Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội



tải về 0.79 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích0.79 Mb.
#37056
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Cụ bà Nguyễn Thị Hải



Thân Mẫu chị Dương Thị Xuân

Tạ thế lúc 13 giờ 15 phút chiều ngày 25 tháng 7 năm 2009

hưởng thọ 85 tuổi
          Cụ bà Nguyễn Thị Hải sinh năm 1925 nguyên trước kia là cán bộ viên chức ngành may mặc thuộc một doanh nghiệp của nhà nước ở Hà Nội đã nghỉ hưu hơn 30 năm nay. Cụ bà đã tạ thế hồi 13 giờ 15 phút chiều ngày 25 tháng 7 năm 2009 tại nhà riêng tại khu tập thể trường Trung cấp xây dựng Hà Nội thuộc địa phận bãi Nghĩa Dũng, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP - Hà Nội sau một thời gian lâm bệnh nặng, hưởng thọ 85 tuổi. Cụ Nguyễn Thị Hải có quê quán gốc ở xã Đắc Lực, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là thân mẫu của nữ nhà báo tự do Dương Thị Xuân trong Phong trào Dân chủ Việt Nam, chị Xuân đang giữ nhiệm vụ thư ký Ban Biên Tập của Tập San Tự Do Dân Chủ.
           Lễ truy điệu tại Nhà tang lễ thành phố số 125 phố Phùng Hưng, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hồi 17 giờ ngày 27 tháng 7 năm 2009. Lễ an táng hồi 19 giờ cùng ngày tại nghĩa trang Văn Điển, huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội.

         

Vậy chúng tôi kính báo và chân thành cám ơn tất cả các quý vị đã đến dự tang lễ hoặc gửi phúng viếng về việc Cụ bà Nguyễn Thị Hải qua đời để tiễn đưa hương hồn Cụ về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong lúc tang gia bối rối có gì sơ sót gia đình xin mọi người lượng thứ và thể tất.

 

Hà Nội ngày 28 tháng 7 năm 2009



 

Thay mặt Ban Biên Tập Tập San Tự do Dân Chủ kính báo


Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn

Kỷ Niệm 20 Năm Dỡ Bỏ Bức Màn Sắt

BBC


ungary ngày hôm nay làm lễ đánh dấu 20 năm ngày Bức màn Sắt của thời Chiến tranh Lạnh chính thức được dỡ bỏ ở Đông Âu.

20 năm trước, ngày 27/06/1989, ngoại trưởng của Hungary và Úc đã làm cử chỉ tháo dỡ mang tính biểu tượng - phần lớn hàng rào dây thép gai đã bị xóa bỏ trước đó nhưng theo cách phi chính thức.

Bức màn Sắt sụp đổ đã khơi mào cho làn sóng người dân Đông Đức sang Tây phương qua ngả Hungary, và cuối cùng dẫn tới sự sụp đổ của Bức tường Berlin.

Ngày hôm nay người dân Hungary ăn mừng vai trò của họ trong việc thống nhất châu Âu.

Nguyên thủ quốc gia và quan chức từ 30 nước đã có mặt ở thủ đô Budapest để đánh dấu sự kiện.

Tổng thống Đức Horst Koehler phát biểu tại phiên họp của Quốc hội Hungary:

"Nhân danh mọi người Đức, tôi muốn cảm ơn người dân Hungary vì sự dũng cảm và đoàn kết với người Đông Đức năm 1989."

Tổng thống Áo Heinz Fischer lại dùng dịp kỷ niệm để bày tỏ ủng hộ những người biểu tình ở Iran đang bị chính phủ đàn áp sau sự tái đắc cử tranh cãi của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad

Ông nói: "Người Iran cũng cần có quyền được lắng nghe và có bầu cử công bằng."

Các tổng thống Thụy Sĩ, Slovenia, thủ tướng Cộng hòa Czech, Latvia cùng một đoàn Quốc hội Mỹ cũng có mặt tại buổi lễ.

Bức màn sắt chia cắt Hungary - Áo dài khoảng 260 cây số được dựng lên năm 1949 để chặn những vụ vượt biên sang phương Tây.

Hôm 27/06/1989, ngoại trưởng Hungary Gyula Horn và người tương nhiệm Áo Alois Mock đã cắt đứt hàng rào thép gai chia cắt hai quốc gia.

Hai tháng sau, ngày 19/08, khoảng 600 công dân Đông Đức đã đào thoát sang Tây phương nhân một cuộc dã ngoại Picnic Toàn Âu ở biên giới Hungary - Áo.

Merkel bị Stasi tìm cách chiêu mộ


Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, kể rằng an ninh cộng sản Đông Đức cũ từng muốn tuyển mộ bà nhưng không thành.

Trong một cuộc nói chuyện trên truyền hình hôm thứ Ba 19/05/09, bà Merkel kể khi xin việc vào Đại học Bách khoa Ilmenau cơ quan mật vụ Stasi ngỏ lời nhận bà vào làm nhân viên cho họ.

Bà kể chi tiết rằng sau cuộc phỏng vấn xin việc ở đại học, người ta mời bà sang một phòng khác, nơi bà ngạc nhiên thấy một sĩ quan an ninh Stasi ngồi đó.

Nhưng bà Merkel đã viện lý do bà có tính hay nói nên dễ có thể kể chuyện cho bạn bè và không nhận lời đề nghị đó:

"Tôi nói ngay lập tức là đó không phải là thứ cho tôi."

Theo bà, vì im lặng là điều kiện tối thiểu để làm cho Stasi nên người ta để yên cho bà.

Sau cuộc phỏng vấn xảy ra hồi thập niên 70, bà không được nhận vào làm việc ở đại học nọ.
Bài học lịch sử

Trong cuộc nói chuyện trên truyền hình, bà cũng kể bằng khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, bà đã mở một lon bia uống mừng.

Hồi đầu tháng 5 năm nay, khi đến thăm một nhà tù cộng sản cũ ở Berlin bà nói "điều rất quan trọng là chúng ta không quên giai đoạn đó trong lịch sử Đông Đức".
Là lãnh đạo cấp quốc gia đầu tiên của Đức dẫn một tour thăm nhà tù ở khu Hohenschoenhausen nơi Stasi giam người một cách bí mật hồi Chiến tranh Lạnh, bà lên án chủ nghĩa cộng sản và nói: "Đây là ví dụ cho thấy sự tàn bạo vi phạm nhân phẩm của con người".

Nhà tù nay là một địa điểm tưởng niệm những người bị giam cầm, hành hạ thời Đông Đức.

Bà Merkel ca ngợi các nạn nhân của Stasi là "những người đã chứng tỏ lòng dũng cảm".

Sinh năm 1954 ở Hamburg trong một gia đình cha là mục sư nhưng bà Angela Merkel lớn lên ở Đông Đức và từng vào tổ chức đoàn viên thanh niên của Cộng hòa Dân chủ Đức.

Bà cũng từng suy nghĩ về chuyện có nên vượt biên sang Phương Tây hay không và có cơ hội làm việc ấy năm 1986 khi có khi thăm thân ở Hamburg.

Nhưng cuối cùng, bà kể vì cha mẹ ở Đông Đức và các mối ràng buộc gia đình, bạn bè, bà đã quyết định trở về.

Nhắc lại thời cộng sản Đông Đức, khi chế độ lập ra mạng lưới công an và chỉ điểm rộng khắp để kiểm soát dân, bà nói, "Cần phải giữ làm sao để họ không buộc mình phát điên".

Theo bà, cách tốt nhất là biết đùa như '"Mỗi lần vào quán bia thì đập tay vào chiếc đèn bàn và nói, nếu có microphone thì bật lên ngay nhé".

Những kinh nghiệm quá khứ thời cộng sản không ngăn cản bà trở thành một lãnh tụ của đảng Dân chủ Thiên Chúa Giáo Đức (CDU) thiên về phía hữu sau khi hai nước Đức thống nhất.

Tuy thế, điều này cũng khiến cho các đối thủ chính trị tìm cớ nói về bà.

Mới tuần trước, ông Oskar Lafontaine, lãnh đạo phái tả Đức nói bà Merkel từng "thuộc về nhóm chiến binh dự bị của đảng cộng sản".

Bà Merkel bác bỏ cách nhìn đó và cho rằng:

"Cách thảo luận chia đen và trắng như thế không giúp chúng ta tiến về phía trước".

Bảo vệ các cá nhân con người trong xã hội Đông Đức, nhưng khi được hỏi sự tồn tại của Đông Đức bà nói rằng hệ thống đó đem lại bài học là "không bao giờ nên lặp lại nó".



Nạn nhân của Stasi

thời Chiến tranh Lạnh


Angus Crawford

BBC News
Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, lực lượng cảnh sát mật vụ của Đông Đức - Stasi - đã gửi đi nhiều điệp viên điển trai, mà họ gọi là 'gián điệp Romeo', sang phương Tây.

Các điệp viên này quyến rũ các cô thư ký làm việc tại Bonn và tìm cách lừa họ chuyển những tài liệu bí mật.

Hơn 30 phụ nữ sau đó đã bị truy tố về tội làm gián điệp.

Giờ đây, một cựu nhân viên của Stasi nói với đài BBC rằng những phụ nữ này nên được tha lỗi.

Một trong những người bị Stasi nhắm làm mục tiêu cách đây hơn 30 năm là bà Gabriele Kliem, người vẫn đang phải chịu hậu quả của thời gian làm gián điệp này.

Bà kể: "Nó cứ như một sự chặt cụt về linh hồn, không thể nhìn thấy được".

"Tôi hoàn toàn cô độc, tôi không có gia đình, tôi không có bất cứ bạn bè nào".

Giờ đây ở độ tuổi ngoài 60, bà sống trong một ngôi làng ở Hà Lan với 11 con chó. Tuy nhiên, vào năm 1977, bà là phiên dịch viên cho đại sứ quán Mỹ tại Bonn, ở Tây Đức.

Bà gặp một người đàn ông tên là Frank Dietzel, người bà mô tả là trông điển trai như diễn viên Robert Redford. Bà bị tiếng sét ái tình đánh gục từ phút đầu tiên.

Ông Dietzel nói với bà rằng ông làm việc cho một tổ chức hòa bình quốc tế, và sau vài tháng, ông đề nghị xem một số tài liệu mà bà đang làm.

Bà kể: "Ông ấy bảo bản thân ông ấy không đọc tài liệu, mà sẽ chuyển cho viện của ông ấy nhằm bảo vệ hòa bình cho toàn thế giới".

Bà không bao giờ nghi ngờ Frank. Bà nói bà quá yêu Frank, đến mức không nghĩ là ông sẽ làm điều gì xấu.

“Cờ giả”


Hồ sơ mà Stasi lưu lại về bà Kliem, do giới chức Berlin thu được, cho thấy bà đã bị theo dõi trong hai năm trước khi ông Frank Dietzel tìm cách tiếp cận.

Bà đã giao thông tin trong sáu năm, trong đó có các kế hoạch huấn luyện với xe tăng và súng.


Stasi đã lưu hồ sơ của hàng triệu người dưới thời Đông Đức cũ

Tuy nhiên, hồ sơ cũng cho thấy Stasi đã sử dụng bà Kliem như một phần trong chương trình "cờ giả", có nghĩa là làm cho bà tưởng bà cấp thông tin cho một cơ quan của phương Tây.

Năm 1984, quan hệ giữa bà Gabriele Kliem với Frank Dietzel đổ vỡ, và bà Gabriele đi cưới một người khác.

Tuy nhiên, vào năm 1991, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, bà bị buộc tội làm gián điệp. Bà bị kết án hai năm tù treo và một khoản tiền phạt lớn.

Frank Dietzel thì đã qua đời, nhưng các cựu điệp viên khác, được quyền miễn tố, đã cung khai bằng chứng chống lại bà.

Bà nói: "Họ không bị kết án, không bị buộc tội làm gì cả, nhưng họ đã phạm những tội ác tồi tệ nhất".

Những người còn sống sót trong lực cảnh sát mật vụ Stasi thì nhìn nhận việc này theo cách rất khác.

Gotthold Schramm năm nay ngoài 70 tuổi. Trước đây, ông là sĩ quan cao cấp của Stasi ở nước ngoài. Ông cho rằng các điệp viên của mình đã giúp ngăn ngừa một cuộc chiến hạt nhân.

Ông thừa nhận rằng các ‘điệp viên Romeo' đã mang lại những thông tin hữu ích, nhưng giờ đây mô tả chiến thuật của họ là phi đạo đức.

Khi tôi hỏi ông rằng những phụ nữ như Gabriele có nên được tha tội hay không, ông trả lời: "Chắc chắn rồi, vì chuyện đó với họ là không công bằng".

Tuy nhiên, ông nói rằng lệnh tha tội này nên được mở rộng tới tất cả những ai đã tình nguyện làm việc cho tổ chức tình báo, trong đó có nhân viên của ông ta.

“Vẫn còn trong số chúng ta”


Tuy nhiên, rất nhiều nạn nhân của chế độ Cộng sản Đông Đức cũ cho rằng những cựu công tố đã trốn thoát khỏi sự trừng phạt.

Tiến sĩ Hubertus Knabe là giám đốc bảo tàng Hohenschoenhausen tại Berlin, vốn trước đây là trung tâm tạm giam chính của cảnh sát mật vụ Đông Đức.

Các xà lim vẫn được giữ nguyên, với cả những khu xây dựng dưới lòng đất, không có ánh sáng mặt trời, nơi các tù nhân bị giam trong nước lạnh cóng.

Ông nói: "Các nạn nhân và thủ phạm vẫn còn trong số chúng ta, các cựu thành viên vẫn sống quanh nhà tù này".

Ông cho biết một số cựu thành viên của chế độ Cộng sản đã bị giam sau khi bức tường Berlin sụp đổ, nhưng đa phần vẫn nhận lương hưu vì đã phục vụ cho chế độ Đông Đức.

Ông nói: "Các nạn nhân thấy rằng chẳng có gì xảy ra đối với những người từng làm những điều tồi tệ tại đây".

Có tới 300 ngàn người từng bị giam giữ tại Đông Đức vì niềm tin chính trị của họ. Giờ đây, tiến sĩ Knabe nói những người này vẫn phải chịu đựng, không thể kiếm được việc làm và thường phải sống nhờ trợ cấp xã hội.

Tôi hỏi ông rằng ông có nghĩ Gabriele Kliem là nạn nhân hay không, và liệu bà có nên được tha tội hay không.

Ông trả lời: "Không. Đó là chuyện khác, nếu quí vị lấy tài liệu mật từ trong văn phòng của quý vị thì đó là phạm tội".

Hơn 30 phụ nữ như bà Kliem trở thành nạn nhân của các ‘điệp viên Romeo' và bị truy tố tại Tây Đức.

Giờ đây, bà Kliem tự hỏi sau 20 năm kể từ ngày bức tường Berlin sụp đổ, những người như bà cuối cùng liệu có được tha tội hay không.

Bà nói: "Sẽ thật là tuyệt diệu nếu chúng tôi được tha tội và không còn là kẻ thù của nhà nước nữa. Thế nhưng dĩ nhiên chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra".





Каталог: TapSan
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> MỘt vài thông tin nhân sự kiện gs ngô BẢo châU ĐẠt giải thưỞng fields 2010 Huỳnh Tấn Châu Trường thpt chuyên Lương Văn Chánh
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương