọc, giải từ khó
* Bố cục:
- Bài viết được triển khai qua 4 phần:
+ Phần 1 là đoạn sa pô, đặt vấn đề và tóm tắt nội dung chính.
+ Phần 2 là "Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả", nêu lên biểu hiện của việc viết tắt, viết phá cách, sai chính tả trong giới trẻ.
+ Phần 3 là "...đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ", phần này viết về giới trẻ sáng tạo ra những ngôn ngữ lệch chuẩn
+ Phần 4 là "Nên nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học?", phần này nêu lên quan niệm của người viết về sáng tạo ngôn ngữ.
- Các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài đều là những câu chuyện, thông tin lấy từ thực tế cuộc sống, những việc đã và đang xảy ra. 

* Cách đọc văn bản thông tin


+ Nhận diện những đặc điểm chung của văn bản (VD: nhan đề/tiêu đề, đề mục lớn, đề mục nhỏ, chủ thích,…)
+ Phát hiện mô hình cấu trúc của văn bản (VD: nguyên nhân – kết quả; vấn đề và giải pháp; liệt kê các chuỗi sự việc; lời chú thích,…)
+ Tìm hiểu thông tin chi tiết trong văn bản và đánh giá ý nghĩa của những thông tin đó với thực tiễn đời sống.
+ Phân tích, đánh giá tác dụng của phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tải thông tin đến người đọc.
+ Trong quá trình đọc hiểu, cần kết nối với hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống cá nhân và các hoạt động tra cứu khác để hỗ trợ việc tìm hiểu và vận dụng thông tin từ văn bản.


tải về 186.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương