Thời lượng: 30 tiết. Mục tiêu môn học


BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI - QUYỀN CÔNG DÂN



tải về 257.1 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích257.1 Kb.
#31080
1   2   3

BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI - QUYỀN CÔNG DÂN




  1. Khái niệm và hệ thống bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân

Quyền con người, quyền công dân được thừa nhận mới chỉ là sự tồn tại quyền ở dạng tiềm năng. Thực hiện quyền và bảo vệ quyền có thể gặp cản trở trong thực tế ở nhiều dạng; phải có sự tác động từ nhiều yếu tố, điều kiện khách quan trong xã hội và chủ quan của chủ thế quyền thì mới có thể hình thành môi trường để mỗi công dân có thể phát huy năng lực làm chủ và sáng tạo của mình. Hệ thống bảo đảm quyền con người, quyền công dân bao gồm:

  • Bảo đảm kinh tế: Bảo đảm kinh tế cho việc thực hiện quyền con người, quyền công dân là việc tạo ra tiền đề vật chất để quyền được thực hiện. Bản thân nhu cầu tự do không xuất hiện, phát triển và các giá trị tự do không được đánh giá đúng trong một xã hội đói nghèo, lạc hậu và thiếu thốn vật chất. quyền con người, quyền công dân xuất hiện, phát triển và được bảo đảm từ các những yếu tố, điều kiện kinh tế - xã hội, kết cấu tương quan giai cấp trong đó, xét cho cùng, quan trọng nhất vẫn là yếu tố kinh tế, nghĩa là bảo đảm về vật chất mang ý nghĩa quyết định.

  • Bảo đảm chính trị: Mỗi cá nhân là thành viên của một chế độ chính trị - xã hội nhất định, không thể đứng ngoài các mối quan hệ giai cấp, cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Bảo quyền con người, quyền công dân là tạo ra một môi trường chính trị thuận lợi để quyền phát triển trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống chính trị -hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền: đảng phái chính trị, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể và nhân dân. Thể chế chính trị nào đề cao giá trị con người, đồng thời coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội thì trong thể chế đó cá nhân được bảo đảm quyền tự do của mình.

  • Các bảo đảm xã hội khác: Bảo đảm về kinh tế và chính trị là điều kiện cần nhưng chưa đủ để tạo ra một môi trường xã hội cho quyền con người, quyền công dân được thực hiện. Ý nghĩa của những bảo đảm xã hội khác là ở chỗ cho dù có một số nước có điều kiện kinh tế, chính trị gần như nhau nhưng bảo đảm quyền con người lại có thể khác biệt. Môi trường bảo đảm quyền công dân còn hình thành từ những yếu tố lịch sử - truyền thống, văn hóa, tư tưởng, sự phát triển khoa học kỹ thuật trong mỗi quốc gia. Lịch sử - truyền thống, văn hóa, tư tưởng, sự phát triển khoa học kỹ thuật là yếu tố có thể tác động tích cực hay tiêu cực cho việc bảo đảm quyền quyền con người, quyền công dân.

  1. Bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền con người, quyền công dân và những đặc điểm của nó

Tóm lại, bảo đảm cho việc thực hiện quyền con người, quyền công dân phụ thuộc vào những bảo đảm về kinh tế, chính trị, văn hóa và các điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân công dân song bảo đảm về mặt pháp lý có ý nghĩa trực tiếp trong việc thực hiện trên thực tế các quyền tự do trên. Sự phân định các thành tố trong hệ thống bảo đảm chỉ là tương đối vì các bảo đảm đều thể hiện qua hình thức pháp lý và có những yếu tố trong hệ thống bảo đảm pháp lý lại chỉ là một phần của bảo đảm khác (ví dụ: ý thức pháp luật trong các hệ thống về văn hóa, tư tưởng, trình độ dân trí…). Bảo đảm pháp lý được xây dựng trên cơ sở của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định và tác động trở lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự ổn định và phát triển kinh tế thúc đẩy hình thành một trật tự pháp lý. Việc bảo đảm cho thực hiện quyền con người, quyền công dân không chỉ là những biện pháp mang tính pháp lý mà trước hết là bằng những chính sách, cơ chế của nhà nước, tạo điều kiện cho con người phát triển về mọi mặt, làm chủ xã hội và làm chủ chính mình.

    1. Được ghi nhận bằng pháp luật và gắn với sự điều chỉnh pháp luật

Pháp luật là yếu tố tiên quyết, cơ bản cho bảo đảm quyền con người, quyền công dân là vì:

- Thứ nhất, pháp luật hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của cá nhân, cho phép cá nhân hoạt động trong phạm vi nhất định một cách tự giác, không sai lầm trên cơ sở nhận biết về sự tồn tại của quyền chủ thể, từ đó mà sử dụng quyền theo nhu cầu và lợi ích cá nhân của mình.

- Thứ hai, thông qua pháp luật, nội dung của quyền, phương thức thực hiện quyền, phạm vi cụ thể của quyền mới được xác định.

- Thứ ba, cũng thông qua pháp luật nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các chủ thể khác như Nhà nước, các tổ chức trong xã hội mới được xác định.

- Thứ tư, qua pháp luật, những giới hạn về quyền mới được chấp nhận từ đó mà xác định rõ trách nhiệm pháp lý của công dân khi lợi dụng, lạm dụng quyền cũng như xác định các nghĩa vụ công dân mà việc thực hiện chúng là tiền đề để công dân thực hiện quyền.

- Thứ năm, chỉ thông qua pháp luật, hành vi xâm hại quyền của công dân bị xử lý, quyền công dân mới được khôi phục lại, tức là công dân mới có thể yêu cầu về việc bồi thường thiệt hại do lỗi của các chủ thể khác.

Pháp luật càng phát triển, tự do của các chủ thể trong xã hội càng cao vì nó tạo hành lang an toàn và rõ ràng cho công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội và để Nhà nước nhận biết đúng về giới hạn của việc thực hiện quyền lực của mình.



    1. Gắn với năng lực, nhận thức của mỗi cá nhân về quyền của mình

Mọi quyền cơ bản công dân là khả năng công dân thực hiện những hành vi theo ý chí, sự lựa chọn và nhận thức của mình mà pháp luật không cấm. Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt mang những đặc điểm riêng về thể chất và tinh thần và nhu cầu riêng phong phú, đa dạng. Hành vi của cá nhân con người tự do luôn luôn gắn với nhu cầu và lợi ích của họ và phụ thuộc vào năng lực chủ thể và ý thức pháp luật của mỗi công dân. Chỉ khi có khả năng thì trong điều kiện được tạo ra, công dân mới thực hiện được quyền. Cho dù quyền tự do của công dân được Nhà nước ghi nhận và có cơ chế bảo đảm tốt, song nếu mỗi công dân không nhận thức về quyền của mình thì quyền của công dân cũng không được thực hiện

    1. Trách nhiệm của cộng đồng chính trị - trách nhiệm Nhà nước: lập pháp – hành pháp – tư pháp

Quyền con người, quyền công dân liên quan trực tiếp đến quyền lực nhà nước, thể hiện bằng pháp luật. Nhà nước tôn trọng, thừa nhận và bảo vệ quyền tự do của công dân được thể hiện qua quy định của luật pháp chứ không chỉ mang tính chính trị hay thể hiện đạo lý. Quyền công dân biểu hiện mối quan hệ pháp lý công dân - Nhà nước nên quyền được bảo đảm trước hết bằng việc thực hiện nghĩa vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. Nhà nước có ưu thế và vai trò quyết định, chi phối, định hướng cho hoạt động của mọi chủ thể trong xã hội nên bảo đảm quyền công dân là trách nhiệm của Nhà nước, cụ thể là:

- Trong xây dựng pháp luật, đặc biệt là ban hành pháp luật cụ thể hóa quyền để tạo ra hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và công bằng; hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý của các chủ thể trong xã hội.

- Trong tổ chức thực hiện pháp luật: Nhà nước bảo đảm cho quyền công dân thông qua việc tổ chức giúp đỡ, hỗ trợ công dân thực hiện quyền.

- Trong bảo vệ quyền: Nhà nước ngăn chặn những hành vi xâm hại quyền của công dân và xử lý nghiêm minh những chủ thể vi phạm; tạo ra phương thức, công cụ để công dân bảo vệ quyền tự do của mình khi quyền bị xâm hại (trong đó có quyền công dân tự bảo vệ). Bảo vệ quyền công dân bao gồm cả hình thức xử lý vi phạm quyền công dân từ phía Nhà nước sao cho mọi hành vi cản trở quyền, hạn chế quyền không đúng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Trên bình diện quốc tế, trong xu thế hội nhập, trách nhiệm bảo đảm quyền con người còn là trách nhiệm của mỗi quốc gia cụ thể trong hợp tác, tham gia ký kết và thừa nhận các thủ tục pháp lý quốc tế bảo đảm quyền tự do của cá nhân công dân. Tuy bảo đảm thực hiện quyền công dân là vấn đề quốc gia, không thể áp đặt từ bên ngoài song mỗi Nhà nước phải cam kết, thừa nhận các chuẩn mực và nguyên tắc quốc tế trong lĩnh vực này phù hợp với điều kiện thực tế về truyền thống lịch sử, trình độ kinh tế, chế độ chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán… của quốc gia và khu vực.

    1. Trách nhiệm của cá nhân khác và các tổ chức trong xã hội

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân đòi hỏi nhận thức của các cá nhân và các tổ chức trong xã hội về nghĩa vụ tôn trọng quyền công dân, không vi phạm quyền của công dân, hỗ trợ công dân thực hiện quyền. Theo nghĩa này, bảo đảm quyền con người, quyền công dân là trách nhiệm của xã hội dân sự. Quyền chỉ được bảo đảm khi hoàn thiện mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước, song bảo đảm quyền không chỉ đòi hỏi sự phối hợp giữa cá nhân và Nhà nước mà còn đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ từ phía cộng đồng xã hội (từ các cá nhân khác, các tổ chức, hiệp hội, đoàn thể hay báo giới). Nếu như bảo đảm quyền từ định chế nhà nước là thể hiện trách nhiệm của xã hội chính trị, thì bảo đảm quyền của công dân từ cộng đồng, từ các định chế xã hội là thể hiện trách nhiệm của xã hội dân sự. Cộng đồng xã hội có ý nghĩa quan trọng đến bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở nhiều khía cạnh: tích cực, tiêu cực, vấn đề thống nhất giữa tự do cá nhân với tự do cộng đồng, vấn đề cung ứng dịch vụ công.

  1. Hệ thống bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam

    1. Hệ thống pháp luật xác định nội dung, phạm vi và cụ thể hóa quyền con người, quyền công dân

  • Luật nội dung: hệ thống luật nội dung về quyền phải logic, đồng bộ, thống nhất trong đó các quyền nghĩa vụ cơ bản trong Hiến pháp được cụ thể hóa với phương thức thực hiện quyền rõ ràng trong các văn bản pháp luật khác về điều cấm đối với cá nhân, nghĩa vụ tương ứng của các chủ thể khác, các hình thức xử lý hành vi xâm phạm quyền, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

  • Luật hình thức: cách thức, thể thức pháp lý để thực hiện quyền và bảo vệ quyền  tố tụng hình sự và thi hành án hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

  • Yêu cầu về sự thống nhất giữa Hiến pháp với các văn bản quy phạm pháp luật khác, giữa các nguyên tắc pháp luật14, giữa các lĩnh vực pháp luật, giữa các ngành luật - chế định luật - quy phạm pháp luật.

    1. Thủ tục hành chính thực hiện quyền; chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước và ý thức, năng lực phục vụ của cán bộ, công chức nhà nước

  • Việc ghi nhận quyền: Quyền cần thủ tục hành chính (công dân cần thông báo, tuyên bố, đăng ký với Nhà nước hay xin phép Nhà nước hoặc cần sự ủng hộ của các tố chức xã hội như quyền tự do đi lại, cư trú; quyền hội họp, lập hội, biểu tình; quyền tự do ngôn luận, báo chí…) và quyền không cần thủ tục hành chính (quyền bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở…  không cần đăng ký + Nhà nước thể hiện vai trò bảo đảm quyền khi quyền bị xâm hại) để thực hiện;

  • Hoạt động áp dụng pháp luật hiện thực hóa quyền tự do cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước: quy định và thực thi thủ tục; tạo điều kiện vật chất để công dân thực hiện quyền; giải quyết khiếu nại có liên quan…;

  • Cán bộ nhà nước - ý thức, năng lực, trách nhiệm: Trong xã hội phát triển, sự hội nhập, tiếp thu văn minh nhân loại ngày nay có thể cho phép một quốc gia hoàn thiện pháp luật, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo lộ trình nhất định, song giáo dục để có những con người sao cho thể chế luật pháp và bộ máy ấy phát huy hiệu quả thì không dễ. Ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của con người quan trọng ở chỗ, nếu như các yếu tố bảo đảm khác có thể hoàn thiện trong một thời gian nhất định, thì ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý khó cải thiện được theo ý muốn của nhà làm luật hay nhà tổ chức. Vì thế, ý thức pháp luật và năng lực phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có vai trò quan trọng bảo đảm tính hiệu quả của pháp luật và hoạt động áp dụng pháp luật để cá nhân có thể thực hiện quyền tự do của mình một cách dễ dàng. Tuy Nhà nước là tổ chức có trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, song việc Nhà nước xây dựng được một thể chế hay bộ máy bảo đảm quyền chỉ có ý nghĩa khi viên chức nhà nước không hẹp hòi, trục lợi, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, cẩu thả hay thiếu tôn trọng các quyền ấy.

    1. Tổ chức bộ máy nhà nước và kiểm soát có hiệu quả quyền lực nhà nước

Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc thực hiện quyền lực nhà nước:

  • Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Nội dung của nguyên tắc này phải được hiểu ở một số khía cạnh cơ bản. Thứ nhất, một Nhà nước được tạo nên bởi ý chí chung là điều kiện để bảo vệ tự do cho mỗi thành viên trong xã hội. Quan niệm về quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mang tính cách mạng ở chỗ mỗi công dân được lựa chọn Nhà nước, khi Nhà nước không đáp ứng được yêu cầu của nhân dân thì nhân dân có quyền thay Nhà nước ấy bằng Nhà nước khác và Nhà nước tồn tại trong xã hội không có mục đích tự thân mà chẳng qua với ý nghĩa là công cụ phục vụ nhân dân và xã hội. Thứ hai, Nhà nước của tự do là mở rộng khả năng tự trị, hưởng thụ cá nhân, tạo điều kiện để công dân tham gia vào việc thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp và đại diện, không bị nô dịch và cũng không áp đặt ý chí của mình cho người khác. Thứ ba, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì nhân dân mới có khả năng giám sát quyền lực đó. Nhà nước không thể ban ơn, bố thí hay thu lại cái không thể ban phát là tự do của mỗi người dân và dân cũng không dựa dẫm, ỷ lại vào Nhà nước.

  • Quyền lực nhà nước có sự phân chia (hay phân công): Cho đến ngày nay, học thuyết phân quyền vẫn được coi là thành tựu vĩ đại mà loài người nghĩ ra để có một Nhà nước được tổ chức và hoạt động một cách văn minh, khoa học và hiệu quả. Thực chất của phân quyền chính là tránh quyền lực nhà nước nằm trong tay một cá nhân hay một tổ chức, tránh sự chuyên quyền, độc đoán và lạm dụng quyền lực bằng việc thiết lập một cơ chế kìm hãm quyền lực. Có phân chia quyền lực, Nhà nước mới có thể được đặt trên một nền tảng pháp lý, bảo đảm được quyền con người, quyền công dân. Tất cả những điều đó cũng là để bảo vệ công dân trước Nhà nước. Giá trị của những kết luận trên nằm ở chỗ, hầu hết các Nhà nước hiện đại sau này đều coi phân quyền là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cho việc thực hiện quyền lực Nhà nước và ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và pháp luật.15

  • Quyền lực nhà nước nằm trong cơ chế kiểm soát (cơ chế nội tại và cơ chế xã hội): Nhà nước hành xử với tư cách là chủ thể bảo đảm quyền song cũng là chủ thể vi phạm quyền. Sự xâm hại hay cản trở cá nhân thực hiện quyền tự do bởi Nhà nước với tư cách là chủ thể của quyền lực công có tính chất khác với những vi phạm từ các cá nhân và tổ chức, nguy hiểm hơn cho công dân vì trong nhiều trường hợp, sự xâm hại quyền công dân lại thực hiện bởi những hành vi hợp pháp của Nhà nước, công dân không có biện pháp pháp lý để bảo vệ (ví dụ khi hành vi của Nhà nước được hợp pháp hóa bằng việc ban hành luật vi hiến-nếu không có cơ chế bảo hiến tốt). Vì vậy, giới hạn quyền lực nhà nước là vấn đề lớn, cần xem xét trên các bình diện khác nhau, mà một trong các nội dung trong đó, ngoài việc phân công quyền lực nhà nước, là kiểm soát quyền lực nhà nước là để bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước để bảo đảm quyền tự do của công dân, quyền con người có lẽ chính xác hơn là nói rằng quy định và bảo đảm quyền con người là phương thức hạn chế quyền lực nhà nước..

    1. Cơ chế, công cụ pháp lý bảo vệ quyền

  • Bảo vệ quyền bằng công cụ do nhà nước thiết lập: Việc thiết lập công cụ để bảo vệ quyền con người, quyền công dân là tạo ra các thiết chế nhà nước bảo vệ quyền. Đây là yếu tố không thể thiếu của hệ thống bảo đảm quyền. Về nguyên tắc, bộ máy nhà nước hiện đại được thiết kế không cồng kềnh song phương thức, công cụ bảo đảm quyền công dân thì cần đa dạng và phong phú. Ở phạm vi quốc gia, thực chất của việc bảo vệ quyền công dân là nghĩa vụ của mọi cơ quan nhà nước và công chức nhà nước. Công dân bảo vệ tự do của mình thông qua cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp (cơ quan dân cử, đại biểu dân cử hay các cơ cấu bên trong của cơ quan dân cử, thông qua cơ quan thanh tra và cơ quan hành chính nhà nước, qua cơ quan công tố và Tòa án). Ngoài ra, việc Nhà nước thừa nhận công cụ quốc tế (ví dụ, cho phép công dân bảo vệ quyền thông qua Liên hợp quốc và các thiết chế của nó, các thiết chế bảo vệ khu vực) cũng là thiết lập công cụ pháp lý để bảo vệ quyền tự do của các cá nhân trong xã hội. Trong số các công cụ để bảo vệ quyền công dân, công cụ hiệu quả và phổ biến nhất là Tòa án, đặc biệt là Toà án hành chính và Toà án Hiến pháp vì chúng có khả năng đối đầu, kiềm chế cơ quan nhà nước trong trường hợp vi phạm quyền.

  • Cá nhân tự bảo vệ quyền: Quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và bảo đảm tốt nhất trong điều kiện của nhà nước pháp quyền dân chủ, một chế độ Hiến pháp phù hợp với những nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan và chủ quan mà đối với mỗi quốc gia, điều này cần không ít thời gian để đạt được. Quyền tự do của cá nhân có thể bị vi phạm thường xuyên khi hệ thống các cơ quan nhà nước có chức năng bảo vệ quyền hoạt động không có hiệu quả. Vì thế, Nhà nước cần thừa nhận hình thức tự vệ cá nhân của công dân: mỗi người có quyền tự bảo vệ mình trước những hành vi trái pháp luật của những người khác bằng biện pháp hợp pháp. Tự vệ là bảo đảm quan trọng đặc biệt đối với bảo vệ các quyền tự do cá nhân cơ bản của công dân như quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe… vì nó cho một kết quả trực tiếp, rõ ràng, nhanh chóng. Cá nhân có thể tự bảo vệ quyền trước hành vi xâm hại quyền của người khác hoặc tự bảo vệ trước nhà nước.

  • Bảo vệ quyền thông qua dịch vụ pháp lý: Có nhiều hình thức tổ chức thực hiện dịch vụ pháp lý, song cơ bản là chúng được cung cấp bởi các tổ chức hành nghề luật sư và các tổ chức tư vấn pháp luật khác; dịch vụ của các tổ chức trợ giúp pháp lý hoạt động theo chính sách xã hội của Nhà nước. Nhìn chung, các hoạt động giúp đỡ công dân về mặt pháp lý chỉ có ý nghĩa bảo đảm cho quyền tự do của cá nhân khi nó hoạt động có hiệu quả và cá nhân tiếp cận dễ dàng với chúng. Kết quả hoạt động của các dịch vụ này phụ thuộc vào thái độ chấp nhận của công quyền và chất lượng dịch vụ; còn sự dễ dàng tiếp cận dịch vụ phụ thuộc vào số lượng tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ và giá thành dịch vụ.

  • Bảo vệ quyền thông qua cơ chế bồi thường thiệt hại: Khi quyền tự do của cá nhân bị xâm hại, về nguyên tắc, chủ thể xâm hại quyền phải bồi thường cả về vật chất, sức khỏe và tinh thần cho công dân. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi chủ thể xâm hại quyền công dân là Nhà nước.

    1. Năng lực thực hiện quyền của cá nhân và trình độ văn hóa pháp lý của cộng đồng xã hội

Như bất kỳ tương tác xã hội nào, các yếu tố trong hệ thống bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không thể nằm trong cơ chế vận hành và tác động lẫn nhau một cách đúng đắn nếu như không nhờ vào hành vi của con người. Tuy bên ngoài pháp luật, con người và hành vi của họ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố thuộc tâm lý - xã hội, phong tục tập quán, các quan hệ làng xã, hương ước, luật tục… song ý thức pháp luật và văn hóa chính trị - pháp lý là quan trọng đối với hành vi của công dân và thành viên của các tổ chức. Ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý có ý nghĩa cao trong việc bảo đảm quyền tự do cá nhân của công dân, quyết định năng lực thực hiện và bảo vệ quyền của họ:

  • Sự hiểu biết pháp luật (tri thức pháp luật): Việc cho rằng một trong các quyền quan trọng của công dân là quyền hiểu biết về các quyền của mình là hoàn toàn có cơ sở. Hiểu về nguyên tắc suy đoán vô tội, được xét xử công khai, được bình đẳng, hay pháp luật không có hiệu lực hồi tố…, công dân hiểu được giới hạn quyền tự do của mình như bất khả xâm phạm thân thể, không bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật… Sự thiếu hiểu biết, yếu kém trong học vấn và văn hóa cản trở cá nhân thực hiện các quyền tự do dân chủ của mình và làm chủ bản thân. Có tri thức về nhà nước và pháp luật, công dân tích cực hơn để tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội đồng thời hiểu biết về mối quan hệ cá nhân - Nhà nước, tạo cơ sở cho thực hiện các quyền tự do hiến định của mình;

  • Thói quen tuân thủ pháp luật, sử dụng luật pháp: Khi có trình độ văn hóa pháp lý, cá nhân có điều kiện rèn luyện thói quen xử sự theo đúng pháp luật, có những hành vi hợp pháp thực hiện quyền tự do của mình, nhận thức được giới hạn pháp lý của quyền để thực hiện đúng quyền, không vi phạm pháp luật xâm hại quyền của người khác. Rèn luyện thói quen là một điều không đơn giản vì thói quen hành xử trong xã hội của mỗi người được tạo ra trên một nền tảng văn hóa, dân tộc, truyền thống và cách tiếp thu, chọn lọc những tác động xã hội. Ý thức pháp luật thấp thì thói quen hành xử theo pháp luật không hình thành. Công dân có thói quen tuân thủ pháp luật khi họ hiểu tuân thủ pháp luật chính là tuân thủ những quy định pháp lý bảo vệ lợi ích của bản thân, của gia đình và cộng đồng và khi họ hiểu về sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý: thực hiện nghĩa vụ là tiền đề quan trọng để công dân thực hiện quyền. Nếu đã không có thói quen sống theo pháp luật thì cũng không có nhu cầu tìm hiểu pháp luật và ngược lại, không hiểu biết về pháp luật thì không thể hình thành thói quen sống theo pháp luật.16


* Gợi ý tìm hiểu vấn đề:

    1. Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội về quyền con người: luật học, chính trị học, triết học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, kinh tế học, sử học, tôn giáo, đạo đức học…;

    2. Xây dựng cơ chế pháp lý và xã hội đảm bảo quyền con người ở Việt Nam.


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG




Top of Form

* Gợi ý giải quyết tình huống:

  1. Hãy đọc kỹ các tình huống dưới đây;

  2. Hãy phân vai các nhân vật được đề cập trong mỗi tình huống để thể hiện quan điểm của họ (người trong cuộc);

  3. Hãy bình luận về thái độ của các nhân vật, bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

tRỞ LẠI MAI HÒA17

Cuối tháng 11-2009, chúng tôi trở lại Trung tâm Mai Hòa (Củ Chi) nơi có 15 trẻ có HIV18 của đầu năm học bị phụ huynh phản đối chuyện học hòa nhập ở Trường Tiểu học An Nhơn Đông. 15 đứa trẻ ở Mai Hòa đã thoải mái quay lại lớp.

Đập ngay vào mắt chúng tôi là lớp học thật tươm tất, gọn gàng của các bé. Ở một góc khuất của trung tâm, bé trai tên Thành đang ngồi chơi bên bụi hoa, thấy khách đến, bé cất tiếng chào rất lễ phép. Xơ Phúc Minh cho hay: “Thành mới bốn tuổi. Ở lứa tuổi mẫu giáo, cháu chưa được đến trường như bao trẻ khác. Buổi sáng, các anh chị đến lớp nên chỉ còn cháu ngồi chơi một mình...”.



1. Xơ Minh trầm ngâm: “Các cháu sớm chịu nhiều thiệt thòi. Sự kỳ thị vô tình khiến các cháu mất tự tin, không dám ra đường. Cái lỗi lớn nhất là dân trí của người dân nông thôn: họ chưa biết, chưa hiểu và đúng hơn là không muốn hiểu. Họ sợ con họ bị lây nhiễm. Họ cũng không muốn nghe bác sĩ giải thích và họ sẵn sàng để con họ nghỉ học chứ nhất quyết không cho con mình học chung lớp với các cháu có HIV”.

Sau khi việc học hòa nhập bị phản đối xảy ra, Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM, các cơ quan, đoàn thể địa phương mời phụ huynh ra trường để tuyên truyền. Phụ huynh nêu câu hỏi nếu con họ nhiễm HIV thì ai chịu trách nhiệm. Nhiều người nói họ không ghét bỏ các cháu, chỉ sợ khi học chung có những va chạm rồi truyền bệnh. Sau nhiều nỗ lực, giờ thì nhiều phụ huynh đã hiểu nhưng vẫn còn số ít phụ huynh không muốn hiểu, vẫn giữ quan điểm “không cho trẻ có HIV học cùng”. Vì vậy, các xơ đành chấp nhận để các cháu học ở trung tâm với danh nghĩa là phân hiệu của Trường Tiểu học An Nhơn Đông. Dù vậy, đó vẫn là niềm vui quá lớn với các xơ và các cháu: Hằng tuần, các cháu vẫn được xếp hàng chào cờ cùng các bạn ở trường, liên hoan văn nghệ vẫn được tham gia... Ánh mắt của phụ huynh cũng không còn “hậm hực” như hồi đầu tháng 9.



Каталог: hcmulaw -> images -> stories -> dhluat -> k-luathanhchinh
k-luathanhchinh -> TRƯỜng đh luật tp. Hcm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam khoa luật hành chính độc lập Tự do Hạnh phúc
dhluat -> M mẫu 2 Ẫu bản kê khai tài sảN, thu nhập bổ sung
dhluat -> LỜi mở ĐẦu tính cấp thiết củA ĐỀ TÀI
k-luathanhchinh -> ĐỀ TÀi khóa luận tốt nghiệp tổ BỘ MÔn lịch sử nhà NƯỚc và pháp luậT
k-luathanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học luật tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc khoa luật hành chính tp. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 8 năm 2012 phân công giảng viên giảng dạy học kỳ 1 NĂm họC 2012 2013
k-luathanhchinh -> LÝ LỊch khoa học I. LÝ LỊch sơ LƯỢC
k-luathanhchinh -> TRƯỜng đẠi học luật tp. Hcm khoa luật hành chính hưỚng dẫn viết khóa luận- tiểu luận tốt nghiệp cử nhân luậT

tải về 257.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương