Thuyết minh báo cáO ĐẦu tư DỰ Án trồng mới cây thanh long theo hưỚng bền vững chủ ĐẦu tư : CÔng ty tnhh đẦu tư xnk vĩnh tiếN



tải về 0.75 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu25.08.2017
Kích0.75 Mb.
#32772
1   2   3   4   5

III.4. Thủy lợi


Khu vực trồng thanh long của Công ty TNHH Đầu tư XNK Vĩnh Tiến nằm trong vùng hạ lưu dự án thủy điện Đại Ninh, có các kênh tiếp nước trực tiếp về hồ Cà Dây và phục vụ tưới cho vùng hạ lưu Phan Rí và các khu vực xung quanh.
III.5. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án

III.5.1. Hiện trạng sử dụng đất

Khu đất xây dựng dự án là đất nông nghiệp, phù hợp với quy hoạch của Tỉnh.


III.5.2. Cấp –Thoát nước

Dự án đã xây dựng sẵn ao hồ và hệ thống thoát nước trong quy mô 60ha, đây sẽ là nguồn cung cấp nước cho cây trồng, vật nuôi. Còn nước thải sẽ được xử lý triệt để trong hệ thống, sau đó sẽ chảy ra sông suối.


III.6. Nhận xét chung

Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất hội tụ đủ các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng để dự án tiến hành thực hiện.



CHƯƠNG IV: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
IV.1. Quy mô đầu tư dự án

Dự án Trồng mới cây thanh long theo hướng bền vững được xây dựng tại ấp Dốc Đá, xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận trên tổng diện tích 60ha. Trong đó có 2 thành phần như sau:

+ Thành phần chính : Trồng cây thanh long theo hướng bền vững với diện tích quy hoạch là 50ha. Hiện tại đã có 15 ha thanh long trồng được 10 tháng, nay tiếp tục trồng mới thêm 35ha thanh long.

+ Thành phần phụ: Trong tổng diện tích 60ha, ngoài thanh long, chúng tôi còn dành ra 10ha trồng lúa, chăn nuôi bò thịt, trồng cỏ và các công trình phụ trợ khác như ao, hồ.



IV.2. Nhân lực dự án


Chức vụ

Số lượng

Nhân viên quản lý




Giám đốc

1

Kế toán trưởng

1

Kế toán viên

1

Nhân viên hành chính

1

Nhân viên văn phòng

2

Bảo vệ

2

Nhà bếp+ vệ sinh

2

Lao động trực tiếp




1. Vườn thanh long




+ Lao động cố định

100

2. Chuồng bò




Nhân công

3

TỔNG

113



IV.3. Thời gian thực hiện dự án


Thời gian hoạt động của dự án là 12 năm và dự tính năm 2014 dự án sẽ đi vào hoạt động.

CHƯƠNG V: QUY TRÌNH SẢN XUẤT THANH LONG THEO VIETGAP



V.1. Giới thiệu về cây thanh long

V.1.1. Nguồn gốc

Cây Thanh long (Hylocereus undatus Haw.) có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia, là cây nhiệt đới khô.


V.1.2. Tên khoa học

Quả của thanh long có ba loại, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá. Chúng có tên gọi khoa học như sau:



  • Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ.

  • Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ.

  • Hylocereus megalanthus, trước đây được coi là thuộc chi Selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng.

Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn ở dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Hương vị của nó đôi khi giống như hương vị của quả kiwi (Actinidia deliciosa). Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang; hoa có thể ăn được hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn cùng với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hóa.
V.1.3. Thông tin dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng trong 100g quả thanh long (trong đó có 55g ăn được) như sau:



  • Nước 80-90 g

  • Cacbohydrats 9-14 g

  • Protein 0.15-0.5 g

  • Chất béo 0.1-0.6 g

  • Chất xơ 0.3-0.9 g

  • Tro 0.4-0.7 g

  • Năng lượng: 35-50 Cal

  • Canxi 6–10 mg

  • Sắt 0.3-0.7 mg

  • Phospho 16 – 36 mg

  • Caroten (Vitamin A): dạng vết

  • Thiamin (Vitamin B1): dạng vết

  • Riboflavin (Vitamin B2): dạng vết

  • Niacin (Vitamin B3) 0.2-0.45 mg

  • Axit ascorbic (Vitamin C) 4–25 mg

Các giá trị nêu trên có thể thay đổi theo giống và điều kiện trồng trọt.

V.2. Quy trình sản xuất thanh long

V.2.1. Yêu cầu sinh thái

1. Nhiệt độ

Cây thanh long (Hylocereus undatus Haw.) là cây nhiệt đới có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mêhicô và Colombia. Nhiệt độ thích hợp cho thanh long sinh trưởng và phát triển từ 20 – 34oC. Trong điều kiện thời tiết có sương giá nhẹ với thời gian ngắn cũng sẽ gây ảnh hưởng cho cây thanh long.

2. Ánh sáng

Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây ốm yếu. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng và nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của cây thanh long.

3. Nước


Cây thanh long có tính chống chịu hạn nhưng không chịu úng. Để cây phát triển tốt, cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hoá mầm hoa, ra hoa và kết trái. Nhu cầu về lượng mưa tốt cho cây từ 800 – 2.000 mm/năm, nếu thấp hơn hoặc vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối trái.

4. Đất đai

Cây thanh long trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát pha, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ Bazan, đất thịt… Tuy nhiên, cây thanh long đạt hiệu quả cao trong điều kiện đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, không bị nhiễm mặn và có pH đất từ 5 – 7.
V.2.2. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

- Vị trí, vùng sản xuất thanh long áp dụng theo VietGAP phải phù hợp với quy hoạch của Tỉnh.

Cần phân tích đất, nước trước khi trồng. Vườn trồng cách khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện khoảng 500 m và đất không bị nhiễm kim loại nặng. Toàn bộ hồ sơ về vị trí lô đất và kết quả phân tích đất được lưu giữ tại HTX, nhóm sản xuất hoặc tại hộ gia đình để có thể truy nguyên nguồn gốc theo yêu cầu.

- Nếu vùng sản xuất có các nguy cơ ô nhiễm trên mà có thể khắc phục thì phải có cơ sở khoa học chứng minh sự khắc phục nguy cơ ô nhiễm và lưu trong hồ sơ.

- Vùng sản xuất thanh long có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, hàm lượng Nitrate), sinh học (vi khuẩn Salmonella, E.Coli, Coliform), vật lý (xói mòn đất, ngập úng) cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP.
V.2.3. Thiết kế vườn

Phải có sơ đồ bố trí lô và bảng hiệu để phân biệt các lô.

1. Chuẩn bị đất và quản lý đất trồng

Đất được cày bừa kỹ, tạo mặt phẳng để dễ thoát nước chống ngập úng, không nên sử dụng thuốc khai hoang để xử lý thực bì.

Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất (như dư lượng kim loại nặng, nitrate, xói mòn và ngập úng,… ảnh hưởng đến cây trồng và sức khỏe người tiêu dùng), tổ chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép, lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.

Trong vùng sản xuất hạn chế chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch.


2. Trụ trồng

Có thể dùng trụ gỗ, trụ gạch hoặc xi măng cốt sắt để trồng thanh long. Hiện nay trụ xi măng cốt sắt đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến trong sản xuất. Trụ có kích thước dài 2 – 2.1 m; cạnh vuông tối thiểu 15 – 15 cm.

Khi trồng, phần trên mặt đất cao khoảng 1.4 – 1.5 m, phần chôn dưới mặt đất khoảng 0.6 m; phía trên trụ có 2 – 4 cọng sắt ló ra dài 20 – 25 cm được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành thanh long.
3. Mật độ - khoảng cách trồng

Cây thanh long là cây ưa sáng và cần nhiều ánh nắng, nếu trồng mật độ dày cành đan chéo nhau khó đi lại chăm sóc. Nên trồng với khoảng cách là 3 x 3 m (hàng cách hàng 3 m, trụ cách trụ 3 m), mật độ 1.100 trụ/ha.


4. Giống trồng

- Giống phải có nguồn gốc rõ ràng, cơ sở nhân giống và sản xuất giống phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

- Giống thanh long tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hom giống, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý.

- Trong trường hợp giống thanh long không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống (nếu có).

Giống hiện trồng phổ biến là giống thanh long ruột trắng. Giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái của tỉnh, cho năng suất cao, hình dạng trái đẹp, vỏ màu đỏ trong ruột màu trắng.

Giống có thời gian ra hoa từ tháng 4 – 9 dương lịch (chính vụ), thời gian từ đậu trái đến thu hoạch khoảng 28 – 32 ngày.

Cành được chọn làm hom giống cần chọn ở những cành tốt, khỏe và phải đạt các tiêu chuẩn sau:

- Tuổi cành 12 tháng (đã cho trái vụ trước, không nên chọn những cành vừa mới cho trái), cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để hạn chế bệnh thối cành.

- Chiều dài cành tốt nhất từ 40 – 50 cm.

- Cành khỏe có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh.

- Các mắt trên cành mang chùm gai phải tốt, mẩy.

Phần gốc cành được cắt bỏ phần vỏ khoảng 2 – 4 cm chỉ để lại lõi giúp nhanh ra rễ và tránh thối gốc. Cành được giâm nơi thoáng mát khoảng 20 – 30 ngày trước khi trồng.


V.2.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Thời vụ trồng

Cây thanh long có thể trồng được quanh năm, nhưng có 2 thời điểm chính xuống giống thích hợp nhất: là tháng 10 – 11 và tháng 5 – 6 dương lịch.

Tốt nhất có kế hoạch giâm hom để chủ động xuống giống.


2. Cách đặt hom

- Đặt hom cạn 2 – 3 cm, đặt phần lõi (đã gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài) xuống đất để tránh thối gốc.

- Khi trồng nên áp phần phẳng của hom vào mặt trụ tạo điều kiện thuận lợi cho cành ra rễ dễ bám sát vào trụ.

- Sau khi trồng dùng dây cột hom vào trụ để tránh gió làm lung lay và đổ ngã.

- Mỗi trụ đặt 4 hom theo từng mặt trụ.
3. Tưới nước

Cây thanh long là cây chịu hạn, tuy nhiên trong điều kiện nắng hạn kéo dài nếu không đủ nước tưới sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây và làm giảm năng suất.

Biểu hiện của sự thiếu nước ở cây thanh long là: Cành mới hình thành ít, sinh trưởng rất chậm, cành bị teo tóp và chuyển sang màu vàng. Ở những cây thiếu nước khi ra hoa, tỉ lệ rụng hoa ở đợt ra hoa đầu tiên cao > 80%, trái nhỏ.

Do đó, cần tưới nước thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển.

Sản xuất theo VietGAP yêu cầu:

- Nước tưới cho sản xuất thanh long phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng. ( TCVN 6773-2000, Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 6000 - 1995 đối với nước ngầm; TCVN 5996– 1995 đối với nước sông và suối; TCVN 5994 – 1995 đối với nước ao hồ tự nhiên và nhân tạo).

- Phân tích và đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng cho: tưới, phun thuốc BVTV, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.

- Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ.

- Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước thải chưa qua xử lý trong sản xuất.
4. Tủ gốc giữ ẩm

Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, cỏ khô, xơ dừa, lục bình… để tủ gốc giữ ẩm cho cây. Ngoài việc giữ ẩm cho cây biện pháp này còn giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại.


5. Tỉa cành và tạo tán

Mục đích của tỉa cành và tạo tán là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, thông thoáng giúp cây sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và ổn định, đồng thời kéo dài giai đoạn kinh doanh của cây.

- Tỉa cành để tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cành không hiệu quả.

- Giai đoạn sau khi trồng, tỉa tất cả các cành chỉ để lại một cành phát triển tốt, cột áp sát cành vào cây trụ từ mặt đất tới giá đỡ.

- Trên giá đỡ, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1 – 2 cành con, chọn cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột (bánh mì), cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, các cành nằm khuất trong tán không nhận được ánh sáng. Khi cành dài 1,2 m – 1,5 m bấm đọt cành giúp cành phát triển tốt và nhanh cho trái.

- Từ năm thứ 5 trở đi, hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch cần tiến hành tỉa cành tạo tán.


6. Cỏ dại

Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây thanh long và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ xung quanh gốc.

Phải dọn dẹp, làm sạch cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm hạn chế khả năng ô nhiễm đất do thuốc. Nếu dùng chỉ được phép dùng các loại thuốc nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & PTNT, nếu sử dụng thuốc diệt cỏ để xử lý cỏ dại trong vườn thì phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ của hộ gia đình, HTX… ngày phun, loại thuốc và liều lượng đã sử dụng.
7. Phân bón và chất phụ gia

- Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên trái thanh long.

- Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

- Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục). Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải được ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý.

- Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo dưỡng thường xuyên.

- Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn phân bón, chất phụ gia cần được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.

- Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua).

- Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón).

Tùy theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng của cây thanh long mà phải bón đầy đủ phân cho cây phát triển. Riêng đối với phân chuồng phải có nơi ủ phân chuồng để hạn chế ô nhiễm đất và nguồn nước.
+ Giai đoạn kiến thiết cơ bản

* Năm thứ 1

Phân hữu cơ: Được áp dụng vào 1 ngày trước khi trồng và 6 tháng sau khi trồng, với liều lượng 5 – 10 kg phân chuồng hoai + 0.5 kg Super lân hoặc lân Văn Điển/trụ. Nếu không chủ động được nguồn phân chuồng có thể thay thế phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 1 kg/trụ.

Phân hóa học: Một tháng sau khi trồng, bón 25g Urea + 25g DAP/trụ, hoặc 80g NPK 20-20-15/trụ.

- Định kỳ bón 1 tháng/lần

- Cách bón: rải phân xung quanh gốc (cách gốc 20 – 40 cm), dùng rơm tủ lên và tưới nước.

* Năm thứ 2

Phân hữu cơ: Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, với liều lượng 15 – 20 kg phân chuồng hoai + 1 kg Super lân hoặc lân Văn Điển/trụ. Nếu không chủ động được nguồn phân chuồng có thể thay thế phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 2 kg/trụ.

Phân hóa học: Định kỳ bón 1 tháng/lần bón với liều lượng bón 50g Urea + 50g DAP/trụ, hoặc 150g NPK 20-20-15/trụ.
+ Giai đoạn kinh doanh: Từ năm thứ 3 trở đi

a. Phân hữu cơ:

Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, với liều lượng 20 – 30 kg phân chuồng hoai + 1 kg Super lân hoặc lân Văn Điển/trụ.

Nếu không chủ động được nguồn phân chuồng có thể thay thế phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 3 – 5 kg/trụ.

b. Phân hoá học:

Liều lượng bón

 


Tuổi vườn

Lượng phân bón nguyên chất gr/trụ/năm










N

P2O5

K2O

3 – 5

500

500

500

> 5

750

500

750

   - Cách bón: Rải đều trên mặt đất xung quanh trụ, tủ rơm rạ, hay cỏ khô, sau đó tưới nước cho phân tan.

- Thời gian bón: Chia làm 8 lần bón/năm (trung bình 1.5 tháng/lần )



Đơn vị tính: g/trụ

Tháng

Vườn 3 – 5 năm tuổi







Vườn > 5 năm tuổi










Urê

Lân

Kali

Urê

Lân

Kali

9 – 10

200

3.600

0

250

3.600

0

12

200

0

150

250

0

250

2

200

0

150

250

0

250

4

100

0

150

250

0

150

5

100

0

100

150

0

150

Lần thứ 6 - 8,
mỗi tháng/lần

Bón với liều lượng như lần 5















- Lần thứ 1 bón ngay sau khi kết thúc thu hoạch vụ chính (vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10).

- Nếu đất có phản ứng chua thì thế Super lân bằng lân Văn Điển và bón thêm vôi từ 200 – 500 kg/ha.

- Có thể sử dụng phân hỗn hợp NPK thay thế phân đơn như bảng sau:



Đơn vị tính: g/trụ

Tháng

Vườn 3 – 5 năm tuổi







Vườn > 5 năm tuổi










NPK

20-20-15


NPK

22-10-20


Kali

NPK

20-20-15


NPK

22-10-20


Kali

9 – 10

350

0

40

500

0

50

12

350

0

40

500

0

50

2

350

0

40

500

0

50

4

350

0

40

500

0

50

5

0

250

0

0

400

0

Lần thứ 6 - 8,
mỗi tháng/lần

0

250

0

0

400

0

Phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng: Để tăng cường thêm dinh dưỡng cho cây giúp cây phát triển tốt, có thể sử dụng thêm phân bón qua lá để bón cho cây theo khuyến cáo sau:

- Sau khi thu hoạch và cắt tỉa cành tạo tán, phun phân bón lá NPK 30-30-10, phun 3 lần, 7 ngày/lần, với liều lượng 15 g/bình 8 lít.

- Giai đoạn chuẩn bị ra nụ, phun phân bón lá NPK 10-52-10, phun 2 lần, 7 ngày/lần.

- Giai đoạn nụ được 8-10 ngày: dùng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá 20-20-20, liều lượng 15 g/bình 8 lít.

- Sau khi hoa thụ phấn 3 ngày, dùng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá NPK 30-10-10 phun với liều lượng 15 g/bình 8 lít.

- Trong giai đoạn nuôi trái sử dụng phân bón lá NPK 20-20-20, phun 7 ngày/ lần, liều lượng 15 g/bình 8 lít.

- Trước thu hoạch (15 – 20 ngày), phun phân bón lá NPKCa 12-0-40-3Ca, liều lượng 15 g/ bình 8 lít, phun 2 lần, 7 ngày/lần.


8. Tỉa hoa, trái

Chọn 2 nụ phát triển tốt trên mỗi cành, tỉa bỏ các nụ còn lại, các nụ trên cùng một cành nên chọn ở hai mắt xa nhau. Sau khi hoa nở 5 – 7 ngày tiến hành tỉa trái, mỗi cành chỉ để lại 1 trái, chọn các trái phát triển tốt, không dấu vết sâu bệnh.


V.2.5. Phòng trừ một số bệnh hại chính

1. Sâu hại



+ Kiến

* Cách gây hại

Kiến cắn đục phá gốc cây làm hư hom giống, cành non, tai lá, nụ hoa, trái non, trái chín gây ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm.

* Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh vườn, dọn sạch các cành cây, lá khô trong vườn để không cho kiến có nơi ẩn náu.

- Ở những vườn bị nhiễm nặng, khi cây có nụ hoa, có thể sử dụng thuốc hóa học để trị nhưng phải bảo đảm thời gian cách ly an toàn. Không sử dụng thuốc hóa học trên trái một tuần trước khi thu hoạch.

- Sử dụng nước đường hoặc bả dừa khô trộn với thuốc hóa học (Regent) để diệt kiến sau khi thu hoạch.
+ Các loại bọ cánh cứng

* Cách gây hại

Bọ cánh cứng thường gây hại ở vỏ và tai trái gây vết thương tạo điều kiện cho nấm bệnh và vi khuẩn gây hại làm giảm mẫu mã của trái.

* Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh vườn, phát quang bụi rậm, cỏ dại, bón phân chuồng hoai.

- Bọ trưởng thành có kích thước khá lớn, dễ phát hiện nên biện pháp tốt nhất là bắt bằng tay.

- Biện pháp hoá học: Có thể dùng các loại thuốc hóa học nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & PTNT như nhóm cúc tổng hợp để phun.
+ Ruồi đục trái

* Cách gây hại

Ruồi đục trái là đối tượng nguy hiểm và là đối tượng kiểm dịch rất khắt khe của nhiều nước trên thế giới. Ruồi cái chích vào vỏ trái và đẻ trứng vào bên trong, bên ngoài lớp vỏ có dấu chích sẽ biến màu nâu, khi trứng nở thành giòi ăn phá bên trong trái làm thối và rụng trái.

* Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy trái rụng.

- Thu hoạch trái chín kịp thời.

- Áp dụng biện pháp bao trái.

- Sử dụng pheromone bẫy ruồi đực (Flykil 95 EC, Vizubon-D): Tẩm pheromone có trộn thuốc trừ sâu vào miếng thấm; Gắn vào bẫy và treo lên cây; Tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào bẫy; Mỗi 2 tuần thay thuốc 1 lần; Nên treo bẫy đồng loạt trên diện rộng.

- Phun mồi protein (SofriProtein + Fipronil 5% SC): Ruồi thành trùng cần ăn protein để con cái phát triển trứng, con đực phát triển tinh trùng. Ưu điểm của phương pháp này là giết cả ruồi cái và ruồi đực, lượng thuốc trừ sâu sử dụng ít, an toàn cho côn trùng có ích.
+ Sên, ốc

* Cách gây hại

Ốc sên và sên dẹp (sên nhớt, sên trần, con bà chằng) phát triển mạnh trong mùa mưa. Ban ngày ẩn nơi ẩm, mát, dưới lớp rơm tủ, ban đêm chúng xuất hiện và ăn phá phần non của cành, hoa, trái thanh long.

* Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh vườn, dọn sạch cỏ dại vào mùa mưa.

- Tẩm thuốc diệt ốc (Deadline Bullet, Yellow-K) vào bông, trái đặt bả nơi sên, ốc hay tập trung.



Ngoài ra còn có các dịch hại khác như bọ trĩ, rầy mềm, ngâu, bọ xít, ngài chích hút hại trái, tuyến trùng hại rễ.
2. Bệnh hại

+ Bệnh thối cành

* Tác nhân: Do nấm Alternaria sp. gây ra

Đặc điểm gây hại: Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng. Thân cành bị thối mềm có màu vàng nâu, vết thối thường bắt đầu từ ngọn xuống.

* Biện pháp phòng trừ

- Cung cấp đủ nước cho cây vào mùa nắng.

- Tránh tưới cây vào lúc trời nắng gắt.

- Bón phân cân đối.

- Vườn phải thoát nước tốt.

- Cắt bỏ cành bị bệnh và tiêu hủy.

- Có thể dùng Norshield 82WP, Score 250EC …. phun trừ.
+ Bệnh đốm nâu trên thân cành

* Tác nhân: Do nấm Gloeosporium agaves gây ra.

* Đặc điểm gây hại: Thân cành thanh long có những đốm tròn như mắt cua màu nâu. Vết bệnh nằm rải rác hoặc tập trung, thường kéo dài thành từng vệt dọc theo thân cành.

* Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh vườn, cắt và tiêu huỷ cành bệnh

- Có thể dùng các loại thuốc trừ nấm phổ rộng có thời gian cách ly ngắn để phun trừ.


+ Bệnh thán thư

* Tác nhân: Do nấm Colletorichum gloeosporioides gây ra.

* Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại chủ yếu trên hoa, trái. Trên hoa, nấm tạo thành những đốm đen nhỏ làm hoa bị khô đen và rụng, trên trái già và chín có những đốm đen hơi tròn lõm vào vỏ. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.

* Biện pháp phòng trừ

- Tỉa cành cho cây thông thoáng, loại bỏ cành bị sâu bệnh, không cho cành tiếp xúc với đất.

- Tiêu hủy các cành bị bệnh nặng.

- Phun thuốc phòng bệnh (Tilt super, Score…) khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển (mưa nhiều).

Ngoài ra còn các bệnh khác như thối trái, thối bẹ, nám cành, đốm đen, nấm bồ hống, đốm vòng.
3. Những qui định về sử dụng hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

- Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc BVTV và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn.

- Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc BVTV và chất điều hòa sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực BVTV.

- Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV.

- Sử dụng hóa chất tuân theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách).

- Các hỗn hợp hóa chất và thuốc BVTV dùng không hết cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.

Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.

- Kho chứa hóa chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi thoáng mát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn thận. Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào kho.

- Không để thuốc BVTV dạng lỏng trên giá phía trên thuốc dạng bột.

- Hóa chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi hóa chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc.

- Các hóa chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ trong sổ sách theo dõi và lưu trữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của Nhà nước.

- Lưu trữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (biểu mẫu đính kèm).

- Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hóa chất. Những vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của Nhà nước.

- Nếu phát hiện dư lượng hóa chất trong trái thanh long vượt quá mức tối đa cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm, xác định nguyên nhân ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Phải ghi chép cụ thể trong hồ sơ lưu trữ.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong thanh long theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc BVTV.
V.2.6. Thu hoạch

- Chấm dứt phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày

- Nên thu hoạch trong khoảng 28 – 32 ngày sau khi nở hoa để trái có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn.

- Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong trái, gây mất nước ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản.

- Dụng cụ thu hoạch trái phải sắc, bén. Trái sau khi cắt được đựng trong giỏ nhựa, để trong mát, phân loại sơ bộ và vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt, không để lâu ngoài vườn. Các dụng cụ như dao, kéo, giỏ… được dùng trong thu hoạch nhiều lần phải được chùi rửa, bảo quản cẩn thận.

- Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm.

- Không chất trái quá đầy giỏ khi vận chuyển, giỏ phải được bao lót kỹ, che phủ bằng giấy hoặc lá để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào trái và tổn thương trái do va chạm trong khi vận chuyển.


tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương