Thư viện pháp luậT


Tổng quát xử trí sốc phản vệ



tải về 6.17 Mb.
trang735/737
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2023
Kích6.17 Mb.
#54664
1   ...   729   730   731   732   733   734   735   736   737
25-qd-byt-03-01-2013

2. Tổng quát xử trí sốc phản vệ
- Gọi cho đội hồi sức cấp cứu
- Hút đường thở nếu cần thiết
- Nâng cao chân người bệnh nếu tụt huyết áp
- Thở mặt nạ ôxy (6 - 10 l/phút)
- Tiêm bắp Adrenaline (1:1.000), 0.5 ml (0.5 mg) đối với người lớn. lặp lại nếu cần.
Với trẻ em: 6-12 tuổi: 0.3 ml (0.3 mg) tiêm bắp
< 6 tuổi: 0.15 ml (0.15 mg) tiêm bắp
- Dung dịch truyền tĩnh mạch (ví dụ nước muối sinh lý, dung dịch Ringer)
- Kháng H1 ví dụ diphenhydramine 25-50 mg tiêm tĩnh mạch
-Tai biến do phản ứng phế vị (Tụt huyết áp, mạch chậm)
- Nâng cao chân người bệnh
- Thở mặt nạ ôxy (6-10 l/phút)
- Atropine 0.6-1.0 mg tiêm tĩnh mạch, lặp lại nếu cần sau 3-5 phút, cho tới tổng cộng 3 mg (0.04 mg/kg) đối với người lớn. Đối với trẻ em áp dụng 0.02 mg/kg tiêm tĩnh mạch (tối đa 0.6 mg mỗi liều), lặp lại nếu cần tới tổng cộng 2 mg.
- Dung dịch truyền tĩnh mạch: nước muối sinh lý, Ringer
3. Tai biến do thoát mạch thuốc đối quang iốt tan trong nước
Điều trị: nếu < 20 ml thuốc đối quang độ thẩm thấu cao hoặc < 100 ml TĐQ độ thẩm thấu thấp: đưa cao chi, chườm túi đá; > 20 ml thuốc đối quang độ thẩm thấu cao hoặc > 100 ml TĐQ độ thẩm thấu thấp: có thể phải dẫn lưu. (Quan điểm chưa thống nhất: Chườm lạnh gây co mạch để giảm phản ứng viêm, chườm nóng gây giãn mạch để tăng hấp thu thuốc đối quang)
VII. PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SỐC PHẢN VỆ
(kèm theo thông tư số 08/1999-TT-BYT, ngày 04 Tháng 05 Năm 1999)
1. Triệu chứng
Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện:
Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi…), tiếp đó có các biểu hiện sau:
- Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke.
- Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được.
- Khó thở (kiểu hen,thanh quản), nghẹt thở.
- Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ.
- Đau đầu, chóng m t, đôi khi hôn mê.
- Choáng váng…,vật vã, giẫy giụa, co giật.
2. Xử Trí
- Xử trí ngay tại chỗ:
1. Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi…)
2. Cho người bệnh nằm tại chỗ.
3. Thuốc: Adrenaline thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.
*Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1ml =1mg, tiêm dưới da ngay sau khi với liều như sau:
+1/2 -> 1 ống ở người lớn, không quá 0.3ml ở trẻ em (ống (1ml) + 9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0.1ml/kg). hoặc Adrenaline 0.01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn. Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 10 - 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10 - 15phút/ lần (nằm nghiêng nếu có nôn).
Nếu sốc quá nặng đe doạ tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm. Adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quảnhoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.
Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Xử trí suy hô hấp:
- Thở ôxy mũi, thổi ngạt.
- Bóp bóng Ambu có oxy.
- Đặp nội khí quản, thông khí nhân tạo -> Mở khí quản nếu có phù thanh môn.
- Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc Terbutaline 0,2 microgam/kg/phút.
- Có thể dùng: Terbutaline 0.5mg, 01 ống dưới da cho người lớn và 0,2ml/10kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6 - 8 giờ nếu không đỡ khó thở.

tải về 6.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   729   730   731   732   733   734   735   736   737




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương