Thuyết minh báo cáO ĐẦu tư DỰ Án trồng mới cây thanh long theo hưỚng bền vững chủ ĐẦu tư : CÔng ty tnhh đẦu tư xnk vĩnh tiếN


CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH



tải về 0.75 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu25.08.2017
Kích0.75 Mb.
#32772
1   2   3   4   5

CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH



VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

Các thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:

- Thời gian hoạt động của dự án là 12 năm và bắt đầu từ năm 2014;

- Tổng mức đầu tư: 31,143,200,000đồng . Trong đó, vốn vay NHPT đầu tư cho trồng 35ha thanh long là 20,000,000,000 đồng, chiếm 64% nguồn vốn đầu tư.

- Các hệ thống máy móc thiết bị cần đầu tư để đảm bảo cho dự án hoạt động tốt;

- Doanh thu của dự án được từ:

+ Doanh thu chính: Thu hoạch 50 ha thanh long

+ Doanh thu thêm: Nuôi 100 bò thịt vỗ béo và 5 ha lúa

- Chi phí của dự án:

+ Chi phí chăm sóc thanh long

+ Chi phí nuôi bò thịt vỗ béo

+ Chi phí trồng lúa

- Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao sẽ được tính phụ thuộc vào thời gian dự báo thu hồi vốn. Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao theo phụ lục đính kèm.

- Lãi suất vay ưu đãi: 13.5%/năm; Thời hạn vay 6 năm, trả nợ theo phương thức trả gốc đều và lãi phát sinh.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thuế suất áp dụng là 22%.
VIII.2. Tính toán chi phí của dự án

VIII.2.1. Lực lượng lao động của trang trại

Đội ngũ quản lý và nhân sự dự kiến của dự án gồm nhân viên quản lý hành chính, lao động cố định và lao động thời vụ.



  • Giám đốc trang trại: 1 người

Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động trong trang trại, liên hệ với nhà phân phối và có kế hoạch kinh doanh của toàn trang trại

  • Kế toán: 1 kế toán trưởng, 1 nhân viên

Chịu trách nhiệm về thu – chi theo đúng kế hoạch và phương án kinh doanh và chịu trách nhiệm về tính toán tiền lương cho nhân viên

  • Hành chính: 1 người

Chịu trách nhiệm quản lý về hành chính nhân sự, tuyển dụng nhân viên, các thủ tục hành chính pháp lý tại trang trại

  • Nhân viên văn phòng: 2 người

Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ sổ sách, kết nối giữa các bộ phận với nhau, đảm nhận các giấy tờ có liên quan.

  • Bảo vệ: 2 người

Chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài sản của trang trại.

  • Tổ nhà bếp vệ sinh: 2 người

  • Công nhân chăm sóc vườn thanh long: 100 người

  • Công nhân chăm sóc bò: 3 người

Nhân công chăn nuôi trực tiếp gồm có 100 người có mức lương khoảng 4 triệu đồng/tháng/người, ngoài ra còn thuê mướn lao động thời vụ trả lương theo ngày làm việc khoảng 150 ngàn đồng/người/ngày.

Biểu tổng hợp số lượng nhân công trong dự án


Chức vụ

Số lượng

Nhân viên quản lý




Giám đốc

1

Kế toán trưởng

1

Kế toán viên

1

Nhân viên hành chính

1

Nhân viên văn phòng

2

Bảo vệ

2

Nhà bếp+ vệ sinh

2

Lao động trực tiếp




1. Vườn thanh long




+ Lao động cố định

100

2. Chuồng bò




Nhân công

3

TỔNG

113


VIII.2.2. Chi phí

  • Chi phí chăm sóc thanh long 1 năm




STT

Hạng mục chi phí

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Phân chuồng

Tấn

600

700,000

420,000,000

2

Phân NPK tổng hợp

Tấn

72

1,520,000

109,440,000

3

Rơm rạ các loại

ha

50

7,500,000

375,000,000

4

Thuốc xịt sâu+ bệnh+ kích thích

lần

52

25,000,000

1,300,000,000

5

Công lao động cố định

Người

100

48,000,000

4,800,000,000

6

Công lao động thời vụ

Công

300

150,000

45,000,000

7

Chi phí trả tiền điện sinh hoạt+ Chông đèn

Tháng

12

50,000,000

600,000,000




Tổng cộng










7,649,440,000

Chi phí này ước tính sẽ tăng dần qua các năm. Mỗi 5 năm 1 lần tăng 3%.



ĐVT: 1,000 đồng

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Chi phí chăm sóc thanh long

7,649,440

7,878,923

8,115,291

8,358,750

8,609,512

8,867,797


  • Chi phí chăn nuôi bò vỗ béo


Chi phí cho lứa nuôi 60 ngày đầu

TT

Năm

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền




Hạng mục













1

Chi phí mua bò lai (gầy )

Con

100

15,000,000

1,500,000,000

2

Chi phí thuốc tẩy giun sáng

Liều

100

25,000

2,500,000

3

Chi phí trồng cỏ voi

Ha

3

25,000,000

75,000,000

4

Chi phí thức ăn tinh

Con

100

2,200,000

220,000,000

5

Chi phí mua rơm rạ

Xe

10

1,000,000

10,000,000

6

Chi phí thuê 3 công lao động

Tháng

6

4,000,000

24,000,000




TỔNG










1,831,500,000


Chi phí cho lứa nuôi 60 ngày tiếp theo

STT

Hạng mục đầu tư

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Chi phí mua bò lai (gầy )

Con

100

15,000,000

1,500,000,000

2

Chi phí thuốc tẩy giun sáng

Liều

100

25,000

2,500,000

3

Chi phí Phân Ure+ Dầu tưới nước

Ha

3

10,000,000

30,000,000

4

Chi phí thức ăn tinh

Con

100

2,200,000

220,000,000

5

Chi phí mua rơm rạ

Xe

10

1,000,000

10,000,000

6

Chi phí thuê 3 công lao động
( 3 người x 2 tháng ) = 6 tháng

Tháng

6

4,000,000

24,000,000




Tổng cộng










1,786,500,000

Tận dụng nguồn cỏ trồng có thể nuôi cho 2 lứa liên tiếp, mỗi lứa nuôi vỗ béo 2 tháng, trung bình một năm có thể nuôi 5 lứa bò thịt vỗ béo trong trang trại.



Bảng tính chi phí qua các năm

ĐVT: 1,000 đồng



Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Số lứa/năm

5

5

5

5

5

5

Chi phí nuôi bò/ 2 lứa

3,618,000

3,726,540

3,838,336

3,953,486

4,072,091

4,194,254

Chi phí chăn nuôi

9,045,000

9,316,350

9,595,841

9,883,716

10,180,227

10,485,634




  • Chi phí trồng lúa


Chi phí trồng lúa/ vụ

STT

Hạng mục chi phí

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Chi phí làm mặt bằng gieo lúa

Ha

5

2,200,000

11,000,000

2

Chi phí giống

Kg

1,500

13,000

19,500,000

3

Chi phí nhân công sạ lúa đắp bờ

Công

15

150,000

2,250,000

4

Chi phí thuốc xịt cỏ (loại 10 ngày)

Chai

50

45,000

2,250,000

5

Chi phí công cấy dặm

Công

15

120,000

1,800,000

6

Chi phí công xịt thuốc ( Cả vụ )

Công

42

500,000

21,000,000

7

Chi phí thuốc trừ sâu bệnh

Lần

6

1,500,000

9,000,000

8

Chi phí thu hoạch (máy gặt)

Ha

5

2,200,000

11,000,000

9

Chi phí vận chuyển về nhà

Tấn

25

200,000

5,000,000

10

Chi phí phơi lúa

công

10

120,000

1,200,000




Tổng cộng










84,000,000


Bảng tính chi phí trồng lúa qua các năm

ĐVT: 1,000 đồng



Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Chi phí trồng lúa

252,000

259,560

267,347

275,367

283,628

292,137

300,901

Số vụ/năm

3

3

3

3

3

3

3

Chi phí trồng lúa/vụ

84,000

86,520

89,116

91,789

94,543

97,379

100,300




  • Tổng chi phí hoạt động

ĐVT: 1,000 đồng

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng hợp chi phí hoạt động

16,946,440

17,454,833

17,978,478

18,517,833

19,073,368


VIII.3. Doanh thu từ dự án

Doanh thu dự án thu được chủ yếu từ thanh long, ngoài ra trang trại còn tận dụng nuôi thêm bò thịt vỗ béo và trồng lúa.

Sau 20 tháng, thanh long bắt đầu cho trái. Năm 2014 bắt đầu thu hoạch 15 ha thanh long 10, năm tiếp theo vườn 35 ha bắt đầu cho trái. Tỷ lệ trái cho như sau:


Năm

Năng suất thu hoạch
(kg/trụ)


Năm 2

10

Năm 3

25

Năm 4

45


Bảng tổng hợp doanh thu qua các năm

ĐVT: 1,000 đồng



Năm

2014

2015

2016

2017

2018

Hạng mục

1

2

3

4

5

Mức tăng giá

1.03

1.06

1.09

1.13

1.16

Doanh thu từ thanh long

2,430,000

13,050,000

27,900,000

40,500,000

40,500,000

Khối lượng thu được

180,000

870,000

1,860,000

2,700,000

2,700,000

+ Thu từ 15 ha

180,000

450,000

810,000

810,000

810,000

+ Thu từ 35 ha

-

420,000

1,050,000

1,890,000

1,890,000

Đơn giá (ngàn đồng/kg)

13.5

15

15

15

15

Doanh thu từ nuôi bò thịt vỗ béo

11,500,000

11,500,000

11,500,000

11,500,000

11,500,000

+ Số lứa/năm

5

5

5

5

5

+ Số lượng (con)/lứa

100

100

100

100

100

+ Đơn giá (ngàn đồng/con)

23,000

23,000

23,000

23,000

23,000

Doanh thu từ trồng lúa

493,000

580,000

609,000

609,000

609,000

Số vụ/năm

3

3

3

3

3

Khối lượng/vụ

28

33

35

35

35

Tổng khối lượng thu được (tấn)

85

100

105

105

105

Giá bán/tấn

5,800

5,800

5,800

5,800

5,800

TỔNG DOANH THU

14,423,000

25,130,000

40,009,000

52,609,000

52,609,000



VIII.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án

VIII.4.1. Hiệu quả kinh tế dự án
Biểu tính toán hiệu quả kinh tế dự án

ĐVT: 1,000 đồng



Năm

2014

2015

2016

2017

2018

1. Vườn thanh long

5,386,000

5,554,180

5,724,030

5,897,646

6,073,225

Doanh thu thanh long

2,430,000

13,050,000

27,900,000

40,500,000

40,500,000

Chi phí trồng thanh long

7,649,440

7,878,923

8,115,291

8,358,750

8,609,512

Lợi nhuận

(5,219,440)

5,171,077

19,784,709

32,141,250

31,890,488

2. Chuồng trại bò thịt vỗ béo

-

-

-

-

-

Doanh thu bán bò thịt

11,500,000

11,500,000

11,500,000

11,500,000

11,500,000

Chi phí vỗ béo

9,045,000

9,316,350

9,595,841

9,883,716

10,180,227

Lợi nhuận

2,455,000

2,183,650

1,904,160

1,616,284

1,319,773

3. Trồng lúa
















Doanh thu

493,000

580,000

609,000

609,000

609,000

Chi phí trồng lúa

252,000

259,560

267,347

275,367

283,628

Lợi nhuận

241,000

320,440

341,653

333,633

325,372

Tổng hợp
















Tổng hợp doanh thu

14,423,000

25,130,000

40,009,000

52,609,000

52,609,000

Tổng hợp chi phí hoạt động

16,946,440

17,454,833

17,978,478

18,517,833

19,073,368

Chi phí lương quản lý

805,320

829,480

854,364

879,995

906,395

Chi phí quản lý doanh nghiệp (3%)

432,690

753,900

1,200,270

1,578,270

1,578,270

Chi phí khấu hao

2,829,843

2,829,843

2,829,843

2,829,843

2,829,843

Tổng lợi nhuận

(6,591,293)

3,261,944

17,146,045

28,803,060

28,221,125

Chi phí lãi vay

-

2,118,390

1,673,322

1,218,390

768,390

EBT

(6,591,293)

1,143,554

15,472,723

27,584,669

27,452,734

Thuế TNDN (22%)

-

251,582

3,403,999

6,068,627

6,039,602

EAT

(6,591,293)

891,972

12,068,724

21,516,042

21,413,133

Năm 2014 do vườn thanh long chỉ có thu được từ 15ha nên chi phí chưa đủ cho chi phí chăm sóc và bón phân thêm thanh long. Doanh thu từ chăn nuôi bò và trồng lúa không đủ bù đắp cho chi phí, nhưng các năm sau lợi nhuận dự án tăng lên do có nguồn thu 50ha thanh long cho trái.


VIII.4.2. Báo cáo ngân lưu dự án

Phân tích hiệu quả dự án hoạt động trong vòng 20 năm theo quan điểm tổng đầu tư. Với:

Chi phí sử dụng vốn re = 20%

Lãi suất vay ngân hàng rd = 13.5%/năm

Với suất chiết khấu là WACC = 18.8% được tính theo giá trị trung bình có trọng số chi phí sử dụng vốn của các nguồn vốn như sau:


Năm

2013

2014

2015

2016

2017

D (Vốn vay)




17,500,000

14,166,667

10,833,333

7,500,000

E (Vốn chủ sở hữu)

23,588,755

35,834,767

35,834,767

35,834,767

35,834,767

E+D (Tổng Vốn)

41,088,755

50,001,434

46,668,101

43,334,767

40,001,434

%D = D/(E+D) (Tỷ lệ Vốn vay)

34.5%

21.7%

16.1%

9.6%

2.1%

%E = E/(E+D) (Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu)

57.4%

71.7%

76.8%

82.7%

89.6%

WACC danh nghĩa

15.0%

16.5%

17.0%

17.5%

18.1%

WACC bình quân

18.8%














Bảng báo cáo ngân lưu:

ĐVT: 1,000 đồng



Năm

2013

2014

2015

2016

2017

NGÂN LƯU VÀO

-

14,423,000

25,130,000

40,009,000

52,609,000

Doanh thu




14,423,000

25,130,000

40,009,000

52,609,000

Thu hồi vốn lưu động
















NGÂN LƯU RA

31,143,200

26,847,759

24,088,125

24,641,006

25,132,202

Đầu tư tài sản cố định

31,143,200













Chi phí hoạt động

-

16,946,440

17,454,833

17,978,478

18,517,833

Chi phí lương quản lý




805,320

829,480

854,364

879,995

Chi phí quản lý doanh nghiệp




432,690

753,900

1,200,270

1,578,270

Chi phí khấu hao




2,829,843

2,829,843

2,829,843

2,829,843

Chi phí tài chính




2,444,178

2,118,390

1,673,322

1,218,390

Chênh lệch vốn lưu động




3,389,288

101,679

104,729

107,871

Ngân lưu ròng trước thuế

(31,143,200)

(12,424,759)

1,041,875

15,367,994

27,476,798

Thuế TNDN




-

251,582

3,403,999

6,068,627

Ngân lưu ròng sau thuế

(31,143,200)

(12,424,759)

790,293

11,963,995

21,408,171

Ngân lưu tích lũy

(31,143,200)

(43,567,959)

(42,777,666)

(30,813,671)

(9,405,499)



TT

Chỉ tiêu




1

Giá trị hiện tại thuần NPV (2013)

21,796,645,000 đồng

2

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%)

27.4 %

3

Thời gian hoàn vốn (có chiết khấu)

5 năm 5 tháng




Đánh giá

Hiệu quả

Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:

Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 21,796,645,000 đồng > 0

Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 27.4 % > WACC

Thời gian hoàn vốn tính là 5 năm 05 tháng

 Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.

Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh.
VIII.4.3. Phân tích rủi ro dự án


  • Nhận diện rủi ro

Kết quả các chỉ tiêu thẩm định dự án (NPV, IRR,....) chịu tác động của hàng loạt các dữ liệu phân tích ban đầu như: Các thông số đầu tư, các thông số về chi phí hoạt động, các thông số về doanh thu dự kiến.

Đối với dự án, nguồn thu chi chủ yếu cho vuồn thanh long. Biến có thể làm thay đổi hiệu quả kinh tế của dự án như: lãi vay tài sản cố định, năng suất thu hoạch, chi phí trồng chăm sóc và giá bán thanh long. Lạm phát làm ảnh hưởng đến dòng tiên theo thời gian cũng là một yếu tố đáng lo ngại, tuy nhiên với những dự báo trước lạm phát luôn được Chính phủ kiềm giữ trong khoảng dao động từ 6% đến 10%, mặt khác trong trường hợp này lạm phát có lợi cho dự án nên cũng không đáng lo ngại.

Đế xác định đâu là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến dự án, tiến hành phân tích các yếu tố thay đổi như: lãi vay, năng suất thu hoạch, chi phí hoạt động: phân bón, nhân công, thuốc..., giá bán thanh long.


  • Phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy một chiều được tiến hành để kiểm tra mức thay đổi của các biến kết quả dự án như NPV, IRR so với sự thay đổi của một biến rủi ro và các biến còn lại không đổi.

Năng suất thu hoạch ổn định (40%-100%), lãi suất vay (7%-15%), chi phí chăm sóc thanh long (40%-170%), giá bán sản phẩm dao động (40%-160%) thì ta có kết quả thay đổi NPV và IRR như sau:


+ Năng suất thu hoach ổn định:


Thay đổi năng suất thu hoạch

NPV

IRR

40%

(28,917,616)




45%

(24,691,427)

3.3%

50%

(20,465,239)

6.9%

55%

(16,239,051)

9.9%

60%

(12,012,862)

12.6%

65%

(7,786,674)

15.0%

70%

(3,560,485)

17.1%

75%

665,703

19.1%

80%

4,891,891

21.0%

85%

9,118,080

22.7%

90%

13,344,268

24.4%

95%

17,570,457

25.9%

100%

21,796,645

27.4%


Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy khi năng suất thu hoạch thay đổi từ (40%-100%) thì giá trị NPV dao động từ (28,917,616,000) đồng xuống còn 21,796,6453,000 đồng). Năng suất thu hoạch ổn định nghĩa là khoảng 45kg/trụ/năm giảm từ 70% trở lên thì dự án không đạt hiệu quả.
+ Lãi suất vay:


Thay đổi lãi vay

NPV

IRR

5%

26,171,201

28.9%

6%

25,652,375

28.7%

7%

25,134,668

28.5%

8%

24,618,079

28.4%

9%

24,102,603

28.2%

10%

23,588,236

28.0%

11%

23,074,976

27.8%

12%

22,562,820

27.7%

13.5%

21,796,645

27.4%

14%

21,541,801

27.3%

15%

21,032,933

27.2%

16%

20,525,155

27.0%

17%

20,018,463

26.9%

18%

19,512,853

26.7%


Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy khi lãi suất/năm thay đổi (5% - 18%) thì NPV dao động từ 26,171,201,000 đồng xuống 19,512,853,000 đồng, IRR giảm từ 28.9% xuống 26.7% và vẫn lớn hơn WACC 18.8%. Mức dao động của lãi suất không làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả dự án, tuy nhiên nếu lãi suất càng giảm thì hiệu quả dự án càng tăng.
+ Chi phí chăm sóc thanh long:


Thay đổi chi phí trồng thanh long

NPV

IRR

40%

42,076,329

35.7%

50%

38,692,510

34.3%

60%

35,310,269

32.9%

70%

31,929,584

31.5%

80%

28,550,432

30.1%

90%

25,172,793

28.8%

100%

21,796,645

27.4%

110%

18,421,967

26.1%

120%

14,981,414

24.7%

130%

11,486,906

23.3%

140%

7,993,830

22.0%

160%

1,011,894

19.3%

170%

(2,477,005)

17.9%


Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy chi phí đầu vào dao động từ (40%-170%) thì giá trị NPV dao động từ 42,076,329,000 đồng đến (2,477,005,000) đồng. Nếu chi phí đầu vào tăng từ 70% so với chi phí dự án, với các yếu tố khác không đổi thì dự án không đạt hiệu quả.

+ Thay đổi giá bán thanh long




Thay đổi giá bán tôm thương phẩm

NPV

IRR

40%

(15,748,629)

13%

50%

(9,377,805)

15%

60%

(3,107,284)

18%

70%

3,163,237

20%

80%

9,433,759

22%

90%

15,704,280

25%

100%

21,796,645

27%

110%

27,869,957

30%

120%

33,943,270

32%

130%

40,016,582

35%

140%

46,089,894

37%

150%

52,163,206

40%

160%

58,236,519

42%


Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy, khi giá bán dao động từ (40%-100%) thì giá trị NPV dao động từ (15,748,629,000) đồng đến 58,236,519,000 đồng. Nếu giá bán giảm từ còn bằng 60% so với giá hiện nay thì dự án không đạt hiệu quả.


  • Kết luận

Trong các yếu tố trên, sau khi phân tích nhận thấy rằng:

+ Yếu tố không gây ảnh hưởng nhiều đến tính hiệu quả của dự án: lãi vay. Khi phân tích sự dao động các yếu tố này lên NPV và IRR thì cho thấy kết quả không làm ảnh hưởng nhiều đến NPV và IRR.

+ Yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án: năng suất thu hoạch, chi phí chăm sóc và giá bán sản phẩm. Khi năng suất thu hoạch ổn định không đạt được từ 75% so với năng suất ổn định 45kg/trụ/năm, chi phí chăm sóc (phân bón, thuốc, nhân công..) tăng 70% trở lên và giá bán thanh long giảm 40% trở lên thì dự án không đạt hiệu quả. (Giả định rằng, một trong những yếu tố trên thay đổi, các yếu tố khác vẫn giữ nguyên).

VIII.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội

Dự án “Trồng mới thanh long theo hướng bền vững” có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Dư án góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hơn 200 lao động, ưu tiên lao động nữ.

Qua phân tích về hiệu quả đầu tư, dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV = 21,796,645,000 đồng; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 27.4 % ; thời gian hoàn vốn sau 5 năm 5 tháng. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho cả nước.

CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Như đã phân tích ở trên dự án Trồng mới cây thanh long theo hướng bền vững được xây dựng tại ấp Dốc Đá, xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận mang tính khả thi cao.

Không chỉ góp phần tăng giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động có thu nhập thấp tại địa phương, đặc biệt là lao động là dân tộc thiểu số mà dự án còn góp phần thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp, chính sách tam nông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Ngoài những lợi ích trực tiếp từ dự án như đã nêu, mô hình hoạt động hiệu quả của dự án sẽ được nhân rộng ra trong vùng, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trồng thanh long khác, ví dụ như xã Phan Sơn làm cho cả cộng đồng trồng thanh long phát huy tốt năng lực của ngành nghề tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, nâng cao thu nhập cho người lao động, tỷ suất đầu tư/lợi nhuận hợp lý góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Công ty TNHH Đầu tư XNK Vĩnh Tiến chúng tôi khẳng định dự án Trồng mới cây thanh long theo hướng bền vững đáp ứng được nhu cầu và lợi ích kinh tế - xã hội. Riêng về mặt tài chính được đánh giá rất khả thi thông qua kế hoạch vay vốn sử dụng vốn, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu có căn cứ dựa vào phân tích điều kiện kinh tế tình hình thị trường trong nước.

Vì vậy, Công ty TNHH Đầu tư XNK Vĩnh Tiến mong muốn Đơn vị cho vay chấp nhận và hỗ trợ công ty chúng tôi trong việc vay vốn. Chúng tôi xin cam kết:

- Chấp nhận các quy định về hỗ trợ tài chính của Đơn vị.

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích và tạo điều kiện để Đơn vị cho vay kiểm tra việc sử dụng vốn vay.

- Trả nợ gốc tiền vay và lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn.

- Những thông tin đã kê khai và tài liệu đi kèm là chính xác, đúng đắn và hợp pháp.

Chúng tôi chịu trách nhiệm trước Đơn vị cho vay và Pháp luật về lời cam kết trên.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.




Bình Thuận, ngày tháng năm 2013

CHỦ ĐẦU TƯ



CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XNK VĨNH TIẾN

(Giám đốc)


HỒ VĂN NHUNG




1 Là 1 dự án của Công ty TNHH Đầu tư XNK Vĩnh Tiến được UBND tỉnh Bình Thuận

cấp giấy chứng nhận đầu tư số 48121000426 vào ngày 3/9/2009.




tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương