TẠI ĐÔng nam bộ Nguyễn văn Chiến



tải về 64.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích64.26 Kb.
#31405





MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU SUẤT

GIÂM HOM KEO LAI PHỤC VỤ CHO TRỒNG RỪNG

TẠI ĐÔNG NAM BỘ

Nguyễn văn Chiến

Đoàn Công Chính

Phan Văn Huống

Trung tâm KH&SX Lâm nghiệp Đ.N.Bộ

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Vào những năm cuối thập kỷ 90 công nghệ sản xuất cây giống bằng mô hom phục vụ trồng rừng được Nhà nước quan tâm đầu tư mạnh mẽ. Từ những kết quả ban đầu của những khu rừng trồng bạch đàn, keo lai bằng mô hom cho thấy chất lượng rừng trồng đã được cải thiện, năng suất rừng tăng lên đáng kể, từ đó cây trồng rừng bằng mô hom đã dần dần thay thế cây trồng rừng bằng hạt ở nhiều nơi trong cả nước. Tuy nhiên, nhu cầu về cây giống phục vụ trồng rừng hằng năm thì quá lớn mà thực tiễn sản xuất cây hom thì chưa thể đáp ứng đủ. Hạn chế đó bị chi phối bởi cả hai mặt về qui mô sản xuất và giá thành sản phẩm.

Công nghệ giâm hom trong nhà cùng với những biện pháp kỹ thuật như cắm hom trên giá thể bằng cát, sau đó nhổ cấy chuyền vào bầu đất trên lý thuyết là thuận lợi cho sự ra rễ của hom giâm ở giai đoạn ban đầu, song trong thực tiễn sản xuất ứng dụng kỹ thuật này vào giâm hom cây hom keo lai tại Đông Nam Bộ đã có những bất lợi đáng kể do nhiều nguyên nhân khác nhau làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cây hom xuất vườn như: tỉ lệ hao hụt cây hom trong quá trình cấy chuyền vào bầu, tỉ lệ ra rễ giảm xuống vì thiếu ánh sáng khi mái che tôn nhựa của nhà giâm hom bị mờ đục, hoặc nấm bệnh phát triển mạnh do không được thông thoáng.v.v... và chi phí đầu tư xây dựng hệ thống nhà giâm hom phục vụ sản xuất khá tốn kém. Đó là những vấn đề đã được quan tâm nghiên cứu tại TT KHSXLN Đông Nam Bộ trong thời gian qua để tìm ra giải pháp tốt hơn nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất cây hom keo lai đáp ứng nhu cầu cây giống phục vụ trồng rừng hiện nay tại Đông Nam Bộ.
1. Các nội dung nghiên cứu chính

1.1. Ảnh hưởng của thành phần giá thể đến sự ra rễ của hom giâm

* Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

- Nguồn vật liệu sử dụng làm giá thể được chọn là đất tầng B, cát sông, cám xơ dừa.

- Phương pháp nghiên cứu: thiết lập 6 công thức thí nghiệm theo các tỉ lệ như sau: 100% đất tầng B (NT1), 100% cát sông (NT2), 100% cám xơ dừa(NT3), 50% đất tầng B + 50% cát sông (NT4), 50% đất tầng B + 50% cám xơ dừa (NT5), 50% cát sông + 50% cám xơ dừa (NT6). Bố trí 3 lần lặp lại, dung lượng mẫu: 30 cây/NT/LLL. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá về tỉ lệ ra rễ, thời gian ra rễ, đo đếm theo định kỳ 3 ngày/lần. Các thí nghiệm được phân tích và xử lý số liệu trên phần mầm thống kê chuyên dùng MSTATC.

* Kết quả nghiên cứu: từ bảng 1 cho thấy tỉ lệ ra rễ của hom giâm vào các loại giá thể đều xấp xỉ ngang nhau, chúng đều đạt tỉ lệ ra rễ rất cao (trên 92%). Trong đó, hai loại giá thểø 100% đất tầng B và 100% cát sông có tỉ lệ ra rễ cao nhất: 98% và 97,8%. Thời gian hom ra rễ sớm nhất có tỉ lệ đạt đến 80% cũng thuộc về 2 nghiệm thức này: 21 ngày đối với 100% đất tầng B và 24 ngày với 100% cát sông.
Bảng 1. Bình quân tỉ lệ và thời gian ra rễ của hom giâm theo các thành phần giá thể.


NT

Thành phần giá thể

Tỉ lệ ra rễ sau 35 ngày giâm hom (%)

Thời gian hom ra rễ đạt tỉ lệ đến 80% (ngày)

1

2

3



4

5

6



100% đất tầng B

100% cát sông

100% cám xơ dừa

50% đất tầng B + 50% cát sông

50% đất tầng B + 50% cám xơ dừa

50% cát sông + 50% cám xơ dừa



98.00

97.80


92.20

92.20


96.70

93.30


21

24

27



28

27

26


* Kết luận: Chọn thành phần giá thể đất tầng B là nguồn vật liệu tại chỗ, dễ kiếm, rẽ tiền, khó vỡ vụn khi vận chuyển, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trồng rừng.


1.2. Ảnh hưởng của các loại chồi, hom thu hoạch đến sự ra rễ của hom giâm

* Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

- Về phân định dạng chồi, hom thu hoạch: Dựa vào đặc điểm phát triển hình thái, sinh lý của chồi cũng như việc phân đoạn hom cắt theo các vị trí của chồi để xác định loại chồi-hom thích hợp cho giâm hom. Thí nghiệm phân định ra 5 loại chồi (S1, S2, S3, S4, S5) và 3 loại hom (C1, C2, C3) cắt trên chồi:


  • Loại chồi S1: là loại chồi cấp 1, bắt đầu hóa gỗ, độ tuổi 30-35 ngày, cắt 1 hom ngọn (C1).

  • Loại chồi S2:là loại chồi cấp1,hóa gỗ ít, độ tuổi 40-45 ngày, cắt 2 hom:ngọn và gốc (C1, C2).

  • Loại chồi S3: là loại chồi cấp 1, độ tuổi 50-55 ngày, chồi đã có cành bên dài từ 2-8cm, cắt 3 hom: ngọn, giữa và gốc (C1, C2, C3).

  • Loại chồi S4: là loại chồi cấp 1, hóa gỗ mạnh, độ tuổi 60-70 ngày, chồi đã ra cành bên dài 10-20cm;cắt 3 hom: ngọn, giữ và kế giữa(C1,C2, C3).

  • Loại chồi S5: là loại chồi bên (chồi cấp 2) của chồi S4, bắt đầu hóa gỗ; cắt 1 hom ngọn (C1).

- Về phương thức xử lý hom:

Hom được xử lý thuốc ra rễ IBA theo 2 dạng pha chế: dạng dung dịch nồng độ 200ppm, dạng bột nồng độ 0,8% và hom không xử lý thuốc (chỉ ngâm vào nước lã làm đối chứng). Đối với dạng dung dịch và nước lã hom được nhúng phần gốc sâu từ 1 đến 2cm trong 1 phút, đối với dạng bột hom được chấm phần mặt cắt gốc vào thuốc. Sau đó toàn bộ hom được đem ra cắm trực tiếp vào bầu PE chứa đất tầng B

*Kết quả nghiên cứu
Bảng 2: Bình quân tỉ lệ và thời gian ra rễ theo các loại chồi, hom và phương thức xử lý khác nhau .

Loại chồi, hom

Xử lý IBA- 200ppm

Xử lý IBA- 0.8%

Không xử lý

Tỉ lệ ra rễ sau 35 ngày giâm (%)

T/ gian hom ra rễ đạt tỉ lệ đến 80% (ngày)

Tỉ lệ ra rễ sau 35 ngày giâm (%)

T/ gian hom ra rễ đạt tỉ lệ đến 80% (ngày)

Tỉ lệ ra rễ sau 35 ngày giâm (%)

T/gian hom ra rễ đạt tỉ lệ đến 80% (ngày)

S1 C1

S2 C1

S2 C2

S3 C1

S3 C2

S3 C3

S4 C1

S4 C2

S4 C3

S5 C1



90.00

100.00


90.00

90.00


86.67

50.00


80.00

43.33


36.67

86.67


21

18

24



30

33

>35



35

>35


>35

24


86.67

86.67


73.33

53.33


53.33

56.67


50.00

80.00


80.00

46.67


35

30

>35



>35

>35


>35

>35


35

35

>35



90.00

100.00


90.00

80.00


70.00

46.67


76.67

33.33


33.33

90.00


21

19

25



35

>35


>35

>35


>35

21

14



Nhìn chung, hầu hết các loại chồi bắt đầu hóa gỗ đến nửa hóa gỗ (S1, S2) và sử dụng hom ngọn (C1) sẽ cho tỉ lệ ra rễ cao (90-100%) và thời gian ra rễ sớm (19 ngày) đồng thời chu kỳ thu hoạch chồi cũng ngắn hơn các loại chồi đã hóa gỗ mạnh (S3, S4) và hom dưới ngọn. Ở vườn ươm cây con sản xuất từ hom ngọn có tỉ lệ phân hóa của cũng thấp hơn cây con sản xuất từ các lọai hom dưới hom ngọn.

*Kết luận: Chọn loại hom ngọn của chồi vượt bắt đầu hóa gỗ là tốt nhất nên không cần xứ lý hom bằng thuốc kích thích ra rễ.



1.3. Ảnh hưởng của mái che ánh sáng đến khả năng ra rễ của hom giâm

* Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:

- Nguồn vật liệu sử dụng cho thí nghiệm: loại hom ngọn của chồi vượt bắt đầu hóa gỗ thu hái từ vườn vật liệu đã được trẻ hoá.



- Để đánh giá được khả năng thích hợp về độ chiếu sáng của ánh nắng mặt trời trực tiếp vào hom giâm thí nghiệm bố trí 4 nghiệm thức: giâm hom ở trong nhà mái lợp bằng tôn nhựa, nhà lưới có các mức độ che sáng 50%, 30% và giâm hom ngoài trời (không che).

* Kết quả nghiên cứu: Với 3 mức độ che bóng và không che, ở mức không che bóng cây hom không những có tỉ lệ ra rễ cao hơn mà thời gian ra rễ cũng sớm hơn các mức độ có che bóng kể cả 2 kiểu che bằng tôn nhựa và che bằng lưới. (Báo cáo nội bộ-1998).


Bảng 3. B/quân tỉ lệ và thời gian ra rễ của hom giâm theo các mức độ che bóng khác nhau.

NT

Mức độ che bóng


Tỉ lệ ra rễ sau 35 ngày giâm hom (%)

Thời gian hom ra rễ đạt tỉ lệ đến 80% (ngày)

1

2

3



4


Không che bóng

Che 30%


Che 50%

Che bằng tôn nhựa mờ



91

89

86



85

21

24

31



35

*Kết luận: Tùy đặc tính của mỗi loài cây mà có chế độ ánh sáng thích hợp, đối với giâm hom một số loài keo có thể thực hiện được dưới ánh nắng trực tiếp ngoài trời ngay cả ngày đầu tiên giâm hom, và cả trong muà nắng tại vùng Đông Nam bộ.
1.4. Ả nh hưởng của chế độ tưới phun đến sự ra rễ của hom giâm ngoài trời

- Đối với giâm hom trong nhà, chế độ tưới phun thường có chu kỳ gián cách giữa 2 lần phun là từ 15’ đến 20’. Còn khi giâm hom ngoài trời, do chịu ảnh hưởng của ánh sáng trực tiếp chiếu vào hom giâm nên hom dễ bị héo lá, rũ ngọn, nhất là vào những ngày đầu khi cây hom chưa ra rễ, do đó phải giảm thời gian giãn cách giữa 2 lần tưới phun để tăng độ ẩm không khí trên bề mặt luống giâm nhằm làm giảm bớt sự thoát hơi nước của lá ngăm chặn sự héo lá, tạo thuận lợi cho quá trình quang hợp và hình thành rễ của hom giâm. Chế độ tưới phun thích hợp cho giâm hom ngoài trời được theo dõi và quan sát qua các chỉ tiêu có ảnh hưởng đến quá trình ra rễ của hom giâm như sau:

* Kết quả theo dõi lá của hom giâm trực tiếp ngoài trời khi hom ở giai đoạn chưa có rễ (10-15ngày):

+ Thời gian phun ướt lá: từ 5 giây đến 10 giây

+ Thời gian làm héo lá sau khi ngắt phun:

-Từ 3 phút đến 4 phút vào buối trưa nắng nóng,

-Từ 7-10 phút khi trời nắng nhẹ

-Từ 10 - 15 phút khi trời im mát,

-Vào ban đêm khoảng từ 20 - 30 phút nếu trời khô ráo không có sương mù.

Sự héo lá tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau: trời nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc gió mạnh. Sự héo lá và ngọn hom giâm thường xãy ra ngay sau khi bề mặt lá hoàn toàn bị khô ráo. Tuy nhiên, trên thực tế sự làm khô bề mặt lá của hom giâm trên luống thường xảy ra không đồng bộ trong cùng một thời điểm nên sự héo lá cũng xảy ra không đồng đều trên tất cả các hom giâm.

* Đặt chế độ tưới phun giâm hom ngoài trời: qua theo dõi các chỉ tiêu thời gian phun ướt lá và thời gian làm héo lá sau khi ngắt phun cho thấy rằng chế độ tưới phun có thể điều chỉnh tùy theo thời tiết vào từng thời điểm trong ngày. Chế độ tưới phun của giâm hom ngoài trời được thực nghiệm và ứng dụng vào sản xuất cây hom keo lai tại Đông Nam bộ cho kết quả tỉ lệ hom ra rễ cao nhất là: Đối với hom mới giâm (chưa ra rễ) chu kỳ gián cách giữa 2 lần phun: đặt ở chế độ 1-2 phút vào ban ngày và 1-2 giờ vào ban đêm. Đối với cây hom sau khi ra rễ (15 đến 20 ngày sau khi giâm) chu kỳ gián cách phun được kéo dài hơn từ 2-3 phút và sau 20 ngày là từ 4-5 phút. Thời gian phun khoảng 5-10 giây
2. Ứng dụng kết quả nghiên cứu và những cải tiến kỹ thuật công nghệ

2.1. Cải tiến trang thiết bị lắp đặt cho vườn giâm hom

- Không sử dụng hệ thống nhà có mái che mưa nắng phục vụ giâm hom (giâm hom ngoài trời)

- Thay đổi chế độ tuới phun trong ngày.

Với yêu cầu đó, việc lắp đặt hệ thống tưới phun sương tự động phải được thay đổi sao cho phù hợp với những thay đổi kỹ thuật giâm hom ngòai trời. Sử dụng bét phun của bình xịt trừ sâu được cải tiến và bộ ngắt mạch tự động bằng phao điện cải tiến vừa rẻ vừa đảm bảo những thông số kỹ thuật như độ nhạy, độ bền, khỏang điều chỉnh nhịp độ gián cách đóng mở mạch điện rộng từ 5 giây đến 5 giờ nên phù hợp với công nghệ giâm hom ngoài trời.


2.2. Cải tiến kỹ thuật

Những cải tiến kỹ thuật bao gồm

- Kỹ thuật chọn chồi, thu hái chồi và hom giâm: chỉ được sử dụng loại hom ngọn của chồi vượt sẽ giảm thiểu tỉ lệ phân hoá cây con ở vườn ươm đến 30% so với sử dụng các loại chồi-hom khác.

- Rải đều hom dưới hệ thống phun sương để bảo quản hom trong một thời gian dài.

- Giâm hom trực tiếp vào bầu (giảm chi phí xuống 3 lần so với giâm hom qua giai đoạn trung gian).

- Giâm hom trực tiếp ngoài trời và nuôi dưỡng cây tại chỗ (không sử dụng hệ thống nhà có mái che mưa nắng).

- Không sử dụng thuốc kích thích ra rễ.

- Tăng ánh sáng tối đa đồng thời tăng nhịp độ tưới phun để tạo ẩm độ luôn được bảo hòa bằng cách giảm thời gian gián cách giữa 2 lần phun.


3. Kết quả chuyển giao kỹ thuật cho sản xuất

Các kết quả nghiên cứu kỹ thuật giâm hom ngoài trời cho cây keo lai trên đây đã được ứng dụng rộng rãi tại Đông Nam Bộ. Bằng công nghệ này, hy vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ trồng rừng bằng cây hom, góp một phần đáng kể trong kế hoạch trồng 5 triệu hecta rừng của cả nước.

Trong suốt 5 năm qua, Trung tâm Đông Nam Bộ đã thực hiện nhiệm vụ chuyển giao qui trình công nghệ sản xuất cây hom các loài Keo mà chủ yếu là loài keo lai cho nhiều đơn vị, lâm trường, trạm trại ở khắp nơi trên mọi miền đất nước và đã mang lại những kết quả khả quan như mong muốn. Vì qui trình giản đơn, dễ thực hiện nên đã được đơn vị, nhiều cá nhân tiếp nhận, Trung tâm là đã chuyển giao tại: Trung tâm Giống cây trồng Phú Yên (1998), Công ty trách nhiệm Hào Quang ở Daklak(2000), Trường Trung Học LN Tây Nguyên (1999), Trung Tâm NCLN Pleiku ở Gia Lai (1999), Trường Trung Học LN TW2 ở Đồng Nai (2000), Trường Công Kỹ thuật LN ở Bình Dương (2002), Sở Nông Nghiệp & PTNT Cà Mau (2003), Sở Nông Nghiệp & PTNT Tây Ninh (2002), Sở Nông Nghiệp & PTNT Thừa Thiên-Huế (2001)...Ngoài ra còn có nhiều đơn vị, cá nhân khác gửi người đến tập huấn tại Trung Tâm. Hiện nay các đơn vị, cá nhân này đã tự sản xuất cây giống theo công nghệ của Trung Tâm để phục vụ trồng rừng cho chính họ và cung cấp dịch vụ cây giống cho nhiều nơi khác. Số lượng cây giống sản xuất hàng năm lên tới hàng chục triệu cây/năm.
4. Hiệu quả kinh tế khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất

Kết quả này cho thấy kỹ thuật giâm hom ngoài trời cho loài keo lai đã mang lại hiệu quả cao, có nhiều ưu điểm trong sản xuất và đáp ứng được mục tiêu đà đề ra:

* Chi phí đầu tư giảm, giá thành sản phẩm thấp và dễ mở rộng sản xuất đến cơ sở. Giá thành sản phẩm giảm 50% so với công nghệ giâm hom trong nhà.

* Công nghệ có thể áp dụng rộng rãi đến các đơn vị, lâm trường, trạm trại ở vùng sâu vùng xa không có đủ điều kiện về nguồn điện năng ổn định cũng như kinh phí hạn hẹp không thể đầu tư trang thiết bị theo kiểu xây dựng nhà giâm hom kiên cố.


5. Kết luận

Công nghệ giâm hom ngoài trời cho cây keo lai đã được nghiên cứu và ứng dụng tại Trung tâm KH&SX Lâm nghiệp Đông Nam bộ là một công nghệ giản đơn, đạt yêu cầu về chất lượng sản xuất cây giống cũng như về hiệu quả kinh tế, có khả năng phát triển rộng vào sản xuất cây hom cho nhiều vùng sinh thái khác nhau tại Đông Nam Bộ.


Tài liệu tham khảo

1. Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng. Quy trình kỹ thuật nhân giống cây keo lai bằng hom.

2. Nguyễn Văn Chiến. Báo cáo Khoa học nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật giâm hom Bạch đàn (Dự án phát triển Lâm nghiệp Uùc-Việt Nam), T5/1993.

3. Nguyễn Văn Chiến. Kỹ thuật xây dựng vườn giống lấy hom keo lai. Báo cáo khoa học lâm nghiệp tại hội nghị các tỉnh Đông Nam bộ, tháng 8/1998.

4. Nguyễn Văn Chiến. Báo cáo tổng kết chuyển giao kỹ thuật giâm hom một số loài cây rừng: keo lai, Bạch đàn, Dầu, Phi lao tại Trung tâm kỹ thuật lâm nghiệp phú yên, tháng 9/1998.

5. Nguyễn Văn Chiến. Báo cáo tổng kết chuyển giao kỹ thuật giâm hom keo lai tại Trường Trung học Lâm nghiệp Tây nguyên, tháng 7/1999.

6. Lê Đình Khả – Nguyễn Đình Hải – Cấm Thị Lan. Nhân giống hom cây Sao đen. TCLN, tháng 8/1998.

7. Phạm Văn Tuấn. Vài ý kiến về nhân giống sinh dưỡng bằng hom và khả năng áp dụng ở Việt Nam. TCLN, số 9/1995.

8. Phạm Văn Tuấn. Chọn cây trội và nhân giống cây keo lai bằng hom. TCLN, số 7/1997.

9. Xí Nghiệp Giống Lâm Nghiệp Vùng Nam Bộ. Công nghệ nhân giống vô tính. Hội thảo kết quả ứng dụng công nghệ nhân giống vô tính cây keo lai trong trồng rừng tại Đồng Nai, tháng1/2000.

10. Mustafa kantarli. Vegetative Propagation of Dipterocarps by cuttings in ASEAN Region. ASEAN CANADA, ACFTSC,1993.

11. Somyos Kijkar. Producing Rooted Cuttings of Eucalyptus camaldulensis (handbook). ASEAN. Cannada Forest Tree Seed Centre Project, 1991.


Summary

Technique of cutting Acacia hybrid branch section is applied widely to provide seedlings for plantation in the whole country. At Center for Forestry Science and Production in the Southeast has researches on improving efficiency of cutting Acacia hybrid branch section. This technique has brought remarkable benefits for afforesters. It has low facilities cost, reduce invested cost, and lower price than indoor planting; being convenient for tree production on large scale with thousand trees, contribute its part into speeding up high quality afforeatation in nationwide.





Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 64.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương