THÔng tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Đoàn công tác Phụ nữ Quân đội đến thăm nữ quân nhân tỉnh Quảng Bình



tải về 320.87 Kb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích320.87 Kb.
#29190
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

4. Đoàn công tác Phụ nữ Quân đội đến thăm nữ quân nhân tỉnh Quảng Bình


(Quân Đội Nhân Dân 26/1, tr2)
Từ ngày 22 đến 24/1, đoàn công tác Phụ nữ Quân đội đã đến thăm một số đồn biên phòng đóng quân trên tuyến biên giới thuộc địa bàn Quân khu 4 và tặng quà phụ nữ khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo. Tại các điểm đến thăm, đoàn đã trao đại diện 9 suất quà (mỗi suất trị giá từ 3 đến 5 triệu đồng) tặng các đồng chí nữ quân nhân đang phục vụ trong quân đội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong tổng số gần 700 suất quà của chương trình. Về đầu trang

5. Hội nghị Ban Chấp hành Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Quảng Bình lần thứ VI


(Quangbinh.gov.vn 23/1, tác giả Lê Quang Toán)


Ngày 21/01/2015, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VI.
Năm 2014, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách pháp luật, chương trình, dự án của Nhà nước có liên quan đến người khuyết tật, trẻ mồ côi, đồng thời bám sát phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội và nhiệm vụ chính trị của địa phương để xây dựng, tổ chức tốt các nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, Hội cũng vận động các nhà tài trợ và phối hợp với các tổ chức để tặng quà cho người khuyết tật, trẻ mồ côi với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng; đồng thời tổ chức hội từ tỉnh đến cơ sở, thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng… Kết quả hoạt động của các cấp Hội đã thực sự góp phần vào chương trình giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội đối với người khuyết tật, trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2015, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh tiếp tục đẩy mạnh vận động các nhà tài trợ cấp xe lăn, xe lắc cho đối tượng người khuyết tật; cấp xe đạp cho trẻ mồ côi có hoàn cảnh gia đình khó khăn; hỗ trợ làm nhà tình thương cho người khuyết tật thuộc diện hộ nghèo; giới thiệu những trẻ em dưới 20 tuổi bị tim bẩm sinh với Trung tâm tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế mổ tim miễn phí.
Cùng với đó, Hội sẽ vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ Quỹ hội nhằm hỗ trợ, động viên người khuyết tật, trẻ mồ côi trong các dịp lễ, Tết, Ngày Người Khuyết tật Việt Nam, Ngày Quốc tế Người tàn tật… góp phần giúp cho người tàn tật và trẻ mồ côi vượt qua mặc cảm, vươn lên hòa nhập với cộng đồng và sống có ích cho xã hội.
Dịp này, 2 tập thể và 2 cá nhân được nhận Bằng khen của Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam; 3 tập thể, 7 cá nhân nhận Giấy khen của Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo trợ cho người tàn tật và trẻ mồ côi năm 2014. Về đầu trang

http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?cmd=130&art=1421996416910&cat=1123266987223

6. Bất ngờ từ hội thi nữ giáo viên toàn quốc


(Vietnamnet.vn 23/1, tác giả Văn Chung; Sài Gòn Giải Phóng 24/1, tr2, tác giả Phan Thảo)



Từ trái qua phải là các giáo viên Nguyễn Thị Anh Toàn, Lê Thị Xuân Lộc và Vũ Thị Ngọc Ánh tại lễ trao giải sáng 23/1
Ba giáo viên đến từ vùng khó Quảng Bình, Kon Tum và Tây Ninh bất ngờ vượt qua hơn 3000 công trình khác giành giải nhất "Nữ giáo viên sáng tạo"- hội thi về ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại.
2014 là năm đầu Bộ GD-ĐT tổ chức hội thi Nữ giáo viên sáng tạo. Nội dung hội thi tập trung vào những sáng tạo ứng dụng CNTT được áp dụng trong chăm sóc, giảng dạy, giáo dục học sinh của các nữ giao viên trên toàn quốc.
Từ tháng 5 đến hết tháng 8/2014, ban tổ chức đã nhận được trên 3.000 công trình dự thi.
Trong 60 công trình của các nữ giáo viên đã đoạt giải, ba giải nhất thuộc về cô giáo Võ Thị Ngọc Ánh - giáo viên toán Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (TP Kon Tum) - với sản phẩm “Bộ hình ảnh động và sơ đồ tư duy hỗ trợ giảng dạy hình học 10”; cô giáo Lê Thị Xuân Lộc - Trường Mầm non Hoa Mai (TP Tây Ninh) - với công trình “Nước và các hiện tượng tự nhiên” ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, hoạt động: Chuyện sự tích ngày và đêm; cô giáo Nguyễn Thị Anh Toàn - giáo viên địa lý Trường THCS Hải Đình (Đồng Hới, Quảng Bình) - với bài giảng E- Leaning địa lý 6.
Với đề tài “Câu chuyện Sự tích ngày và đêm”, cô Lê Thị Xuân Lộc (24 tuổi, giáo viên Trường Mầm non Hoa Mai, xã Thạnh Tân, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) đã dùng hiệu ứng hình ảnh để kể chuyện cho trẻ lớp lá.
Câu chuyện xoay quanh ông mặt trời, mặt trăng và chú gà trống được cô Lộc kể rất sinh động. Kể đến đâu, màn hình chiếu hình ảnh minh họa đến đó. Dù giáo án này chỉ dành cho các bé lớp lá nhưng khi đưa vào lớp mầm trẻ vẫn vô cùng thích thú.
“Với học trò tuổi mầm non, các em rất tinh nghịch, khó tập trung vào bài giảng nếu cô chỉ nói. Nhờ hình ảnh minh họa sinh động, dễ nhớ giúp trò vừa học vừa chơi, kích thích tư duy sáng tạo”.
Trên lớp, cô Lộc cũng xây dựng các trò chơi cho các bé khi kết thúc câu chuyện như: trò chơi lựa chọn màu sắc cho ngày và đêm; cho bé biểu diễn thời trang với các loại mũ khi ra đường vào thời điểm ngày và đêm; sự nổi giận của thiên nhiên...
Ngày dạy trên lớp, buổi tối về nhà cô Lộc lại miệt mài tìm tòi cách thể hiện bài giảng mới cho sinh động, hấp dẫn.
Trong khi đó, với kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học đã tích lũy hơn 10 năm qua cô Võ Thị Ngọc Ánh (Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành - Kon Tum) đã hoàn thiện “Bộ video hình ảnh động và sơ đồ tư duy hỗ trợ giảng dạy hình học lớp 10”. Công trình cũng xuất sắc giành giải Nhất trong hội thi.
Cô Ánh cho biết: Mỗi bài học của cô có 2 phần, phần dẫn nhập hoặc học sinh tìm hiểu bài sẽ có hình ảnh động ví dụ một chiếc máy bay nếu trong sách in phải đứng im, nhưng khi thiết kế thì máy bay đó phải có quá trình chuyển động, lấy đà, cất cánh, bay và đáp xuống sân bay... Học sinh sẽ sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Cô giáo Nguyễn Thị Anh Toàn (29 tuổi, giáo viên Trường THCS Hải Đình, TP Đồng Hới, Quảng Bình) giành giải nhất với bài giảng E-Learning địa lý lớp 6. Bài giảng gói gọn trong tiết 23 bài 23 môn địa lý lớp 6 về sông hồ.
Bài giảng của cô giúp học trò hiểu một cách đầy đủ và sinh động kiến thức về địa lý sông hồ cho học sinh. Các câu hỏi sông là gì, hồ là gì, thế nào là phụ lưu, lưu vực sông, lưu lượng nước, chế độ nước sông, nguyên nhân hình thành hồ, phân loại hồ... được trả lời một cách ngắn gọn và dễ hiểu.
Bên cạnh đó, học sinh cũng được cung cấp thêm nhiều hình ảnh qua tranh vẽ, sơ đồ, ảnh chụp và các đoạn video minh họa một cách sinh động...
Cô Toàn chia sẻ: “Điều quan trọng nhất của bài giảng điện tử này là tôi muốn đề cao việc tự học của học sinh. Phải hiểu được bài các em mới thích thú với môn học và tiếp tục tìm kiếm để nâng cao kiến thức. Với giáo viên thì giúp chúng tôi cập nhật thông tin, tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học”
Không chỉ thế, bài giảng E-Learning địa lý lớp 6 của cô Toàn còn được tích hợp hài hòa nhiều kiến thức của các môn học như: giáo dục công dân, âm nhạc, toán, môi trường... Chính các kiến thức này đã tạo ra hứng thú cho học sinh mỗi khi học môn địa lý của cô Toàn. Học sinh của cô Toàn dù bị ốm, vắng mặt nhưng thông qua bài giảng trực quan của cô dễ dàng nắm kiến thức đã được dạy trên lớp.
Bài giảng đã được đưa vào giảng dạy tại Trường THCS Hải Đình từ học kỳ 2 năm học 2013-2014. Là môn phụ, thường ít được phụ huynh và học sinh quan tâm nhưng mỗi tiết giảng của cô Toàn lại mang đến những điều mới mẻ cho trò. Các em cũng có thể tự cập nhật kiến thức để bài học thú vị hơn, gần gũi hơn, bài kiểm tra tốt hơn. Về đầu trang

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/218265/bat-ngo-tu-hoi-thi-nu-giao-vien-toan-quoc.html


tải về 320.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương