Tài liệu tham khảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam



tải về 1.85 Mb.
trang9/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.85 Mb.
#13066
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   27

Ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đây là một sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử lập hiến của nước ta. Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc

Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã và đang từng bước được hiện thực hóa trong quá trình cách mạng. Chính vì thế, cùng với quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, các dân tộc ở Việt Nam cũng được giải phóng, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được khẳng định; đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế... của các dân tộc thiểu số được từng bước nâng cao, an ninh chính trị và toàn vẹn lãnh thổ được bảo đảm vững chắc. Đó là những thành tựu không thể phủ nhận của cách mạng Việt Nam trong hơn 68 năm qua.

Trong Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây và của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay, đều khẳng định các dân tộc thiểu số có quyền bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

Tinh thần đó tiếp tục được nhấn mạnh và làm rõ hơn trong Hiến pháp năm 2013. Bên cạnh Điều 5 được xác định là định hướng cho công tác dân tộc, chính sách dân tộc, lĩnh vực dân tộc, công tác dân tộc còn được quy định cụ thể trong các Điều 42, 58, 60, 61, 75 của Hiến pháp 2013, cụ thể:

* Về quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số được quy định tại Điều 42 Hiến pháp: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”, đây là cơ sở pháp lý để xây dựng bộ tiêu chí xác định và xác định lại thành phần dân tộc, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

* Về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được khẳng định tại khoản 1 Điều 58 của Hiến pháp:

“1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.

Để thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, Chính phủ đã ban hành kế hoạch sửa đổi, bổ sung 82 luật, pháp lệnh liên quan, trong đó có sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, Luật Chăm sóc sức khỏe nhân dân, Luật Dân số.

* Về lĩnh vực văn hóa, Hiến pháp tiếp tục khẳng định tại khoản 1 Điều 60 nguyên tắc: “1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”.

* Về lĩnh vực giáo dục, Hiến pháp quy định rõ hơn các chính sách ưu tiên:“2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.

3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề.”

Từ quy định này của Hiến pháp, Quốc hội phải sửa đổi Luật Giáo dục, đặc biệt là chính sách cử tuyển đối với sinh viên người dân tộc thiểu số, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…

* Về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng dân tộc được làm rõ hơn, đề cao vai trò, trách nhiệm, quy định tại khoản 2, khoản Điều 75 Hiến pháp:

2. Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

3. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.

Sáu điều nêu trên của Hiến pháp 2013 là cơ sở pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho việc xây dựng Đề án Luật Dân tộc theo Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nhà nước quan tâm tới quyền của các dân tộc thiểu số trong đời sống vật chất, tinh thần để tiến tới đạt mặt bằng chung của cả nước, quan tâm, bảo vệ, hỗ trợ quyền tự do và bình đẳng về tôn giáo của các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Mỗi dân tộc thiểu số có phong tục truyền thống, tâm lý, tính cách riêng; trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giữa các dân tộc cũng không đồng đều. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, thượng tầng văn hóa ở khu vực miền núi với đồng bào các dân tộc thiểu số cần có những biện pháp, những bước đi thích hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể của từng dân tộc, trong đó phải đặc biệt chú ý tới những nét đặc thù của các dân tộc thiểu số.

Thực hiện đúng nội dung nhất quán của Hiến pháp 2013 - văn bản có hiệu lực pháp lý tối thượng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đang hiện thực hóa mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI đề ra: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ.

Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ là quan điểm mang tính nguyên tắc của Đảng ta về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc. Nguyên tắc này, được thể hiện rõ ở Điều 5, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013.

Việt Nam là một quốc gia thống nhất, có nhiều dân tộc cùng sinh sống1. Lịch sử đã chứng minh: bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam (DTVN) là truyền thống quý báu, tạo nền móng vững chắc đảm bảo cho nhân dân vượt qua mọi thử thách của “thiên tai, địch họa”, “thù trong, giặc ngoài” trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắn nhủ: “Đồng bào tất cả các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau như anh em trong một nhà”2. Tư tưởng của Người luôn thống nhất với quan điểm của Đảng và được thể hiện rõ trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Nhận thức đúng vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc (VĐDT) và công tác dân tộc (CTDT), trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng ta xác  định: “Đảng Cộng sản thừa nhận cho các dân tộc có quyền tự do hoàn toàn. Đảng chống chế độ thuộc địa, chống hết các hình thức trực tiếp và gián tiếp đem dân tộc này đàn áp, bóc lột dân tộc khác”3. Các dân tộc thiểu số (DTTS) là “… một lực lượng rất lớn. Cuộc dân tộc giải phóng của họ là một bộ phận quan trọng trong cách mạng phản đế và điền địa ở Đông Dương, bộ phận của cuộc thế giới cách mạng”4; chỉ có: đánh đổ đế quốc, phong kiến thì các DTTS mới thoát khỏi vòng nô lệ. Với tinh thần đó, từ năm 1930 đến năm 1975, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp thực hiện quyền bình đẳng, tăng cường khối đại đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa cộng đồng các DTVN cùng hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Nhờ đó, Đảng ta đã tập hợp lực lượng của toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp để chống xâm lược, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng cuộc sống mới tự do, ấm no, văn minh, hạnh phúc cho nhân dân.

Bước vào thời kỳ mới, Đảng ta nhất quán quan điểm: VĐDT và CTDT luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong lãnh đạo CTDT, Đảng luôn nắm vững và thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. Nghị quyết 24/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) về CTDT đã xác định: “VĐDT và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển,... Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc”5. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển năm 2011) khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng DTVN. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc”6. Thực hiện quan điểm, nguyên tắc trên, Nhà nước ta nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ, kỳ thị, xâm phạm quyền bình đẳng, gây chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi đi ngược lại điều đó đều bị nghiêm trị theo pháp luật. Cộng đồng các DTVN có đầy đủ điều kiện để thực hiện quyền dân sự - chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tham gia hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gắn với quyền lợi và trách nhiệm của mỗi dân tộc trong cộng đồng DTVN. Tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau là trách nhiệm của các dân tộc cùng cư trú trên đất nước Việt Nam; dân tộc phát triển có nghĩa vụ giúp đỡ dân tộc đang phát triển. Việc thực hiện tốt các quan điểm, nguyên tắc, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tạo nền móng vững chắc cho sự đoàn kết cộng đồng các DTVN; đồng thời, tạo động lực mạnh mẽ để phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi dân tộc, vùng, miền của đất nước trên con đường thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bằng cơ chế, chính sách phù hợp cùng với đảm bảo về cơ sở pháp lý, đến nay, đồng bào các dân tộc các vùng, miền, nhất là DTTS đã thay đổi, cải thiện đáng kể về đời sống vật chất, tinh thần, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Từ thực tiễn có thể khẳng định rằng, quyền bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ của cộng đồng các DTVN đã và đang được thực hiện có hiệu quả. Đây không chỉ là sự kế thừa, phát triển truyền thống tốt đẹp của DTVN, mà còn khẳng định bản chất tốt đẹp, tính ưu việt của chế độ XHCN trong thời đại Hồ Chí Minh. Thực tế này là không thể phủ nhận!



Nhưng, các thế lực thù địch với bản chất hiếu chiến, phản động, theo đuổi mục tiêu chống phá cách mạng nước ta đến cùng bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” là cố tình không thấy thực tiễn trên. Về VĐDT và CTDT, chúng sử dụng mọi thủ đoạn vừa trắng trợn, vừa tinh vi, lợi dụng sự thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về luật pháp của một bộ phận đồng bào các DTTS để tuyên truyền chống phá và rêu rao về cái gọi là “quyền của các dân tộc bản địa”, “quyền tôn trọng và bảo vệ sự tồn tại bản sắc văn hóa của các dân tộc ít người trên phạm vi toàn lãnh thổ”, “quyền của dân tộc Khơ-me Krôm, Đề ga ở Tây Nguyên và dân tộc Mông”,… Hơn thế, chúng còn trắng trợn dựng chuyện, vu cáo Nhà nước ta “tịch thu đất đai tổ tiên”, “bắt giam giữ độc đoán và đối xử tàn tệ”,… với người DTTS. Rồi kêu gọi các DTTS “đoàn kết” đứng lên “đấu tranh giành độc lập”(!) Được các tổ chức phản động, chống cộng ở nước ngoài ra sức hà hơi, tiếp sức, chúng dụ dỗ, lôi kéo một bộ phận người DTTS tại chỗ tin vào những cái gọi là: “Tin lành Đề ga”, “nhà nước Đề ga Mông ta nha” ở khu vực Tây Nguyên; “Vương quốc Mông tự trị” ở Tây Bắc, “Vương quốc Khơ mer Krôm tự trị” ở Tây Nam Bộ,… Tổ chức các vụ biểu tình, gây mất trật tự, an toàn xã hội, thậm chí gây bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên (các năm: 2001, 2004, 2008), Mường Nhé, Điện Biên (năm 2011) và những hoạt động đòi khôi phục cái gọi là “Vương quốc Chăm pa” của một số phản động trong giới trí thức Chăm,... Thực chất, những việc làm của chúng là nhằm kích động tâm lý ly khai, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tước đi những quyền lợi cơ bản mà cộng đồng các DTVN được pháp luật Nhà nước bảo vệ; hòng gây ra những “điểm nóng” ở các vùng, miền có đông đồng bào DTTS sinh sống, tạo cớ để các thế lực ngoại bang can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Các tổ chức, cá nhân lợi dụng “vấn đề dân tộc” vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến tính mạng, tài sản của đồng bào các dân tộc; cản trở đồng bào thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, đi ngược với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của các dân tộc,… đã bị Nhà nước ta xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Điều 5, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, quy định: “1. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về VĐDT và CTDT được khẳng định trong thực tiễn; quyền và nghĩa vụ công dân cũng như đời sống của đồng bào DTTS được đảm bảo, không ngừng được nâng lên. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam không có dân tộc nào là “dân tộc bản địa”; không hề có vấn đề phân biệt đối xử đối với các DTTS, mà đều chung sống bình đẳng. Và cũng không có cơ sở thực tiễn, chính trị, pháp lý cho sự tồn tại của những loại hình kiểu “nhà nước” hay “vương quốc tự trị”,… Ở Việt Nam, Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện đảm bảo cho mỗi dân tộc cũng như cộng đồng các DTVN phát triển. Điều 28, Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2005, quy định: Các cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ. Điều 8, của Bộ luật trên quy định “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Đồng bào các DTTS được tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ dân sự để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình”. Điều 17, Luật Di sản văn hóa Việt Nam khẳng định: Nhà nước tôn trọng, khuyến khích các DTTS giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các DTVN. Về đất đai, ở Việt Nam không có tình trạng Nhà nước hay chính quyền các cấp “tịch thu đất đai tổ tiên” của đồng bào các DTTS. Điều 38, Luật đất đai của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2003, quy định rõ các trường hợp Nhà nước thu hồi đất: vào mục đích quốc phòng - an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế; người sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả; hay trong trường hợp người sử dụng đất cố tình hủy hoại đất, tự nguyện trả lại đất, cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; Điều 42, của Luật trên cũng quy định việc bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi,… Theo đó, để đảm bảo đất ở, nhà ở cho đồng bào DTTS, trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách hỗ trợ giải quyết đất đai cho người DTTS thuộc diện hộ nghèo, cư trú vùng đặc biệt khó khăn; xây dựng hệ thống pháp luật có cơ chế bảo vệ công dân Việt Nam, quyền của các DTTS. Ở Việt Nam không có công dân nào bị bắt, bị phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần dân tộc hay bày tỏ chính kiến hòa bình. Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2003 quy định: nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xúc phạm khối đại đoàn kết các DTVN. Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Những người DTTS bị bắt, giam giữ, xử lý là do có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực luật pháp quốc tế. Vì thế, mọi luận điệu cho rằng: người DTTS ở Việt Nam bị kỳ thị, phân biệt đối xử đều không đúng thực tế và mang dụng ý xấu, cần lên án, bác bỏ!

Trên thực tế, hệ thống chính sách dân tộc của Nhà nước ta đã từng bước đi vào cuộc sống, phù hợp với trình độ phát triển của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Cùng với chăm lo phát triển dân trí cho đồng bào DTTS, Đảng và Nhà nước đã thực sự quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, phát huy vai trò đội ngũ cán bộ các cấp là người DTTS, nhất là với các dân tộc có số dân dưới 01 vạn người nhằm đảm bảo quyền bình đẳng về dân sự - chính trị của các DTTS trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa của các DTTS đã thu được kết quả quan trọng, như: truyền thống của các làng, bản, buôn, ấp được bảo tồn; các nhà sinh hoạt văn hóa cơ sở, lễ hội dân gian được phục dựng, phát huy; công tác sưu tầm, giới thiệu di sản văn hóa vật thể và phi vật thể các DTTS được chú trọng; mạng lưới thông tin cơ sở, nhà văn hóa, kho sách DTTS,... được xây dựng và phát huy hiệu quả. Đến nay, mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của các DTTS không ngừng được cải thiện và nâng cao; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ7,… Đồng bào Khơ-me theo Phật giáo Nam tông, các DTTS ở Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc theo Tin lành từng bước đi vào sinh hoạt ổn định theo quy định của pháp luật,… Hàng chục vạn gia đình các dân tộc cư trú ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới được chính quyền các cấp giải quyết đất ở, nhà ở, điện và nước sinh hoạt. Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí cho người Khơ-me miền Tây Nam Bộ chuộc lại đất sản xuất đã bán đi hay gán nợ; bố trí tái định cư, đất ở, đất sản xuất thỏa đáng cho người DTTS nằm trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội,... Chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững ở vùng các DTTS không chỉ được nhân dân cả nước hưởng ứng, mà còn được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và tích cực hỗ trợ,… Những thành tựu đạt được trên thực tế trong thực hiện nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển của Đảng và Nhà nước là minh chứng xác đáng bác bỏ luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc sự thật về VĐDT và CTDT ở Việt Nam của các thế lực thù địch. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi tổ chức và cá nhân, nhằm đảm bảo cho cộng đồng các DTVN luôn bình đẳng, đoàn kết, phát triển. Mọi hành động cổ súy, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, vi phạm Hiến pháp, pháp luật cần phải được lên án, nghiêm trị.

Những điểm mới của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc

ThS. Phan Hồng Thủy

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế UBDT

Ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đây là một sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử lập hiến của nước ta. Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc

Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã và đang từng bước được hiện thực hóa trong quá trình cách mạng. Chính vì thế, cùng với quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, các dân tộc ở Việt Nam cũng được giải phóng, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được khẳng định; đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế... của các dân tộc thiểu số được từng bước nâng cao, an ninh chính trị và toàn vẹn lãnh thổ được bảo đảm vững chắc. Đó là những thành tựu không thể phủ nhận của cách mạng Việt Nam trong hơn 68 năm qua.

Trong Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây và của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay, đều khẳng định các dân tộc thiểu số có quyền bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

Tinh thần đó tiếp tục được nhấn mạnh và làm rõ hơn trong Hiến pháp năm 2013. Bên cạnh Điều 5 được xác định là định hướng cho công tác dân tộc, chính sách dân tộc, lĩnh vực dân tộc, công tác dân tộc còn được quy định cụ thể trong các Điều 42, 58, 60, 61, 75 của Hiến pháp 2013, cụ thể:

* Về quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số được quy định tại Điều 42 Hiến pháp: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”, đây là cơ sở pháp lý để xây dựng bộ tiêu chí xác định và xác định lại thành phần dân tộc, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

* Về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được khẳng định tại khoản 1 Điều 58 của Hiến pháp:

“1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.

Để thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, Chính phủ đã ban hành kế hoạch sửa đổi, bổ sung 82 luật, pháp lệnh liên quan, trong đó có sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, Luật Chăm sóc sức khỏe nhân dân, Luật Dân số.

* Về lĩnh vực văn hóa, Hiến pháp tiếp tục khẳng định tại khoản 1 Điều 60 nguyên tắc: “1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”.

* Về lĩnh vực giáo dục, Hiến pháp quy định rõ hơn các chính sách ưu tiên:“2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.

3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề.”

Từ quy định này của Hiến pháp, Quốc hội phải sửa đổi Luật Giáo dục, đặc biệt là chính sách cử tuyển đối với sinh viên người dân tộc thiểu số, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…

* Về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng dân tộc được làm rõ hơn, đề cao vai trò, trách nhiệm, quy định tại khoản 2, khoản Điều 75 Hiến pháp:

“2. Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

3. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.”

Sáu điều nêu trên của Hiến pháp 2013 là cơ sở pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho việc xây dựng Đề án Luật Dân tộc theo Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nhà nước quan tâm tới quyền của các dân tộc thiểu số trong đời sống vật chất, tinh thần để tiến tới đạt mặt bằng chung của cả nước, quan tâm, bảo vệ, hỗ trợ quyền tự do và bình đẳng về tôn giáo của các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Mỗi dân tộc thiểu số có phong tục truyền thống, tâm lý, tính cách riêng; trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giữa các dân tộc cũng không đồng đều. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, thượng tầng văn hóa ở khu vực miền núi với đồng bào các dân tộc thiểu số cần có những biện pháp, những bước đi thích hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể của từng dân tộc, trong đó phải đặc biệt chú ý tới những nét đặc thù của các dân tộc thiểu số.

Thực hiện đúng nội dung nhất quán của Hiến pháp 2013 - văn bản có hiệu lực pháp lý tối thượng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đang hiện thực hóa mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI đề ra: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ.


Каталог: vanban -> vb chuy
vb chuy -> CỤc khảo thí VÀ kiểM ĐỊnh chất lưỢng giáo dụC
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức khen thưỞng thành tích học tập năm họC 2013 – 2014 VÀ chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 cho con cbgv-cnv trưỜng thpt nguyễn công trứ
vb chuy -> Trả lời Câu 1
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày phụ nữ Việt nam 20/10 Năm học 2013 2014
vb chuy -> MỘt số HƯỚng dẫn về thủ TỤc tài chính hỗ trợ khảo sát tạI ĐỊa phưƠNG
vb chuy -> Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-cp ngày 02/10/2015 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành
vb chuy -> ĐỀ CƯƠng ôn tập sinh học lớP 10 HỌc kì I năm họC 2015-2016 I. NỘi dung cần chú Ý
vb chuy -> Tổ văn – sử Nhóm văn
vb chuy -> I. HÖÔÙng daãn nội dung ôn tập chưƠng trình tieáng anh 7 NĂM

tải về 1.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương