Thời lượng: 30 tiết. Mục tiêu môn học



tải về 257.1 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích257.1 Kb.
#31080
1   2   3

2. Cô giáo Nguyễn Thị Nhiền, giáo viên trường An Nhơn Đông, cho biết: “Dạy các cháu hơi cực vì phải ghép lớp lại. Nếu có sự đồng thuận tuyệt đối, được học chung, các cháu sẽ phát huy rất tốt. Về trí tuệ, cháu nào cũng phát triển bình thường, sức khỏe cũng không có gì đáng ngại. Các cháu rất ngoan hiền và ý thức được căn bệnh của mình”.

Tôi hỏi: “Nếu học cùng các bạn, con có đánh bạn không?”. Em Nguyễn Hải Đình, học sinh lớp 3, trả lời thật ngoan: “Các mẹ (xơ) dạy tụi con phải biết nhường bạn. Mình bệnh, nếu đánh bạn sẽ làm bạn sợ, không chơi với mình nữa. Con muốn các bạn đừng gọi là “thằng si đa...”. Đình cũng cho biết: “Từ ngày các cô chú bác sĩ ở thành phố xuống động viên, dạy tụi con cách giữ cho mình, cho bạn, người ngoài cũng bớt chửi rủa tụi con như trước”.

Ở Trường Tiểu học An Nhơn Đông, 100% giáo viên đều ủng hộ việc cho trẻ có HIV học hòa nhập. Cô Nguyễn Thị Thủy (phụ trách văn phòng) nói: “Hầu hết giáo viên đều được tập huấn nhuần nhuyễn công tác can thiệp sớm bằng y tế để nếu không may hai cháu (một cháu có HIV, một cháu không) va chạm nhau có xây xát, chảy máu thì cũng được chăm sóc tại chỗ”.

Một phụ huynh đón con trước cổng trường bày tỏ sự ái ngại nhưng sau khi nghe tuyên truyền đã bớt lo sợ nhưng cũng chưa thật sự an tâm: “Để các cháu lớn hơn chút nữa, khoảng lớp 4, lớp 5 học cùng thì chúng tôi mới thật sự yên tâm”. Anh Lê Bảo Ân (phường Linh Xuân, quận Thủ Đức):Tôi ở gần Trung tâm Tam Bình và tôi ủng hộ các em có HIV được đến học tại Trường Tiểu học Xuân Hiệp gần đó. Cấm các em hòa nhập với cộng đồng là ích kỷ... Quả thật, lúc đầu tôi cũng rất e ngại về nguy cơ con mình bị lây bệnh khi chơi đùa cùng các em này. Nhưng khi nhà trường cũng như giáo viên cam kết sẽ bảo đảm sức khỏe cho con tôi và đưa ra rất nhiều biện pháp phòng ngừa thì tôi cảm thấy yên tâm hơn. Với con, tôi không hề cấm cháu chơi hay nói chuyện với các bạn có HIV. Tôi chỉ nói cho cháu hiểu về căn bệnh này để cháu không xa lánh các bạn và căn dặn cháu phải tránh những trò chơi dễ gây ra trầy xước vì trẻ con rất hiếu động”.



3. Gần ba tháng sau sự cố ngày khai giảng, sự can thiệp của các bác sĩ xuống tận người dân đã cho thấy sự chuyển biến trong nhận thức của xã hội về căn bệnh HIV/AIDS. Tuy vẫn chưa được học hòa nhập như mong muốn nhưng những đứa trẻ ở Mai Hòa đã bước những bước rất dài trên con đường được đến trường, con đường hòa nhập. Ánh sáng đã có ở phía cuối đường hầm.

Thầy giáo Lương Phú Long, Trường Tiểu học Bình Hưng Hòa 1 (quận Bình Tân), đề xuất: “Về lâu dài, chúng ta cần đưa vào chương trình tiểu học cách sống chung, học chung với bạn có HIV. Sau này, khi các cháu lớn lên, nhờ sự hiểu biết về bệnh AIDS, các thế hệ sau sẽ thông hơn và không là rào cản con đường hòa nhập của trẻ có HIV như hiện nay”.

Và mới đây, khi trò chuyện, một Hiệu trưởng trường mầm non tại quận 3 bộc bạch cùng chúng tôi: “Tất cả các sở ngành, lãnh đạo TP đã quán triệt chủ trương đưa trẻ có HIV từ độ tuổi mầm non học hòa nhập. Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận các cháu và theo dõi chặt chẽ sinh hoạt thường ngày lẫn việc chăm sóc cho các cháu. Để tránh kỳ thị gây ảnh hưởng xấu trong dư luận như ở Củ Chi vừa qua, chúng tôi sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng giữ kín thông tin cho trẻ có HIV hòa nhập”.

QUỐC VIỆT


ƯỚC MƠ TRÊN TRỜI VÀ NGUY CƠ TRỤC XUẤT…19

Cậu bé 12 tuổi Mong Thongdee đã dành vị trí quán quân trong Cuộc thi gấp máy bay giấy quốc gia Thái Lan hồi tháng 8 năm 2008 sau khi chiếc máy bay do cậu gấp và ném đã bay trong 12.5 giây. Nhờ đó, cậu được chọn làm đại diện Thái Lan tham dự cuộc thi gấp máy bay giấy toàn cầu tổ chức tại Chiba, gần Tokyo, Nhật Bản. Thế nhưng, vì cậu bé sống ở thành phố Chiang Mai, thuộc miền bắc Thái Lan này là con của những người di cư Myanma - bị coi là người không có quyền công dân ở bất kỳ quốc gia nào - nên cậu không có quyền đi ra nước ngoài.

Gập gềnh ước mơ máy bay giấy

Suốt thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã bị mê hoặc trước cậu bé học sinh lớp bốn, sinh ra tại Thái Lan với niềm đam mê dành cho những chuyến bay. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, cậu đã nói với phóng viên của hãng Global Post: "Từ khi học lớp một, cháu đã thích quan sát những chiếc máy bay trên bầu trời. Rồi một ngày, cháu bắt đầu gấp những chiếc máy bay nhỏ bằng nhựa và sau đó là bằng giấy".

Nhưng Mong, có cha mẹ là công nhân xây dựng người Myanma (Burma) tại thành phố Chiang Mai, Thái Lan, lại không phải là công dân của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Luật pháp Thái Lan quy định rằng, theo nguồn gốc của cha mẹ, Mong thuộc về Myanma - quốc gia háng xóm của Thái Lan và thậm chí còn không công nhận sự ra đời của cậu bé. Mặc dù Mong gọi Thái Lan là nhà, nhưng cậu luôn là là một "công dân tạm thời" và luôn đứng trước nguy cơ bị trục xuất bất cứ lúc nào. Đối với những đứa trẻ không có tư cách công dân ở bất kỳ quốc gia nào như Mong, chiếc hộ chiếu là một câu hỏi lớn không lời đáp. Bằng tài năng, nước mắt và sự can thiệp của Thủ tướng Thái Lan, cậu bé đã có được tờ giấy lưu hành tạm thời cho phép một chuyến đi duy nhất sang Nhật Bản.

Sau khi Bộ Nội vụ Thái Lan phán quyết rằng nếu cấp phép cho chuyến bay sang Nhật của Mong là vi phạm luật pháp bảo vệ "an ninh quốc gia", các kênh truyền hình Thái Lan đã theo sát bước chân của cậu bé kêu gọi sự giúp đỡ. Bố cậu cho biết: "Thằng bé đã quá đau đớn. Nó khóc cả ngày". Khi hạn chót để đăng ký tham dự cuộc thi đến rất gần, Thủ Tướng Abhisit Vejjajiva đã quyết định can thiệp vào câu chuyện của Mong. Cậu bé đã xuất hiện trên truyền hình với những thước phim được ghi lại ở bên trong tòa nhà quốc hội. Tại đó, thủ tướng và cậu bé 12 tuổi - vị khách trong bộ đồng phục học sinh màu xanh nhạt - đang chơi với những chiếc máy bay giấy trước ống kính camera. Các rào cản thủ tục hành chính đột nhiên biến mất.

Mong đã có cơ hội đặt chân tới đất nước mặt trời mọc bằng một chiếc hộ chiếu tạm thời đặc biệt. Hàng đêm cậu bé gấp máy bay và luyện tập để có đủ sức mạnh cho cuộc thi đấu. Mong nói: "Tôi cần phải khỏe mạnh hơn nữa. Thủ tướng nói rằng tôi cần đem chiến thắng về cho đất nước Thái Lan và rằng phải ‘chiến đấu, chiến đấu'".

Kiếm tìm quyền công dân

Trường hợp của Mong đã thu hút mối quan tâm về tình trạng không được thừa nhận quyền công dân của giới trẻ ở Thái Lan. Quốc gia này hiện tại đang có ít nhất 2 triệu người dân không có quyền công dân, phần đa họ là người gốc Myanma.

So với những quốc gia láng giếng như Lào, Campuchia và đặc biệt là Myanma, Thái Lan có nhiều cơ hội việc làm hơn. Công việc lau dọn nhà cửa, làm công nhân xây dựng, làm việc trong các nhà máy lương thấp đã đẩy người dân các nước láng giềng vượt biên mỗi ngày sang Thái Lan tìm kiếm cơ hội lương bổng cao hơn. Cha mẹ của Mong, những người thuộc dân tộc Shan, đã bắt đầu lập nghiệp ở Thái Lan bằng nghề hái cam, và giờ đây đang làm việc trong các công trường xây dựng. Chính phủ từ lâu đã phải chiến đấu để cân bằng giữa lợi ích của nguồn lao động giá rẻ đến từ nước láng giếng với mối đe dọa ngày càng hiện hữu về một tầng lớp xã hội của những người dân không thuộc về bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Những người di cư có việc làm có thể đăng ký với chính phủ để tránh không bị trục xuất - nhưng họ không được tiếp cận với rất nhiều dịch vụ công, như dịch vụ chăm sóc y tế chẳng hạn.

Luật pháp Thái Lan không trao quyền công dân cho con cái của những người di cư, cho dù những đứa trẻ đó chưa bao giờ đặt chân lên mảnh đất chôn rau cắt rốn của cha mẹ chúng. Những người tuân thủ luật pháp và đăng ký với Chính phủ Thái Lan không thể đi khỏi biên giới thành phố của họ, giống như một hạt của người Mỹ vậy. Nếu họ bị bắt gặp đang ở bên ngoài khu vực đó, họ có thể bị trục xuất ngay lập tức - theo lời Ông Hartairat Thaianurak, một quan chức thuộc Chương trình hỗ trợ người di cư phi lợi nhuận ở Chiang Mai. Ông Hartairat cho biết thêm: "Chính phủ Thái duy trì luật này chỉ vì sự ổn định quốc gia. Nhưng tôi cho rằng nếu chúng ta để tất cả những đứa trẻ kia có cuộc sống không ổn định, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Những đứa trẻ này nói tiếng Thái và ăn đồ ăn Thái. Chúng thừa hưởng văn hóa Thái và ít nhất chúng sẽ tiếp tục duy trì nó trong một vài thế hệ nữa".

Thời gian gần đây, Chính phủ đã nới lỏng các quy định nghiêm ngặt dành cho những đứa trẻ không có tư cách công dân, khuyến khích những người dân di cư đang sống bất hợp pháp bước ra khỏi bóng tối và đăng ký những đứa trẻ mới sinh. Khi đã được đăng ký, ít nhất những đứa trẻ này có thể tới trường học Thái, như trường hợp của Mong. Mặc dù Bộ nội vụ Thái Lan đã phải chịu thua trước lời đề nghị của Mong và cấp cho em tấm hộ chiếu tạm thời, nhưng cuộc phiêu lưu cùng chiếc máy bay giấy sẽ không giúp em có được quyền công dân. Tuy vậy, cậu bé vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó sẽ được học đại học và trở thành một phi công.

Trong buổi thi đấu ngày chủ nhật hôm đó, Mong xuất hiện với áo phông trắng được trang trí cờ Thái Lan, khéo léo phóng chiếc máy bay giấy được gấp cẩn thận lên cao trước sự dõi theo của hàng trăm khán giả. Cậu bé đã dành vị trí thứ ba trong phần thi dành cho các học sinh tiểu học. Sau cuộc thi, cậu bé chỉ muốn trở về nhà để thông báo với bố mẹ rằng cậu dành vị trí thứ ba và để bày tỏ lòng biết ơn với những người đã giúp đỡ cậu.

Câu chuyện của Mong đã thu hút sự chú ý của những người có cùng cảnh ngộ ở Thái Lan - những người ít khi được tiếp xúc với giáo dục và chăm sóc y tế. Mong đang ở trong danh sách những người được xem xét để hồi hương về Myanma vào tháng 2/2010.

Patrick Winn (Global Post) - Hương Mai (dịch)


LÀM MẸ ĐƠN THÂN THẬT KHỔ!



Hãy lắng nghe Lời trần tình của một người phụ nữ ký tên Duyên gửi đến mục Tâm sự trên Báo điện tử Vnexpress.net.20

Trước mắt, xin giải thích lý do dẫn đến trở thành người mẹ đơn thân. Trong một lần đi khám sản phụ do rất đau mỗi lần đến kỳ thì phát hiện mình bị dị tật bẩm sinh về tử cung, nên không thể có thai. Vậy là mình quyết định không làm khổ ai, không yêu ai hết. Cắm cúi làm việc và dĩ nhiên do còn quá trẻ nên ăn chơi tới bến. Đến khoảng năm 30 tuổi thì phát hiện phép màu. Mình có thai. Nhưng ngặt nỗi mình và cha đứa bé chẳng có thương yêu nhau gì lắm.

Và vì cũng có học thức và trình độ, mình tự hiểu nếu làm giấy đăng ký kết hôn thì trong thời gian mình kết hôn tài sản mình có được toàn bộ phải chia đôi nếu chẳng may anh chàng muốn ly dị. Khi đó mình cũng đang có công việc kinh doanh riêng, vậy là mình quyết định sinh con mà không kết hôn. Mình và cha đứa bé cũng là bạn bè, anh cũng chẳng có gia đình ràng buộc gì. Nhưng vốn dĩ, bọn mình không yêu nhau thì làm sao ở với nhau đây? Vậy là sau khi sinh đứa bé, anh làm giấy nhận cha cho con và trong khai sinh bé có tên cha, mẹ đàng hoàng. Và dĩ nhiên những bạn bè xung quanh, hàng xóm ai cũng biết chuyện nên chẳng ai nói tiếng nào.

Nhưng ngặt nỗi mỗi lần đi làm giấy tờ là một lần bị sỉ nhục không cách nào chịu nổi. Khi trước mình mua một căn nhà, mình làm giấy tờ đứng tên mình thì họ yêu cầu phải làm giấy độc thân. Mình về UBND phường làm giấy. Do phường mình có hộ khẩu là một căn nhà mình đang cho thuê và mình ở một căn khác nên cô bé làm ở UBND không biết mình. Vậy là nhìn thấy hộ khẩu có mẹ và con, cô bé không chịu chứng. Mình giải thích là: “Chị chưa kết hôn bao giờ, nếu không tin thì em kiểm tra hồ sơ đi. Con là của chị, nhưng chị không có kết hôn...”. Quay lưng đi, lập tức cả đám người bu lại: “Có con không chồng mà cũng vênh mặt lên khoe khoang…”. Buồn, tức chịu không nổi.

Hôm nay cũng vậy, con bé được 4 tuổi rồi, Tết này định dẫn nó sang châu Âu chơi, cộng thêm cái passport của mình hết hạn nên làm passport cho cả hai mẹ con. Cô công an làm passport cứ nhất mực bắt mình điền tên chồng vào. Mình giải thích là không có chồng nên không thể viết tên chồng, vậy là cô lên giọng hét toáng lên: “Ơ, cô này hay chưa, không có chồng làm sao có con? Vậy tên cha đứa bé này là khai láo à?”. Mình tức quá hét lại: “Luật nào cấm không có chồng thì không được có con, cha đứa bé là cha đứa bé, nhưng không phải chồng tôi không được à? Không có giấy đăng ký kết hôn thì theo luật tôi không có chồng làm sao viết vào?”. Và sau khi cãi nhau thì cô nàng chịu làm, nhưng mà khi đứng lên thì nghe được một câu lầm bầm: “Không có chồng mà có con cũng đủ can đảm hét toáng lên vậy, đúng là không biết mắc cỡ...”.

Đứng dậy đi ra với đủ mọi ánh mắt nhìn, đủ tiếng xì xầm. Mình có con một mình thì có gì sai, sao mà người ta cứ phải sỉ nhục mình và con bé. Mình có đủ năng lực nuôi con, có đủ trình độ nhận thức, mình không phải kẻ thứ ba, con cũng không phải con vô thừa nhận, sao cứ bị mọi người xầm xì như vậy? Không lẽ mình phải làm giấy kết hôn với người chẳng yêu thương gì rồi đau khổ, rồi dằn vặt nhau vậy mới là đúng hay sao? Hay chẳng lẽ vì mình không yêu ai thì mình bị tước đi quyền làm mẹ? Mình làm mẹ một mình thì có gì sai? Các bạn hãy cho mình biết mình phải làm sao?


Làm mẹ đơn thân là ích kỷ(?!)

Còn đây là lời chia sẻ từ một người phụ nữ khác về chủ đề “làm mẹ đơn thân”.21

Về đề tài của chị Duyên về bà mẹ đơn thân, tôi xin được góp vài ý kiến như sau:

Tôi cũng là một phụ nữ, đã bắt đầu bước qua tuổi 30. Tôi từng tìm hiểu nhiều người khác phái hòng mong tìm cho mình một người tri âm có thể chia sẻ vui buồn trong cuộc sống và chung tay xây dựng hạnh phúc gia đình. Tiếc thay, cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa tìm thấy đúng người tri kỷ và càng tìm kiếm, càng quen biết, tìm hiểu, tôi càng thất vọng và chán nản hơn về con người nói chung và về đàn ông nói riêng.

Là phụ nữ, tôi cũng mong muốn có được một gia đình hạnh phúc, muốn mình thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ. Tuy nhiên, càng ngày tôi càng nhận thấy cánh cửa ngày một hẹp hơn. Và đã rất nhiều lần, tự mình, cũng như với bạn bè đồng cảnh ngộ, chúng tôi đã nghĩ đến việc làm mẹ đơn thân. Chúng tôi đã nghĩ đến việc sinh con mà không cần phải có một ông chồng bởi thấy việc chọn được một người chồng có thể đem lại cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn quả là quá khó khăn trong thời buổi này. (Những hoàn cảnh xung quanh từ người thân quen đa phần đều đem lại cái nhìn bi quan về cuộc sống gia đình)

Tuy nhiên, theo quan điểm của riêng tôi, một người mẹ đơn thân là một người mẹ ích kỷ. Khi làm mẹ đơn thân, người mẹ chỉ nghĩ đến bản thân mình. Người mẹ chỉ muốn thoả mãn mong muốn được làm mẹ của bản thân mà ít nghĩ đến đứa con. Người mẹ đó sẽ nghĩ có một đứa con để cho mình được vui, để tuổi già có người lo lắng, chăm sóc… hay đơn giản chỉ là: có con để mình được làm mẹ.

Như vậy các mẹ đơn thân đã ít nghĩ đến con mình hơn. Sau này khi con lớn lên, đi học, ra đời giao tiếp, nó sẽ nghĩ gì khi trong khai sinh phần cha bị bỏ trống? Nó sẽ sống thế nào khi không biết gốc nguồn, cội rễ của mình. Nó sẽ tìm về đâu nếu không may không còn mẹ? Khi con của mẹ đơn thân lớn lên, ai sẽ hướng dẫn, dạy dỗ nó phần của người cha?

Tôi nghĩ, dù cho có giỏi giang và mạnh mẽ đến như thế nào, một người mẹ đơn thân không thể nào thay thế luôn vai trò người cha trong việc giáo dục và tạo tâm lý cân bằng, vững vàng cho con mình. Tôi đã sống và lớn lên trong một gia đình không có đàn ông, tôi thấu hiểu sự thiệt thòi và sự mất cân bằng về tâm lý khi người con không được ở gần và không nhận được sự hướng dẫn, dạy dỗ của cha mình.

Các bà mẹ đã là mẹ đơn thân, các bạn muốn làm mẹ đơn thân và các bạn có ý định làm mẹ đơn thân hãy thử một lần đặt mình vào vị trí đứa con. Nếu các bạn có hành trang đi suốt cuộc đời là một giấy khai sinh có phần cha bỏ trống, tâm trạng của các bạn sẽ ra sao? Có đủ tự tin như những người khác khi ở trường học, khi bước vào đời và khi… quen bạn, kết hôn. Tôi tin rằng, nếu ai đó đủ bản lĩnh và tài giỏi để tạo cho mình vỏ bọc tự tin thì tận sâu bên trong người đó, vẫn luôn dễ tổn thương và bất ổn - vấn đề là có thể hiện ra hay không mà thôi.

Tôi không dám nói việc trở thành mẹ đơn thân là nên hay không nên, nhưng tôi cho rằng, bất cứ một sự khiếm khuyết nào trong cuộc sống cũng là bất khả kháng. Nếu một gia đình thiếu đi người cha hay người mẹ thì đó là vì cuộc sống đẩy gia đình đó đến hoàn cảnh như vậy và người trong cuộc phải chấp nhận. Việc tự tạo ra một sự khiếm khuyết và đặt mình vào trong đó là bất thường. Mọi thứ bất thường đều tạo ra sự lệch lạc, bất ổn (cả về mặt tâm lý tình cảm của con người và cho cả xã hội).

Tôi, sau nhiều suy nghĩ về vấn đề này đã có quyết định cho riêng mình sẽ không làm một bà mẹ đơn thân và chấp nhận thiệt thòi trong việc không được làm mẹ nếu không tìm được một người phù hợp để làm cha của các con mình và cùng mình chăm sóc, dạy dỗ chúng và cùng đi với nhau đến hết phần đời còn lại.

Là một con người, có 2 thứ mà người ta buộc phải chấp nhận mà không hề được quyền lựa chọn, đó là cha mẹ và nơi sinh. Cho nên, khi bản thân mình có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trên của một con người, mình phải đặt mình vào vị trí của người đó để quyết định chứ không quyết định trên vị trí và cảm nhận của bản thân mình.

Bottom of Form





Chúc các bạn Sinh viên nhiều thành công!


1 Theo Liên hợp quốc, mục đích cuối cùng của bất cứ hoạt động giáo dục nào về quyền con người cũng nhằm xây dựng một nền văn hóa quyền con người (human rights culture). Jose Ayala Lasso – Cao ủy đầu tiên của Liên hợp quốc về quyền con người cho rằng: “Trong nền văn hóa này, các quyền con người không chỉ được nhìn nhận như là công việc “của người nào khác” mà chính là nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả mọi người”.

2 Nhà nước pháp quyền là Nhà nước thượng tôn pháp luật (đặc biệt là tính tối cao của Hiến pháp trong đời sống xã hội) với một hệ thống pháp luật hoàn thiện, tiến bộ, vì con người; quyền lực nhà nước phải bị giới hạn để bảo vệ quyền con người và được phân thành ba nhánh: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cơ sở của nó là sự bình đẳng của công dân – nhà nước – xã hội trước pháp luật.

3 Xã hội dân sự là tổng thể các quan hệ và các tổ chức, các mạng lưới xã hội được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải về kinh phí, trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý, phối hợp với nhà nước để kiểm soát và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế, từng bước hoàn thiện và phát huy vai trò của xã hội dân chủ, nhằm duy trì, bảo đảm sự ổn định, cân bằng và phát triển bền vững của nhà nước và của xã hội, hiện thực hóa quyền lợi của mỗi cá nhân và cộng đồng.” (Dương Xuân Ngọc (cb), Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009, tr. 66)

4 Dẫn theo: Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 41.

5 Khái niệm quyền con người có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ dưới dạng các quyền tự nhiên như quyền được sống... Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, người nô lệ không được coi là con người và sống với tình trạng vô quyền. Chế độ phong kiến so với chế độ nô lệ đã là một bước tiến trong việc giành lại quyền tự do và giải phóng con người. Giai cấp tư sản là người đầu tiên nêu ngọn cờ nhân quyền với các tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, công lý, vốn là yêu cầu bức thiết của nhân dân lao động, tuyệt đối hoá tự do cá nhân, nhấn mạnh yếu tố cá nhân trong khái niệm quyền con người. Lần đầu tiên các quyền con người được chính thức ghi trong các văn kiện quan trọng như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776, Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789... Tuy vậy, giai cấp tư sản chỉ nhấn mạnh quyền dân sự, chính trị, coi nhẹ quyền kinh tế, văn hoá, xã hội - cơ sở và điều kiện quan trọng để người lao động thoát khỏi đói nghèo và bị bóc lột. CM tháng 10 Nga đã tạo nên một phạm trù mới về quyền con người: đó là các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước XHCN đã đi đầu trong việc nêu bật các quyền dân tộc cơ bản như bộ phận thiết yếu của các quyền tập thể, đưa ra cách đề cập toàn diện và biện chứng hơn về nhân quyền. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của loài người, nội dung các quyền con người tiếp tục phát triển. Dựa vào lịch sử phát triển của tư tưởng và pháp luật về quyền con người ở châu Âu, nhà luật học người Sec – Karel Vasak (1977) đã phân chia các quyền con người thành ba thế hệ (generations of human rights) sau:

  • Thế hệ 1: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực dân sự, chính trị, các quyền bình đẳng và tự do cá nhân.

  • Thế hệ 2: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực kinh tế-xã hội-văn hoá.

  • Thế hệ 3: Các quyền tập thể như quyền dân tộc cơ bản, tự quyết, bình đẳng giữa các dân tộc và quốc gia; quyền phát triển, quyền thông tin, quyền được sống trong hoà bình, trong môi trường lành mạnh...

6 Mục đích của Nhà vua Babilon khi lập ra đạo luật này là: “…ngăn ngừa kẻ mạnh áp bức kẻ yếu… làm cho người cô quả có nơi nương tựa ở thành Babilon… đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trị nhân từ cho mọi thần dân trên vương quốc”.

7 Khổng Tử: “Thiên ý dân tâm”. Mạnh Tử: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Tuân Tử: “Vua với dân như nước với thuyền, nước chở thuyền nhưng nước cũng làm đắm thuyền”.

8 Protagoras (490-420 TCN): “Thượng đế tạo ra mọi người đều là người tự do, không ai tự nhiên biến thành nô lệ cả”.

9 Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nêu rõ: ““Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mỹ. suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”.

10 Ủy ban soạn thảo Bộ luật quyền con người quyết định xây dựng hai văn kiện: một dưới dạng tuyên ngôn, trong đó đưa ra những nguyên tắc và chuẩn mực chung về quyền con người; một dưới dạng công ước, trong đó đề cập tới những quyền cụ thể và những giới hạn của các quyền đó. Tháng 12/1947, trong phiên họp thứ hai, Ủy ban quyền con người đã quyết định sử dụng thuật ngữ “Bộ luật quốc tế về quyền con người” để gọi một tập hợp các văn kiện đang được soạn thảo.

11 Điều 56 khẳng định: tất cả các thành viên của Liên hợp quốc cam kết hành động trên cơ sở phối hợp hoặc riêng rẽ trong sự hợp tác với Liên hợp quốc nhằm mục đích thúc đẩy “sự tôn trọng và tuân thủ những giá trị quyền con người toàn cầu và các quyền tự do cơ bản cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hợac tôn giáo”.

12 Điều 14 – Hiến chương ASEAN năm 2007: Cơ quan nhân quyền ASEAN

  1. Phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, ASEAN sẽ thành lập một cơ quan nhân quyền ASEAN.

  2. Cơ quan nhân quyền ASEAN sẽ hoạt động theo Quy chế do Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quyết định.

13 Tu chính án thứ IX (1791) – Hiến pháp Hoa Kỳ: “Việc liệt kê một số quyền trong Hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hay hạ thấp những quyền khác của con người.”

14 Các quy tắc Miranda, Habeas corpus, Mandamus, Due process of law… trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ.

15 Ngay từ thế kỷ XVII, Mongtesquieu đã nói rằng: Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên lão, thì sẽ không còn gì là tự do nữa; vì người ta sợ rằng chính ông ta hay viện này chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán đối với quyền sống và quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì ông quan tòa sẽ có cả sức mạnh của người đàn áp.

16 Tham khảo thêm: Trần Thanh Hương (2006), Những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực Tự do cá nhân, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội;

17 http://phapluattp.vn/20091130112529469p0c1019/tro-lai-mai-hoa.htm

18 Đến đầu năm 2009, tại Tp. HCM có 1.066 trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV/AIDS. Theo bác sĩ Lê Trường Giang (Phó giám đốc Sở Y tế), sau khi triển khai chương trình phòng lây HIV từ mẹ sang con từ năm 2005, mỗi năm Tp. HCM cứu được khoảng 150 trẻ không lây nhiễm từ mẹ bị HIV. Trong khi đó, số trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV tại Tp. HCM là 60.000. (http://www.hiv.com.vn/tuoi-tre/hoc-hanh/0905445869.aspx)


19 http://www.tuanvietnam.net/2009-12-04-uoc-mo-tren-troi-va-nguy-co-truc-xuat-


20 http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Tam-su/2009/12/3BA163E3/


21 http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Tam-su/2009/12/3BA16AD3/





Каталог: hcmulaw -> images -> stories -> dhluat -> k-luathanhchinh
k-luathanhchinh -> TRƯỜng đh luật tp. Hcm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam khoa luật hành chính độc lập Tự do Hạnh phúc
dhluat -> M mẫu 2 Ẫu bản kê khai tài sảN, thu nhập bổ sung
dhluat -> LỜi mở ĐẦu tính cấp thiết củA ĐỀ TÀI
k-luathanhchinh -> ĐỀ TÀi khóa luận tốt nghiệp tổ BỘ MÔn lịch sử nhà NƯỚc và pháp luậT
k-luathanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học luật tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc khoa luật hành chính tp. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 8 năm 2012 phân công giảng viên giảng dạy học kỳ 1 NĂm họC 2012 2013
k-luathanhchinh -> LÝ LỊch khoa học I. LÝ LỊch sơ LƯỢC
k-luathanhchinh -> TRƯỜng đẠi học luật tp. Hcm khoa luật hành chính hưỚng dẫn viết khóa luận- tiểu luận tốt nghiệp cử nhân luậT

tải về 257.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương