THÔng tư Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông


II/ NUÔI ĐƠN BÁN THÂM CANH TRONG AO



tải về 1.66 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.66 Mb.
#29146
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

II/ NUÔI ĐƠN BÁN THÂM CANH TRONG AO

1- Tiêu chuẩn ao nuôi:

  - Diện tích ao nuôi, từ  500 mét vuông trở lên, sâu 1,5-2,5 m, bờ phải cao hơn so với mực nước cao nhất trong năm là 0,3-0,5 m.

  - Ao phải gần nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt, ít bị nhiễm phèn và phải có hệ thống cấp và thoát nước chủ động, có chắn lưới giữ không cho cá dữ, rắn, ếch,...vào ao, đáy ao phải bằng phẳng, ít bùn (tốt nhất lớp bùn từ  5-10 cm)

- Ao thoáng mát, độ che phủ mặt nước không quá 30% tổng diện tích.

- Nước có chất lượng tốt:

+ pH từ 6,5 – 7,5

+ Ôxy hoà tan trên 3 mg/L

+ Độ trong từ 20-40 cm

+ Nước ngọt hoặc nước lợ (độ mặn từ 0 đến 15%)

2- Cải tạo ao:

* Cải tạo ao là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình chuẩn bị để thả cá nuôi, cụ thể như sau:
- Ao mới đào phải xả xổ thao rửa 3-4 lần, sau đó bón vôi bột khắp ao với liều lượng 15-20 kg/100m2 ao. 
- Ao đã nuôi thì xả cạn nước, bắt cá tạp cá dữ, lấp hang hốc cua, rắn, kiểm tra độ cao bờ chắc chắn không bị ngập do nước lũ. Dùng rễ cây thuốc cá (Derris) 0,5-1kg/100m3 hoặc Saponine 1-2 kg/ 100m3 để diệt cá tạp

còn sót lại ở những hố nước mà ta không thể xả cạn được.

+ Vét bỏ lớp bùn ở đáy ao, chỉ để lại 5 - 10 cm, sửa chữa bờ ao, dọn sạch cỏ, rong bám chung quanh bờ rồi tiến hành bón vôi khắp mặt ao, liều lượng từ 10-15 kg/100 m2, sau đó phơi nắng từ 5-7 ngày.

- Bón vôi còn phụ thuộc vào pH đất: đất có pH >6 bón với liều lượng 7-10 kg/100m2  ao; đất có pH 5-6 bón với lượng

10-12 kg/100m2 ao; đất có pH 4-5, bón với liều lượng 15-20 kg/100 m2 ao.

- Cấp nước vào trong ao qua túi lọc để lọai bỏ cá tạp, cá dữ, mức nước từ 1,2-1,5 m. Để khoảng 2-3 ngày rồi diệt tạp bằng Saponine 1-2 kg/100 m3.

- Gây màu nước: Khi diệt tạp bằng Saponine 1-2 kg/ 100m3 nước, sau 3-5 ngày, tiến hành bón phân gây màu nước cho ao bằng phân chuồng (phân heo, phân trâu, bò…) phân cần được ủ oai để tăng độ màu mỡ cho ao, tạo điều kiện cho thức ăn tự nhiên dễ dàng phát triển.

- Liều lượng: Phân chuồng 25-30 kg/100 m2 ao hoặc phân NPK với lượng 7-10kg/100m2 ao. dẫn nước vào ao đủ mức quy định và tiến hành thả giống. tốt nhất bà con nên lấy nước khoảng 1,2-1,5 m để cá dễ dàng trong việc tìm mồi. sau đó ta mới tiến hành dâng nước lên dần theo quá trình phát triển của cá.



3- Chọn cá giống:

Cá giống phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng sau:

- Ngoại hình: Vây, vẩy hoàn chỉnh, không bị dị hình, không bị mất nhớt và chầy xước, cỡ cá đồng đều.

- Trạng thái hoạt động: Bơi lội nhanh nhẹn và thường bơi lội thành đàn.

- Cỡ cá thả  5-7 cm (5-6 g/con), không có dấu hiệu bệnh lý, cỡ đồng đều, cá giống màu vàng gạch, không lẫn cá đen hay cá đốm, có thể là cá đơn tính đực.

- Nên chọn cá giống ở cơ sở có uy tín.



4- Thả cá giống :

- Mật độ nuôi: 6-8 con/m2. Tuỳ thuộc vào điều kiện nguồn nước cấp vào ao nuôi và khả năng đầu tư của người nuôi, nếu những ao nuôi có nguồn nước có thể chủ động trong việc cấp thay nước trong suốt vụ nuôi thì có thể nuôi mật độ từ 10-15 con/m2, còn những ao nuôi không chủ động nguồn nước nên thả ở nuôi mật độ 4-6 con/m2

- Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều, khi trời mát. Sát trùng cá trước khi thả vào ao bằng nước muối 5% và ngâm bao

5- Quản lý chăm sóc:

5.1. Thức ăn và cách cho ăn

Cá điêu hồng là loài cá ăn tạp nên thức ăn rất phong phú và đa dạng, cá có thể ăn thức ăn tự nhiên, mùn bã hữu cơ, phân chuồng, thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp, phụ phẩm lò mổ,...

* Thức ăn chế biến

Nơi không có điều kiện sử dụng thức ăn viên nếu có sẵn nguyên liệu chế biến, có thể sử dụng các công thức phối chế như sau:

* Công thức 1:

+ Cám: 20-30%

+ Tấm: 20-30%

+ Rau xanh (nghiền nhỏ): 10-20%

+ Bột cá (bột ruốc): 30-35%

+ Bột đậu nành: 10-20%

+ Premix khoáng/vitamin: 1-2%

* Công thức 2: Cám gạo 60 % + bột ngô( bắp) 20% + bột cá ( cá tạp) 20%.

* Công thức 3: Cám gạo 40% + bột ngô( bắp) 20% + khô dầu: 40%

Phối chế các nguyên liệu để đạt hàm lượng đạm (protein) 18-20%, trộn đều các nguyên liệu đã nghiền nhỏ, nấu chín rồi vo thành viên (nếu có điều kiện) hoặc rải mỏng và phơi se mặt, sau đó cho cá ăn (rải một chổ hoặc để vào sàn ăn), cho ăn 2 lần/ ngày buổi sáng (từ 7h30-9h30) và buổi chiều mát 16h30-18h, khẩu phần 3-10% trọng lượng thân tùy theo giai đoạn. Hệ số thức ăn từ 3,2-3,5 là đạt yêu cầu và có hiệu qủa kinh tế. Chú ý khi cho ăn nên tập cho cá có phản xạ tự nhiên bằng cách gõ tạo ra tiếng động để tập trung cá lại một chỗ cho ăn.

- Điều chỉnh thức ăn hằng ngày cho hợp lý theo sức ăn và tăng trưởng của cá. Hằng tháng đánh bắt một ít cá kiểm tra tăng trưởng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá mà điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

* Thức ăn công nghiệp (dạng viên nổi)

Thức ăn viên nổi của các nhà máy chế biến, chọn loại thức ăn có mùi thơm hấp dẫn với cá, hàm lượng đạm 20 – 28%, kích thước viên thức ăn thay đổi thích hợp kích thước cá. Cho ăn ngày 2 lần, khẩu phần 2 – 3% trọng lượng thân/ngày. Thức ăn được cho vào khung, ở một vị trí cố định cho cá ăn để tránh thất thoát gây lãng phí và ô nhiễm môi trường ao nuôi.



Nên dùng phương pháp 4 định trong chăn nuôi thủy sản( định vị trí, định thời gian, định lượng thức ăn, định chất lượng thức ăn)



5.2. Quản lý môi trường

- Mổi sáng sớm nên thăm cá để kiểm tra sức khỏe cá và chất lượng nước ao.

- Thường xuyên quan sát mức nước trong ao để điều chỉnh cho đủ theo quy định. Thay nước khi thấy nước bẩn, chế độ thay nước và lượng nước tuỳ thuộc vào mức độ bẩn của ao, thường tháng đầu sau khi thả cá chỉ thay nước 1 lần, nhưng từ tháng thứ 2 trở đi thay nước ít nhất 1 tháng 2 lần. Lượng nước thay từ 1/3-2/3 lượng nước trong ao.

- Quản lý cống bọng, bờ bao quanh, tránh hiện tượng rò rỉ nước.

- Quản lý địch hại (con người, thú dữ và tác nhân khác,... ).

- Quản lý nguồn cấp nước (nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu,...).

- Giữ nước ao luôn xanh màu vỏ đậu, khi nước ao xanh đậm hoặc đen nên kịp thời thay nước mới, kết hợp cho cá ăn đều đặn để giữ màu nước ổn định.

- Không nên kéo dài thời gian nuôi > 6 tháng, vì sau 6 tháng cá cái thành thục và chậm lớn. Do đó cần phải quản lý và chăm sóc cá tốt để cá đạt cỡ thương phẩm mà chưa thành thục và sinh sản.

Trong thời gian nuôi ta thường gặp một vài cá thể bị chết do một vài nguyên nhân sau: môi trường thay đổi (ôxy, pH,...), nước ao dơ, đáy ao nhiều bùn bã hoặc quấy động ao làm cá quảng sợ chui xuống bùn không hô hấp được rồi chết.



6- Thu hoạch:

Khi cá đạt cỡ cá thương phẩm, giá bán cao ta tiến hành thu hoạch. Nên thu đồng loạt một lần, thời gian thu càng nhanh càng tốt, vì khi đánh bắt làm quấy động ao và thay đổi môi trường, cá còn lại trong ao ăn kém hoặc bỏ ăn và thường bị chết.

Sau khi thu hoạch xong, chờ thời gian thích hợp, tiếp tục chuẩn bị ao như lần trước để nuôi vụ tiếp theo.

Phần hai: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG TRỊ BỆNH

I/ PHÒNG BỆNH

Bất kì một bệnh nào xảy ra cũng có nguyên nhân và điều kiện của nó. Do vậy ta phải hạn chế nguyên nhân và điều kiện phát sinh ra bệnh, trong công tác phòng bệnh cần chú ý.

- Dọn, tẩy ao: đáy ao là nơi chứa, nơi tích tụ của vi trùng, ký sinh trùng và kí chủ trung gian, dùng vôi để tẩy ao có tác dụng diệt những nguyên nhân gây bệnh và cải tạo đáy ao.

- Kiểm tra bệnh cá: cần kiểm tra cá giống trước khi thả hoặc trước khi vận chuyển để phát hiện cá bị bệnh kịp thời xử lý, tránh lây lan và truyền bệnh từ nơi này đến nơi khác.

- Dùng thuốc để phòng bệnh: trước mùa thường xảy ra bệnh. Thường là tháng 12 và tháng 2 dương lịch.

Tiêu diệt kí chủ trung gian và kí chủ cuối cùng, đánh bắt hết cá bệnh, săn bắn các loại chim bắt cá.



- Không cho ăn thức ăn thừa, ôi thiu.

- Giữ nước ao luôn sạch, không bị ô nhiễm.

- Nên trộn vitamin vào thức ăn (theo chỉ dẫn) trong suốt thời gian nuôi để tăng cường sức khỏe cho cá.

- Đến mùa bệnh (khi mưa nhiều, nhiệt độ thấp và thay đổi) cần bón vôi (bằng cách lắng nước vôi trong rải khắp ao) 2-3kg/100 m3 nước 3 ngày/lần, bón 2-3 lần.



II/ TRỊ BỆNH

Khi phát hiện bệnh phải kiểm tra, chuẩn đoán đúng bệnh, chữa bệnh kịp thời, dùng thuốc thích hợp và đúng liều lượng. Một số phương pháp chữa bệnh.

+ Tắm cá: khi phát hiện các ao cá bị bệnh kí sinh trùng hoạt nấm kí sinh nếu ở cơ sở có điều kiện thì đánh bắt cá sang ao mới sạch sẽ hơn thì dùng phương pháp tấm cá để chữa bệnh cho cá. Phương pháp này hiệu qủa rất cao, nhanh và rẽ tiền.

+ Ngâm hoặc cho thuốc trực tiếp xuống ao: Nếu cơ sở không có điều kiện đánh chuyển cá sang ao khác thì cho thuốc trực tiếp xuống ao để diệt trùng và chữa bệnh cho cá. Phương pháp này đạt hiệu qủa cao, tỷ lệ sống lớn hơn cách tắm cá và không đòi hỏi nhiều nhân lực nhưng tốn kém vì lượng thuốc chữa bệnh cho cá tương đối nhiều.

+ Trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn: Để chữa bệnh viêm đường ruột ở cá trắm cỏ. Bệnh đốm đỏ ở cá chép ta thường trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn và phơi khô thức ăn thành viên cho cá ăn.

+ Tiêm cho cá: Ở một số cá bố mẹ qúi hiếm khi phát hiện bệnh ta thường dùng thuốc kháng sinh tiêm trực tiếp vào lưng của cá.

+ Bôi trực tiếp: Trường hợp cá bị bệnh đốm đỏ mãn tính hay bị xay xát trong đánh bắt thì chúng ta có thể dùng cồn iốt để bôi trực tiếp vào vết thương.

III/ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ ĐIÊU HỒNG

1- Bệnh do vi khuẩn:

1.1. Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn A. hydrophila

a) Triệu chứng

Cá có biểu hiện xẫm màu từng vùng ở bụng, xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể, hoại tử vây đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể, vẫy dễ rơi rụng, bơi phân tán, không định hướng trên mặt nước khi chết thường chìm dưới đáy; Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử;  Mắt lồi, mang nhợt nhạt, các tia mang kết lại với nhau



b) Phòng bệnh

Không nuôi mật độ quá dầy, cho cá ăn đầy đủ; Vào đầu mùa dịch nên định kỳ bổ sung vitamin C trong thức ăn với liều lượng 5-10 g/100 kg cá; tránh gây sốc cá cũng như đánh bắt làm xây xát cá; Cá khi mua về cần kiểm tra kỹ và loại bỏ cá có dấu hiệu bệnh, tốt nhất là tắm cá trong nước muối 0,5% trong 5-10 phút;  Treo lá xoan 5-10 kg/10 m3 vào bao tải để ở đầu ao có nước ra vào; cọ rửa bè định kỳ, dọn sạch cỏ rác xung quanh bè nuôi



c) Chữa trị

Dùng vôi bột 2-6 kg/100 m3 nước để xử lý nước ao cá bệnh; khi cá bệnh đốm đỏ, cần sử dụng kháng sinh Oxytetracycline 20-25 g/m3, tắm trong vòng 60 phút hoặc trộn 20-25 g/100 kg thức ăn. Bên cạnh đó bổ sung thêm các loại vitamin vào thức ăn và dùng liên tục 5-7 ngày, hoặc sử dụng Doxycyline liều lượng 2-4g/1 kg thức ăn, VitC 1-2 g/ 100 kg cá bệnh



1.2. Bệnh nổ mắt (mù mắt, lồi mắt)

a) Tác nhân gây bệnh

Do vi khuẩn Steptococcus gây ra. Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có nhiệt độ nước 20-300C.



b) Dấu hiệu bệnh lý

- Cá có dấu hiệu hôn mê, mất phương hướng bơi lội. Vùng mắt bị thương tổn như viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt

- Xuất hiện các vết lở loét xuất huyết không lành ở quanh mắt, các gốc vây hoặc những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu môn, sinh dục của cá

- Có dịch chất lỏng trong bụng cá chảy ra hậu môn (dấu hiệu của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tính)

- Cá bỏ ăn, kiểm tra không thấy thức ăn trong dạ dày hoặc ruột của cá bị bệnh, quan sát thấy túi mật to

- Gan, thận, lá lách, tim, ống ruột bị xuất huyết. Lá lách và thận bị trương lên và sưng nhẹ

- Khi cá bị nhiễm bệnh nặng kiểm tra có sự dính nhau của các cơ quan nội tạng với màng trong khoang bụng của cá, quan sát thấy có các tơ huyết trong màng ở khoang bụng

c) Phương pháp phòng và trị bệnh

- Thực hiện tốt công việc chuẩn bị ao, lồng bè nuôi, đặc biệt là khâu xử lý đáy ao và xử lý nước. Dùng Virkon® A để xử lý nước với liều 0,7 kg/1.000 m3 nước ao hoặc cho vào các túi vải, treo xung quanh lồng bè nuôi để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh

- Trước khi thả cá nuôi nên tắm qua nước muối 2-3% trong thời gian 5-15 phút. Nên thả nuôi với mật độ vừa phải

- Trong quá trình nuôi cần theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường nước, nếu được duy trì hàm lượng oxy hoà tan ở mức cao bằng máy quạt nước. Trộn cho ăn liên tục 5 g Aqua C® Fish + 3 g Grow Fish trong 1 kg thức ăn, định kỳ từ 7-10 ngày/tháng để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi

- Khi dịch bệnh xảy ra nên cắt giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá. Giảm mật độ nuôi sẽ giảm bớt căng thẳng và mức độ lây lan bệnh đến cá. Lập tức vớt bỏ số cá chết ra khỏi ao, lồng bè nuôi

- Điều trị ngay bằng kháng sinh Osamet® Fish (hoặc Fortoca®) liều 5-10 gram + Aqua C® Fish liều 5 gram trong 1 kg thức ăn (hoặc cho 2-3 tấn cá nuôi), cho ăn liên tục trong 7-10 ngày

- Điều trị bệnh giai đọan sớm hiệu quả điều trị sẽ rất cao.

1.3. Bệnh trắng mang, thối mang (bệnh mang đóng bùn)

a) Tác nhân gây bệnh

Do vi khuẩn Myxococcus piscicolas gây ra. Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có pH = 6,5-7,5, nhiệt độ nước 25-350C.



b) Dấu hiệu bệnh lý của cá bệnh

- Cá bệnh có dấu hiệu bơi tách đàn, bơi lờ đờ trên mặt nước, khả năng bắt mồi giảm đến ngừng ăn

- Các tơ mang cá bị thối nát, ăn mòn, rách nát, xuất huyết, thối rữa và có lớp bùn dính rất nhiều

- Bề mặt xương nắp mang bị xuất huyết, ăn mòn và có hình dạng không bình thường



c) Phương pháp phòng và trị bệnh

- Cần thực hiện tốt khâu chuẩn bị ao nuôi, vét sạch bùn đáy ao

- Trong quá trình nuôi phải quản lý tốt môi trường để hạn chế ô nhiễm hữu cơ thông qua việc quản lý lượng thức ăn

- Định kỳ thay nước ao để giữ môi trường trong sạch. Thường xuyên vệ sinh thành lồng bè để đảm bảo lưu tốc dòng nước chảy cho phù hợp

- Định kỳ xử lý nước bằng Virkon® A liều 0,7 kg/1.000 m3 nước ao hoặc cho vào các túi vải, treo xung quanh lồng bè để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh

- Trộn cho ăn liên tục 5 g Aqua C® Fish + 3 g Grow Fish trong 1 kg thức ăn, định kỳ từ 7-10 ngày/tháng để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi

- Khi phát hiện bệnh sớm cần phải điều trị ngay bằng kháng sinh BayMet® liều 5-10 gram + Aqua C® Fish liều 5 gram trong 1 kg thức ăn (hoặc 1 kg BayMet®+ 1 kg Aqua C® Fish cho 3-5 tấn cá nuôi), cho ăn liên tục trong 7-10 ngày. Tắm BayMet® với liều 2-5 g/m3.

1.4. Bệnh nấm thuỷ mi

a) Triệu chứng

Cá rô phi vốn là loài chịu lạnh kém, khi nhiệt độ nước ao xuống dưới 120C kéo dài trong nhiều ngày. Khi đó cá chúi xuống bùn đáy ao. hoặc nằm sâu đáy bè, khi đó chúng sẽ ngừng ăn và lập tức bị nấm thuỷ mi tấn công. Cá chết, bị nấm hút hết dinh dưỡng nên cá nổi lên mặt nước. Bằng mắt thường có thể thấy nấm đã bao bọc thành búi trắng như bông quanh thân cá.



b) Phòng bệnh

Ao hoặc lồng bè nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi; làm tốt công tác về kỹ thuật nuôi như: đảm bảo cá khoẻ mạnh, không bị xây xát và giữ môi trường nước luôn sạch; khi có hiện tượng bệnh cần cách ly để tránh sự lây lan.



c) Chữa trị

Tắm cá bệnh trong nước muối 2-3 kg/100 lít nước trong 10-15 phút. Bên cạnh đó cần cho cá ăn đầy đủ các chất, tăng sức đề kháng cá ngay từ trước mùa mưa.



2- Bệnh do ký sinh trùng:

a) Triệu chứng

Cá biểu hiện ngứa, hay nhảy phóng bất chợt, bơi lờ đờ.



b) Phòng bệnh

Tắm cá thường xuyên để diệt ký sinh trùng đặc biệt là vào mùa mưa và nước đổ.



c) Trị bệnh

Dùng CuSO4, 25 g/m3 nước, tắm cá 10-15 phút. Hoặc dùng formol với liều lượng 0,15-0,20 lít/m3 nước, tắm cá trong vòng 30-40 phút.

Khi sử dụng thuốc và hóa chất trong phòng và trị bệnh cho cá , người nuôi phải tuyệt đối không sử dụng các loại nằm trong danh mục cấm do Bộ NN&PTNT ban hành. Bên cạnh đó nên tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học và các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược để cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức đề kháng vật nuôi, gia tăng sự chuyển hóa hấp thu thức ăn của cá, biện pháp này sẽ góp phần giảm thiểu dịch bệnh, chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, tạo lòng tin với người tiêu dùng sẽ bán được giá cao hơn.



KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHẼM THƯƠNG PHẨM

I/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ CHẼM

1- Phân loại:

Ngành: Chordata

Ngành phụ: Vertebrata



Lớp: Actinopterygii

Lớp phụ: Teleostomi



Bộ: Perciformes

Họ: Latidae

Giống: Lates

Loài: Lates calcarifer (Bloch, 1790).

Tên tiếng Anh: White seabass, Giant perch, …

Tên tiếng Việt: Cá Chẽm, cá Vược.

2- Đặc điểm hình thái và nhận dạng:

Cá Chẽm có thân dài, dẹp, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng và lồi ở phía trước vây lưng. Miệng rộng, hơi so le, hàm trên chồm tới phía sau mắt, răng dạng lông nhung, không có sự hiện diện của răng nanh. Mép dưới của xương trước nắp mang có gai cứng, nắp mang có một gai nhỏ và một vảy bên có răng cưa trước đầu đường bên. Vây lưng có 7-9 gai và 10-11 tia mềm. Vây hậu môn tròn có 3 gai, 7-8 tia mềm, vây đuôi tròn. Vẩy dạng lược rộng, (xù xì hay nhẵn) (theo FAO, 1974)

Màu sắc có 2 giai đoạn: giai đoạn cá giống thường có màu nâu ôliu ở phía trên với màu bạc ở các bên và bụng khi cá sống trong môi trường nước biển và màu nâu vàng khi sống trong môi trường nước ngọt. Giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh lục hay vàng nhạt ở phần trên và màu bạc phần dưới.

3- Phân bố:

3.1. Theo vùng địa lý

Cá Chẽm phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cá Chẽm còn được tìm thấy ở khắp phần Bắc Châu Á, phía Nam kéo dài đến Queensland (Úc), phía Tây đến Đông Châu Phi (FAO, 1974).



3.2. Theo vùng sinh sản

Cá Chẽm là loài rộng muối và có tập tính di cư xuôi dòng. Cá thành thục sinh dục tìm thấy ở vùng cửa sông, hồ hay các đầm nước lợ nơi có độ mặn dao động 30‰ - 32‰ và độ sâu từ 10-15m.

Ấu trùng mới nở (15-20 ngày tuổi, dài 0,4-0,7cm) thường phân bố ven bờ biển gần các cửa sông nước lợ, trong khi đó ấu trùng cỡ 1cm có thể gặp ở trong các thủy vực nước ngọt. Trong điều kiện tự nhiên, cá Chẽm lớn lên ở nước ngọt và di cư ra vùng nước mặn để đẻ.

4- Thức ăn và tính ăn:

Cá Chẽm là loài cá dữ phàm ăn, thức ăn là mồi động vật. Khi nhỏ thức ăn của cá Chẽm chủ yếu là sinh vật phù du. Phân tích dạ dày các mẫu cá thu ngoài tự nhiên thì thấy rằng:

Cá có kích thước 1-10 cm, thành phần thức ăn trong hệ tiêu hóa chứa khoảng 20% là phiêu sinh vật, chủ yếu là nhóm tảo khuê và thực vật phù du; 80% là tôm, cá nhỏ,…

Đối với cá có kích thước lớn hơn 20 cm, trong dạ dày chứa 100% là mồi động vật, trong đó giáp xác (tôm, cua nhỏ) chiếm 70%, cá nhỏ chiếm 30%.

Cá Chẽm là loài rất phàm ăn, có thể nuốt con mồi có kích thước bằng 60% chiều dài cơ thể của chúng. Những loài cá tìm thấy trong dạ dày của cá Chẽm ở giai đoạn này chủ yếu là Slipmouth hay cá Liệt (Leiognatus sp.) và cá Đối (Mugil sp.)

Trong sản xuất giống nhân tạo, người ta chia các giai đoạn dinh dưỡng của cá Chẽm theo các giai đoạn phát triển.

Quá trình từ khi mới nở đến khi được 3 ngày tuổi: dinh dưỡng bằng noãn hoàng.

Cá bột: từ 3-15 ngày tuổi: cho ăn bằng luân trùng (Rotifera).

Từ 12-20 ngày tuổi: bổ sung Naup của Artemia và Copepoda.

Từ 1cm-15cm: Copepoda, cho ăn Artemia trưởng thành và tập cho cá sử dụng thức ăn tổng hợp, cá tạp xay, băm nhỏ.

Từ khi cá đạt chiều dài thân trên 20cm đến khi trưởng thành: cho ăn cá tạp, thức ăn tổng hợp.

Trong nuôi cá bố mẹ, ngoài thức ăn là cá tạp còn bổ sung thêm Mực, giáp xác (tôm, cua), trộn thêm một số Vitamine và khoáng.

Trong tự nhiên cá Chẽm chỉ ăn mồi sống, không ăn mồi chết và không bắt mồi ở tầng đáy. Đối với cá sinh sản nhân tạo, do đã được tập cho quen dần nên cá Chẽm ăn mồi chết và chủ yếu cá cũng chỉ ăn mồi lơ lửng trong nước, chỉ những con thật đói thì đôi lúc mới tìm ăn mồi dưới đáy.

5- Sinh trưởng:

Cá Chẽm tăng trưởng chậm ở các giai đoạn đầu, vì vậy, giai đoạn ương giống thường kéo dài khá lâu. Khi đạt 20g-30g tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và chậm lại khi đạt khoảng 4kg.

Ngoài tự nhiên, sau 1 năm từ cá giống có thể đạt 0,6kg-1kg; sau 2-3 năm đạt 3-5kg.

6- Vòng đời:

Cá Chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng trong các thủy vực nước ngọt, nước lợ cửa sông nối liền với biển.

Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường đạt cỡ 3kg-5kg sau 2-3 năm. Cá trưởng thành 3-4 tuổi di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa sông và ra biển nơi có độ mặn ổn định 30‰-32‰ để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng sau đó. Cá đẻ trứng theo chu kỳ trăng, thường vào lúc khởi đầu của tuần trăng hay lúc trăng tròn, cá đẻ vào buổi chiều tối (18h-22h), trùng với khi thủy triều lên. Sau khi trứng nở ra ấu trùng, trong quá trình phát triển ấu trùng bơi ngược vào ven bờ, vùng nước lợ, nước ngọt và sinh trưởng ở đó.

Những con sống cả vòng đời ở nước ngọt nơi chúng lớn lên đến cỡ 65 cm chiều dài và đạt trọng lượng 19,3 kg thì tuyến sinh dục không phát triển và không có khả năng sinh sản. Trong môi trường nước lợ, cá Chẽm đạt chiều dài 1,7 m được tìm thấy ở Indonesia, Úc.



Hình 2: Sơ đồ di cư của cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch)

II/ KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ CHẼM

1- Kỹ thuật nuôi cá Chẽm thương phẩm trong ao:

1.1. Vị trí ao nuôi

Nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm, xa khu dân cư, xa nguồn nước thải công nghiệp, gần đường giao thông, gần nguồn cá giống, gần nguồn điện, ...

Thường chọn vị trí trung triều, biên độ triều 2-3m để tiện cho việc cải tạo ao, tháo và lấy nước trong quá trình nuôi, các yếu tố môi trường phải đảm bảo trong khoảng thích hợp như bảng sau:

Bảng 1: các yếu tố môi trường thích hợp nuôi cá Chẽm


STT

Các yếu tố môi trường

Khoảng thích hợp

1

Độ mặn (‰)

10-30

2

Nhiệt độ nước (oC)

26-32

3

DO (mg/L)

4-9

4

pH

7,5-8,5

5

NH3 (mg/L)

< 1

6

H2S (mg/L)

< 0,3

7

Chất đáy ao: Cát pha bùn, bùn cát, bùn pha sét


Каталог: img
img -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
img -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
img -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
img -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
img -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
img -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc

tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương