Tài liệu tham khảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam



tải về 1.85 Mb.
trang17/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.85 Mb.
#13066
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   27

- Giữ mối liên hệ với Chủ Tịch Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội trong Đoàn, Thường trực Hội đống nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc  Việt Nam ở địa phương và Văn phòng Quốc hội.

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_bi%E1%BB%83u_Qu%E1%BB%91c_h%E1%BB%99i_Vi%E1%BB%87t_NamBách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đại biểu Quốc hội Việt Nam là người được cử tri Việt Nam trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.

Địa vị pháp lý

Địa vị pháp lý của một đại biểu quốc hội được bắt đầu sau khi Quốc hội đã xác nhậntư cách đại biểu tại phiên họp đầu tiên của kỳ thứ nhất mỗi khóa Quốc hội. Nhiệm kỳ của đại biểu quốc hội được tính từ kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa đó đến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa sau.

Trong số các đại biểu quốc hội, có những đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách và có những đại biểu làm việc theo chế độ không chuyên trách.

Số lượng đại biểu Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách do Quốc hội quyết định.

Tiêu chuẩn

Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo luật định phải là công dân Việt Nam, từ đủ 21 tuổi trở lên, có quyền ứng cử, được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua hiệp thương nhân dân đưa vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, có đủ số phiếu cần thiết để trở thành đại biểu Quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử, và được Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội xác định là đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội.

Điều 3 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội quy định một đại biểu quốc hội phải có những tiêu chuẩn sau đây:

1. Trung thành với Tổ quốc và hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh, chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật

3. Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm

5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Nhiệm vụ

Đại biểu quốc hội có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp của Quốc hội, tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như: lập hiến, lập pháp; quyết địnhchính sách đối nội, đối ngoại, các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

Trong kỳ họp, đại biểu quốc hội có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các phiên họp và có quyền: thảo luận và quyết định chương trình kỳ họp; trình dự án luật và biểu quyết thông qua các dự án luật, các nghị quyết của Quốc hội; chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tham gia bầu cử và có thể được bầu vào các chức danh Nhà nước, các cơ quan lãnh đạo, các tổ chức của Quốc hội.

Trong thời gian giữa hai kỳ họp, đại biểu quốc hội có nhiệm vụ tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử của mình, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước, báo cáo kết quả kỳ họp với cử tri, tuyên truyền thực hiện tốt pháp luật.

Đại biểu còn có nhiệm vụ chuyển đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân đến các cơ quan, tổ chức có liên quan, theo dõi và đôn đốc việc giải quyết; tham gia các hoạt động khảo sát, kiểm tra việc thi hành hiến pháp, pháp luật, các nghị quyết của Quốc hội, các văn bản dưới luật, tìm hiểu thực tế ở địa phương hoặc cơ sở để giúp cho việc thảo luận và tham gia quyết định các vấn đề tại kỳ họp của Quốc hội.

Quyền hạn

Quyền trình dự án luật

Đại biểu quốc hội có trình kiến nghị về luật, pháp lệnh; trình dự án luật, pháp lệnh theo trình tự do pháp luật quy định.

Quyền chất vấn

Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn.

Trong thời gian giữa hai kỳ họp, chất vấn được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn. Tùy theo nội dung và tính chất của chất vấn, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể quyết định người bị chất vấn phải trả lời chất vấn trước Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, chất vấn được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn. Nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Quyền bất khả xâm phạm và miễn tố

Đại biểu quốc hội được pháp luật bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Những hành vi cản trở đại biểu quốc hội thực hiện nhiệm vụ sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó. Đại biểu Quốc hội bị Toà án kết án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc thôi việc, nếu không được Uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng ý.

Quyền được cung cấp thông tin

Đại biểu quốc hội được cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của Quốc hội và được quyền yêu cầu các cơ quan chức năng cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động của mình.

Bầu cử đại biểu quốc hội

Việc bầu cử đại biểu quốc hội được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Quyền bầu cử

Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người bị tước các quyền đó.

Quyền ứng cử

Công dân Việt Nam có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử theo các tiêu chuẩn được quy định trong Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội.

Quyền ứng cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử làm đại biểu Quốc hội. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.

Pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội còn quy định tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội để cử tri lựa chọn trong số các ứng cử viên bầu ra những người đại diện trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất

Công dân Việt Nam có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử theo các tiêu chuẩn được quy định trong Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội.

Các tổ chức bầu cử

Để phụ trách công tác bầu cử, các tổ chức bầu cử sau đây đã được thành lập:

* Ở cấp trung ương: Hội đồng bầu cử

* Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Ủy ban bầu cử

* Đơn vị bầu cử: Ban bầu cử

* Ở khu vực bỏ phiếu: Tổ bầu cử

Nhiệm kỳ hoạt động

Nhiệm kỳ của đại biểu mỗi khóa Quốc hội bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của khóa Quốc hội đó đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trướccử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu Quốc hội đó. Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Đoàn đại biểu quốc hội

Các đại biểu quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương hợp thành Đoàn Đại biểu Quốc hội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội có Trưởng đoàn, có thể có Phó trưởng đoàn để tổ chức hoạt động của đoàn, giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan tổ chức khác ở địa phương về các vấn đề liên quan đến hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội.

Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và thư ký Đoàn Đại biểu Quốc hội là bộ phận giúp việc cho Đoàn Đại biểu Quốc hội.

Trước khi có Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thì có chức danh Thư ký đoàn làm các công việc phục vụ Đoàn nhưng từ khi có Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thì không còn chức danh thư ký nữa. Tổ chức Văn phòng Đoàn hiện nay (đến năm 2007) có 2 dạng sau:

- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (độc lập) - Văn phòng Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội - (Văn phòng chung. Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh)

Câu 9: “… Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (trích Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013)

Câu 9.

CƠ SỞ CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIẾN



  Bùi Ngọc Sơn

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

(Nguồn:http://www.na.gov.vn/Sach_QH/Ban%20ve%20lap%20hien/Chuong1/12.htm) 

Mặc dù khẳng định tính tối cao của Hiến pháp, nhưng Hiến pháp Việt Nam lại chưa thiết lập được một chế độ hoàn chỉnh để bảo vệ Hiến pháp. Cho đến nay, mặc dù lần sửa đổi Hiến pháp gần nhất vào năm 2001 đã thừa nhận việc xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng Việt Nam vẫn chưa có một chế độ bảo hiến hoàn chỉnh[1]. Bài viết bàn về việc cần có một chế độ bảo hiến hoàn chỉnh. Theo đó, vì quyền lập hiến thuộc về nhân dân chứ không phải thuộc về Quốc hội.

Quyền lập hiến thuộc về nhân dân

Chế độ bảo hiến chỉ tồn tại khi Hiến pháp có ưu thế hơn so với thường luật. Ưu thế đó dẫn đến hệ quả là có sự phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp. Sự phân biệt này cũng dẫn đến việc phân cấp hiệu lực pháp lý giữa Hiến pháp và thường luật: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao, thường luật phải hợp hiến. Do đó, việc ban hành và sửa đổi Hiến pháp được tiến hành bởi những cơ quan và theo những thủ tục đặc biệt khác với cơ quan và thủ tục được áp dụng cho thường luật. Thường luật không thể sửa đổi được Hiến pháp và cũng không thể mâu thuẫn với Hiến pháp. Một đạo luật đi ngược lại với những điều khoản của Hiến pháp là một đạo luật bất hợp hiến và do đó không thể có hiệu lực. Như vậy, các hành vi của chính quyền bị giới hạn bởi Hiến pháp. Với đặc tính đó, vấn đề bảo hiến được phát sinh.

Tại sao Hiến pháp lại có hiệu lực pháp lý tối cao? Câu trả lời nằm ở vấn đề chủ thể của quyền lập hiến. GS. Nguyễn Văn Bông cho rằng, quyền lập hiến là quyền nguyên thuỷ vì thể hiện một cách toàn diện nhất chủ quyền quốc gia, vì quyền lập hiến chung quy là quốc gia tự ấn định cho mình quy tắc tổ chức và điều hành[2]. Vì quyền lập hiến là quyền nguyên thuỷ nên chỉ có chủ thể của chủ quyền quốc gia mới có quyền lập hiến.

Nhưng ai là chủ thể của chủ quyền quốc gia? Hiến pháp là khuôn mẫu của dân chủ, tồn tại trong một chế độ dân chủ. Trong một chế độ dân chủ, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực, là lực lượng nắm chủ quyền. Nhà nước là tổ chức do nhân dân thành lập ra đại diện cho nhân dân để hành xử chủ quyền nhân dân. C.Mác viết: “Trong chế độ dân chủ, thì bản thân nhà nước chính trị, dưới hình thức mà nó hình thành bên cạnh nội dung đó và tự phân biệt với nội dung đó, chỉ là nội dung đặc thù của nhân dân, chỉ là hình thức tồn tại đặc biệt của nhân dân mà thôi”[3].

Vì nhân dân là chủ thể của chủ quyền quốc gia, mà quyền lập hiến là quyền nguyên thuỷ vì thể hiện toàn diện chủ quyền quốc gia nên nhân dân chính là chủ thể của quyền lập hiến. Thông qua việc hành xử quyền lập hiến, nhân dân thành lập ra Nhà nước, uỷ quyền cho Nhà nước, ấn định những cung cách tổ chức và điều hành Nhà nước.

Hiến pháp Mỹ tuyên bố trong lời nói đầu: “Chúng tôi, nhân dân Hoa Kỳ... quyết tâm chấp thuận và thiết lập bản Hiến pháp này của Hợp chủng quốc”. Hiến pháp Ireland 1937 mở đầu: “Chúng tôi, nhân dân Ireland... chấp thuận chế định và thiết lập bản Hiến pháp sau đây"; Hiến pháp CHLB Đức: “Nhân dân Đức... đã lập thành Hiến pháp này”; Hiến pháp Liên bang Nga: “Chúng tôi, nhân dân các dân tộc Liên bang Nga... chấp nhận bản Hiến pháp dưới đây của Liên bang Nga”; Hiến pháp Hy Lạp: “Chúng tôi, nhân dân Cộng hoà Hy Lạp, thông qua người đại diện quyền lực của chúng tôi chấp nhận bản Hiến pháp này”. Lời nói đầu của Hiến pháp Việt Nam năm 1946 cũng ghi nhận: “Được quốc dân trao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng…”.

K.C.Wheare nhận định: “Sự tối thượng pháp lý của Hiến pháp được dựa trên ý nguyện của nhân dân”[4]. Nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, quyền lập hiến không bị giới hạn bởi luật lệ nào, khai sinh ra các quyền khác. “Vì quyền lập hiến ấn định và tổ chức các quyền khác, vì các quyền khác đi từ quyền lập hiến, hậu quả đương nhiên là tính cách ưu tiên của quyền lập hiến”[5]. Quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp là những quyền phái sinh từ quyền lập hiến. Các quyền đó phải được hành xử trong khuôn khổ do quyền lập hiến ấn định.

Do đó, chủ quyền của Nhà nước phái sinh từ chủ quyền của nhân dân. Với ý nghĩa như vậy, C.Mác nhấn mạnh: “Chủ quyền của nhân dân không phải là cái phát sinh từ chủ quyền của nhà vua*, mà ngược lại, chủ quyền của nhà vua dựa trên chủ quyền nhân dân”[6]. Bởi vậy, ý chí của nhân dân phải được tôn trọng hơn ý chí của Nhà nước. Ba ngành quyền lực nhà nước không được mâu thuẫn với quyền lập hiến. Haminton lập luận: “Hoạt động của kẻ thừa nhiệm sẽ trở thành vô hiệu nếu đi ngược lại sự uỷ thác, đó là quan điểm đặt trên những nguyên tắc hết sức minh bạch. Do đó, mọi hoạt động lập pháp đi ngược lại Hiến pháp không thể có hiệu lực”. “Hiến pháp phải được tôn trọng hơn quy pháp, hơn ý muốn của cơ quan thừa nhiệm nhân dân”[7].

Điều 146 của Hiến pháp Việt Nam hiện hành đã đặt Hiến pháp ở hệ cấp tối thượng: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản khác phải phù hợp với Hiến pháp”. Tuy nhiên, xét kỹ vấn đề chúng ta thấy có điểm mâu thuẫn trong tư duy lập hiến ở đây: mặc dù chúng ta đặt Hiến pháp ở hệ cấp pháp lý tối cao nhưng lại quy định Quốc hội có quyền “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp” (Điều 84). Như vậy, dường như chúng ta coi Quốc hội là chủ thể của quyền lập hiến và không có sự phân biệt chủ thể của quyền lập hiến và chủ thể của quyền lập pháp. Trong khi đó, các Hiến pháp 1946, 1959 - những bản Hiến pháp được soạn thảo dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết vấn đề này rất thấu đáo. Theo các hiến pháp này, Quốc hội chỉ có quyền lập pháp: “Nghị viện nhân dân… đặt ra các pháp luật” (Hiến pháp 1946, Điều 23); “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Hiến pháp 1959, Điều 44). Từ Hiến pháp 1980 đến Hiến pháp hiện hành, Quốc hội được quy định có quyền lập hiến. Nếu chủ thể của quyền lập hiến và quyền lập pháp là một thì tại sao Hiến pháp lại có hiệu lực pháp lý tối cao? Nếu như không có sự phân biệt giữa chủ thể của quyền lập hiến và chủ thể của quyền lập pháp thì cũng không thể có sự phân biệt hệ cấp pháp lý giữa Hiến pháp và thường luật.

Hơn nữa, nếu như luật pháp là văn bản của Nhà nước thì Hiến pháp là văn bản của nhân dân. Cho nên nhân dân phải có quyền quyết định trong việc thiết lập cũng như việc sửa đổi Hiến pháp. Một trong những hình thức để nhân dân thể hiện ý chí quyết định của mình là bỏ phiếu trưng cầu dân ý. Trong khi đó, Hiến pháp hiện hành của chúng ta tại Điều 147 quy định “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp”  và hoàn toàn không quy định việc sửa đổi Hiến pháp phải được đem trưng cầu dân ý.

 Có ý kiến cho rằng, nhân dân là người phân công quyền lực: “Nhân dân, thông qua bản Hiến pháp, uỷ quyền cho Nhà nước, các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước”[8]. Điều này rất đúng ở nhiều nước khi nhân dân được coi là chủ thể của quyền lập hiến. Về nguyên tắc là như vậy, nhưng theo Hiến pháp Việt Nam, Quốc hội chứ không phải nhân dân là người nắm quyền lập hiến. Hiến pháp là một văn bản phân công quyền lực nhà nước. Cho nên chỉ có chủ thể của quyền lập hiến mới là người phân công quyền lực nhà nước. Nếu coi nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến thì đúng là nhân dân là chủ thể phân công quyền lực. Nhưng ở Việt Nam Quốc hội nắm quyền lập hiến nên chính Quốc hội là người phân công thực hiện quyền lực nhà nước. Như vậy, không thể có một cơ quan nào có thể đứng trên Quốc hội để phân xử hành vi của Quốc hội[9]. Lập luận này của tôi đã được phản biện rằng: “Cơ chế này xem xét, giải quyết tính hợp hiến không phải chỉ với tư cách một cơ quan nào đó, mà là dựa trên Hiến pháp, nhân danh Hiến pháp do nhân dân lập ra. Ở đây không nên đặt vấn đề một cách có phần cứng nhắc là ai đứng cao hơn ai, mà Hiến pháp mới là đứng cao nhất, tối thượng, tất cả đều phải tuân thủ”[10]. Đúng vậy, nhưng hiến pháp chỉ tối thượng khi hiến pháp được thiết lập bởi quyền lập hiến của nhân dân. Chỉ khi nào quyền lập hiến thuộc về nhân dân thì mới đúng là không có sự “ai đứng cao hơn ai, mà hiến pháp mới là đứng cao nhất”. Nhưng nếu quy định quyền lập hiến thuộc về Quốc hội thì không thể dung hợp được với chân lý này vì quyền lập hiến thuộc về Quốc hội. Cho nên không thể có một cơ quan nào có thể được đặt ra trong khung cảnh Hiến pháp Việt Nam hiện hành để xem xét về hành vi của Quốc hội. Điều này giải thích cho thực tế là đến hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan chuyên kiểm tra tính hợp hiến của quyền lực nhà nước nói chung và quyền lập pháp của Quốc hội nói riêng, tức là chưa có một chế độ bảo hiến hoàn chỉnh.

Do đó, thiết nghĩ rằng, để thiết lập cơ sở hiến pháp hoàn chỉnh cho chế độ bảo hiến ở Việt Nam, chúng ta cần trở lại những giá trị của Hiến pháp 1946: trong lời nói đầu, Hiến pháp phải tuyên bố nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, trong Hiến pháp cần quy định Quốc hội chỉ có quyền lập pháp; và việc sửa đổi Hiến pháp phải được đem trưng cầu dân ý hoặc theo một thủ tục khác thể hiện được rằng quyền lập hiến thuộc về nhân dân.

Dân quyền trong hiến pháp

 Sự vi phạm hiến pháp phổ biến nhất là sự vi phạm của công quyền đến các quyền hiến định của công dân. Định chế bảo hiến sinh ra để hạn chế chính quyền khỏi sự xâm phạm đến quyền của công dân. Cho nên định chế bảo hiến chỉ có thể tồn tại trên cơ sở các quy định về quyền công dân trong hiến pháp.

Việc ghi nhận dân quyền có tiền lệ ở Anh, nhưng việc ghi nhận dân quyền trong Hiến pháp lại khai sinh ở Bắc Mỹ. Cuối thế kỷ 18, một số bang mới giành được độc lập tại Bắc Mỹ đã thiết lập những bản hiến pháp thành văn, và ở đầu hiến pháp có đặt một bản tuyên ngôn dân quyền. Bản tuyên ngôn dân quyền đầu tiên trong lịch sử lập hiến thế giới do Quốc hội của tiểu bang Virgina biểu quyết ngày 12/6/1776. Trong Hiến pháp của Liên bang Hoa Kỳ 1787 không quy định về dân quyền (trừ quyền chính trị). Năm 1791, để bổ khuyết điều đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua 10 tu chính án có thể coi là tuyên ngôn dân quyền của Mỹ. Sau khi được khai sinh ở Mỹ, làn sóng quy định dân quyền trong hiến pháp toả rộng ra các nước trên thế giới, nhất là ở Pháp.

Đáng lưu ý là đa số hiến pháp các nước ghi nhận dân quyền ở lời nói đầu của hiến pháp dưới hình thức một bản tuyên ngôn nhân quyền. Điều này phản ánh tư tưởng nhân quyền là tiền đề của hiến pháp và dân quyền phải được quy định trên cơ sở nhân quyền; dân quyền là sự xác lập về mặt pháp lý nhân quyền. Tuyên ngôn nhân quyền trong lời nói đầu của nhiều hiến pháp có giá trị pháp lý như hiến pháp, thậm chí còn cao hơn hiến pháp. Duguit, sống dưới thời Cộng hoà III của Pháp cho rằng, bản Tuyên ngôn 1789 có một giá trị riêng biệt, do ở những điều kiện xung quanh chấp thuận nó và giá trị đó là môt giá trị siêu hiến, khiến cho nó còn sống khi mà Hiến pháp 1789 không còn giá trị nữa, và vẫn còn được áp dụng mãi mãi[11]. Phần mở đầu Hiến pháp đệ ngũ Cộng hoà Pháp 1958 viết: “Nhân dân Pháp long trọng tuyên bố trung thành với bản Tuyên ngôn nhân quyền năm 1789”. Điều này phản ánh quan niệm về hiệu lực pháp lý trên hiến pháp của tuyên ngôn nhân quyền Pháp.

Hiến pháp Việt Nam hiện hành có một chương riêng quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Chúng ta cũng thể hiện quan niệm quyền công dân xuất phát từ nhân quyền: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” ( Điều 50).

Tuy nhiên, có thể nói rằng, các quy định của Hiến pháp về các quyền cơ bản của công dân chưa tạo dựng được một cơ sở vững chắc cho việc thiết lập chế độ bảo hiến. Nếu như các quyền con người thể hiện ở quyền công dân thì quyền công dân phải là những quyền tự nhiên vốn có của con người mà nhà nước phải thừa nhận.  Đọc các quy định của Hiến pháp 1992 về quyền công dân có thể có cảm tưởng rằng dân quyền không phải là quyền vốn có do Tạo hoá ban cho con người và nhà nước phải thừa nhận mà do Nhà nước ban cho người dân. Quy định về quyền công dân thì phải đặt công dân ở vị trí chủ thể. Nhưng nhiều quy định về dân quyền trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành đa phần là đặt nhà nước ở vị trí chủ thể, còn công dân thì như là đối tượng được ban cho quyền chứ không phải được thừa nhận quyền. Trong 33 điều của chương V của Hiến pháp Việt Nam hiện hành về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Nhà nước - với tư cách là chủ thể xuất hiện hơn 20 lần. Những công thức thường được áp dụng là: “Nhà nước bảo đảm...”; “Nhà nước... có kế hoạch...”; “Nhà nước ban hành...”; “Nhà nước quy định”; “Nhà nước giao...”; “Nhà nước có chính sách...”; “Nhà nước tạo điều kiện...”; “Nhà nước bảo hộ...”.

Để có thể làm cơ sở cho chế độ bảo hiến, những quy định về dân quyền trong hiến pháp phải được sử dụng bởi công dân và cơ quan áp dụng pháp luật. Nhưng các quy định về dân quyền trong Hiến pháp Việt Nam không được toà án viện dẫn trong xét xử, và công dân cũng không viện dẫn đến Hiến pháp để bảo vệ quyền của mình trước toà. Chính vì vậy, những quy định về dân quyền trong Hiến pháp mặc dù nhiều nhưng còn xa lạ với người dân. Sở dĩ như vậy là vì cách quy định dân quyền như trong Hiến pháp của chúng ta rất khó thực hiện. Về nguyên tắc, các quyền công dân phải được xác định kèm theo là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước. Nhưng điều chỉnh về dân quyền mà quy định “Nhà nước... có kế hoạch...", “Nhà nước ban hành...”; “Nhà nước tạo điều kiện...”; ‘Nhà nước bảo hộ...” thì dường như không phải là xác định nghĩa vụ của nhà nước mà là quyền của nhà nước. Quy định như vậy đã đặt Nhà nước ở vị trí lợi thế so với công dân: Hiến pháp đã vì Nhà nước chứ chưa thực sự vì người dân, nên những quy định về dân quyền trong Hiến pháp mới chỉ dừng lại ở tuyên ngôn của Nhà nước mà ít được người dân sử dụng để bảo vệ mình.


Каталог: vanban -> vb chuy
vb chuy -> CỤc khảo thí VÀ kiểM ĐỊnh chất lưỢng giáo dụC
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức khen thưỞng thành tích học tập năm họC 2013 – 2014 VÀ chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 cho con cbgv-cnv trưỜng thpt nguyễn công trứ
vb chuy -> Trả lời Câu 1
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày phụ nữ Việt nam 20/10 Năm học 2013 2014
vb chuy -> MỘt số HƯỚng dẫn về thủ TỤc tài chính hỗ trợ khảo sát tạI ĐỊa phưƠNG
vb chuy -> Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-cp ngày 02/10/2015 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành
vb chuy -> ĐỀ CƯƠng ôn tập sinh học lớP 10 HỌc kì I năm họC 2015-2016 I. NỘi dung cần chú Ý
vb chuy -> Tổ văn – sử Nhóm văn
vb chuy -> I. HÖÔÙng daãn nội dung ôn tập chưƠng trình tieáng anh 7 NĂM

tải về 1.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương