Tài liệu tham khảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam



tải về 1.85 Mb.
trang15/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.85 Mb.
#13066
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   27

Bổ sung Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã thể hiện rõ nét về nhiệm vụ của Tòa án, đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ Tòa án.

Hiến pháp năm 2013 không quy định về việc thành lập các tổ chức thích hợp ở cơ sở để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong nhân dân như Điều 127 Hiến pháp năm 1992 mà để luật quy định.

Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 cũng đã sắp xếp và bổ sung một số nội quan trọng tại Điều 103, cụ thể như: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm; Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín; Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm; quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm”. Đây là các nguyên tắc hoạt động cơ bản Tòa án nhân dân nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử của Tòa án nhân dân, đảm bảo chất lượng xét xử của Tòa án tránh tình trạng xảy ra oan sai, gây thiệt hại cho các bên đương sự trong quá trình xét xử của Tòa án.

Nguyễn Văn Bảy - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

(Theo http://sotuphap.kontum.gov.vn/)

Các quy định về Tòa án nhân dân trong Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được Quốc hội thông qua sáng ngày 28/11/2013. Trong Hiến pháp sửa đổi có Chương VIII – Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. Các điều của chương này là những nội dung quy định của Hiến pháp về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Đối với Tòa án nhân dân, các quy định đó được thể hiện từ Điều 102 đến Điều 106. Những nội dung mà Hiến pháp sửa đổi quy định về Tòa án nhân dân so với Hiến pháp năm 1992 có nhiều nội dung mới, đó là những định hướng quan trọng đổi mới về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Những nội dung mới và định hướng sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân được thể hiện cụ thể như sau:

1. Quy định của Hiến pháp sửa đổi về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân

Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp sửa đổi quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định Tòa án nhân dân chỉ là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, còn Hiến pháp sửa đổi đã quy định ngoài chức năng xét xử thì Tòa án nhân dân còn thực hiện quyền tư pháp. Đây là điểm rất mới so với Hiến pháp năm 1992. Nội dung mới này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm phân định quyền lực nhà nước theo hướng Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. Đây là định hướng nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước ta theo kiểu nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nội dung mới nêu trên về Tòa án nhân dân còn mang ý nghĩa thực tiễn, đây là cơ sở pháp lý để giao cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những loại vụ việc liên quan đến việc hạn chế quyền nhân thân của công dân, mà những loại việc đó hiện nay là các cơ quan hành chính đang thực hiện, ví dụ như việc ra các quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc quyết định đưa người vào các trung tâm giáo dưỡng, cai nghiện… Hiện nay, ngành Tòa án nhân dân đã và đang chuẩn bị hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng đó. Với ý nghĩa đặc biệt này nên trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi bổ sung sẽ thể hiện chức năng thực hiện quyền tư pháp đối với Tòa án nhân dân các cấp. Không những thế, pháp luật tố tụng cũng cần thiết phải có sửa đổi, bổ sung để Tòa án nhân dân thực hiện chức năng nêu trên theo Hiến pháp quy định.

2. Quy định của Hiến pháp về hệ thống Tòa án nhân dân

Về hệ thống Tòa án nhân dân, Hiến pháp năm 1992 quy định hệ thống tòa án gồm: “Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định”. Quy định này là nhằm xác định Tòa án được tổ chức theo địa giới hành chính địa phương từ cấp huyện đến cấp tỉnh. Nghĩa là, có đơn vị hành chính cấp huyện hoặc cấp tỉnh thì đồng thời có Tòa án cấp huyện hoặc Tòa án cấp tỉnh. Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đã xác định tổ chức hệ thống Tòa án theo cấp xét xử không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Hiến pháp sửa đổi đã thể chế quan điểm này về tổ chức Tòa án nhân dân, cụ thể là: Khoản 2 Điều 102 Hiến pháp sửa đổi quy định “Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do Luật định”.

Như vậy, theo quy định này của Hiến pháp thì hệ thống Tòa án được tổ chức theo cấp xét xử không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Do đó, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sẽ được sửa đổi theo hướng quy định về tổ chức Tòa án theo 4 cấp, cụ thể là:

- Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực là cấp xét xử sơ thẩm hầu hết các loại vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân.

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cấp xét xử phúc thẩm là chủ yếu, xét xử sơ thẩm một số loại vụ án thuộc các trường hợp mà Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm.

- Tòa án nhân dân cấp cao là cấp xét xử phúc thẩm và có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

- Tòa án nhân dân tối cao là cấp xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cao nhất và chủ yếu là tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật.

Tổ chức Tòa án theo 4 cấp nêu trên thì chỉ có Tòa án nhân dân cấp tỉnh là gắn với địa giới hành chính cấp tỉnh, còn Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Tòa án nhân dân cấp cao không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Theo đó, đây cũng là những yếu tố để đảm bảo cho tính khả thi của nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

3. Quy định của Hiến pháp sửa đổi về các nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân

Về các nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân, Hiến pháp sửa đổi có một số nội dung quy định mới, nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử của Tòa án nhân dân các cấp. Cụ thể là:

- Đối với nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập, Hiến pháp năm 1992 quy định “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, còn Hiến pháp sửa đổi quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Với quy định này của Hiến pháp sửa đổi thì nguyên tắc độc lập xét xử có nội dung mới là:

+ Tiến trình Thẩm phán, Hội thẩm độc lập xét xử là độc lập trong mọi hoạt động của mình theo quy định của pháp luật tố tụng kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi kết thúc phiên tòa xét xử chứ không chỉ giới hạn bởi “khi xét xử”  như quy định của Hiến pháp năm 1992.

+ Cụm từ “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” trong công tác xét xử và cũng là đảm bảo cho nguyên tắc này phải được thực thi trong thực tiễn xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm.

- Đối với nguyên tắc xét xử tập thể, Hiến pháp sửa đổi quy định: “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Cụm từ “trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” là nội dung mới của nguyên tắc này. Còn thủ tục rút gọn được quy định trong pháp luật tố tụng theo hướng những vụ việc đơn giản, rõ ràng thì chỉ cần 1 Thẩm phán xem xét giải quyết chứ không cần Hội đồng xét xử như hiện nay, nhằm những vụ việc đó được giải quyết nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật và đạt hiệu quả, tiết kiệm về thời gian cho những người tham gia tố tụng.

- Hiến pháp sửa đổi có bổ sung nguyên tắc mới về hoạt động của Tòa án, đó là nguyên tắc: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”. Thực tiễn xét xử trong thời gian vừa qua cho thấy mô hình tố tụng tại phiên tòa của Việt Nam theo hướng thẩm vấn kết hợp với tranh tụng, các chứng cứ, tình tiết của vụ án đã được những người tham gia tố tụng trình bày khách quan tại phiên tòa và trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử ra các phán quyết nhằm đảm bảo các phán quyết đó chính xác, đúng pháp luật. Vì vậy, chất lượng xét xử của Tòa án các cấp trong thời gian vừa qua cũng đã được nâng lên, giảm các vụ, việc oan, sai. Từ cơ sở thực tiễn đó và nhằm thể chế các quan điểm của Đảng về xác định mô hình tố tụng Việt Nam, Hiến pháp sửa đổi đã quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo. Xuất phát từ quy định này của Hiến pháp, pháp luật tố tụng phải quy định chi tiết, cụ thể về tranh tụng tại phiên tòa của tất cả các lĩnh vực xét xử.

- Hiến pháp sửa đổi bổ sung nguyên tắc mới là “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo”. Nguyên tắc này, Hiến pháp năm 1992 chưa có, nhưng được thể hiện trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân với nội dung: “Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử”. Về bản chất thì cách thể hiện của nguyên tắc nêu trên của Hiến pháp sửa đổi có kế thừa song có bao hàm những nội dung mới đó là khẳng định hai cấp xét xử là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án không phải là cấp xét xử.

Có như vậy thì những vụ việc được Tòa án giải quyết xét xử đã có hiệu lực pháp luật (đã qua giải quyết xét xử ở cấp phúc thẩm) phải được thi hành, tránh khiếu nại kéo dài. Đương nhiên, nguyên tắc này nhằm xác định trách nhiệm của ngành Tòa án trong công tác xét xử sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án các cấp có thẩm quyền đó phải đảm bảo chất lượng xét xử cao nhất, đó cũng là những nội dung mà Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi, bổ sung phải có quy định về trách nhiệm của Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.

4. Quy định của Hiến pháp sửa đổi về Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán

Khoản 3 Điều 105 Hiến pháp sửa đổi quy định: “Việc bổ nhiệm, phê chuẩn, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Thẩm phán và việc bầu, nhiệm kỳ của Hội thẩm do luật định”. Quy định này của Hiến pháp sửa đổi sẽ bao hàm những nội dung mới về Thẩm phán, là định hướng để Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, sửa đổi bổ sung theo những nội dung mới so với Hiến pháp năm 1992 như sau:

- Về thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán, Hiến pháp sửa đổi quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước; đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức Thẩm phán TAND tối cao có sự phê chuẩn của Quốc hội. Ý nghĩa lý luận của quy định này nhằm đề cao địa vị pháp lý của Thẩm phán, đặc biệt là địa vị pháp lý của Thẩm phán TAND tối cao. Bởi vì, chính đội ngũ Thẩm phán là những người trực tiếp giải quyết, xét xử các loại vụ án và thực hiện quyền tư pháp. Chất lượng giải quyết, xét xử và thực hiện quyền tư pháp của các Thẩm phán là biểu hiện của nền công lý của quốc gia. Do đó, họ được xã hội thừa nhận có địa vị pháp lý cao và được tôn trọng là phù hợp với tiến bộ xã hội và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Ý nghĩa thực tiễn của quy định này là nhằm xác định Thẩm phán là Thẩm phán của quốc gia, không phụ thuộc vào địa phương nào, đó là đảm bảo hoạt động của Thẩm phán là nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì với quy định của Hiến pháp nêu trên bao hàm ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vì, Thẩm phán TAND tối cao sẽ có số lượng hạn chế so với số lượng Thẩm phán TAND tối cao hiện nay (có thể khoảng không được 17 người, thay vì số lượng 120 người như hiện nay). Thẩm phán TAND tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm và được Quốc hội phê chuẩn. Thủ tục này tương tự như thủ tục bổ nhiệm, phê chuẩn  các thành viên Chính phủ (Bộ trưởng ). Do vậy, Thẩm phán TAND tối cao phải là những người ưu tú nhất trong hệ thống Tòa án và cơ quan tư pháp, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giải quyết xét xử các loại vụ án, có uy tín cao trong các cơ quan tư pháp và trong xã hội, họ thực sự là biểu tượng của công lý của Nhà nước.

- Đối với các quy định về ngạch Thẩm phán, tiêu chuẩn Thẩm phán, quy trình tuyển chọn, nhiệm kỳ Thẩm phán, mặc dù Hiến pháp sửa đổi không nêu nhưng với ý nghĩa Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, vì vậy những nội dung nêu trên cũng đòi hỏi phải có những đổi mới theo hướng:

+ Về ngạch Thẩm phán, hiện nay theo quy định thì có 3 ngạch Thẩm phán là Thẩm phán TAND tối cao, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp. Thực tiễn hoạt động của Tòa án cho thấy, quy định này có nhiều bất cập trong tổ chức thực hiện việc bổ nhiệm, điều động Thẩm phán cũng như trong hoạt động xét xử khi phân công Thẩm phán sơ cấp ở các Tòa án trong hệ thống Tòa án. Vì vậy, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi bổ sung có thể quy định về Thẩm phán theo hướng Thẩm phán gồm: Thẩm phán TAND tối cao và Thẩm phán. Đối với Thẩm phán sẽ phân định ra thành nhiều bậc Thẩm phán để họ được hưởng lương theo bậc, vì thể việc nâng bậc Thẩm phán do Chánh án TAND tối cao thực hiện.

+ Về tiêu chuẩn Thẩm phán, cũng phải sửa đổi theo hướng nâng cao tiêu chuẩn và phải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán quốc gia. Tiêu chuẩn Thẩm phán gồm các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, nghiệp vụ, thời gian làm việc, và cũng nên bổ sung tiêu chuẩn về vốn sống xã hội, tác phong quần chúng trong công tác thực tiễn, đây chính là tiêu chí hóa tư tưởng Hồ Chính Minh về Tòa án, vì Bác Hộ đã dạy phải gần dân, hiểu dân và học dân, đồng thời tiêu chuẩn này là thể hiện uy tín xã hội của Thẩm phán. Với quy định về tiêu chuẩn như vậy và qua kỳ thi tuyển chọn quốc gia, đương nhiên nguồn tuyển chọn Thẩm phán sẽ được mở rộng hơn so với hiện nay.

+ Về quy trình tuyển chọn Thẩm phán, xuất phát từ ý nghĩa Thẩm phán là của quốc gia, không phụ thuộc vào địa phương, do đó việc thi tuyển, tuyển chọn phải do Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán quốc gia, thay thế cac Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như hiện nay. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán quốc gia có trách nhiệm tuyển chọn Thẩm phán để trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, đối với Thẩm phán TAND tối cao, Hội đồng này có trách nhiệm giới thiệu và tư vấn với Chủ tịch nước để Chủ tịch nước giới thiệu trước Quốc hội và căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán TAND tối cao. Đương nhiên, để đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán quốc gia, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi, bổ sung sẽ phải có những quy định về thành phần Hội đồng, quy chế hoạt động của Hội đồng. Đồng thời, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi, bổ sung cũng cần thiết có quy định bổ sung về việc thành lập Hội đồng giám sát hoạt động của Thẩm phán, theo hướng thành viên của Hội đồng này phần đông là người của Tòa án các cấp để họ có am hiểu về hoạt động của Thẩm phán trong công tác xét xử và xem xét về đạo đức lối sống, tác phong, uy tín của Thẩm phán trong bất kỳ thời điểm nào, không phụ thuộc vào thời điểm hết nhiệm kỳ Thẩm phán như hiện nay.

+ Về nhiệm kỳ Thẩm phán, Thẩm phán là chức danh nghiệp vụ, không phải là chức vụ lãnh đạo quản lý, nên việc gắn nhiệm kỳ cho chức danh Thẩm phán phát sinh rất nhiều bất cập trong thực tiễn hoạt động của Thẩm phán. Chính vì vậy, nhiệm kỳ của Thẩm phán nên chỉ có trong thời kỳ đầu khi mới được bổ nhiệm Thẩm phán, cụ thể là nhiệm kỳ đầu tiên của Thẩm phán là 5 năm tính từ ngày được Chủ tịch mới bổ nhiệm, nếu được bổ nhiệm lại làm Thẩm phán thì không có nhiệm kỳ mà làm Thẩm phán cho đến khi nghỉ hưu, trừ trường hợp bị cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán. Đối với Thẩm phán TAND tối cao không có nhiệm kỳ, nghĩa là khi được Chủ tịch nước bổ nhiệm, Quốc hội phê chuẩn thì Thẩm phán TAND tối cao làm việc cho đến khi nghỉ hưu.

+ Về độ tuổi làm việc của Thẩm phán, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi bổ sung cũng cần có quy định về độ tuổi làm việc của Thẩm phán theo hướng kéo dài độ tuổi làm việc so với quy định của Bộ luật lao động và tuổi làm việc của nam nữ như nhau phù hợp với xu hướng bình đẳng giới. Theo đó, tuổi làm việc của Thẩm phán có thể đến 65 tuổi, tuổi làm việc của Thẩm phán TAND tối cao có thể lên đến 70 tuổi. Còn quyền nghỉ hưu của Thẩm phán nếu họ có yêu cầu thì không phụ thuộc vào độ tuổi làm việc nêu trên, theo quy định về chế độ nghỉ hưu của công chức.

Trên đây là một số nội dung mới của Hiến pháp sửa đổi quy định về hệ thống Tòa án nhân dân; và đó cũng là cơ sở pháp lý đặc biệt quan trọng để xác định định hướng lớn, bản chất nhất trong những nội dung sửa đổi bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.

Trần Văn Tú -  Nguyên Phó Chánh án TAND tối cao

(Theo http://toaan.gov.vn/)



Câu 7: Cấp chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm những cơ quan nào? Bạn hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với Nhân dân.

Câu 7:


Chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm 2013

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Hiến pháp năm 2013) vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới. Đây là bản Hiến pháp vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó có nội dung về Chính quyền địa phương. 

1. Nội dung Chính quyền địa phương trong Hiến pháp

 Chương IX - Chính quyền địa phương là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn của nhân dân cả nước, đồng thời cũng là Chương nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp. Chương Chính quyền địa phương đã đánh dấu những thay đổi lớn của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992, đã làm rõ hơn tính chất của hệ thống cơ quan công quyền ở địa phương trong mối quan hệ với Trung ương, thể hiện tính gắn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa HĐND, UBND trong chính thể của chính quyền địa phương; đồng thời, cũng quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính. 

 

- Về tên gọi của Chương: Trên thực tế, thuật ngữ “chính quyền địa phương” đã được sử dụng tương đối rộng rãi và phổ biến trong các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các sách báo chính trị pháp lý, cũng như các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ở Trung ương và địa phương. Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên gọi từ HĐND và UBND (trong Hiến pháp năm 1992) thành Chính quyền địa phương. Đây là sự thay đổi hợp lý, phù hợp với lịch sử lập hiến cũng như các văn bản khác của Đảng và Nhà nước ta. Mặt khác, từ thực tiễn hoạt động của hai cơ quan này cho thấy: HĐND và UBND mặc dù là hai cơ quan có vị trí và tính chất khác nhau, nhưng được tổ chức và hoạt động trên cùng một địa bàn, một cấp hành chính. Do đó, hai cơ quan này có mối quan hệ chặt chẽ về mặt tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Cũng vì thế, việc đổi tên này không phải là hình thức, mà nó đặt ra yêu cầu phải đổi mới thực sự về mô hình tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương theo hướng: Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa HĐND và UBND; tạo không gian tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho chính quyền địa phương; khẳng định rõ nét hơn vị trí của chính quyền địa phương trong hệ thống hành chính thống nhất của đất nước.



 

- Quy định về đơn vị hành chính: Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về các đơn vị hành chính nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, ổn định trong cấu trúc hành chính ở nước ta; đồng thời, bổ sung quy định về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường; đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập (Điều 110). Bổ sung quy định “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định” (khoản 2 Điều 110). Từ các quy định trên, có thể nhận thấy một số điểm mới như sau:

 

Thứ nhất, Hiến pháp đã sử dụng thuật ngữ “đơn vị hành chính tương đương” với quận, huyện, thị xã trong thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là ý tưởng mới trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đông đảo đại biểu Quốc hội và nhân dân, mở ra khả năng cho việc thành lập các đơn vị hành chính mới nhằm tăng khả năng dự báo và tính ổn định của Hiến pháp trong việc đáp ứng nhu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Với cách quy định mở về đơn vị hành chính, Hiến pháp mới đã tạo điều kiện việc đưa ra tên gọi mới cho đơn vị hành chính trong thành phố trực thuộc Trung ương, ví dụ như “thành phố” trong “thành phố trực thuộc Trung ương”. Theo đó, cách quy định về đơn vị hành chính “thành phố trong thành phố” sẽ không bị xem là vi hiến trong các văn bản pháp luật sau này. 



 

Thứ hai, Điều 110 Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”. Thực chất, vấn đề này cũng đã được đề cập trong Hiến pháp năm 1992. Đây là quy định được bổ sung trên cơ sở ý kiến đề xuất của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức (nhất là ý kiến đề xuất của Chính phủ) và các địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đang đặt ra ở một số địa phương như huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang hay huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh...

 

Thứ ba, tại Điều 110 Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định: “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định”. Thực tiễn cho thấy, việc chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính lãnh thổ của nước ta trong thời gian qua ở các cấp diễn ra rất phổ biến nên đã có lúc dẫn đến hoặc làm tăng đầu mối đơn vị hành chính và làm tăng tổ chức bộ máy, biên chế công chức và tài chính công... hoặc hao tổn rất nhiều chi phí quốc gia để làm việc này... dẫn đến suy giảm hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và cải cách hành chính hiện nay. Để tránh tình trạng nhập, tách, chia, điều chỉnh địa giới hành chính một cách dễ dãi, thiếu căn cứ, tiêu chí minh bạch, công khai, đặc biệt là thiếu sự tham gia ý kiến có tính quyết định của nhân dân đã diễn ra trong thực tế vừa qua ở nước ta, Hiến pháp năm 2013 đã quy định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định. Có thể nói, việc hiến định rõ hơn về thẩm quyền, tiêu chí, điều kiện, thủ tục thành lập mới, sáp nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của Hiến pháp mới góp phần bảo đảm tính ổn định của các đơn vị hành chính hiện nay. Đồng thời, quy định này cũng nhằm bảo đảm thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013. Bên cạnh đó, quy định mới này cũng đặt ra nhiệm vụ cho Chính phủ phải gấp rút nghiên cứu và soạn thảo các quy định ở tầm luật để trình Quốc hội ban hành về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính trong đó nhất thiết phải có việc lấy ý kiến nhân dân địa phương.



 

- Quy định về tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính: Theo Điều 118 Hiến pháp năm 1992, “Việc thành lập HĐND và UBND ở các đơn vị hành chính do luật định”. Thực tế, các đạo Luật tổ chức HĐND và UBND (năm 1994 và 2003) đều quy định: Mọi đơn vị hành chính đều tổ chức HĐND và UBND. Mô hình tổ chức này đã gây nên sự cồng kềnh, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ giữa HĐND và UBND các cấp, không có sự phân biệt giữa mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn, đô thị và hải đảo. Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:


Каталог: vanban -> vb chuy
vb chuy -> CỤc khảo thí VÀ kiểM ĐỊnh chất lưỢng giáo dụC
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức khen thưỞng thành tích học tập năm họC 2013 – 2014 VÀ chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 cho con cbgv-cnv trưỜng thpt nguyễn công trứ
vb chuy -> Trả lời Câu 1
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày phụ nữ Việt nam 20/10 Năm học 2013 2014
vb chuy -> MỘt số HƯỚng dẫn về thủ TỤc tài chính hỗ trợ khảo sát tạI ĐỊa phưƠNG
vb chuy -> Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-cp ngày 02/10/2015 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành
vb chuy -> ĐỀ CƯƠng ôn tập sinh học lớP 10 HỌc kì I năm họC 2015-2016 I. NỘi dung cần chú Ý
vb chuy -> Tổ văn – sử Nhóm văn
vb chuy -> I. HÖÔÙng daãn nội dung ôn tập chưƠng trình tieáng anh 7 NĂM

tải về 1.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương